Nguyên tố natri là gì

Mặc dù các từ muối và natri thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng chúng không có nghĩa giống nhau. Muối (còn được gọi natri clorua) - một hợp chất giống như tinh thể, phổ biến trong tự nhiên. Natri - một khoáng chất và thuộc một trong những nguyên tố hóa học có trong muối.

Natri như một thành phần thực phẩm, nó có nhiều công dụng, chẳng hạn như để làm thịt nướng, làm dày, giữ ẩm, tăng hương vị bao gồm cả hương vị của các thành phần khác và như một chất bảo quản. Một số phụ gia thực phẩm thông thường, như bột ngọt (MSG), natri bicacbonat (muối nở), natri nitrit và natri benzoat... cũng chứa natri và đóng góp (với lượng ít hơn) vào tổng lượng natri được liệt kê trên nhãn thông tin dinh dưỡng .

Đáng ngạc nhiên là một số thực phẩm không có vị mặn vẫn có thể chứa nhiều natri, đó là lý do tại sao chỉ sử dụng vị giác không phải là cách chính xác để đánh giá hàm lượng natri của thực phẩm. Chẳng hạn: Trong khi một số thực phẩm chứa nhiều natri như dưa chua và nước tương có vị mặn, thì cũng có nhiều thực phẩm như ngũ cốc và bánh ngọt sẽ có thành phần trong các thực phẩm có chứa natri nhưng không có vị mặn. Ngoài ra, một số thực phẩm mà bạn có thể ăn nhiều lần trong ngày chẳng hạn như bánh mì lại có thể bổ sung nhiều hàm lượng natri trong suốt một ngày, mặc dù một khẩu phần ăn riêng lẻ có thể không có nhiều natri.

Kali - một trong những khoáng chất quan trọng nhất đối với cơ thể của bạn. Kali thuộc một trong bảy khoáng chất vĩ mô, cũng thuộc những khoáng chất chúng ta phải lấy từ chế độ ăn uống của mình với số lượng lớn để hỗ trợ một loạt các chức năng quan trọng của cơ thể.

Trong khi nhiều loại thực phẩm chứa kali, hầu hết người Mỹ ngày nay chỉ nhận được khoảng một nửa nhu cầu hàng ngày của họ. Nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ đủ chất vi chất khoáng này cùng với chế độ ăn cân bằng có thể làm giảm huyết áp của bạn và giảm nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch như bệnh tim và đột quỵ.

Kali có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung, nhưng bạn chỉ nên dùng khi có đơn của bác sĩ vì tiêu thụ quá nhiều kali có thể làm suy giảm chức năng thận của bạn. Các loại thuốc như thuốc huyết áp, thuốc lợi tiểu và thuốc giảm đau thông thường có thể làm tăng lượng kali trong cơ thể bạn lên mức cao nguy hiểm.

Trừ khi được bác sĩ khuyên sử dụng kali dạng bổ sung, bạn nên lấy khoáng chất này từ các nguồn thực phẩm sẽ an toàn và hiệu quả hơn. Thực phẩm giàu kali cũng thường có nhiều chất dinh dưỡng khác và ít natri. Sự cân bằng này có thể góp phần vào tác dụng tăng cường sức khỏe của kali.

2.1. Kali, Natri và huyết áp cao

Tăng lượng kali có thể làm giảm huyết áp của bạn nếu bạn đang bị huyết áp cao. Hoặc tiêu thụ quá nhiều natri có thể làm tăng huyết áp của bạn. Trung bình, bạn tiêu thụ càng nhiều natri, huyết áp của bạn sẽ càng cao, đặc biệt nếu bạn đã bị huyết áp cao. Hoặc tiêu thụ quá ít kali trong chế độ ăn uống của bạn và quá nhiều natri có thể làm tăng huyết áp của bạn.

2.2. Kali, Natri, và nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và các bệnh khác

Tăng lượng kali có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ bằng cách giảm huyết áp. Tiêu thụ quá ít kali và quá nhiều natri có thể làm được xem như yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Giảm huyết áp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Nguồn cung cấp kali trong thực phẩm có thể đến từ mơ, khoai lang, rau bina, khoai tây, cà chua, bơ, chuối, cá hồi, nấm và đậu.

Chức năng hệ thần kinh: Kali đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp các tế bào của chúng ta giao tiếp. Nó tạo ra các tín hiệu thần kinh đảm bảo kiểm soát tốt cơ bắp, co bóp tim, cũng như điều hòa hormone.

