Nhân xét nghệ thuật miêu tả nhân vật của tô Hoài

Đề 116. Tự lựa chọn một đoạn trích trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, phân tích để làm nổi bật thành công của tác giả trong việc khắc hoạ tâm lí nhân vật.

Cuộc sống có muôn vàn điều bí ẩn nhưng sâu kín và bí mật nhất có lẽ vẫn là tâm hồn con người. Ấy vậy mà vẫn có những nhà thám hiểm đại tài chuyên phưu lưu khám phá thế giới đó – đó là những người nghệ sĩ văn chương. Đọc đoạn văn miêu tả diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân, bất cứ ai cũng đều ngạc nhiên, thán phục trước khả năng am hiểu nội tâm nhân vật của nhà văn Tô Hoài.

Chúng ta đều biết Vợ chồng A Phủ là câu chuyện rất hay về cuộc sống của người lao động miền núi. Thông qua hình tượng đôi trai gái người Mèo, Tô Hoài đã để độc giả chiêm ngưỡng về sức sống tiềm tàng và khát vọng tự do cháy bỏng trong mỗi người lao động miền ngược. Mị – một cô gái có đủ những phẩm chất xứng đáng được sống cuộc sống hạnh phúc- lại phải sống kiếp làm dâu gạt nợ tủi cực. Sự áp bức nặng nề, dai dẳng của thế lực phong kiến và thần quyền miền núi mà gia đình nhà chồng là một đại diện điển hình đã làm cho Mị tê liệt hoàn toàn về tâm hồn. Mị sống mà như chết, gần như không có ý thức về sự sống: “Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Thế nhưng điều kì diệu đã xảy ra khi mùa xuân, ngày Tết về với người Mèo.

Ban đầu, Tô Hoài miêu tả khung cảnh thiên nhiên Hồng Ngài khi xuân về: “Trên các đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô đã xếp yên đầy các nhà kho. Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi, lửa (…) Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội”. Chỉ bằng ba câu văn. tác giả đã bao quát được không gian thiên nhiên đặc trưng của cả một vùng. Với chúng ta những hình ảnh ấy vừa xa xôi, vừa gần gũi. Cái xa xôi là do khoảng cách địa lí mang đến còn cái gần gũi là bởi phong cảnh ấy dù có gió, rét dữ dội vẫn mang đến người người đọc một sự ấm áp lạ lùng. Cảm giác đó được gợi lên từ hình ảnh thật giản dị: ngô lúa xếp đầy các nhà kho, từ màu đỏ của bí, của lửa sưởi, màu vàng ủng của cỏ gianh.

Cuộc sống của con người cũng mang lại cảm giác ấm ấp, gần gũi: “trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đả xoè như con bướm sặc sỡ. Đám trẻ đợi ngày Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà”. Không khí Tết nhất, không khí của những ngày được nghỉ ngơi, vui chơi sau hàng năm dài vất vả đã hoàn toàn xua đi cái giá rét của mùa xuân trên núi cao. Trước cảnh đón Tết tưng bừng, rộn rã như thế, ai cũng muốn đi choi, cũng muốn hoà mình vào những tốp người tụm năm tụm ba là điều tất yếu.

Bằng những đoạn văn không dài, Tô Hoài đã chuẩn bị một cách chu đáo những điều kiện khách quan để nhân vật đáng thương của ông có sự trở mình, cựa quậy trong tâm hồn. Phút cuối cùng, nhà văn để cho “tiếng sáo rủ bạn đi chơi” “vọng lại, thiết tha bổi hổi”. Và điều kì diệu đã đến, mầm sống trong MỊ đã đội giá băng che phủ bao nhiêu năm để bật dậy: “Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi”. Phải hiểu từ khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra tâm hồn người con gái ấy đã hoàn toàn tê liệt thì mới thấy hành vi ngồi nhẩm hát của cô là điều bất thường. Sự việc nhỏ nhặt như vậy cũng được Tô Hoài quan sát và kể lại chi tiết, điều đó chứng tỏ sự nhạy cảm, tinh tế tột bậc ở nhà văn.

