Nguyên nhân thiếu ói

12/03/2021

ThS. BS. Lê Võ Minh Hương
P. Công tác xã hội

Lượng nước ối là một trong những vấn đề rất được quan tâm trong thai kỳ. Có lẽ khá nhiều mẹ bầu cảm thấy hoang mang khi bác sĩ thông báo thai có nước ối ít hoặc thiểu ối. Vậy thiểu ối là gì? Nguyên nhân nào gây ra thiểu ối? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

Thiểu ối khi mang thai là gì?

Nguyên nhân thiếu ói

Trong suốt thai kỳ, nước ối có tác dụng như một lớp đệm giúp bảo vệ thai nhi và dây rốn, tạo không gian để thai cử động và phát triển. Thiểu ối là tình trạng khi lượng nước ối bao quanh em bé thấp hơn ngưỡng bình thường. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai và tăng nguy cơ dây rốn bị chèn ép gây thiếu máu thai nhi. Bên cạnh đó, bất thường lượng nước ối cũng là một dấu hiệu gián tiếp cho thấy có bất thường của mẹ, thai hoặc bánh nhau.

Thông thường khi khám thai, mẹ bầu sẽ được bác sĩ cảnh báo sớm khi lượng ối ở mức ít chứ chưa đến mức thiểu ối.

Chẩn đoán được thực hiện thông qua siêu âm thai, bằng cách đo các chỉ số ối.

Nguyên nhân nào gây thiểu ối?

Thiểu ối có thể đơn giản là do vỡ ối hoặc nước ối bị rò rỉ ra ngoài. Trước khi nghĩ đến nguyên nhân khác, bác sĩ sẽ luôn khám để loại trừ nguyên nhân này.

Mặc khác, thiểu ối có thể liên quan đến các tình trạng bất thường sau:

  • Thai dị tật bẩm sinh, đặc biệt là các vấn đề về thận hoặc đường tiết niệu của em bé.
  • Thai chậm tăng trưởng, thai quá ngày dự sinh.
  • Nhiễm trùng bào thai, thai chết lưu.
  • Nhau bong non, thuyên tắc hoặc thiếu máu cục bộ bánh nhau.
  • Các bệnh lý của mẹ như: tiền sản giật, tăng huyết áp mạn, bệnh mạch máu collagen, bệnh thận, bệnh máu khó đông hoặc do mẹ sử dụng một số thuốc trong thai kỳ.

Cũng có những trường hợp thiểu ối không rõ nguyên nhân gây ra.

Thiểu ối có ảnh hưởng như thế nào đến thai kỳ?

Thiểu ối có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào nhưng thường gặp nhất vào 3 tháng cuối thai kỳ.

Phần lớn mẹ bầu có chẩn đoán thiểu ối trong 3 tháng cuối có thể sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên có nguy cơ thai chậm thăng trưởng, dây rốn bị chèn ép và tăng nguy cơ phải mổ lấy thai.

Nếu thiểu ối được phát hiện trước 28 tuần, các nguy cơ cho thai sẽ lớn hơn, có thể bao gồm sảy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh và thai chết lưu.

Mẹ bầu nên làm gì khi có chẩn đoán thiểu ối khi mang thai?

Không có biện pháp nào được chứng minh là có thể làm tăng lượng nước ối lâu dài. Nhưng nếu bị thiểu ối, bạn nên áp dụng một số cách có thể giúp tăng lượng ối tạm thời:

  • Nghỉ ngơi, hạn chế các vận động mạnh.

    Nguyên nhân thiếu ói

  • Uống nhiều nước: Trong trường hợp thiểu ối nhưng không có chỉ định chấm dứt thai kỳ do các nguyên nhân khác, tăng lượng nước uống vào 1-2 lít mỗi ngày có thể có ích trong một số trường hợp, đặc biệt ở những mẹ bầu bị thiếu nước, giảm thể tích tuần hoàn. Uống nhiều nước có thể cải thiện tuần hoàn tử cung-nhau.
  • Theo dõi cử động thai mỗi ngày
  • Khám thai đều đặn: đo tim thai, theo dõi lượng nước ối, cũng như các chỉ số sinh học của thai trên siêu âm sẽ giúp bạn kiểm tra liệu em bé vẫn đang phát triển tốt trong tử cung hay không. Nếu có dấu hiệu cho thấy em bé đang gặp nguy hiểm, quyết định chấm dứt thai kỳ sẽ được đưa ra.
  • Truyền dịch vào buồng ối: thực hiện khi có chỉ định y khoa. Giúp tăng lượng nước ối tạm thời, hỗ trợ sự phát triển của thai trong thời gian ngắn. Trong một số trường hợp, phương pháp này hỗ trợ chọc ối chẩn đoán các bất thường bẩm sinh của thai.
  • Sinh sớm khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể ngăn ngừa thiểu ối không?

Hiện vẫn không có cách nào để ngăn ngừa thiểu ối. Mặc dù vậy, chúng ta có thể quản lý được một số tình trạng bệnh lý có khả năng gây thiểu ối như tăng huyết áp mạn, tiền sản giật, đái tháo đường.

Thiểu ối có thể là biểu hiện của một tình trạng nghiêm trọng, do đó khám thai là một việc rất quan trọng. Mẹ bầu phát hiện thiểu ối sẽ được lên kế hoạch theo dõi và xác định thời điểm chấm dứt thai kỳ thích hợp. Điều đáng mừng là đa số trường hợp thiểu ối xảy ra ở 3 tháng cuối và phần lớn những phụ nữ này có một kết cục thai kỳ tốt.

