Nhân vật trữ tình trong bài thơ Tây Tiến

  • Giới thiệu nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây tiến

Quang Dũng bước vào con đường sáng tác văn học nghệ thuật từ trước CMT8 nhưng phải đến thời kì kháng chiến chống Pháp ông mới thực sự khẳng định được tài năng và phong cách sáng tạo của mình. Là một người tài hoa, Quang Dũng đã thể hiện ngòi bút của mình trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật: hội họa, âm nhạc, văn chương và ở những lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp nhất định như nói đến Quang Dũng trước hết là nói đến nhà thơ có chất thơ hào hoa lãng mạn của Quang Dũng không những dồi dào trong những bài thơ trữ tình mà còn đi vào trong văn, bản nhạc, bức tranh của ông. Quang Dũng sáng tác không nhiều nhưng những bài thơ của ông để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc không thể phai mờ và tiêu biểu là bài thơ Tây Tiến.

Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm 1948 và được in lần đầu tiên trong tập “thơ” của nhà xuất bản Vệ quốc dân liên khu III (1949). Lúc đó bài thơ có nhan đề: “Nhớ Tây Tiến”, năm 1957, bài thơ được in lại trong tập “Rừng biển quê hương” do nhà xuât bản Hội nhà văn ấn hành, tên của bài thơ được tác giả đổi thành “Tây Tiến”.

Tây Tiến là tên một đơn vị bộ đội được thành lập năm 1947, địa bàn hoạt động chủ yếu ở miền rừng núi phía Tây của tổ quốc và vùng Đông Bắc của nước bạn Lào.

Thành viên của đơn vị Tây Tiến phần đông là những học sinh – sinh viên Hà Nội và chính điều này đã tạo nên một nét hào hoa, lãng mạn của người lính Tây Tiến (khác hẳn người lính xuất thân từ nông dân của bài thơ “Đồng chí” (Chính Hữu)). Quang Dũng vốn là đại đội trưởng của đơn vị Tây Tiến.

Năm 1948, Quang Dũng được chuyển sang đơn vị mới. Từ mảnh đất Phù Lưu Chanh, ông hồi nhớ về những đồng đội cũ và những miền đất đã đi qua. Chính những cảm xúc ấy đã giúp Quang Dũng viết thành công bài thơ Tây Tiến.

Bài thơ Tây Tiến biểu hiện một nỗi nhớ da diết mênh mang về người, về cảnh, về những kĩ niệm mà đoàn quân Tây Tiến nơi Quang Dũng đã sống những tháng ngày không thể nào quên trong cuộc đời cầm súng và cầm bút của mình. Hình tượng nhân vật trữ tình trung tâm bài thơ là người lính hào hoa, lãng mạn, tự dấn thân vào cuộc chiến đấu với ý chí quyết tâm lớn với những ước mong cao đẹp và một tâm hồn nghện sĩ nhạy cảm.

* Khổ thơ đầu: Hình ảnh thơ mộng của núi rừng sông Mã

Bài thơ Tây Tiến được mở đầu bằng tiếng gọi thiết tha như vọng từ sâu thẳm tâm hồn nhà thơ:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

Nhớ về Tây Tiến là Quang Dũng nhớ về dòng sông Mã, nhớ về cảnh sắc thiên nhiên chốn núi rừng miền Tây, nổi nhớ man mác mênh mang như gửi về muôn nẻo “nhớ chơi vơi”. Trong thơ ca Việt Nam xưa nay đã có khá nhiều những bài thơ, câu thơ hay nói về nỗi nhớ nhưng “nhớ chơi vơi” thì dường như Quang Dũng là người đầu tiên nói tới, nỗi nhớ ấy như có dáng hình cụ thể cứ bồng bềnh trong không gian như thời gian. Nỗi nhớ ấy cứ lan tỏa thấm đượm trong từng câu thơ, khổ thơ. Có thể nói bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng được xây dựng trên nền cảm hứng thương nhớ với bao kỉ niệm không thể nào quên.

