Nguyên nhân thối mồm đông y

Chữa hôi miệng bằng Đông y tập trung chủ yếu vào việc tìm ra căn nguyên của bệnh và áp dụng những bài thuốc phù hợp để cải thiện cơ quan hư yếu. Mặc dù có độ an toàn và lành tính cao, tuy nhiên các bài thuốc từ Đông y đều có tác dụng chậm nên cần phải kiên trì khi thực hiện.

Cùng GS.TS Dương Trọng Hiếu tìm hiểu một số căn nguyên gây ra hôi miệng và phương pháp điều trị bằng đông y.

Nguyên nhân thối mồm đông y

Mục lục

  • 1 Tìm hiểu về bệnh hôi miệng theo quan niệm của đông y
  • 2 Bài thuốc chữa hôi miệng từ đông y cổ truyền
    • 2.1 Bài thuốc trị hôi miệng do thấp nhiệt uẩn phục
    • 2.2 Bài thuốc trị hôi miệng Do nhiệt độc
    • 2.3 Bài thuốc trị hôi miệng hư hoả
  • 3 Lưu ý khi chữa hôi miệng bằng Đông y cổ truyền

Tìm hiểu về bệnh hôi miệng theo quan niệm của đông y

Theo quan niệm của đông y hôi miệng là do 2 nguyên nhân chủ yếu gây ra bao gồm:

Nguyên nhân thối mồm đông y

Nguyên nhân gây hôi miệng do các bệnh lý bên trong khoang miệng như:

  • Viêm tuyến nước bọt, viêm lưỡi, rêu lưỡi
  • Viêm nướu lợi, tụt lợi mãn tính.
  • Khô miệng, miệng không thường xuyên tiết ra nước bọt.
  • Viêm chân răng, chảy máu chân răng, viêm tủy răng

Nguyên nhân do hở tâm vị. Dạ dày là khối khép kín và được đóng mở bởi tâm vị ở trên và môn vị ở dưới. Khi rối loạn đóng mở tâm vị thì các dịch tiêt ra từ thức ăn ở dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản rồi lên miệng. Thức ăn ứ đọng, dịch vị từ dạ dày… gây nên mùi hôi khó chịu. Lâu ngày, mùi hôi còn gây ra các hội chứng như hôi miệng và các dấu hiệu ở lưỡi như rêu nhiều, vàng.

Hôi miệng được chia thành 2 nguyên nhân chủ yếu. Người bệnh cần xác định nguyên nhân gây ra bệnh và áp dụng phương pháp luận trị phù hợp.

Bài thuốc chữa hôi miệng từ đông y cổ truyền

Nguyên nhân thối mồm đông y

Bài thuốc trị hôi miệng do thấp nhiệt uẩn phục

Pháp Trị: Thanh nhiệt lợi thấp, phương hương hoá thấp

Để chủ trị thể này, cần sử dụng các dược liệu có tác dụng Thanh nhiệt lợi thấp, phương hương hoá thấp.

  • Baì thuốc 1: Để điều trị hôi miệng do thấp nhiệt uẩn phục dùng các thảo dược sau: Xương bồ, Bán hạ, Hoắc hương, Khấu nhân, Liên kiều, Hậu phác, Cam thảo, Hoàng cầm, Hoàng liên, Bạc hà, Mộc thông, Hoạt thạch. Hằng ngày trước khi đi ngủ uống 5g

Bài thuốc trên có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp giúp cho tình trạng nóng trong không còn tái pháp. từ đó giúp cho tình trạng ợ chua ợ hơi do trào ngược dạ dày thực quản không còn tái phát.

Bài thuốc trị hôi miệng Do nhiệt độc

Triệu chứng: hôi miệng, miệng Loét đỏ xưng , đau, nóng rát,hôi,khô miệng, lưỡi đỏ, rêu vàng, táo bón, nước tiểu đỏ

Pháp trị: Thanh nhiệt giải độc

  • Bài thuốc 1 : Sinh địa 20g, Huyền sâm 12g, Thăng ma 8g, Thạch cao 40g, Mộc thông 10g, Tri mẫu 12g, Cam thảo 4g, Ngọc trúc 12g. Hằng ngày trước khi đi ngủ uống 5g
  • Bài thuốc 2: đinh hương 15g, cam thảo 90g, tế tân 45g, quế tâm 45g, xuyên khung 30g. Tất cả tán thành bột mịn, trộn mật ong tán nhuyễn làm thành viên. Hằng ngày trước khi đi ngủ uống 5g.
  • Bài thuốc 3: quế tâm, cam thảo, tế tân, quất bì, mỗi vị đều 50g, tán thành bột. Dùng táo nhục và mật ong luyện thành hoàn to bằng hạt đậu. Mỗi lần uống 5 – 10g trước khi đi ngủ.
  • Bài 3: trúc diệp 9g, thạch cao 30g, bán hạ chế 4g, mạch môn 18g, nhân sâm 5g, cam thảo 3g, gạo 8g. Tất cả rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, sắc còn 1/3 nước là được. Uống thuốc ngày 3 lần.

