Nhà thờ Đức Bà có vào được không

Tuy Thiên Chúa giáo không phải là tôn giáo chính tại Việt Nam, vương cung thánh đường này thường được xem là một trong những biểu tượng tiêu biểu nhất của thành phố Hồ Chí Minh.

Nhà thờ Đức Bà là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất tại Sài Gòn, luôn thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Toà thánh đường có chu vi 91 x 35,5 m, chiều cao 21 m. Chung quanh không có tường rào bao bọc. Móng của nhà thờ thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ bên trên. Nhìn bên ngoài, từ tường đến mái toàn bộ là một màu đỏ gạch nung tươi mới, không hề có rêu mốc bám vào. Hệ thống kính màu trên tường gồm 56 chiếc, mô tả các nhân vật và sự kiện trong Thánh kinh. Khi có ánh sáng chiếu vào toát lên vẻ đẹp lung linh, lộng lẫy. 31 lỗ thông hơi hình bông hồng tròn, xuyên thẳng vào tường rất khéo trông như những hoa văn trên tấm lụa. 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp.

Hệ thống kính màu trên tường gồm 56 chiếc, mô tả các nhân vật và sự kiện trong Thánh kinh. Khi có ánh sáng chiếu vào toát lên vẻ đẹp lung linh, lộng lẫy. 31 lỗ thông hơi hình bông hồng tròn, xuyên thẳng vào tường rất khéo trông như những hoa văn trên tấm lụa. 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp

Du khách có thể thấy Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn từ xa, nhưng để có thể chiêm ngưỡng những đường nét kiến trúc tinh tế, hãy đến thật gần nhà thờ. Tản bộ quanh khu công viên xanh quanh nhà thờ, chiêm bái tượng Đức Mẹ bằng đá trắng. Pho tượng được đưa từ Rome về Sài Gòn vào năm 1959. Nhiều lần, cư dân thành phố đã chứng kiến Đức Mẹ đổ lệ, trong đó, lần gần nhất là vào năm 2005.

Sau lưng tượng là hai tháp chuông được xây dựng năm 1895, cao 57 m. Năm 1920, ở mỗi bên tháp chuông, người ta đặt một cây thánh giá cao 3,5 m, ngang 2 m. Tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh thánh giá là 60,5 m. Tháp chuông có 6 quả chuông nặng tổng cộng 25.850kg lớn nhất Viễn Ðông thời đó

Ngắm khung cửa sổ chiếm gần trọn mặt tiền của tháp chuông. Trước đây, cửa được làm bằng kính màu nhưng đã được thay thế bằng kính thường sau khi hư hỏng trong chiến tranh.

Tiếp tục bước vào trong nhà thờ với mái cao vút. Ngắm những bức tranh minh họa nhiều đoạn trong Thánh Kinh. Ngoài ra, hầu hết nội thất nhà thờ khá trống trải, mang một cảm giác thanh tịnh giữa lòng phố thị. Chỉ cần vài phút, du khách có thể quên hẳn mình đang ở ngay trung tâm một trong những thành phố náo nhiệt nhất Việt Nam.

Nhà thờ Đức Bà tọa lạc ngay trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Du khách có thể tham quan mọi buổi sáng trong tuần. Nhà thờ luôn chào đón tín đồ tham gia những buổi giảng đạo, bất kể là cư dân thành phố hay khách du lịch phương xa.

Theo Bộ trưởng Văn hóa Pháp Rima Abdul Malak, nhà thờ Đức Bà ở Paris dự kiến sẽ được mở cửa trở lại cho công chúng vào năm 2024, hơn ba năm sau vụ hỏa hoạn kinh hoàng.

Được xây dựng từ thế kỷ 12, Nhà thờ Đức Bà Paris là một trong những biểu tượng văn hóa nổi tiếng nhất thế giới với kiến trúc Gothic đồ sộ, lộng lẫy. Sau 9 thế kỷ tồn tại, đi qua bao thăng trầm trong lịch sử nước Pháp, công trình này đã trở thành một trong những niềm tự hào của người dân nơi đây. Trận hỏa hoạn xảy ra vào tháng 4/2019 khiến cho người dân Pháp và cả thế giới bàng hoàng khi chứng kiến biểu tượng văn hóa này chìm trong biển lửa.