Cùng với nỗi nhớ cả một miền đất xa xôi lần lượt hiện về sống dậy trong lòng hồi tưởng của nhà thơ:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”.

Những địa danh nơi miền Tây xa xôi như Sài Khao, Mường Lát được tác giả nhắc đến trong bài thơ vừa gợi nên cái âm u mịt mù của miền đất lạ nơi có đoàn quân mỏi đi trong sương, lại vừa có một vẻ đẹp lãng mạn huyền ảo. “Mường Lát hoa về trong đêm hơi” câu thơ thật mới mẻ, độc đáo: tác giả nói “hoa về” mà không phải là “hoa nở”, “đêm hơi” chứ không phải “đêm sương”; nhưng bông hoa hiên ra mờ mờ trong gương và trong màn sương dày dặc người lính Tây Tiến vẫn thấy hoa.

Câu thơ có một vẻ đẹp lung linh huyền ảo, đọc đến đây ta có cái cảm giác như cái mệt mỏi của đoàn quân dường như tan biến hết. Quang Dũng đã viết câu thơ rất tài tình với hầu hết là thanh bằng, tạo cảm giác nhẹ nhàng,lâng lâng,chơi vơi giống như sương, như hương hoa, như hồn người vậy

Bài thơ đã khắc họa, tô đậm chân dung người lính Tây Tiến. Bài thơ Tây Tiến là sự hồi tưởng, hoài niệm của Quang Dũng về những người đồng chí, về những miền đất đã đi qua. Tất cả chỉ là sự nhớ lại, là những kỉ niệm không thể nào quên. Vì thế nó có một vẻ đẹp lung linh, huyền ảo viết về thiên nhiên miền Tây của Tổ Quốc. Quang Dũng vừa làm nổi bật được vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình vừa diễn tả được khắc nghiệt dữ dội, hiểm trở của nó.

Thiên nhiên miền Tây qua con mắt nhìn của Quang Dũng có vẻ đẹp khác thường. Nó có một vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình (với hình ảnh những bông hoa đong đưa làm duyên bên suối, những bản làng thấp thoáng ẩn hiện trong sương, những dáng người chèo thuyền trên sông…)

Thiên nhiên miền Tây hiện lên với tất cả sự hiểm trở, dữ dội, khắc nghiệt của nó (với đèo cao, vực sâu, mưa nguồn, thác lũ với thú dữ “Mường Hịch cọp trêu ngươi,…). Đó là mặt trận, là địa bàn hoạt động của người lính Tây Tiến. Qua vẻ đẹp thơ mộng trữ tình, Quang Dũng đã thể hiện được tâm hồn lãng mạn cũng như sự tinh tế, tài hoa của người lính Tây Tiến. Miêu tả một thiên nhiên dữ dội, khắc nghiệt, Quang Dũng không chỉ muốn nói lên sự gian khổ, vất vả mà còn làm nổi bật ý chí quan tâm của họ. Khung cảnh thiên nhiên hiện lên dữ dội bao nhiêu thì hình ảnh người lính Tây Tiến càng lớn lao, hùng vĩ bấy nhiêu.

* Khổ thơ 2: hình ảnh dữ dội của núi rừng sông Mã

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng người trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.

Sau khi nhìn toàn cảnh nhà thơ Quang Dũng tái hiện con đường hành quân gập ghềnh, khúc khuỷu với đèo cao dốc đứng, với vực sâu thăm thẳm và mưa lũ thét gào, khung cảnh thiên nhiên dữ dội khắc nghiệt ấy được Quang Dũng khắc họa bằng những câu thơ gân guốc giàu tính tạo hình:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”.

Sự dữ dội, hiểm trở, khắc nghiệt của thiên nhiên, của con đường đã được nhà thơ Quang Dũng thể hiện bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau như: sự tương phản đối lập. sử dụng nhiều thanh trắc. Những câu thơ này không những tạo hình bằng hình ảnh mà còn được tạp hình bằng thanh điệu… Trong tác phẩm Truyện Kiều nổi tiếng của Nguyễn Du có những câu thơ giàu chất tạo hình như thế:

“Vó câu khập khểnh, bánh xe gập ghềnh”.