Những đêm tình mùa xuân đã tới, trong khi cả nhà thống lí tưng bừng ăn trong bữa rượu bên bếp lửa, “Mị cũng uống rượu”. Cách uống rượu của Mị thật khác thường. Mị uống “lén” nhưng lại “uống ùng ực từng bát” chứ không e dè, nhấm nháp từng tí một. Dường như Mị đang uống cả nỗi uất hận, tức nghẹn vào trong lòng. Rượu làm Mị say lịm nhưng lại đánh thức kí ức sống dậy nơi chị, dù chúng có hiện lên đứt nối. Hơi rượu bắt lấy tiếng sáo gọi bạn đầu làng, gợi lại trong chị thời son trẻ: “Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. ”, “có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”. Mị bắt đầu có những hành động thức tỉnh: “Mị uốn chiếc lả trên môi, thổi lả cũng hay như thổi sáo”. Để Mị thổi sáo trong men say của rượu, Tô Hoài vẫn để nhân vật cửa mình hành động trong vô thức, chính xác hơn là trong tiềm thức. Điều đó hoàn toàn logic với quy luật tâm lí con người. Sau những cú sốc quá nặng về tinh thần, ý thức con người chi có thể thức dậy từ từ, và trước tiên phải bắt đầu từ những hồi ức về quá khứ.

Nhà văn vẫn kiên trì dõi theo sự thức tỉnh trong tâm hồn Mị. Mị trở về căn buồng của mình, “trông ra cái của sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng”, nhưng lần này Mị không nghĩ “mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi” nữa. “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước”. Thực sự Tô Hoài rất tinh tế trong cách lựa chọn ngôn từ khi diễn tả những biến đổi trong tâm hồn Mị. Động từ “thấy” chứng minh sự thức tỉnh của cảm giác, của trạng thái tâm hồn. Mị thấy phơi phới trở lại” là sự thức tỉnh của ý thức, thức tỉnh một cách tự giác. Cảm giác ấy đã bắt nhịp một cách nhuần nhuyễn với kí ức thời con gái. Và ý muốn được đi chơi, được vui chơi như bao nhiêu người đến vói Mị là tất yếu. Cho đến giờ, những biến đổi đang diễn ra trong Mị vẫn thật hồn nhiên. Tô Hoài hiểu, trân trọng và hết sức nâng niu sự tĩnh tại trong tâm hồn nhân vật của mình, nhưng nhà văn vẫn phải theo logic tâm lí để đưa nhân vật trở về với những cay đắng trong hiện thực: “Nếu có nắm lả ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. Không phải Tô Hoài phũ phàng đẩy Mị về với thực tại. Phải am hiểu con người lắm, nhà văn để Mi từ ước mơ nhỏ bé, giản đơn trở về đối diện với hoàn cảnh của mình để thấm thía nỗi cay đắng.

Nhưng tiếng sáo mùa xuân vẫn cất lên, và lần này không đơn thuần là  tiếng sáo gọi bạn” nữa mà là “tiếng sáo gọi bạn yêu”. Tô Hoài để nhân vật chông chênh giữa hai bờ thực – ảo. Một bên là tiếng sáo gọi bạn tình, một bên là người chồng vũ phụ, bạc ác đang chuẩn bị đi chơi. Mạo hiểm hơn, tác giả cố tình để nhân vật của mình có thực thi những hành động nổi loạn. Mị xắn miếng mỡ bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng nhưng cũng chính là để thắp sáng lên cuộc sống tăm tối của mình. Tô Hoài tiếp tục chứng minh sự thức tỉnh trong Mị bằng các hành động “quấn lại tóc”, “với tay lấy củi vấy hoa vắt ở phía trong vách”. Đó không phải là những hành động làm đẹp đơn thuần, chúng biểu hiện cho sự thức tỉnh của ý thức cá nhân, ý thức con người trong cuộc sống.

