Nguyên nhân sụt giảm của dân da đỏ châu mỹ

Trong giai đoạn 2015 - 2019, tác động của BĐKH đã làm gia tăng tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lụt, áp thấp nhiệt đới, hạn hán gây thiệt hại nặng nề đến ngành nông nghiệp, phá hoại hạ tầng giao thông, công nghiệp, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe người dân, tác động lớn đến sự phát triển KT-XH và đặc biệt ảnh hưởng đến các định hướng phát triển trong tương lai.

8.2.1. BĐKH tác động ảnh hưởng đến phát triển KT-XH của địa phương

8.2.1.1. Ảnh hưởng của BĐKH đến lĩnh vực nông nghiệp

a. Ảnh hưởng của BĐKH đến trồng trọt

Sự gia tăng tần suất các hiện tượng BĐKH như lụt bão, nước biển dâng làm cho một số vùng đất thường xuyên bị ngập như: Xã Triệu Thành, Triệu Thượng, Triệu Long, Triệu Ái, Triệu Giang của huyện Triệu Phong; Xã Hải Hoà, Hải Thành, Hải Quế, Hải Thọ, Hải Trường, Hải Chánh, Hải Tân của huyện Hải Lăng; Phường Đông Lương, Đông Lễ, Đông Giang, Đông Thanh của thành phố Đông Hà; Xã Vĩnh Long của huyện Vĩnh Linh; Phường An Đôn của thị xã Quảng Trị. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến khả năng canh tác nông nghiệp tại các khu vực trên.

Khí hậu cực đoan là yếu tố gây tác động lớn đến sự phát triển cũng như thời vụ gieo trồng tại từng địa phương. Tỉnh Quảng Trị có thế mạnh nông nghiệp là trồng lúa nước. Tuy nhiên, sản lượng lúa trong giai đoạn 2015 - 2019 có sự biến động qua từng năm do ảnh hưởng của thời tiết như nắng nóng, không khí lạnh, mưa bão, lũ lụt làm ngập úng và tác động mạnh đến năng suất cây trồng. Năm 2015 và năm 2017 có sản lượng lúa thấp nhất, năm 2018 có sản lượng lúa cao nhất.

Bảng 8.2.1.1.Sản lượng lúa ở tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2015 - 2019

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Sản lượng lúa (tấn)

239.367,0

263.050,1

243.381,8

275.497,0

273.253,2

 Nguồn: [5].

Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, nền nhiệt ở hầu khắp các khu vực trên cả nước đều cao hơn so TBNN cùng thời kỳ. Tại tỉnh Quảng Trị, thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài vào mùa khô, lượng mưa ít, lượng nước bốc hơi lớn cùng với lượng nước ngọt tích trữ ít, chất lượng nước mặt bị suy giảm đáng kể do xâm nhập mặn. Kết quả quan trắc cũng ghi nhận trong giai đoạn từ năm 2015 - 2019 độ mặn tại các hệ thống sông Thạch Hãn và Bến Hải tăng mạnh vào mùa khô, các điểm từ hạ nguồn Đập Trấm, cầu Đuồi đến cầu Cửa Việt đối với hệ thống sông Thạch Hãn; Các điểm từ cầu Sa Lung và điểm cách cầu Hiền Lương 2km về phía thượng lưu đến cầu Cửa Tùng thuộc hệ thống sông Bến Hải CLN bị nhiễm mặn, không đảm bảo cung cấp cho mục đích tưới tiêu cũng như sinh hoạt từ tháng 3 đến tháng 8 [18].