Bản thân thanh điệu của câu thơ đã đủ diễn tả con đường gập ghềnh ấy … Nhưng Nguyễn Du đâu có trực tiếp miêu tả đường, nhà thơ chỉ miêu tả vo câu (bước chân ngựa) và bánh xe lăn đi như thế nào. Vậy mà người đọc vẫn có thể hình dung ra con đường rõ mồn một.

Có thể nói, qua ba câu thơ, Quang Dũng đã vẻ lên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ hiểm trở và dữ dội. Những thủ pháp nghện thuật đối lập được nhà thơ Quang Dũng khai thác triệt để con đường hành quân của người chiến sĩ hết lên cao lại xuống sâu, gập ghềnh, khúc khuỷu. Đọc câu thơ lên ta có cảm giác như nghe thấy được cả hơi thở nặng nhọc của người lính trên đường hành quân. Con đường hành quân đầy vất vả, gian lao của người chiến sĩ Tây Tiến: nào đèo cao, vực sâu thăm thẳm,… tất cả như án ngữ, ngăn chặn bước đường của người chiến sĩ Tây Tiến.

Cách sử dụng từ ngữ của nhà thơ rất mới mẻ ,táo bạo,trên đỉnh trời nhưng nhà thơ không viết súng chạm trời mà lại viết “súng ngửi trời”, vừa diễn tả được độ cao của đỉnh núi lại vừa thể hiện được sự dó dỏm, thông minh, lạc quan của người chiến sĩ là cách nói vui, tếu táo, mang đậm chất lính.

Nét vẽ của nhà thơ Quang Dũng ở khổ thơ này thật dữ dội, phóng khoáng mà cũng thật nên thơ. Có câu thơ hun hút đi lên cao mãi như sánh với chiều cao chốn rừng núi “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”. Có câu thơ lại gấp khúc, giữa giữa chiều cao và chiều sâu: “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống” câu thơ ngắn nhịp ở giữa, gợi hình ảnh con đường đi lên rất cao, rất dốc; con đường đi xuống thì sâu thăm thẳm. Qua những câu thơ này, Quang Dũng không những nói lên được sự khác biệt dữ dội của thiên nhiên mà còn thể hiện được sự vất vả gian lao và chí quyết tâm to lớn của người lính Tây Tiến.

Nếu như ở ba câu thơ đầu Quang Dũng sử dụng nhiều thanh trắc với những nét vẽ gân guốc mạnh mẽ thì ở câu thơ thứ tư lại toàn thanh bằng giống như một nét bút mềm mạc và tinh tế.

“Nhà ai Pha Luông mưa xa”.

Có thể hiểu câu này theo hai mức độ và sắc thái khác nhau. Từ trên đỉnh núi cao nhìn ra xa, người lính Tây Tiến thấy những ngôi nhà ở Pha Luông thấp thoáng ẩn hiện trong cơn mưa nhưng cũng có thể hiểu khi cơn mưa trút xuống cả một vùng rộng lớn mịt mờ, trắng nước ngỡ như biển khơi; những ngôi nhà ở Pha Luông như dập dềnh trên biển lớn.

Hình ảnh những ngôi nhà ở Pha Luông đã gợi lên trong tâm hồn người chiến sĩ trẻ Tây Tiến một cảm giác nhẹ nhõm thanh thản, bình yên sau một chặng đường dài hành quân vất vả. Ở khổ thơ này, từng mảnh hình khối, đường nét chuyển đổi rất nhanh, bất ngờ trong một khung cảnh núi rừng bao la, hùng vĩ giống như một bức tranh hoành tráng, bút pháp nghệ thuật của nhà thơ thật uyển chuyển, phóng khoáng, đưa lại cho người đọc những cảm xúc mới mẻ phong phú.

* Khổ thơ ba: hình ảnh oai hùng trước cái chết của người lính Tây Tiến

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu ngươi”.

Trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ và dữ dội ấy thể hiện lênh hình ảnh đoàn quân đang miệt mài trèo đèo lội suối băng rừng. Có những người không còn đủ sức bước nữa đã đổ xuống và trút hơi thở cuối cùng:

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”

Hình ảnh thơ nói lên sự hi sinh mất mát lớn lao nhưng không gợi lên tình cảm bị lụy. Người chiến binh ấy đã vượt lên bao gian khổ khó khăn, đến lúc sức tàn lực kiệt vẫn cố gắn tiến bước cái chết đến với anh thật nhẹ nhàng thanh thản như trong một giấc ngủ say vậy. Có cảm giác như anh chỉ nghỉ ngơi trong chốc lát để rồi lại tiếp tục bước đường hành quân, chiến đấu của mình:

“Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng. 
Lòng khỏe nhẹ anh dân quê sung sướng
Ngả mình trên liếp cỏ ngủ ngon lành
Và trong mơ thơm ngát lúa đồng xanh”

(Trân trối – Tố Hữu)

Ấn tượng mạnh mẽ nhất trong đoạn thơ đầu chính là khung cảnh thiên nhiên miền Tây. Cái dữ dội vốn có của nó lại càng trở nên dữ dội hơn qua cách cảm nhận của Quang Dũng, có lúc thiên nhiên trở thành một lực lượng hung bạo đe dọa sự sống của người chiến sĩ.

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu ngươi”.

Hai câu thơ gợi về một thế giới hoang sơ dữ dằn, bí ẩn nơi sơn cùng thủy tận. Thiên nhiên ở đây không phải là đội tượng thưởng ngoạn mà là đối tượng người lính Tây Tiến phải đương đầu thử thách. Thiên nhiên – hiện thân của uy lực hoang sơ như muốn uy hiếp tinh thần người lính nhưng họ vẫn giám đương đầu và chế ngự bằng ý chí quan tâm to lớn của mình. Phải chăng miêu tả thiên nhiên như vậy của Quang Dũng muốn làm nổi bật vẻ đẹp lãng mạn, phi thường của người lính?

* Hai câu thơ: Vẻ đẹp ấm áp bức tranh chiều tây Tiến

“Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.

Cả bài thơ Tây Tiến là nỗi nhớ, là hoài niệm, bởi vậy tác giả chỉ nói về những ấn tượng, đọng lại lâu nhất trong tâm trí của mình. Nhớ về Tây Tiến, Quang Dũng không thể nào quên được những kỉ niệm đầm thắm, thắm thiết tình quân dân – những kỉ niệm ấy sâu đậm, da diết đến nổi nhà thơ phải thốt lên:“Nhớ ôi Tây Tiến”. Cùng với nỗi nhớ, những cảnh sinh hoạt bình dị cứ hiện dần lên, nào là:“cơm lên khói”,… Cuộc sống miền Tây gian khổ là thế nhưng người lính Tây Tiến có không ít những kỉ niệm ngọt ngào, vẫn có bao cảnh thơ mộng để mà ghi nhớ:

“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơ nếp xôi”.

Hai câu thơ này được nhiều người nhắc đến như những hình ảnh đẹp nhất, xúc động nhất của cuộc sống miền Tây. Biết bao nhớ nhung, lưu luyến được nhà thơ gửi gắm trong hai câu thơ trữ tình, đằm thắm ấy, cuộc sống bình dị và gần gũi biết bao. Đầm ấm không chỉ ở cảnh “cơm lên khói”, ở hương vị “thơm nếp xôi” mà còn là tình người thắm thiết gắn bó.

Kỉ niệm tình quân dân thắm thiết

Ở đoạn thơ thứ hai, mạch cảm xúc của nhà thơ đi sâu vào những kỉ niệm của tình quân dân gắn bó thắm thiết. Những kỉ niệm thật đẹp ấy, thật nên thơ ấy đã làm những sinh hoạt tập thể, những ngày hội chung vui giữa bộ đội với nhân dân, những điệu múa trong đêm hội đuốc hoa và tiếng khèn gợi cảm, e ấp:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ”.

