Nguyên nhân xoắn tinh hoàn ở trẻ em

Xoắn tinh hoàn là một cấp cứu khẩn cấp trong Tiết niệu. Bệnh hay gặp ở trẻ em và lứa tuổi xung quanh thời kì dậy thì chiếm khoảng (65%). Theo ước tính tỉ lệ mắc bệnh hàng năm của những người dưới 25 tuổi vào khoảng 1/4000 người.

Xoắn tinh hoàn là gì?

Xoắn tinh hoàn là hiện tượng thừng tinh  (cuống của tinh hoàn) bị xoắn quanh trục của nó làm tắc nghẽn mạch máu nuôi dưỡng tinh hoàn, gây hậu quả là tinh hoàn bị thiếu máu hoại tử. Nếu điều trị không kịp thời thì sẽ dẫn đến phải cắt bỏ tinh hoàn. Tuy nhiên không phải ai cũng ý thức được tầm quan trọng của bệnh này. Đến khám bệnh muộn sau khi xoắn tinh hoàn xẩy ra hay chẩn đoán nhầm với những bệnh khác là lí do dẫn đến việc cắt bỏ tinh hoàn.

Tại nước Anh theo thống kê mỗi năm có khoảng 400 nam giới phải cắt bỏ tinh hoàn vì bệnh này. Tại Việt Nam, theo thống kê của bệnh viện Việt Đức, tỉ lệ phải cắt bỏ tinh hoàn khoảng 85% do bệnh nhân đến khám muộn. Với một đặc điểm là bệnh xẩy ra ở lứa dậy thì (khoảng 67% trong độ tuổi từ 16-25), người bệnh thường e ngại không muốn đến các bệnh viện có uy tín để khám và do không nhân thức được tầm quan trong của bệnh đối với sức khỏe sinh sản nên người bệnh thường mua thuốc về nhà tự điều trị hoặc đến khám chui lủi tại các phòng khám tư nhân.

Tại các phòng khám tư nhân, bệnh nhân thường được chẩn đoán nhầm với viêm tinh hoàn và điều trị bằng kháng sinh, sau vài tuần điều trị bệnh vẫn không đỡ bệnh nhân mới đến khám bệnh. Đây là hai lí do chính khiến người bệnh đến khám bệnh muộn. Khi đến khám bệnh muộn, cắt bỏ tinh hoàn là điều tất yếu.

Nguyên nhân xoắn tinh hoàn ở trẻ em

Xoắn tinh hoàn

Thời gian vàng để giữ được tinh hoàn là từ 4-6 giờ sau khi có triệu chứng đau cấp tính ở tinh hoàn. Nếu bệnh nhân đến vào thời gian này, bác sỹ sẽ cho siêu âm Doppler mầu để chẩn đoán xác định là xoắn tinh hoàn. Khi đã xác định là xoắn tinh hoàn, bệnh nhân sẽ được mổ để tháo các vòng xoắn của thường tinh ra, và cứu được tinh hoàn.

Thời gian gần đây, số bệnh nhân đến khám cấp cứu vì xoắn tinh hoàn có xu hướng tăng lên. Trong số đó phần lớn là đến khám muộn (sau 24 giờ) khoảng 81%, chỉ có 8% là đến trước 6 giờ. Đây là một dấu hiệu báo động cho thấy nhận thức của người bệnh và các cơ sở y tế tuyến cơ sở còn nhiều hạn chế.

Các triệu chứng điển hình của xoắn tinh hoàn

  • Đau bìu cấp: Đột ngột người bệnh thấy đau bìu một bên, đau với cường độ rất mạnh có thể có vã mồ hôi, càng ngày càng tăng.  Đau có thể lan lên bụng dọc theo hướng của thừng tinh hoặc lan xuống đùi. Đau có thể xảy ra bất kì lúc nào nhưng thường hay xảy ra vào ban đêm, lúc nửa đêm, về sáng.
  • Kèm theo đau bệnh nhân có thể có nôn hoặc buồn nôn.
  • Có thể có rối loạn tiểu tiện như tiểu buốt hoặc tiểu rắt
  • Thông thường bệnh nhân không có sốt hoặc sốt nhẹ
  • Bìu sưng to, đỏ, sờ vào rất đau. Nếu khám kĩ sẽ thấy tinh hoàn bị kéo lên cao trong bìu

Xoắn tinh hoàn cần phải phân biệt với các trường hợp viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, xoắn mấu phụ mào tinh hoàn. Vì vậy, nếu bạn đang gặp triệu chứng đau bìu cấp tính, bạn cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Nguồn chủ đề

Xoắn tinh hoàn là một tình trạng cấp cứu do sự quay của tinh hoàn và kết quả làm thắt nghẹt nguồn cung cấp máu cho nó. Các triệu chứng là sưng nề và đau bìu cấp tính, buồn nôn, nôn ói. Chẩn đoán được dựa trên khám thực thể và được xác nhận bằng siêu âm Doppler màu. Điều trị ngay lập tức bằng cách tháo xoắn bằng tay tiếp theo đó là phẫu thuật can thiệp.

Sự phát triển bất thường của lớp tinh mạc và thừng tinh có thể dẫn đến sự gắn dính không hoàn toàn của tinh hoàn vào lớp tinh mạc (biến dạng hình chuông - xem hình Sự cố định tinh hoàn bất thường dẫn đến xoắn Cố định tinh hoàn bất thường dẫn đến xoắn tinh hoàn.