Tô Hoài hiểu đây chưa phải là thời điểm để Mị làm cuộc cách mạng tự giải phóng mình. Thực chất sự thức tinh lần này của nhân vật là sự chuẩn bị cho những hanh động nổi loạn ở phía sau. Vậy nền, nhà văn vẫn không giải thoát Mị khỏi hành động ghì trói của A Sử mà đề cho nhân vật tỉnh táo chiêm nghiệm sâu sắc về những nôi cùng cực trong cuộc sống của chính mình: “Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa . Suy nghĩ của Mị làm ta nhớ đến lời than thân của cô gái trong truyện thơ “Xông chữ xôn xao của người Tày xưa: “Thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa, chỉ bằng thân con châu chuộc thối’. Nhưng chỉ từ ý thức đó Mị mới có thể thấm thìa một cách sâu sắc về thân phận của mình, và đó mới là lí do để Mị cởi trói cho A Phủ, giải thoát cho chính mình.

Miêu tả những diễn biến nội tâm ở Mị trong đêm tình, mùa xuân, Tô Hoài đã khéo léo dẫn những thôi thúc của ngoại cảnh làm cơ cở cho sự thức tỉnh trong tâm hồn Mị. Quá trình thức tỉnh đó lại dược đi dần từ những cõi xưa về cõi nay, từ vô thức, tiềm thức đến ý thức. Đoạn văn không dài nhưng đủ để chúng ta cảm nhận được sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị, và cũng đủ để chúng ta thán phục sự tinh tế trong ngòi bút Tô Hoài.

Vợ chồng A Phủ là một trong những truyện ngắn hay nhất của Tô Hoài. Va đêm tình mùa xuân là đoạn trích xuất sắc nhất, thể hiện thành công nhất tài năng khắc hoạ nội tâm của nhà văn.