Qua bốn câu thơ, Quang Dũng đã miêu tả được vẻ đẹp hào hoa, thanh lịch của những chàng trai Hà Nội. Tâm hồn người lính trẻ như bốc men say trong đêm hội thắm thiết tình quân dân. Âm thanh trầm bổng của tiếng khèn, ánh sáng bập bùng của lửa trại và dáng điệu thướt tha của những cô gái đẹp. Tất cả đã tạo nên một vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, như thực như mơ. Đoạn thơ như làm diệu hẳn không khí dữ dội của núi rừng hiểm trở mà chan hòa trong hình ảnh đẹp, nên thơ và ấm cúng của bản làng.

Hình ảnh con người nơi núi rừng hùng vĩ

Trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, chúng ta bắt gặp khá nhiều những câu thơ viết về cảnh vật và con người miền Tây với bao tình cảm yêu thương gắn bó:

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người bên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.

Hình ảnh “người đi Châu Mộc” mang những nét độc đáo của cuộc sống và con người miền Tây. Nơi đầu sóng ngọn thác đó không phải là vẻ đẹp yểu điệu dịu dàng mà vẻ đẹp mạnh mẽ, dũng cảm, ngang tàn của những con người đã từng vượt ghềnh băng thác mà không sợ hiểm nguy. Bông hoa rừng bên bờ suối dưới con mắt của Quang Dũng trở nên đong đưa, tình tứ lạ thường, như gửi tình theo dòng nước lũ. Ở đoạn thơ này, những câu hỏi: “có thấy – có nhớ” được nhắc đi nhắc lại như là lời tự vấn tự hỏi lòng mình của nhà thơ, thực ra đây chỉ là một cách để Quang Dũng bày tỏ. Những câu hỏi “có thấy… có nhớ” như là lời tác giả tự hỏi tư vấn lòng mình liệu có còn nhớ những cảnh vật, những con người ấy nhưng đây là những câu hỏi tu từ, hỏi chỉ để khẳng định rõ hơn tình cảm và nỗi nhớ của mình đối với con người và cảnh vật miền Tây.

Bút pháp nghệ thuật của Quang Dũng trong đoạn thơ này cũng hết sức đặc sắc ở câu thơ đầu: cảnh vật và con người như nhòa đi sương khói của thời gian: “Người đi” là ai?, “Chiều sương ấy” là chiều sương nào? Tất cả không được xác định một cách cụ thể, tất cả như nhòe đi để rồi sau đó từng hình ảnh, chi tiết cứ hiện dần lên một cách rõ nét: từ dáng người độc mộc cho đến những bông hoa đong đưa làm duyên bên thác lũ. Ngòi bút tài hoa tinh tế của Quang Dũng chỉ thoáng vài nét mà ghi lại được cái hồn của ngàn lau, cái dáng dấp dạo hình của người lái đò, cái ngả nghiêng đong đưa của những bông hoa rừng dường như muốn làm duyên bên đong thác lũ. Bốn câu thơ như bức tranh thủy mặc gợi lên những say mê ngây ngất ở đây: chất thơ, chất nhạc, chất họa hòa quyện với nhau đến mức khó mà tách biệt.

“Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá giữ oai hùng
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

Vẻ đẹp độc đáo, mạnh mẽ của người lính Tây Tiến

Nếu như những khổ thơ trên, Quang Dũng nói nhiều về thiên nhiên miền Tây, về cuộc sống sinh hoạt của người lính Tây Tiến thì ở đoạn này, tác giả tập trung phác họa chân dung của những người đồng đội. Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến đi vào thơ Quang Dũng với nhiều nét độc đáo:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá giữ oai hùm”.