Sức khỏe thận: Sỏi thận xảy ra do sự tích tụ của vật chất, phổ biến nhất là canxi. Mặc dù nghiên cứu vẫn đang tiếp tục, các nghiên cứu cho thấy rằng kali cải thiện sự hấp thụ canxi trong thận của bạn, có thể ngăn ngừa hình thành sỏi.

Mật độ xương: Các nhà khoa học tin rằng kali giúp bảo vệ xương của bạn bằng cách giảm nồng độ axit trong cơ thể. Trong khi tác dụng này vẫn đang được nghiên cứu, mức độ kali trong chế độ ăn uống đầy đủ có liên quan đến việc cải thiện mật độ xương, có thể làm giảm nguy cơ loãng xương của bạn.

Natri hút nước và chế độ ăn nhiều natri hút nước vào máu, có thể làm tăng thể tích máu và sau đó là huyết áp của bạn. Tăng huyết áp làm cho tim phải làm việc quá sức, và áp lực cao của dòng máu có thể gây hại cho các động mạch và các cơ quan (như tim, thận, não và mắt). Huyết áp cao không được kiểm soát có thể làm tăng nguy cơ đau tim, suy tim, đột quỵ, bệnh thận và mù lòa. Ngoài ra, huyết áp thường tăng khi bạn già đi, vì vậy việc hạn chế lượng natri của bạn càng trở nên quan trọng hơn mỗi năm.

Natri là khoáng chất được biết đến là chất điện giải trong cơ thể. Natri có đặc điểm, tác dụng gì cho sức khỏe con người là gì? Mời bạn đọc bài viết sau để tìm hiểu thêm về khoáng chất này.

Những điều cần biết về Natri

Natri là khoáng chất trong cơ thể có tên tiếng anh là Sodium trên các nhãn thực phẩm, thuốc. Nhiều người lầm tưởng rằng Natri là muối ăn. Thực tế muối ăn là hợp chất Natri clorua NaCl.

Bởi vì Natri có nhiều trong muối ăn hàng ngày nên thực sự thiếu Natri sẽ ít khi xảy ra hơn là nạp quá nhiều Natri.

Trong cơ thể, Natri cũng giống như các khoáng chất khác tồn tại dưới dạng các cation. Sự hấp thu Natri phụ thuộc vào khoáng chất điển hình là K.

Nguyên tố natri là gì

Natri thường có nhiều trong muối ăn hàng ngày.

Vai trò của natri trong cơ thể là gì?

Ion Natri trong cơ thể có nhiệm vụ cân bằng môi trường nội môi, cân bằng mức độ acid base. Natri có khả năng kéo nước vào lòng mạch vì thế, nó có vai trò giữ mức thể tích huyết tương ổn định. Các xung động thần kinh cũng cần sự góp mặt của ion Natri để hoạt động bình thường. Lợi ích của Natri mang lại cho sức khỏe gồm có:

Natri giúp điều hòa huyết áp

Huyết áp là áp lực tác động lên thành mạch. Chính khả năng giữ nước trong lòng mạch của Natri ảnh hưởng lên chỉ số huyết áp của cơ thể cùng với ion Kali.

Natri hỗ trợ hoạt động của cơ bắp

Nhờ natri mà cơ bắp làm việc bình thường không bị mỏi mệt. Natri tham gia vào hoạt động vận chuyển canxi cho sự co cơ xảy ra nhịp nhàng.

Natri duy trì hoạt động của não bộ

Natri tuy chỉ có hàm lượng rất nhỏ trong cơ thể nhưng nó có vai trò đặc biệt quan trọng với não bộ. Thiếu Natri khiến bộ não không còn hoạt động minh mẫn và nhạy bén. Bởi vì Natri đảm nhiệm một phần trách nhiệm trong các dẫn truyền xung động thần kinh.

Nguyên tố natri là gì

Natri giúp não bộ nhạy bén, nhanh nhẹn hơn.

Hoạt động bình thường của tim mạch cần natri

Vì liên quan đến hoạt động cơ bắp nên Natri tác động đến sự co bóp của cơ tim. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc duy trì hoạt động của một trái tim khỏe mạnh.

Natri có ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất khác

Natri điều hòa nồng độ Glucose máu giúp các tế bào dễ hấp thu Glucose hơn. Điều này đặc biệt ý nghĩa đối với bệnh nhân tiểu đường. Bởi ở những bệnh nhân đái tháo đường nồng độ Glucose rất nhiều trong máu nhưng tế bào lại không thể thu nạp được.

Tăng Natri máu gây nên hậu quả gì?

Natri trong cơ thể cao vượt ngưỡng 145mmol/L sẽ gây ra những biểu hiện xấu của tình trạng tăng Natri máu. Lúc này, áp lực thẩm thấu trong tế bào sẽ tăng cao làm nước trong tế bào bị thoát ra nhanh gây teo tế bào. Nguy hiểm nhất là sự teo các tế bào não.