Thực tế ghi nhận, mực nước tại các lưu vực sông và hồ suy giảm đi đáng kể và có chiều hướng giảm sâu qua các năm vào mùa khô. Tính đến thời điểm tháng 7 năm 2020 tổng lượng nước còn lại ở các hồ đập là  25,76% so với tổng dung tích thiết kế. Một số lưu vực sông, mực nước cạn kiệt: Sông Cánh Hòm tại đập ngăn mặn Xuân Hòa: - 1,12 m;Tại đập ngăn mặn Mai Xá: - 0,6 m (thấp nhất trong 10 năm trơ lại đây); Sông Vĩnh Phước tại đập ngăn mặn Vĩnh Phước - 1,37 m. Hói Sòng, Bến Lội (Trúc Kinh), kênh tiêu Tân Bích (Kinh Môn), kênh tiêu Vĩnh Sơn (La Ngà) không còn nước. Đến ngày 21/7/2020, tổng diện tích bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước trên địa bàn Tỉnh là 2.334,3 ha/4.141,9. Trong đó, có 423,6 ha chưa tưới được do phiên nước kéo dài và 435 ha bị khô cháy (435/511,1 ha là diện  tích do địa phương gieo ngoài kế hoạch), chủ yếu  tập  trung ở vùng Đông sông Cánh Hòm, huyện Gio Linh [14].

Vào mùa mưa mực nước có chiều hướng tăng, điều này ảnh hưởng khá lớn đến nguồn nước phục vụ tưới tiêu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, có thể gây ngập úng, làm gia tăng hiện tượng nhiễm sâu bệnh trên cây trồng như đạo ôn, rầy nâu, thối rễ.

b. Ảnh hưởng của BĐKH đến chăn nuôi

BĐKH cũng gây rất nhiều khó khăn cho ngành chăn nuôi, phát sinh nhiều dịch bệnh làm số lượng cá thể vật nuôi giảm đi đáng kể. Theo Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị, sản xuất chăn nuôi gặp một số khó khăn và bất lợi do dịch lở mồm lông móng và dịch tả lợn Châu Phi gây thiệt hại kinh tế và làm ảnh hưởng đến tâm lý người chăn nuôi. Trong giai đoạn 2015 - 2019, số lượng đàn gia súc lớn nhất là năm 2016 với 382.995 con, từ năm 2017 - 2018, số lượng đàn gia súc có dấu hiệu giảm nhẹ. Đến năm 2019, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi nên số lượng gia súc giảm mạnh và thấp nhất trong 5 năm với 298.498 con [22].

c. Ảnh hưởng của BĐKH đến nuôi trồng, đánh bắt thủy sản

Khí hậu cực đoan cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đánh bắt thuỷ sản trên địa bàn Tỉnh đặc biệt là hoạt động đánh bắt xa bờ. Vào mùa mưa, tần suất biển động ngày càng lớn, số lượng cơn bão, áp thấp nhiệt đới tăng lên và có diễn biến ngày càng phức tạp. Do đó, hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản chịu ảnh hưởng khá nặng nề do thiên tai, chi phí cho một lần đánh bắt ngày càng tăng. Các tác động của nước biển dâng đến nuôi trồng thủy hải sản có thể được phân tích cụ thể như sau:

- Làm xáo trộn kế hoạch hoạt động của ngành thủy sản do mùa vụ nuôi trồng thủy sản bị thay đổi, rút ngắn và thay đổi một số đối tượng nuôi trồng.

- Làm thay đổi dòng chảy các vùng cửa sông, ảnh hưởng đến hành trình tàu thuyền
khai thác thủy sản, các luồng di cư sinh sản của cá.

- Làm thay đổi môi trường tự nhiên, dẫn đến biến đổi đa dạng sinh học, tập tính sống của động vật thủy sinh, biến động nguồn giống trong tự nhiên.

- Nhiều khu vực hồ nuôi tôm chậm lớn, tôm chết hàng loạt do các chủng vi khuẩn, nấm phát triển mạnh, gây ra dịch bệnh và hiện tượng phú dưỡng trong ao nuôi .

8.2.1.2. Ảnh hưởng của BĐKH đến lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải

a. Ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động phát triển công nghiệp

Sự gia tăng các hình thái thời tiết cực đoan như lốc xoáy, mưa lớn, mưa đá, sạt lở
đất, bão, lũ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng trong công nghiệp, gây trì trệ hoạt động công
nghiệp và gia tăng các chi phí phát sinh để duy trì, bảo quản, vận hành, sửa chữa thiết
bị phục vụ các ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, nguy cơ xảy ra cháy nổ trong các cụm
công nghiệp, khu công nghiệp và nhà máy cũng tăng theo các hiện tượng thời tiết cực
đoan.