Cuộc sống gian khổ, thiếu thốn của người lính Tây Tiến được khắc họa đậm nét. Bệnh tật, nhất là căn bệnh sốt rét khiến cho họ rung tóc đến trọc cả đầu, nước da xanh như tàu lá… thế nhưng ở họ có sự đối lập, tương phản giữa dáng vẻ bên ngoài ốm yếu, bênh tật với ý chí phẩm chất bên trong. Cuộc sống chiến đấu gian khổ như vậy, nhưng người lính Tây Tiến vẫn lạc quan (ba chữ “không mọc tóc” là cách nói vui, tếu táo của người lính Tây Tiến. Với họ không rụng tóc mà là “không mọc tóc” – nghĩa là vẫn chủ động chứ không phải bị động trước hoàn cảnh)

Hình ảnh đoàn quân không mọc tóc có vẻ kì dị, khác thường nhưng không phải sản phẩm của trí tưởng tượng hay cường điệu hóa, đó là hình ảnh được lấy từ hiện thực cuộc sống của người lính Tây Tiến. Cuộc sống nơi miền Tây khắc nghiệt: nước độc, rừng thiêng, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Những người lính Tây Tiến bị bệnh sốt rét triền miên làm cho nước da của họ xanh như tàu lá, tóc rụng đến trọc đầu. Hiện thực khắc nghiệt ấy được nhà thơ – Chính Hữu cũng ghi lại trong bài thơ “Đồng chí” :

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt rung người vầng trán ướt mồ hôi”.

Cũng nói về gian khổ, khó khăn,cũng nói về những cơn sốt rét rừng nhưng qua cách nói của Quang Dũng lại có sức ám ảnh kì lạ, lại gây được ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc. Bút pháp lãng mạn của Quang Dũng phát huy triệt để các hình ảnh tương phản. Ở đây, có sự đối lập giữa dáng vẻ bề ngoài ốm yếu, bệnh tật với ý chí,phẩm chất bên trong của người lính Tây Tiến. Điểm nổi bật ở họ chính là sức mạnh tinh thần to lớn của họ, họ vẫn giữ “oai hùm” khiến cho kẻ thù phải khiếp sợ.

Cuộc sống khó khăn, gian khổ vẫn không làm lung lây được ý chí quyết tâm của người lính Tây Tiến. Nhưng người lính Tây Tiến năm ấy phần lớn là học sinh – sinh viên Hà Nội, họ ra đi chiến đấu để lại phía sau lưng mình bao niềm thương nổi nhớ, bao kỉ niệm sâu nặng. Nếu như trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu ; người lính xuất thân từ nông dân ra đi chiến đấu vẫn nhớ gốc đa, giếng nước, ruộng nương thì nỗi nhớ của người lính Tây Tiến lại là một sắc thái riêng:

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Đã có một thời những câu thơ như vậy rất khó được chấp nhận và được coi là biểu hiện của căn bệnh mộng mơ, tiểu tư sản (là “buồn rớt”, “mộng rớt”). Nhưng làm sao có thể ngăn được tâm hồn của người lính mơ về Hà Nội và bóng dáng một người con gái ở phương xa. Những giây phút nhớ thương ấy không làm cho họ mềm yếu hay nản lòng mà trái lại có phần thúc giục, động viên chiến sĩ vượt qua gian khổ để chiến đấu và chiến thắng.

Hình ảnh cái chết bi trang nơi biên cương viễ xứ

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

Câu thơ “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” mang đậm chất hào hùng bi tráng. Con sông Mã đã gắn liền với bước đường trường chinh gian khổ của người lính Tây Tiến, đã từng chứng kiến biết bao chiến công oai hùng của họ, nay đau đớn tiếc thay tiễn đưa họ về đất. Nhưng với hình ảnh thơ này, Quang Dũng đã nâng cái chết của những người đồng chí lên một tầm cao mới; với hình ảnh này, cái chết của người lính Tây Tiến đã trở nên bất tử.

Trong những năm kháng chiến, ta thường ít khi nói đến cái chết, điều đó cũng dễ hiểu. Nhưng trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng đã không né tránh khi nói đến cái chết của những người đồng đội (trong bài thơ có đến ba lần nhà thơ nói đến cái chết, đó là: “Gục lên súng mũ bỏ quên đời”, “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”, “Áo bào thay chiếu anh về đất”). Câu thơ đầu gợi lên khung cảnh thật thơ lương với hình ảnh những ngôi mộ nằm rải rác nơi biên cương viễn xứ. Nhịp điệu câu thơ chậm như kéo dài ra, nhấn mạnh sự đau thương mất mát.