Nguyên nhân xoắn tinh hoàn ở trẻ em
). Sự bất thường này dẫn đến tinh hoàn xoắn quanh thừng tinh của nó một cách tự nhiên hoặc sau khi chấn thương. Các bất thường về mặt giải phẫu này hiện diện ở khoảng 12% của nam giới. Xoắn tinh hoàn hay gặp nhất ở lứa tuổi từ 12 đến 18, với một đỉnh thứ 2 là trong giai đoạn trẻ còn ẵm ngửa. Xoắn tinh hoàn không phổ biến ở nam giới > 30 tuổi. Hay gặp hơn là ở bên tinh hoàn trái.

Cố định tinh hoàn bất thường dẫn đến xoắn tinh hoàn.

Thông thường, 2/3 phần trước của tinh hoàn được bao phủ bởi tinh mạc, nơi dịch có thể tích tụ lại. Tinh mạc gắn vào mặt sau-bên của tinh hoàn và giới hạn sự di chuyển của chúng trong bìu. Nếu cố định quá cao (phía trước và phía đầu), tinh hoàn có thể di chuyển tự do hơn và xoắn tinh hoàn có thể xảy ra. A: Sự cố định là bình thường. B: Sự cố định quá cao, cho phép tinh hoàn xoay ngang và dẫn đến sự xoắn.

Các triệu chứng và dấu hiệu của xoắn tinh hoàn

Ngay lập tức các triệu chứng xuất hiện với tình trạng đau khởi phát nhanh, khu trú và dữ dội, buồn nôn, và nôn mửa, tiếp theo là vùng bìu sưng phù và trở lên cứng. Sốt và tiểu nhiều lần có thể xuất hiện. Tinh hoàn mềm và có thể bị nâng lên cao và quay ngang. Tinh hoàn đối bên có thể cũng nằm ngang bởi vì khiếm khuyết về mặt giải phẫu thường là 2 bên. Phản xạ da bìu thường mất ở bên bị ảnh hưởng. Đôi khi, xoắn có thể tự giải quyết và sau đó lại tái diễn, điều này có thể xuất hiện với gợi ý một sự khởi phát ít cấp tính hơn. Tuy nhiên, thường sự xuất hiện và biến mất của cơn đau diễn ra rất nhanh chóng với mỗi đợt tái diễn.

  • Đánh giá lâm sàng

  • Siêu âm Doppler màu thường được dùng

Một chẩn đoán chưa rõ ràng có thể được giải quyết bằng chẩn đoán hình ảnh ngay lập tức nếu có. Siêu âm Doppler màu vùng bìu được ưu tiên hơn. Xạ hình đồng vị phóng xạ vùng bìu cũng giúp cho chẩn đoán nhưng mất nhiều thời gian hơn và ít hữu ích hơn.

  • Tháo xoắn bằng tay

  • Phẫu thuật Cấp cứu nếu tháo xoắn không thành công, không có sự lựa chọn khác

Có thể cố gắng thử tháo xoắn bằng tay ngay trong khi thăm khám ban đầu mà không cần có chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ ; điều này có thể thành công. Bởi vì tinh hoàn thường quay vào trong, để tháo xoắn tinh hoàn được xoay theo hướng ra ngoài (ví dụ, đối với tinh hoàn trái, tháo xoắn theo chiều kim đồng hồ khi nhìn từ phía trước - dưới tinh hoàn). Có thể cần nhiều hơn một vòng quay để giải quyết tình trạng xoắn; giảm đau được tiến hành trong quá trình tháo xoắn.

Nếu không tháo xoắn được, phẫu thuật ngay lập tức được chỉ định bởi vì việc tái thông trong một vài giờ là hy vọng duy nhất cứu vãn tổn thương tinh hoàn. Tinh hoàn được cứu vãn giảm nhanh từ 80% đến 100% nếu can thiệp trong vòng từ 6 đến 8 giờ xuống đến gần 0% nếu kéo dài 12 giờ. Cố định tinh hoàn bên đối diện cũng được thực hiện để phòng xoắn ở bên đó. Khi tháo xoắn bằng tay thành công, việc cố định tinh hoàn 2 bên được thực hiện không bắt buộc.

  • Xoắn tinh hoàn thường gây ra đau dữ dội vùng bìu khởi phát nhanh, buồn nôn, và nôn mửa, tiếp theo là sưng nề và cứng vùng bìu.

  • Không có triệu chứng tiểu nhiều, không có sốt cũng không loại trừ được xoắn tinh hoàn, nhưng phản xạ da bìu thường bị mất.

  • Điều trị bệnh nhân dựa trên các dấu hiệu lâm sàng gợi ý; phương tiện chẩn đoán hình ảnh dùng cho các trường hợp có các dấu hiệu không rõ ràng.

  • Xoay tinh hoàn bị tổn thương ra ngoài và nếu không thành công, chuẩn bị cho phẫu thuật ngay lập tức.

Sau đây là một nguồn thông tin bằng tiếng Anh có thể hữu ích. Vui lòng lưu ý rằng CẨM NANG không chịu trách nhiệm về nội dung của tài liệu này.

  • American Urological Association Curriculum on Acute Scrotum: This case-study offering from the association's medical school curriculum covers the differential diagnosis of acute scrotum with a concentration on 6 conditions: epididymitis, hernia, scrotal trauma, testicular torsion, testicular tumor, and torsion of testicular appendices.

Nguyên nhân xoắn tinh hoàn ở trẻ em

Bản quyền © 2022 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.