Ở Quảng Trị, tác động của BĐKH đối với thuỷ điện là khá rõ rệt. Vào mùa mưa,
lượng mưa lớn gây ra hiện tượng lũ lụt. Hệ thống đập của các hồ thủy điện không đủ dung tích dự trữ nên buộc phải xả nước. Ngược lại, vào mùa khô hạn, nước trong hồ
chứa quá cạn, không đủ cung cấp cho hoạt động của các nhà máy thủy điện, dẫn đến hạn
chế khả năng sản suất điện của các nhà máy này. Vào mùa mưa lũ, khi lượng nước tích trữ trong lòng hồ đến giới hạn mực nước lũ, các đập thuỷ điện sẽ tiến hành xả lũ. Khi thời điểm xả lũ trùng với thời kỳ lũ dâng cao hoặc đạt đỉnh ở hạ lưu sẽ làm mức độ lũ lụt trở nên trầm trọng hơn, tác động của lũ lụt sẽ rất nguy hiểm đến tài sản, tính mạng của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội khác trong tỉnh.

b. Ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động giao thông vận tải

Đối với ngành giao thông vận tải, biến đổi khí hậu với các hiện tượng cực đoan
của thời tiết ảnh hưởng đến hiệu quả vận tải ở tất cả các loại hình giao thông như Đường
bộ, sắt, thủy, hàng không, làm ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế, xã hội.

Lĩnh vực giao thông vận tải chịu ảnh hưởng nặng nề do bão lụt trong giai đoạn 2015 - 2019, làm sạt lở nền đường giao thông, hư hỏng cầu đường tại các tuyến đường Quốc lộ do địa phương quản lý (QL9D, QL15D, QL49C). Một số tuyến đường giao thông thuộc hai huyện Hướng Hoá và Đakrông bị sạt lở nghiêm trọng, hư hỏng gây cản trở việc đi lại của người dân trong vùng. Theo kịch bản BĐKH và nước biển dâng Quảng Trị đến năm 2020 khi mực nước biển dâng 8 - 9 cm thì các tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ không chịu ảnh hưởng lớn từ nước biển dâng. Tuy nhiên, đến năm 2100 khi mực nước biển dâng 51 - 63 cm thì có khoảng 2,67% chiều dài Quốc lộ và 8,23% chiều dài Tỉnh lộ sẽ bị ảnh hưởng ngập lụt thường xuyên.

Mực nước biển dâng, dòng chảy lũ gia tăng, giảm khoảng lưu không từ mặt nước
dòng chảy lũ đến đáy cầu, ảnh hưởng đến sự lưu thông của các loại tàu lớn. Vào mùa
mưa bão, rất nhiều bến cảng bị ngập lụt, giảm chiều cao thông thủy ảnh hưởng đến khả
năng khai thác của công trình. Giao thương đi lại giữa các vùng miền biển trong và ngoài
nước bị đình trệ. Mùa khô hạn làm cạn kiệt dòng chảy dẫn đến giao thông thủy bị ảnh
hưởng. Hiện tượng xâm nhập mặn sẽ gia tăng, sự giao thương đi lại ở các vùng miền
biển khó khăn, đời sống hàng ngày của cộng đồng địa phương bị thu hẹp nhanh chóng.
Các cơ sở hạ tầng nhất là các cảng sẽ bị tác động mạnh, thậm chí phải xây dựng mới,
cải tạo, nâng cấp hoặc di dời…

Mặt khác, khi nước biển dâng, triều cường kéo theo động lực sóng tác động lên
các đối tượng này sẽ mạnh lên, hậu quả là quá trình xâm thực đường bờ và các cửa sông
sẽ tăng về cường độ và quy mô, đe dọa trực tiếp sự tồn tại của các công trình giao thông,
các công trình xây dựng, công nghiệp và một số đô thị.