Bài thuốc trị hôi miệng hư hoả

Triệu chứng: hôi miệng, Vị hoặc thận âm hư các vết loét xưng đỏ it,đau nhẹ, khi mệt nhọc dễ tái phát, lưỡi đỏ mạch tế sác

Pháp trị: Tư âm thanh nhiệt

  • bài thuốc 1: Đan bì 10g, Bạch linh 10g, Thục địa 30g, Trạch tả 10g, Hoài sơn 15g, Sơn thù 15g, Bạch thược 10g, Tri mẫu, Hoàng bá, Huyền sâm 12g
  • Bài thuốc 2: hoàng liên 5g, quy thân 6g, sinh địa 12g, đơn bì 6g, thăng ma 6g. Các vị cho vào nồi, đổ nước vừa đủ sắc còn 1/3, chia uống ngày 2 lần. Công hiệu: thanh tuyên vị hỏa, lương huyết dưỡng âm. Dùng cho người hôi miệng kèm khát nước.
  • Bài thuốc 3: hương nhu 40g sắc với 200ml lít nước, cô đặc lại dùng để súc miệng hàng ngày. Nên dùng vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Ngậm một lúc rồi nhổ ra.
  • Bài thuốc 4: lá húng chanh (tần dày lá) một nắm sắc đặc ngậm và súc miệng. Sau 3 – 5 ngày miệng sẽ hết hôi.
  • Bài thuốc 5: một nắm rau ngò gai (mùi tàu) sắc đặc lấy nước, cho vài hạt muối vào. Dùng súc miệng 2-3 ngày sẽ khỏi.
  • Bài thuốc 6: dùng chanh tươi 2-3 quả, rửa sạch cắt đôi, vắt lấy nước, hòa mật ong vừa đủ ngọt; mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa canh.
  • Bài thuốc 7: lá cây đậu xanh 15g, hoắc hương 10g, sắc lấy nước súc miệng ngày 3 lần.
  • Bài thuốc 8: quả lê bỏ vỏ và hạt, thái miếng mỏng ngâm nước sôi để nguội nửa ngày; uống thay nước trong 2-3 ngày liền.

Lưu ý khi chữa hôi miệng bằng Đông y cổ truyền

Mặc dù bài thuốc từ Đông y được đánh giá là có độ an toàn, lành tính cao, tuy nhiên việc áp dụng bài thuốc không thích hợp có thể khiến bệnh chuyển biến xấu và gây ra một số tác dụng phụ.

Cần kiên trì thực hiện bài thuốc trong thời gian dài để đạt được kết quả như mong đợi

Nguyên nhân thối mồm đông y

Khi thực hiện chữa hôi miệng bằng Đông y, bạn nên chú ý những điều sau đây:

  • Hầu hết các bài thuốc từ dược liệu thiên nhiên đều có tác dụng chậm. Vì vậy cần kiên trì thực hiện để đạt được kết quả như mong đợi.
  • Thận trọng khi lựa chọn nguyên liệu và bài thuốc phù hợp với thể trạng. Để tránh những rủi ro tiềm ẩn, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền để được tư vấn cụ thể.
  • Đối với trường hợp đang điều trị bằng thuốc Tây y, cần cân nhắc về tương tác nếu có ý định phối hợp với những bài thuốc từ dược liệu thiên nhiên.
  • Bài thuốc Đông y có tác dụng chậm nên không thích hợp với tình trạng bệnh nghiêm trọng. Với trường hợp này, bạn nên điều trị theo phác đồ được bác sĩ chỉ định.
  • Cần kết hợp việc sử dụng thuốc với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học. Tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích.

Tác dụng của bài thuốc từ Đông y không có tính đồng nhất. Vì vậy sẽ có trường hợp không nhận thấy bất cứ cải thiện lâm sàng nào khi áp dụng.

Nguyên nhân thối mồm đông y

GS, TS Dương Trọng Hiếu là một trong những tiến sỹ Đông Y hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Với kinh nghiệm 50 năm công tác, cùng các công trình nghiên cứu khoa học, cùng nhiều giải thưởng lớn nhỏ. Mỗi năm, GS Dương Trọng Hiếu đã điều trị và đưa ra hàng nghìn bài thuốc tốt cho bệnh nhân khắp vùng miền.

Chức vụ
  • GS, TS tại viện nghiên cứu Y Học Cổ Truyền Trung Ương
  • Tác giả nghiên cứu nhiều công trình khoa học
  • Ủy viên thường vụ Hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
  • Trưởng  phòng Y Vụ, Vụ Học Cổ Truyền, Bộ Y tế.
Nơi công tác
  • Y bác sỹ tại Viện nghiên cứu Đông Y (nay là bệnh viện Y Học Cổ Truyền trung ương)
  • Vụ Y Học Cổ Truyền, Bộ Y Tế
  • Hội chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Kinh nghiệm
  • Kinh nghiệm 50 năm công tác tại nhiều bệnh viện y học trung ương.
  • Xuất bản hàng trăm bài báo lớn nhỏ về chăm sóc sức khỏe cộng đồng
  • Tác giả nhiều công trình nghiên cứu các cấp cơ sở, quản lý, nhà nước về sức khỏe với các thể loại đề tài về chữa bệnh xương khớp, chữa bệnh đường hô hấp, bệnh về hệ tiêu hóa, tiết niệu, đái tháo đường
Giải thưởng và ghi nhận
  • Xuất bản trên 600 bài cho các báo Khoa học và Đời sống, Sức khỏe và Đời sống, Cây thuốc quý, Sức khỏe người cao tuổi, Báo phụ nữ, Đại đoàn kết, Bác sỹ gia đình, …
  • Xuất bản sách: “ 45 năm nhà xuất bản Y học Việt Nam, tác giả, tác phẩm” cùng với nhà xuất bản Y học cổ truyền
  • Đề tài nghiên cứu thuộc cả 3 cấp: cấp cơ sở, cấp bộ và cấp nhà nước quản lý.
  • Bộ khoa học và Công nghệ tặng huy chương vì sự nghiệp nghiên cứu khoa học.
  • Tiến sĩ đầu tiên của ngành y học cổ truyền đã được ghi tên trong sách của Văn Miếu.