Nhà thờ Đức Bà có vào được không
Trận hỏa hoạn năm 2019 đã làm sập một tòa tháp và thiêu rụi phần mái của nhà thờ. Ảnh: Politico

Bà Abdul Malak cho biết giai đoạn dọn dẹp của dự án trùng tu đã kết thúc và công cuộc xây mới những phần hư hỏng sẽ được tiến hành vào cuối mùa hè này.

"Chúng tôi tin tưởng rằng 2024 sẽ là năm mà phần lớn quá trình trùng tu nhà thờ được hoàn thành để có thể mở cửa lại cho những người thờ phượng và công chúng", bà Abdul Malak phát biểu khi ghé thăm công trình trong những ngày cuối tháng 7.

Nhà thờ Đức Bà có vào được không
Bộ trưởng Văn hóa Pháp Rima Abdul Malak thị sát công trình hồi cuối tháng 7/2022. Ảnh: Reuters

Ngay sau vụ hỏa hoạn kinh hoàng, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã cam kết sẽ cố gắng hoàn thành công tác trùng tu di tích này vào năm 2024, khi Pháp đăng cai Thế vận hội Olympic.

Về cơ bản nhà thờ sẽ được khôi phục lại thiết kế trước đây, bao gồm cả ngọn tháp cao 96 mét và vương miện của 12 tông đồ do kiến trúc sư Eugène Viollet-le-Duc thiết kế vào giữa những năm 1800.

Nhà thờ Đức Bà có vào được không
Nhà thờ Đức Bà có vào được không

Sau khi hoàn thành giai đoạn an toàn vào năm 2021 và công việc dọn dẹp bên trong nhà thờ, việc tái thiết đáng chú ý bao gồm việc xây dựng lại cấu trúc mái bằng gỗ, các mái vòm và ngọn tháp. 

Dự án cải tạo công trình lịch sử này chắc chắn là điều không hề dễ dàng. Theo một báo cáo kiểm toán của Bộ Văn hóa Pháp năm 2014, chỉ riêng việc phục hồi phần tháp nhọn nổi tiếng bên ngoài nhà thờ cũng đã tiêu tốn tới 6.5 triệu USD trong tổng số 170 triệu USD của toàn dự án.

Đỗ An (Theo Reuters)

Dự kiến hoàn thành vào năm 2023, tuy nhiên đến nay dự án tu bổ công trình Nhà thờ Đức Bà tại TP.HCM vẫn còn dang dở. Liệu công trình có xong sớm để du khách và người dân vào tham quan?

Được xây dựng năm 1877, công trình Nhà thờ Đức Bà hoàn thành sau đó 3 năm và được Tòa thánh Vatican phong hàng tiểu Vương cung Thánh đường. Từ năm 1959, tên gọi chính thức của nhà thờ là Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội.

Nhà thờ Đức Bà được xem một tuyệt tác kiến trúc, là một công trình tiêu biểu góp phần tạo nên diện mạo đô thị Sài Gòn - TP.HCM. Công trình cũng ghi nhận sự du nhập, giao lưu và tiếp biến của văn hóa – kiến trúc Đông – Tây.

Nhà thờ Đức Bà có vào được không
Nhà thờ Đức Bà - dấu ấn kiến trúc, lịch sử, văn hóa giữa lòng TP.HCM - Ảnh: Wikipedia

Công trình kiến trúc do kiến trúc sư J.Bourard thiết kế. Toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, sắt thép đến ốc vít được mang từ Pháp sang phục vụ xây dựng. Mặt ngoài của nhà thờ xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille để trần, không tô trát, không bám bụi rêu, hiện vẫn còn màu sắc hồng tươi.

Nhà thờ tọa lạc giữa trung tâm quận 1, TP.HCM và là địa điểm để người dân tập trung làm lễ vào các dịp lễ, Tết, nhất là Giáng sinh. Đây cũng là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước khi đến TP.HCM và là điểm quen thuộc thu hút nhiều bạn trẻ đến "check-in" hoặc các cặp đôi chụp ảnh cưới.

Đã hơn 140 năm trôi qua kể từ ngày khánh thành, dù trải qua nhiều biến động lịch sử nhưng nhà thờ vẫn giữ nguyên giá trị, là một công trình ý nghĩa không chỉ của tôn giáo mà còn là một biểu tượng của Sài Gòn - TP.HCM. 