8.2.1.3. Ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động dịch vụ-du lịch

Hiện nay, những tác động do BĐKH đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển du lịch. Các di tích, danh thắng, hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tập trung ở vùng ven biển, trên các đảo là những nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu. Tại Quảng Trị, bão lũ, ngập úng kéo dài sẽ gây hư hại nhiều di tích lịch sử văn hóa, tài nguyên du lịch, các công trình dịch vụ du lịch bị hư hỏng hoặc xuống cấp. BĐKH gây ra một số hiện tượng thời tiết cực đoan bao gồm: nhiệt độ cao hơn vào ban ngày, cường độ cơn bão nhiệt đới và gió lớn, lượng mưa cao và hạn hán kéo dài…., với đặc thù phát  triển du lịch biển đảo hiện nay, BĐKH còn gây ra mưa bão, giông lốc ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động du lịch tại các địa điểm du lịch ngoài trời (du lịch biển Cửa Tùng, Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ,…), việc gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động vận chuyển hành khách (đường hàng không, đường bộ, đường thủy), từ đó ảnh hưởng đến các tour, hợp đồng du lịch đều bị hoãn hoặc huỷ khiến doanh thu sụt giảm.

8.2.1.4. Ảnh hưởng của BĐKH đến lĩnh vực y tế, giao dục và cộng đồng

a. Ảnh hưởng của BĐKH đến lĩnh vực y tế

            1. độ trong những năm qua có xu hướng cao hơn so với TBNN, nhiệt độ và độ ẩm tăng là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh dễ phát triển ảnh hưởng đến những đối tượng có sức đề kháng thấp như trẻ em, người già, người bệnh, nhóm người nghèo, người sống ở khu dân cư có thu nhập thấp, điều kiện vệ sinh kém, người sống tại các vùng có nguy cơ ngập lụt.

Bảng 8.2.1.4.1. Tỷ lệ số người mắc bệnh liên quan đến nguồn nước giai đoạn 2015 - 2019

TT

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

1

Tỷ lệ mắc bệnh tả

0

0

0

0

0

2

Tỷ lệ mắc bệnh lỵ

0,15

0,16

0,17

0,16

0,17

3

Tỷ lệ mắc bệnh thương hàn

0,0002

0,0003

0

0,0005

0

4

Tỷ lệ mắc bệnh sốt rét

0,024

0,028

0,040

0,016

0,016

Nguồn: [22].

BĐKH làm gia tăng tình trạng lũ lụt, do vậy các loại phân bón, TBVTV, chất thải nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, các chất thải khác bị cuốn xuống ao hồ, sông suối gây ô nhiễm môi trường, tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh như tiêu chảy, kiết lỵ, thương hàn làm chi phí phòng chống dịch bệnh và điều trị bệnh tật của người dân và ngành y tế ngày càng tăng. Thống kê của ngành y tế cũng cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh này có xu hướng giảm cũng có nghĩa chi phí để giảm ô nhiễm nguồn nước và chi phí phòng dịch đã tăng lên.

b. Ảnh hưởng của BĐKH đến lĩnh vực giáo dục

Trên toàn tỉnh hiện có 423 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và các trung tâm
với hơn 160.000 học sinh, sinh viên. Hệ thống cơ sở đào tạo, dạy nghề gồm có 01 phân
hiệu Đại học Huế, 02 trường cao đẳng và 05 trường trung cấp. Trung tâm học tập cộng
đồng phủ khắp 141 xã, phường, thị trấn, trong đó có 136 trung tâm có đủ cán bộ quản
lý và hoạt động hiệu quả. Đến nay toàn tỉnh có 280 trường đạt chuẩn quốc gia.

Tác động của BĐKH đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng không kém phần
phức tạp và được chia thành các tác động trực tiếp, gián tiếp và tích hợp (tác động nhiều
mặt và từ nhiều phía); các tác động trước mắt (ngắn và trung hạn) và lâu dài; tác động
đến cơ sở vật chất, hạ tầng và đến các đối tượng trong hệ thống giáo dục (học sinh, sinh
viên, giáo viên và nhân viên). Các nhóm đối tượng cũng bị tác động khác nhau do
tính dễ tổn thương và khả năng thích ứng khác nhau, các học sinh mầm non và tiểu học
dễ bị ảnh hưởng hơn nhiều so với học sinh trung học hoặc sinh viên đại học.