Mẹ bầu có thể xem thêm lịch khám thai bệnh viện Từ Dũ tại đây: http://tudu.com.vn/vn/huong-dan-dich-vu/huong-dan/kham-benh/lich-lam-viec/

Đăng kí khám dịch vụ hẹn giờ qua tổng đài 028.1081 hoặc 028.1068 để chủ động và tiết kiệm thời gian.

Tham khảo:

https://www.uptodate.com/contents/oligohydramnios-etiology-diagnosis-and-management

Thiểu ối là thiếu một khối lượng nước ối; nó có liên quan đến biến chứng của mẹ và thai nhi. Chẩn đoán bằng siêu âm đo lượng nước ối. Quản lý bao gồm giám sát chặt chẽ và đánh giá siêu âm liên tục.

Nguyên nhân gây ra chứng thiểu ối bao gồm:

  • Thuốc (ví dụ thuốc ức chế men chuyển angiotensin [ACE], thuốc chống viêm không steroid [NSAID])

  • Dị tật thai, đặc biệt là những dị tật làm giảm sản xuất nước tiểu

  • Thai chết

  • Vô căn

Các biến chứng của chứng thiểu ối bao gồm:

  • Thai chết

  • Chậm tăng trưởng trong tử cung

  • Sự co lại của chi dưới (nếu chứng thiểu ối bắt đầu sớm trong thai kỳ)

  • Trưởng thành phổi bị trì hoãn (nếu thiểu ối sớm bắt đầu trong thai kỳ)

  • Không có khả năng chịu đựng cuộc chuyển dạ, dẫn đến nhu cầu sinh mổ

Nguy cơ biến chứng phụ thuộc vào lượng nước ối đang có và nguyên nhân gây ra.

Các triệu chứng và dấu hiệu của thiểu ối

Thiểu ối bản thân nó có xu hướng không gây ra các triệu chứng nào khác của mẹ ngoài việc cảm thấy chuyển động của thai giảm. Kích thước tử cung có thể thấp hơn kích thước dự kiến theo ngày thai.

Các rối loạn gây ra hoặc góp phần gây ra chứng thiểu ối có thể gây ra các triệu chứng.

  • Siêu âm đo lượng nước ối

  • Siêu âm toàn diện tìm dị tật thai nhi (luôn được khuyến cáo)

  • Xét nghiệm khi lâm sàng nghi ngờ nguyên nhân mẹ

Thiểu ối có thể được nghi ngờ nếu kích thước tử cung thấp hơn so với dự kiến hoặc nếu chuyển động của bào thai bị giảm; nó cũng có thể được nghi ngờ dựa trên các phát hiện siêu âm ngẫu nhiên. Tuy nhiên, ước tính định lượng khối lượng nước ối có xu hướng chủ quan. Nếu nghi ngờ thiểu ối, nước ối cần được đánh giá theo khối lượng sử dụng AFI.

Khối lượng nước ối không thể đo được một cách an toàn trực tiếp, ngoại trừ trong khi sinh mổ. Do đó, đa ối được định nghĩa gián tiếp bằng các tiêu chuẩn siêu âm, thường là chỉ số nước ối (AFI). AFI là tổng của chiều sâu thẳng đứng của dịch ối đo được trong mỗi góc phần tư của tử cung. AFI thông thường dao động từ > 5 đến < 24 cm; các giá trị ≤ 5 cm cho thấy thiểu ối.

Nếu thiểu ối được chẩn đoán, bác sĩ lâm sàng nên kiểm tra nguyên nhân có thể, bao gồm ối vỡ sớm. Kiểm tra siêu âm toàn diện được thực hiện để kiểm tra các dị tật thai nhi và bất cứ nguyên nhân gây nhau thai nào (ví dụ, rau bong non).

Các bác sĩ lâm sàng có thể cho chọc ối và làm nhiễm sắc thể đồ thai nhi nếu siêu âm cho thấy dị dạng thai nhi hoặc dị tật lệch bội thể.

Nếu nghi ngờ suy tử cung rau và chậm phát triển trong tử cung được phát hiện, động mạch rốn được đánh giá bằng siêu âm Doppler.

  • Siêu âm hàng loạt để xác định AFI và theo dõi sự phát triển của bào thai

  • Test không thử thách hoặc chỉ số sinh học

Ngoài ra, thời gian tối ưu để sinh cũng gây tranh cãi và có thể thay đổi tùy theo đặc điểm của bệnh nhân.

  • Thiểu ối có thể do suy tử cung-rau, thuốc, các bất thường ở thai nhi, hoặc vỡ ối.

  • Nó có thể gây ra vấn đề ở bào thai (ví dụ chậm phát triển, co gấp chi, tử vong, chậm phát triển phổi, không có khả năng chịu đựng được chuyển dạ).

  • Nếu nghi ngờ thiểu ối, xác định chỉ số nước ối và kiểm tra các nguyên nhân có thể (bao gồm cả việc đánh giá siêu âm toàn diện).

  • Làm siêu âm ít nhất 4 tuần một lần, và theo dõi thai ít nhất một lần/tuần và sinh con theo khi đủ tháng (mặc dù thời gian tối ưu để sinh thì khác nhau).

Nguyên nhân thiếu ói

Bản quyền © 2022 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.