Nhà thờ Đức Bà có vào được không
Nhà thờ Đức Bà vẫn đang trong quá trình tu bổ và thời gian dự kiến mới hoàn thành là vào năm 2027, khi đó, du khách và người dân mới có thể vào tham quan - Ảnh: Quỳnh Trần

Tuy nhiên, theo năm tháng, công trình lịch sử đã xuống cấp, UBND TP.HCM đã phê duyệt việc tu sửa Nhà thờ Đức Bà vào năm 2017. Ban đầu, dự kiến việc trùng tu sẽ hoàn thành vào năm 2019 nhưng sau quá trình thẩm định, việc sửa chữa cần nhiều thời gian hơn nên Tổng giáo phận TP.HCM đã xin gia hạn việc thi công đến năm 2023. Hiện nhà thờ vẫn hoạt động bình thường, chỉ du khách là không được vào tham quan.

Trong buổi họp báo hôm 4.8, liên quan đến vấn đề tu bổ Nhà thờ Đức Bà, ông Lâm Ngô Hoàng Anh, Chánh văn phòng Sở Văn hóa và Thể thao TP cho biết do các khó khăn vì dịch bệnh COVID-19 kéo dài nên công trình không thể hoàn thành tiến độ đề ra là vào năm 2023.

Theo ông Hoàng Anh, để tu bổ, phục hồi công trình một số nguyên vật liệu phải nhập từ nước ngoài như Bỉ, Pháp, Đức. Thời gian qua, dịch COVID-19 ảnh hưởng đến toàn cầu nên việc nhập nguyên vật liệu bị gián đoạn. Mặt khác, quá trình thi công tu bổ, tôn tạo phải thực hiện theo đúng quy trình chặt chẽ của Luật Di sản văn hóa và các quy định khác có liên quan nhằm đảm bảo tính khoa học, tính nguyên trạng của một trong những công trình biểu tượng của thành phố.

Hiện nay, các đơn vị đang khắc phục những khó khăn do dịch bệnh, tiếp tục tu bổ công trình nên theo dự kiến, đến năm 2027 – nghĩa là 5 năm nữa, việc tu bổ mới được hoàn thành.

Được biết, việc trùng tu công trình kiến trúc này được dựa trên nguồn vốn xã hội hóa và do Tòa tổng Giám mục thành phố làm chủ đầu tư. 

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn có tên chính thức là Vương cung Thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Immaculate Conception Cathedral Basilica) - được coi là một tuyệt tác kiến trúc đô thị Sài Gòn. Đây là một công trình nhà thờ Công giáo nói riêng và tôn giáo nói chung rất đặc sắc, có quy mô thuộc loại lớn nhất ở Việt Nam.

Giới thiệu chung về nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà là ngôi nhà thờ thứ hai được Pháp lập nên bên bờ kinh Lớn (hay kinh Charner) ngay từ những ngày đầu chiếm Sài Gòn. Khu vực này hiện nay là quảng trường Công xã Paris, trung tâm TPHCM.

Ngôi nhà thờ đầu tiên được lập nên ở đường số 5 (nay là Ngô Đức Kế, Quận 1), nơi đây vốn là một ngôi chùa của người Việt. Vì chiến tranh và quân xâm lăng đến trú đóng nên người Việt bỏ chạy, cố đạo Lefebvre đã biến ngôi chùa này thành nhà thờ. Và vì nhà thờ đầu tiên này quá nhỏ nên Pháp đã lập ngôi nhà thờ thứ hai là nhà thờ Đức Bà.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây dựng vào ngày 7 tháng 10 năm 1877. Nhà thờ được xây dựng bởi Giám mục Isodore Comlombert, theo lối kiến trúc kết hợp phong cách Roman và Gothic.

Nhà thờ Đức Bà là trung tâm Công giáo lớn nhất thành phố, cũng là điểm du lịch hàng đầu thu hút rất nhiều du khách trong nước và quốc tế tới tham quan, hành lễ và nguyện cầu.

Nhà thờ Đức Bà có vào được không

Nhà thờ Đức Bà

Bên trong nhà thờ Đức Bà Sài Gòn có gì thú vị?