Triệu chứng tăng Natri máu gây ra:

  • Sự run chân tay lẩy bẩy khác với chứng run chân tay ở người cao tuổi.
  • Cơ thể cảm thấy khát nhiều.
  • Cơ thể luôn trong tình trạng kích thích, vật vã, quay cuồng.
  • Ý thức bị rối loạn, hôn mê, mất thăng bằng, mất ý thức...
  • Nặng hơn có thể gây xuất huyết não.

Tăng Natri máu xảy ra do các bệnh lý Cushing, truyền quá nhiều dịch ưu trương, hội chứng Corn, bệnh lý về thận, đái tháo nhạt…

Hạ Natri máu có nguy hiểm?

Tăng natri máu đã nguy hiểm, hạ natri máu cũng không hề đơn giản. Natri máu giảm dẫn đến nước được kéo hết vào bên trong tế bào khiến tế bào bị ngộ độc nước. Chức năng tế bào sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi bị phù nề đặc biệt là tế bào não. Phù nề não gây tăng áp lực nội sọ đặc biệt nguy hiểm gây tổn thương tế bào thần kinh một cách không thể hồi phục.

Hạ natri máu còn nguy hiểm bởi các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện rất âm thầm và không rầm rộ khiến bệnh nhân không phát hiện kịp thời. Chủ yếu, cơ quan thần kinh sẽ cảm thấy triệu chứng bất thường sớm nhất như:

  • Đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi.
  • Co giật.
  • Lơ mơ, lờ đờ sau dần sẽ mất ý thức.

Những nguyên nhân gây tụt natri máu thường gặp do:

  • Nôn, tiêu chảy cấp tính.
  • Bệnh thận.
  • Tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu trong điều trị cao huyết áp, tim mạch.
  • Bệnh lý suy tuyến giáp trạng...

Nguyên tố natri là gì

Bệnh thận gây hạ natri máu

Hàm lượng cần thiết của Natri

Natri tuy rất cần thiết cho cơ thể nhưng đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi đặc biệt trẻ sơ sinh chỉ cần 0,3 - 1,5g Natri mỗi ngày. Lượng Natri này được bổ sung qua sữa mẹ và sữa bột vì thế, trẻ dưới 1 tuổi không cần bổ sung Natri bên ngoài.

Với người trưởng thành, lượng Natri cần thiết cung cấp hàng ngày 2 -n 2,4 gam Natri tương đương với 5gram muối Natri clorua.

Natri có trong thực phẩm nào?

Nguồn cung cấp Natri không chỉ có muối biển mà còn có rất nhiều thực phẩm khác điển hình như:

  • Nước tương giàu Natri: Nước tương là sản phẩm lên men từ đậu nành. Đây là nguồn cung cấp dồi dào Natri cho cơ thể. Thay vì muối biển, bạn có thể thêm chút nước tương trong bữa ăn hàng ngày.
  • Phô mai: Phô mai có vị mặn của muối. Phô mai vừa giàu canxi vừa giàu Natri cho cơ thể. Đặc biệt, trẻ nhỏ rất thích ăn phô mai.
  • Nước ép hoa quả hay rau củ: Nhất là các loại nước đóng hộp sẵn có nhiều hàm lượng natri. Vì thế, bạn cần cân nhắc về việc bổ sung nước ép hàng ngày để không bị dư thừa Natri.
  • Đồ ăn chế biến sẵn, đóng hộp như thịt hộp, xúc xích thường có vị rất mặn và chứa hàm lượng nhiều Natri.

Sự cần thiết của việc bổ sung Natri vừa đủ cho cơ thể là rất quan trọng để cân bằng hoạt động của mọi tế bào. Hiểu rõ hơn về vai trò, dấu hiệu thừa hoặc tiếu Natri trong cơ thể cũng như nguồn bổ sung Natri sẽ giúp bạn có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất.

Natri cơ tính gì?

Sodium hay Natri có tính khử rất mạnh. Như đã nói ở trên, nó chiếm đến khoảng 2,6% khối lượng của vỏ trái đất nên trở thành nguyên tố hóa học phổ biến thứ 6 nói chung và là kim loại kiềm phổ biến nhất.

Sodium dùng làm gì?

Sodium được sử dụng làm kim loại hợp kim, tác nhân chống co giãn và làm chất khử kim loại khi các vật liệu khác khi không có hiệu quả. Một số hợp chất công nghiệp có chứa sodium như muối ăn, bột soda, bột nổi…