Những người lính Tây Tiến dấn thân vào cuộc sống chiến đấu và tâm niệm“quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” ra đi với tiếng hát hào hùng của đoàn vệ quốc: “Ra đi ra đi bảo tồn sông núi – Ra đi ra đi thà chết chớ lui”. Ra đi với khí thế ấy, tâm niệm của họ mới có thể vượt qua gian khổ, khó khăn, mới dám đương đầu với cái chết mà không nản lòng, nhục chí.

Nói về sự mất mát, hi sinh; âm hưởng bài thơ tuy hùng tráng nhưng phản phất nỗi buồn đau. Tuy nhiên, đó không phải nỗi buồn đau bi lụy. Người chiến sĩ Tây Tiến khi bước vào cuộc chiến đấu là người hiến dâng tuổi trẻ mình cho quê hương, đối với cái chết nhẹ tựa lông hồng. Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Quang Dũng viết về cái chết nhẹ nhàng như vầy. Tác giả dùng những từ “quên đời”, “về đất” để nói lên sự mất mát, hi sinh; cách nói ấy đúng với tinh thần và quan niệm người tráng sĩ ngày xưa: tráng sĩ đã xa trường là trách nhiệm cánh da ngựa bọc thây.

Cái chết nơi chốn rừng núi biên cương viễn xứ ấy cũng không thể nào ngăn cản được ý chí quyết tâm của người lính Tây Tiến. Câu thơ “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” có nhịp điệu, tiết tấu nhanh, nó vang lên như một lời thề thiêng liêng của người lính Tây Tiến. Nhưng anh không chết mà hóa thân vào non sông đất nước, anh trở về với cõi trường sinh bất tử. Trong giờ phút thiêng liêng ấy, dòng sông Mã đã kịp tấu lên khúc độc hành để tiễn đưa linh hồn và thể xác của anh về đất mẹ thân yêu. Câu thơ “Áo bào thay chiếu anh về đất” chỉ là một cách nói ước lệ của Quang Dũng nhằm làm “sang trọng” cái chết của người đồng đội, đồng thời làm giảm nhẹ sự đau khổ mất mát

  • Đoạn thơ bốn: lời thề quyết tử vì tổ tổ quốc thiêng liêng

Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng kết thúc bằng lời thề quyết tâm chiến đấu, lời thề của người đã xác định rõ tinh thần một đi không trở lại. Ra đi là chỉ có “một chia phôi”:

“Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn quê Xầm Nưa chẳng về xuôi”.

Hơn một nửa thế kỉ đã trôi qua kể từ bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng ra đời, vượt qua sự cảm hóa khắc nghiệt của thời gian, bài thơ vẫn có một chất hấp dẫn và cuốn hút đặc biệt với người đọc hôm nay, đồng thời cũng gợi nhớ về những năm tháng không thể nào quên trong lịch sử dân tộc. Có thể coi bài thơ Tây Tiến là bức tượng đài bất tử về những người lính vô danh mà Quang Dũng đã tạo dựng nên bằng cả tâm hồn mình. Bài thơ là sự tưởng nhớ của tác giả về một thế hệ thnh niên hăng hái ra đi chiến đấu và gục xuống vì độc lập – tự do của dân tộc.

Với cảm hứng và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ còn có sức hấp dẫn lâu dài đối với người đọc. Tây Tiến có giá trị về tư tưởng, về nghệ thuật. Bài thơ được viết ra với những màu sắc thẩm mỹ phong phú. Có cái đẹp hùng tráng của núi rừng hiểm trở, và vẻ đẹp bình dị nên thơ của cuộc sống nơi bản làng quê hương, có cảm hứng mạnh mẽ hòa hợp với chất trữ tình nhẹ nhàng mềm mại trong thơ. Đặc biệt Tây Tiến là bài thơ giàu nhạc điệu, nhạc điệu của cuộc sống và của tâm hồn