https://hoc360.net/phan-tich-tac-pham-cha-con-nghia-nang-ho-bieu-chanh/

https://hoc360.net/phan-tich-truyen-ngan-hai-dua-tre-thach-lam/

Tô Hoài đã thu hút mọi ánh nhìn của người đọc bằng cách sử dụng nghệ thuật trầnthuật uyển chuyển, linh hoạt, cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng.Với sự dẫn dắt khéo léo và cách kể chuyện ngắn gọn nhà văn đã đưa người đọc đi từ bắtngờ này đến bất ngờ khác.3.2. Nghệ Thuật xây dựng nhân vật3.2.1. Miêu tả ngoại hình nhân vậtNgoại hình và nội tâm là nhân tố không thể thiếu để thể hiện nhân vật. Bởi nhânvật cần sự thống nhất giữa bên trong và bên ngoài. Để Mị xuất hiện ngay những dòng đầutiên của truyện Tô Hoài đã gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc khi khắc họa lên hìnhảnh của một cô gái lẻ loi, một cô con dâu nhà thống lí giàu sang mà mặt lúc nào cũng cúixuống và buồn rười rượi: “Cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàungựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nướcdưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi” [2; tr.4]. Nếu trước đây Mị làmột cô gái yêu đời, luôn vui vẻ thì bây giờ khi đã về làm dâu nhà thống lí Mị trở lặng lẻvà mất hết sức sống lùi lũi. Bằng cách miêu tả rõ nét khuôn mặt của Mị, Tô Hoài đã khiếnta phải suy ngẫm và cảm thấy mâu thuẫn. Một cô con dâu nhà giàu mà lúc nào cũng lùilũi, cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Mâu thuẫn ấy dường như muốn hé mở cho ta về cuộc đờicủa Mị, báo hiệu một cuộc sống lắm chông gai và nghiệt ngã mà Mị sắp gánh chịu.Nhân vật A Phủ là nhân vật được Tô Hoài nhắc đến là một con người khỏe mạnh vàcó vẻ bề ngoài ưa nhìn: “A Phủ khỏe mạnh, chạy nhanh như ngựa, con gái trong làngnhiều người mê, nhiều người nói rằng: Đứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu tốttrong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu” [29; tr.12]. Tô Hoài không miêu tả một cách trực tiếpmà ông miêu tả gián tiếp ngoại hình của A Phủ thông qua việc làm, cử chỉ và hành động.A Phủ một người gan dạ, siêng năng và cá tính.Nhân vật Thống lí Pá Tra không xuất hiện nhiều trong tác phẩm nhưng đây là nhânvật điển hình cho tầng lớp thống trị miền núi. Tô Hoài không miêu tả nhiều về ngoại hìnhcủa thống lí mà chỉ phát họa sơ lượt, vài nét. Ta thấy, thống lí Pá Tra có cái đầu trọc vàđuôi tóc dài: “Lúc một loạt người hút xong, Pá Tra ngồi dậy, vuốt ngược cái đầu trọc dài,kéo đuôi tóc ra đằng trước, cất giọng lè nhè” [3; tr.11]. Ngoại hình của thống lí Pá Tramang đậm chất miền núi.Nhân vật A Sử với ngoại hình của một công tử giàu sang, con nhà quan chức: “A Sửvừa ở đâu về, lại đang sửa soạn đi chơi. A Sử thay áo mới, khoác thêm hai vòng bạc ở cổrồi bịt cái khăn trắng lên đầu . Có khi nó đi mấy ngày mấy đêm. Nó còn muốn rình bắtmấy người con gái nữa về làm vợ” [7; tr8].Ngoại hình là một trong những yếu tố không thể thiếu khi xây dựng hình tượngnhân vật. Ngoại hình giúp ta hiểu thêm phần nào về nhân vật. Trong truyện ngắn vợchồng A Phủ ta thấy mỗi nhân vật đều mang những nét ngoại hình khác nhau gắn liền vớinhững tính cách khác nhau. Mị với vẻ bề ngoài xinh đẹp nhưng khuôn mặt lúc nào cũngcúi xuống, buồn rười rượi, ẩn chứa trong đó là sức sống mãnh liệt. A Phủ là một người18 mạnh mẽ, gan góc. A Sử là một kẻ ngang ngược và thống lí Pá Tra là một người ác độc,tàn bạo.3.2.2. Miêu tả ngôn ngữ nhân vậtNgôn ngữ là công cụ để giao tiếp, là phương tiện để người đọc hiểu thêm về tínhcách, tư tưởng, tâm lí,…của nhân vật. Sêdrin cho rằng: “Từ cửa miệng một người nói rakhông hề có lấy một câu nào mà lại không thể có những hành động, những câu