Nhiệt độ cao và các đợt nắng nóng (hay còn gọi là sóng nhiệt - heawaves) nhiều
hơn và kéo dài hơn có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hiệu quả học tập của học
sinh, sinh viên và cả đến cơ sở vật chất, hạ tầng của các cơ sở giáo dục đào tạo trên địa
bàn thành phố. Một số nghiên cứu trên thế giới (Josean Perez, Julio Montano và NKK
2013) đã chỉ ra rằng với nhiệt độ trung bình trong phòng học trên 35oC/95oF và độ ẩm
tương đối trên 70%, khả năng tập trung và tiếp thu, ghi nhớ của các học sinh giảm từ
35-55% tuỳ độ tuổi và mức độ phức tạp của môn học. Ngoài ra, nắng nóng còn làm tăng
sử dụng điện năng và chi phí đi kèm với việc làm mát, với cơ sở hạ tầng kém còn tăng
nguy cơ cháy nổ trong trường học do quá tải/chập cháy đường điện. Hiện nay tại các cơ sở đào tạo công lập hầu hết đều không lắp hoặc lắp rất ít điều hòa không khí ở các lớp học, vì vậy khi thời tiết nắng nóng kéo dài với nhiệt độ trung bình trên 35oC, sức khỏe và hiệu quả học tập, giảng dạy của cả học sinh và giáo viên sẽ bị ảnh hưởng. Mặt khác, ở các trường dân lập hoặc tư thục có hệ thống điều hòa không khí lại có nguy cơ tăng các bệnh hô hấp, cảm cúm do chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm cao giữa ngoài trời và trong phòng học.

c. Ảnh hưởng của BĐKH đến cộng đồng dân cư

Hạn hán cũng đã gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với nước sinh hoạt ở đô thị và nông thôn. Nguồn nước ở các giếng đào cũng như giếng khoan vào năm 2020 có lưu lượng giảm khoảng 30% so với năm 2019. Cá biệt một số giếng đào ở vùng đất Bazan gần như cạn nước. Hầu hết các công trình nước tự chảy ở miền núi và một số công trình cấp nước tập trung (loại hình bơm dẫn) đều bị suy giảm nguồn nước (cả lưu lượng và chất lượng). Với tình hình hạn hán nếu tiếp  tục kéo  dài như  hiện nay, nguồn nước ở các công  trình cấp nước  tự chảy sẽ cạn kiệt, công  trình giếng đào, giếng khoan sẽ suy giảm lưu lượng, nguy cơ ảnh hưởng đến 30.000/118.000 hộ dân nông thôn (Hướng Hóa 15.000 hộ và Đakrông 9.000 hộ các huyện khác khoảng 6.000 hộ tập trung ở vùng gò đồi). Đặc biệt, do ảnh hưởng của hạn hán nên mực nước sông Vĩnh Phước xuống thấp, gây thiếu hụt nguồn nước nghiêm trọng cho nhà máy nước Tân Lương, cấp nước cho thành phố Đông Hà [14].

Thêm vào đó, các công trình cấp nước sạch tập trung dễ bị tác động của thiên tai như bão lụt, chất lượng nước cấp đầu vào ngày càng ô nhiễm, mật độ vi sinh vật và các chất gây ô nhiễm tăng cao gây khó khăn cho việc xử lý nước cung cấp cho mục đích sinh hoạt, làm tăng chi phí, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khoẻ người dân.

Hậu quả của BĐKH gây thiệt hại nặng nề về sức khỏe, tính mạng, tài sản và sinh kế của người dân, đặc biệt là những vùng nông thôn, miền núi, ven sông, ven biển. Các công trình công cộng như giao thông, thuỷ lợi và cơ sở hạ tầng bị hư hại nghiêm trọng, gây thiệt hại về kinh tế và nguồn lực đầu tư cho xã hội, làm tăng nguy cơ tái nghèo, đặc biệt số người chết do thiên tai. Mức độ thiệt hại phụ thuộc vào tần suất và cường độ của các hiện tượng khí hậu cực đoan bão, lũ lụt, áp thấp nhiệt đới, hạn hán và phương án phòng chống thiên tai được thực hiện. Giai đoạn 2015 - 2019 có sự biến động lớn về các hiện tượng khí hậu cực đoan và tác động ảnh hưởng. Trong đó, năm 2017 là năm chịu thiệt hại nặng nề nhất về số người chết, bị thương và tài sản.