- Tòa thánh đường Nhà thờ Đức Bà: Thánh đường là khu chính được thiết kế đặc biệt, rộng nhất tại nhà thờ với sức chứa hơn 1.200 người. Chiều dài của thánh đường là 93 m, rộng 35 m, chiều cao của mái vòm gần 21 m với thiết kế gồm lòng chính, hai lòng phụ và hai bên là hai dãy nhà nguyện.

- Các bàn thờ bên trong Nhà thờ Đức Bà: Đều được khắc bằng đá cẩm thạch nguyên khối, 56 ô cửa kính nhiều màu sắc ghép lại với nhau. Các ô cửa này mô tả nhân vật và sự kiện trong kinh thánh.

- Tháp chuông của Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn: Năm 1895 hai tháp chuông Nhà thờ Đức Bà được thi công xây dựng sau khi hoàn tất nhà thờ 15 năm, tháp chuông được thiết kế bởi kiến trúc sư Gardes. Tháp chuông cao 57 m với 21 m là mái vòm.

Những trải nghiệm thú vị khi thăm quan nhà thờ Đức Bà

Tham quan nội thất Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn: Khi đến tham quan, bạn nhất định phải dành thời gian chiêm ngưỡng nội thất bên trong để cảm nhận rõ nét nhất sự kết tinh hài hòa của kiến trúc hậu Roman (Romanesque) và kiến trúc Gothic chính thống.

- Check in toàn cảnh nhà thờ Đức Bà: bạn chụp gần hay từ xa, chính diện hay từ bên hông, chắc chắn bạn cũng có một bức hình rất đẹp

- Thưởng thức cà phê bệt: Bạn có thể thưởng thức ly cà phê thơm lừng ngay tại các gốc cây, bãi cỏ và nhìn ngắm thánh đường cổ kính.

- Cho bồ câu ăn: Chơi đùa với những chú bồ câu đáng yêu, thân thiện là trải nghiệm mà bạn không nên bỏ qua.

- Thử các món ăn vặt: Ẩm thực đường phố với các món đồ chiên, bánh trái hấp dẫn đến các loại súp, gỏi thơm ngon luôn sẵn sàng phục vụ bạn bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Nhà thờ Đức Bà có vào được không

Du khách chụp hình cùng chim bồ câu tại nhà thờ

Cách di chuyển đến Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Bạn có thể chọn nhiều cách, nhiều phương tiện như: xe buýt, ô tô, xe máy hoặc xích lô (nếu bạn muốn có trải nghiệm hấp dẫn khi được ngắm toàn cảnh phố phường). 

Nhà thờ Đức Bà có vào được không

Bản đồ nhà thờ Đức Bà

Kinh nghiệm tham quan Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Vé vào cừa nhà thờ miễn phí. Du khách có thể đến Nhà thờ Đức Bà vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, kể cả buổi tối vẫn rất đông. Tuy nhiên, muốn vào được bên trong thì bạn phải đến đúng dịp giờ:

Giờ mở cửa nhà thờ Đức Bà: 5h00 đến 20h00

Giờ lễ Nhà Thờ Đức Bà:

- Từ thứ 2 đến thứ 7: 5h30; 17h30

- Chủ nhật: 5h30; 6h45 ;8h00 ;9h30 (thánh lễ bằng tiếng Anh); 16h00; 17h15; 18h30

Nếu không tham gia các lễ, bạn cần 90 phút đến 2 tiếng để tham quan, chụp ảnh và thưởng thức các món ăn hấp dẫn nơi đây.

Bạn có thể kết hợp tham quan Nhà thờ Đức Bà với rất nhiều địa danh nổi tiếng trong khu vực trung tâm như Chợ Bến Thành, nhà hát thành phố, bưu điện thành phố Hồ Chí Minh,... Hoặc đến mua sắm tại các trung tâm như Diamond Plaza, Vincom,...

Qua những thông tin mà chúng mình vừa cung cấp, các bạn đã sẵn sàng cho chuyến du lịch của mình chưa nào? Hãy để BestPrice giúp bạn đặt vé máy bay đi Hồ Chí Minh, khách sạn Hồ Chí Minh nếu bạn chưa biết ở đâu hay là combo Hồ Chí Minh trọn gói cho đến tour Hồ Chí Minh đưa bạn vivu khắp Sài Gòn với những dịch vụ và ưu đãi tuyệt vời nhất nhé!

BestPrice

Nguồn ảnh: Internet