nói màđằng sau lại không có một lịch sử riêng” [4; tr.45]. Đằng sau câu nói của mọi người đềuẩn chứa những cái riêng của nó.Tô Hoài đã thành công khi miêu tả ngôn ngữ nhân vật với cách xưng hô“mày – tao”: “Mày về lạy chào tao để mày đi chết đấy à? Mày chết nhưng nợ tao vẫncòn, quan lại bắt tao trả nợ. Mày chết rồi thì không lấy ai làm nương ngô giả được nợngười ta, tao thì ốm yếu quá rồi. Không được con ơi !” [4; tr.6]. Qua đó cho thấy, TôHoài đã sử dụng từ ngữ hết sức mộc mạc, giản dị và gần gũi với cuộc sống.Trong suốt chiều dài của tác phẩm nhân vật Mị chỉ hai lần cất tiếng nói. Lần đầutiên Mị nói là lúc van xin cha đừng gả cô cho nhà giàu: “Ông lão nghĩ năm nào cũngphải trả một nương ngô cho người ta, thì tiếc ngô, nhưng cũng lại thương con quá. Ôngchưa biết nói thế nào thì Mị bảo bố rằng: Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phảilàm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu” [4; tr.5]. Điều đóchứng tỏ Mị là một cô gái siêng năng, giỏi giang, hiếu thảo với bố và không ham giàusang, phú quý. Mị chấp nhận lao động để trả nợ nhưng không chấp nhận về làm dâu connhà giàu.Lần thứ hai Mị cất tiếng là lúc cắt dây cởi trói cho A Phủ. Tiếng nói đầu tiên đượccất lênn sau bao nhiêu năm câm lặng: “Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. APhủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ởngười A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiến “Đi ngay…””[6; tr .14]. Bao nhiêu u uất, dồn nén để rồi Mị cất tiếng. Mị bắt đầu sợ cái chết bởi lúc nàyđây Mị đã nhận thức được tất cả. Sức sống trong Mị đã thực sự trở về. Cũng từ đây, Mị đãđược tự do bắt đầu một cuộc sống mới, ở vùng đất mới.A Phủ là một người mạnh mẽ và gan dạ: “Về đến nhà, A Phủ lẳng vai ném nửa conbò xuống gốc đào trước cửa. Pá Tra bước ra hỏi: Mất mấy con bò? A Phủ trả lời tựnhiên: Tôi về lấy súng. Thế nào cũng bắn được. Con hổ này to lắm” đứng trước thế lựcthống trị A Phủ không hề sợ sệt bởi A Phủ là người không sợ cường quyền, là một ngườigan góc, táo bạo. Qua câu nói của A Phủ ta còn nhận thấy anh là người có trách nhiệm, APhủ nhận thức được đâu là người vừa cứu mình, là ân nhân của mình vì vậy mà anh đãdẫn Mị cùng đi, chạy trốn khỏi nhà thống lí Pá Tra.Thống lí Pá Tra là người giàu có nhưng cậy quyền thế, không giúp đỡ người dân màngược lại còn áp bức người nghèo khổ, ép Mị về làm dâu gạt nợ: “ Cho tao đứa con gáinày về làm dâu thì tao xóa hết nợ cho” [3; tr.5]. Lợi dụng cơ hội ép A Phủ trở thànhngười ở: “Mày không có trăm bạc thì tao cho mày vay để mày ở nợ. Bao giờ có tiền giảthì tao cho mày về, chưa có tiền giả thì tao bắt mày ở làm con trâu, con ngựa cho nhà19 tao. Đời mày, đời con đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ hết nợ tao mới thôi”[6; tr.12]. Thống lí Pá Tra là đại diện cho tầng lớp áp bức thống trị, thần quyền miền núi.A Sử là một công tử nhà giàu, con trai thống lí Pá Tra tính tình ngang ngược và cótính cậy quyền như cha, ỷ thế mạnh ăn hiếp kẻ yếu: “A Sử đang sắp bước ra, bỗng quaylại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi: Mày muốn đi chơi à?”[14; tr.8]. Một câu nói cứ ngỡ là câu hỏi nhưng không, đây không phải là câu hỏi mà làcâu nói như có ý không cho Mị đi chơi, như một lời răn đe trước của A Sử.Qua tác phẩm ta thấy, Tô Hoài đã sử dụng những từ ngữ sinh động, có chọn lọc. Đặcbiệt là sử dụng từ ngữ đậm chất miền núi làm nổi bật lên nhân vật. Nhà văn đã dùngnhững ngôn ngữ bình dân trong lời nói của nhân vật. Từ đó giúp cho người đọc dễ dàngtiếp cận tác phẩm và hiểu thêm về nhân vât.3.2.3. Miêu tả nội tâm nhân vậtDường như trong suốt chặn đường tìm lại chính mình nhân vật Mị chẳng nói mộtlời nào. Có thể nói, Mị là một người sống nội tâm, chỉ thể hiện qua những dòng suy nghĩ.Nhân vật Mị được Tô Hoài xoáy sâu từ bên trong nhằm giúp ta khám phá và phát hiện vẻđẹp tiềm tàng ở sức sống nội tâm.