Bảng 8.2.1.4.2. Thiệt hại do thiên tai về người giai đoạn 2015 - 2019

Thiệt hại về người

2015

2016

2017

2018

2019

Số người chết và mất tích

2

3

4

5

2

Số người bị thương

1

13

21

3

3

Tổng cộng (người)

3

16

25

8

5

Nguồn: [1].

Bảng 8.2.1.4.3. Thiệt hại do thiên tai về kinh tế giai đoạn 2015 - 2019

Tổng thiệt hại về kinh tế

2015

2016

2017

2018

2019

Số tiền (tỷ đồng)

110,2

227,2

1.486

122,1

282,9

Nguồn:[1].

8.2.2. Ảnh hưởng của BĐKH đến tài nguyên và sinh thái

8.2.2.1. BĐKH tác động ảnh hưởng đến TN nước

a. Ảnh hưởng đến TN nước mặt

Theo tính toán, tổng nhu cầu sử dụng nước đến năm 2020 tỉnh Quảng Trị là khoảng 700 triệu m3, trong khi đó tổng dự trữ các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh chỉ có khoảng 200 triệu m3, lượng nước tại các lưu vực sông lớn là Thạch Hãn và Bến Hải chịu ảnh hưởng lớn do xâm nhập mặn. Vì vậy, áp lực khai thác và suy giảm chất lượng nước dưới đất ngày càng lớn.

            Mặc dù, tiềm năng nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh Quảng Trị lớn nhưng phân bố không đồng đều trong năm. Có thể nhận thấy các đặc trưng dòng chảy sông ngòi của tỉnh Quảng Trị biến đổi rất lớn theo không gian và thời gian, vào mùa mưa duy trì khoảng 4 tháng, tổng lượng dòng chảy khoảng 6,672 km3 chiếm 62,5 - 80% tổng lượng dòng chảy của cả năm. Trong khi đó vào mùa khô kiệt kéo dài 8 tháng với tổng lượng dòng chảy khoảng 1,33 - 2,5 km3 (chiếm 20 - 37,5% tổng lượng dòng chảy). Điều này tạo áp lực lớn lên các hồ chứa nước vào mùa mưa và thiếu hụt nước trầm trọng vào mùa khô hạn là điều khó tránh khỏi.

b. Ảnh hưởng đến TN nước ngầm

BĐKH là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nước cũng như trữ lượng nước ngọt. Tỉnh Quảng Trị là một trong những địa phương dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của khí hậu cực đoan, lượng mưa tập trung cao vào mùa mưa và có địa hình dốc cuốn theo chất rắn lơ lững (TSS) làm suy giảm chất lượng nước. Kết quả quan trắc từ giai đoạn 2015 - 2019 cũng ghi nhận được xu hướng TSS tăng đột biến vào mùa mưa, vượt QCVN 08:2008/BTNMT (giới hạn B2) nhiều lần, không đảm bảo cung cấp cho các mục đích sử dụng nước khác nhau.

Ngoài ra do ảnh hưởng của hạn hán làm suy giảm trữ lượng nước ngọt một cách nghiêm trọng kết hợp xâm nhập mặn kéo dài cộng với nhu cầu khai thác sử dụng nguồn nước ngọt từ nguồn nước dưới đất ngày càng nhiều, dẫn đến làm tăng nguy cơ xâm nhập của các tác nhân ô nhiễm như chất hữu cơ, phân bón, vi sinh vật. Do đó chất lượng nguồn nước dưới đất ngày càng suy giảm đi đáng kể.

8.2.2.2. Ảnh hưởng do nước biển dâng đối với tài nguyên đất

Vào mùa khô, thực trạng hạn hán kéo dài làm cho cấu trúc lớp đất bề mặt dễ bị biến đổi theo hướng bạc màu, thực trạng cát bay cát nhảy diễn ra mạnh mẽ đặc biệt là vào những thời điểm gió Lào, nguy cơ đất bị hoang mạc hoá do nắng nóng và độ ẩm thấp.

Vào mùa mưa, tập trung chủ yếu vào các tháng 10 - 12 hàng năm với lượng với lượng mưa lớn có khi đạt 600 mm/tháng đã tạo dòng chảy bề mặt tập trung tại các vùng gò đồi, niềm núi làm tăng nguy cơ sạt lỡ đất, đã gây ảnh nghiêm trọng đến diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp đặc biệt là giao thông vận tải. Tại các lưu vực sông lũ lụt đã làm cho xói lở bờ sông diễn ra ngày càng mạnh, đặc biệt là tại các lưu vực sông Bến Hải và Thạch Hãn. Theo kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2016 của Bộ TN&MT, vào giữa thế kỷ 21 nhiệt độ trung bình năm tỉnh Quảng Trị có khả năng tăng 1,4oC và 1,9oC vào cuối thế kỷ 21 (thời kỳ 2080 - 2099) so với thời kỳ cơ sở 1986 - 2005 theo kịch bản RCP4.5. Theo kịch bản RCP8.5, nhiệt độ trung bình năm của tỉnh Quảng Trị có khả năng tăng 1,9oC vào giữa thế kỷ và 3,3oC vào cuối thế kỷ so với thời kỳ cơ sở. Nếu mực nước biển dâng 100 cm, khoảng 2,61% diện tích của tỉnh Quảng Trị có nguy cơ bị ngập, trong đó các huyện có nguy cơ ngập cao nhất là Hải Lăng 9,03% diện tích và Triệu Phong 7,26% diện tích [32].

Thực trạng xói lở bờ biển cũng diễn ra một cách nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê, bờ biển tỉnh Quảng Trị có đến 3000 m chiều dài bị xói lở. Tập trung chủ yếu tại đoạn bờ biển qua các thôn Thái Lai, Tân Mạch, Thử Luật, Tân Hòa thuộc xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh xã Vĩnh Thái gây ảnh hưởng đến hệ thống đê điều, đất thổ cư, nhà ở, đất sản xuất.

Khí hậu khô nóng kéo dài, kèm theo gió mạnh từ  3 - 5 m/s trong khoảng thời gian từ tháng 4 - tháng 8 hàng năm làm tăng nguy cơ cát bay, cát nhảy dọc bờ biển tỉnh Quảng Trị, đặc biệt là hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng. Đây là điều kiện thuận lợi cho hiện tượng cát xâm thực đất canh tác nông nghiệp ngày càng lớn.

8.2.2.3. Ảnh hưởng của BĐKH đến lĩnh vực đa dạng sinh học

BĐKH gây ảnh hưởng đến tính ĐDSH như sự phân bố, thành phần và số lượng loài. Ảnh hưởng lớn nhất là sự thay đổi bất thường của khí hậu, hiện tượng nước biển dâng. Tại Quảng Trị, vùng hạ lưu các sông Bến Hải, Thạch Hãn và ven bờ biển được đánh giá là khu vực có tính ĐDSH cao. Tuy nhiên, BĐKH có thể ảnh hưởng đến tính ĐDSH của vùng thông qua các tác động của khí hậu cực đoan.

Bảng 8.2.2.3. Tác động do BĐKH lên đa dạng sinh học khu vực cửa sông, ven biển

Hiện tượngBĐKH

Tác động lên

đặc điểm tự nhiên

Tác động đến tính đa dạng sinh học

Nhiệt độ tăng cao

Khô hạn

Nguồn lợi thuỷ sinh vật nội địa giảm sút

Nhiệt độ nước tăng

Hệ sinh thái biển bị thu hẹp và vùng cửa sông, hạ lưu sông bị mặn hoá.

Thiếu nước ngọt

Phèn của đất và nước xuất hiện nhiều

Nhiệm mặn cao hơn và sâu hơn

Nước biển dâng

Xâm nhập mặn cao hơn

Xáo trộn hệ sinh thái.

Xâm thực, xói lở mạnh

Sự xâm nhập của các loài gốc biển

Triều cường lớn hơn

Nhiều loài động vật nước lợ và nước ngọt bị chết, suy giảm số lượng cá thể nghiêm trọng

Hạn hán và lũ lụt

Gây ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của các thuỷ vực

Chu kỳ sinh học của một số loài bị thay đổi

Khô cạn ao hồ, sông suối

Dòng chảy thay đổi, ảnh hưởng đến sinh  khối các loài trong thuỷ vực.

Làm ô nhiễm nguồn nước

Dịch bệnh có thể bùng phát tại các khu vực nuôi trồng và các vùng hạ lưu

Chế độ thuỷ văn thay đổi

Nồng độ muối giảm

Thay đổi môi trường sống của nhiều loài thuỷ sinh vật

Lượng mưa phân bố thất thường

Quá trình axit hoá trong đại dương diễn ra ngày càng mạnh

Tăng xói lở đất, lũ lụt, sụt lở đất

Bão, áp thấp nhiệt đới

Tàn phá vùng ven biển

Tác động tới phân bố nhiều loài sinh vật cửa sông và ven biển trong khu vực.

Đẩy nước mặn vào sâu

Sinh vật nổi bị chết hàng loạt, ảnh hưởng đến nguồn thức ăn trong chuổi mắt xích sinh học

Ô nhiễm sau bão tăng

Hệ sinh thái thuỷ vực thay đổi theo nhiều hướng khác nhau

Chất lượng nước suy giảm

Những tác động tiêu cực đến thực vật thuỷ sinh

Khu vực hạ lưu sông Bến Hải, sông Thạch Hãn và ven biển tỉnh Quảng Trị được đánh giá là khu vực có giá trị ĐDSH cao. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như sự suy thoái môi trường, hoạt động khai thác quá mức của con người, đặc biệt là tác động khí hậu cực đoan đã làm cho số lượng loài sinh vật trong khu vực, trong đó có các loài cây ngập mặn, các loài cỏ biển ngày càng giảm sút. Diện tích phân bố trải dài khắp cả vùng hạ lưu sông, vùng biển ven bờ nay chỉ còn rãi rác ở một số vùng ven sông, các cồn, gò quanh khu vực hạ lưu sông Bến Hải, Thạch Hãn và cửa Tùng, cửa Việt. Một số loài có nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn trong tương lai như 2 loài Rong móc câu (Hypnea japonica) và Rong đông sao (Hypnea cornita) xuất hiện nhiều tại khu vực huyện Vĩnh Linh nhưng đến nay đã không còn thấy có mặt tại khu vực này.

Những ảnh hưởng đến động vật thuỷ sinh

Trên các nhánh thuộc hai hệ thống sông Bến Hải và Thạch Hãn, XNM đã lên đến cầu Sa Lung, chân đập trấm và khu vực cầu Đuồi vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm. Đây chính là khoảng thời gian có nhiều loài sinh vật gốc biển xâm nhập vào hạ lưu sông, dẫn đến thành phần loài tăng, đặc biệt là các loài cá Tráp, cá Nâu, cá Hồng, cá Cơm. Vì vậy, vào các tháng này sản lượng khai thác các loài cá nước lợ, mặn trên hạ lưu các lưu vực sông này tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, khi độ mặn của nước, trầm tích, cát ở đáy sông có sự thay đổi thì nguồn thức ăn, điều kiện sống cũng bị ảnh hưởng. Do đó, một số loài không thích nghi với điều kiện sống mới sẽ bị chết hoặc di chuyển đến các vùng khác thích hợp hơn, làm cho thành phần loài giảm sút, sản lượng khai thác cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là loài Vọp (Gelonia coaxans), Ốc Anh vũ (Nautulus pompilius) đã biến mất hoàn toàn trong khu vực tỉnh Quảng Trị. Các loài như Cua đồng (Somanniathelphusa sinensis), Cua sông (Siamthelphusa beauvoisi), Cua đỏ, Tôm trứng, Tôm riu đã giảm sút sinh khối rất nhiều so với những năm trước đây. Một số loài khác không còn thấy xuất hiện tại các khu vực này trong những năm gần đây như loài thuộc họ Tôm vỗ (Scryllaridae), họ Cua bơi (Portunidae), họ Ca Hoàng đế (Raninadae).