Ở đoạn đầu của truyện diễn biến tâm lí của Mị không được tác giả miêu tả nhiềulắm. Diễn biến tâm lí của Mị chỉ thật sự chuyển biến mạnh mẽ trong đêm tình mùa xuân.Với tác động của yếu tố ngoại cảnh, trước hết là khung cảnh mùa xuân, tiếng chiêng đánhầm ĩ của bữa cơm tết, tiếng hát mộc mạc, giản dị. Quan trọng là tiếng sáo gọi bạn tìnhtrong đêm tình mùa xuân đã làm cho tâm trạng Mị thay đổi một cách bất ngờ và mạnhmẽ.Tiếng sáo là chất xúc tác khơi dậy sức sống của Mị. Đầu tiên, tiếng sáo lấp ló từ xa:“Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại,thiết tha bổi hổi” [3; tr.7]. Khi nghe tiếng sáo trong lòng Mị bổng nghe bổi hổi, Mị bắtđầu nhớ lại lời của bài hát rồi nhẩm theo chứng tỏ sức sống trong Mị đã được gợi lại. Menrượu đã đưa Mị về với những ngày trước những ngày có thể gọi là tươi đẹp nhất đối vớiMị, đầy sự kiêu hãnh và tự do.Tiếng sáo cứ thế gót vào lòng Mị biết bao là suy nghĩ: “Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọingười nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về những ngày trước. Tai Mịvăng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng” [17; tr.7]. Đã mấy năm rồi chẳng năm nào A Sửcho Mị đi chơi, Mị cũng chẳng buồn đi. Nhưng mùa xuân này lại khác, tiếng sáo đã khơigợi ham muốn đi chơi của Mị. Mị đã ý thức được mình còn trẻ và Mị muốn sống lại vớinhững ngày trước.Thật phủ phàng, một cô gái yêu đời, lúc nào cũng được tự do, vui vẻnhư Mị mà giờ đây cô lại bị trói buộc như thế, đau khổ như thế. Đi chơi là quyền tự docủa mọi người vậy mà Mị cũng không có cái quyền ấy.Từ tiếng sáo của ngoại cảnh giờ đây đã trở thành tiếng sáo nội tâm thâm nhập vàoMị: “Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêmvào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị sắp đi chơi”20 [11; tr.8]. Tiếng sáo thúc giục sức sống tiềm tàng của Mị, tiếng sáo làm nền tảng để sứcsống ấy có thể trổi dậy mạnh mẽ.Trong lòng Mị giờ đây chẳng cảm nhận được gì ngoài tiếng sáo: “Trong bóng tối,Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghetiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi” [22; tr.8]. Trong tiềm thức,Mị nghe thấy có tiếng hát của những đôi trai gái. Mị nhớ lắm ngày trước, cái ngày chưavề làm dâu nhà thống lí. Mị đã từng hát như thế, vui vẻ như thế nhưng những ngày thángấy đã kết thúc. Mị giờ đây chỉ là một người ở không hơn, không kém những giây phút ấygiờ đây chỉ còn trong hồi tưởng, kí ức. Để rồi trong dòng suy nghĩ Mị bước đi, đi theotiếng gọi của lòng mình.Nhà văn Tô Hoài đã miêu tả thành công nội tâm của nhân vật Mị khi cho Mị chứngkiến cảnh A Phủ bị trói đứng rồi thấy những giọt nước mắt của A Phủ rơi xuống hai hõmmá. Để từ đó lòng thương mình, thương người trong Mị trổi dậy. Mị nhớ lại đêm nămtrước: “Nhìn thấy tình cảnh như thế. Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mịcũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng xuống cổ,không biết lau đi được” [23; tr.13]. Mị bắt đầu nhận ra sự độc ác của cha con thống lí.Một khi đã nhận ra sự độc ác của bọn cường quyền chắc chắn con người sẽ đứng lên đểphản kháng và Mị cũng không ngoại lệ. Mị nhớ lại đời mình,nhớ số phận nghiệt ngã củamình. Mị cảm thấy không sợ nữa, mạnh dạn cắt dây cởi trói cho A Phủ sau đó cùng APhủ trốn khỏi Hồng Ngài.Tô Hoài đã rất thành công khi dùng bút pháp miêu tả nội tâm qua ngoại hình: “Cóviệc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bêntảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải,chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cuối mặt, mặt buồn rười rượi”[1; tr.4]. Dáng vẻ buồn rầu như chứa đựng nhiều u uất trong lòng Mị.Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ nhà văn không miêu tả về nội tâm của nhân vậtA Phủ, A Sử và thống lí Pá Tra mà chỉ miêu tả nhiều về hành động, qua những hành độnglàm toát lên nhân vật và những gì nhà văn muốn gửi gắm trong nhân vật. Tô Hoài đã chọnhai góc nhìn khác nhau để tạo nên hai hình tượng khác nhau. Nếu nhân vật Mị được khắchọa bằng cái nhìn từ bên trong nội tâm với sức sống tiềm tàng thì A Phủ được tác giả thểhiện ở cái nhìn bên ngoài qua tính cách và hành động với sự gan dạ và táo bạo của tuổitrẻ.3.2.4. Miêu tả hành động nhân vậtNếu nội tâm là yếu tố tình cảm giúp người đọc cảm nhận được nhân vật thì hànhđộng chính là yếu tố không thể thiếu để tác phẩm có thể thu hút người đọc. Suốt tácphẩm, đôi lúc Mị âm thầm, chịu đựng nhưng có lúc Mị phản kháng quyết liệt, nhằm mongthoát khỏi cuộc sống đau khổ kia, cuộc sống của cô con dâu gạt nợ.Từ những ngày đầu về làm dâu nhà thống lí, Mị đã phản kháng mạnh mẽ: “Có đếnhàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc. Một hôm, Mị trốn về nhà, hai tròng mắt còn đỏhoe. Trông thấy bố, Mị quỳ lạy, úp mặt xuống đất, nức nở” [7; tr.6]. Mị đã có ý định tự tử21 để không phải chấp nhận số phận con dâu gạt nợ. Dường như Mị đã biết trước số phậncủa mình khi về làm dâu nhà thống lí.Mị dần sống lại khi trong mình đã có hơi men. Mị uống ực từng bát như uống đi cayđắng những ngày qua, Mị muốn chôn vùi đi cay đắng mà mình đã chịu. Mị muốn tìm vềnhững ngày trước với những ước mơ tươi trẻ của lứa tuổi đôi mươi. Phút chốc, trong đầuMị lóe lên một ước muốn lạ lùng, ước muốn mà bao năm qua, từ khi về nhà thống lí Mịđã không bao giờ nghĩ đến: “Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng Mị độtnhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đichơi” [27; tr.7]. Mị muốn đi chơi như bao người phụ nữ có chồng khác.Hành động lại tiếp nối hành động, một lần nữa Mị muốn tự tử khi đã nhận thứcđược thực tại cuộc sống. Như người ta thường nói sống trong cái khổ lâu ngày, chịu nhiềuuất ức, dồn nén rồi cũng có ngày nó bùng nổ “tức nước vỡ bờ” thì con người sẽ có nhữnghành động nhất định. Còn đối với Mị một con người đã cam chịu bao lâu nay cũng khôngngoại lệ: “Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏthêm vào đĩa đèn cho sáng” [11; tr.8]. Mị thắp sáng lên cuộc đời tăm tối của mình, thắplên ngọn lửa lòng của Mị. Mị bắt đầu hàng loạt những hành động: Quấn lại tóc, với taylấy cái váy hoa. Mị muốn đi chơi, sắp đi chơi và đang chuẩn bị cho việc đi chơi của mình.Chuẩn bị cho sự trở về con người thật của Mị.Dường như không biết mình đang bị trói đứng, Mị đã bước đi, đi trong vô thức nhưngười mộng du trong đêm tối: “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mìnhđang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộcchơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả phao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt phaonào…”. Mị vùng bước đi” [22; tr.8]. Mị muốn đi theo tiếng gọi của lòng mình. Nhưng sựđau đớn ở tay, chân đã đưa Mị về với hiện tại đau khổ.Trong suốt đêm tình mùa xuân, Mị đã đấu tranh dữ dội để tìm lại chính mình. Hànhđộng của Mị ngày càng quyết liệt hơn như báo trước rồi sẽ có những cuộc phản khángtiếp theo còn hơn thế nữa. Đến đây, ta đã thấy được sự thành công của Tô Hoài khi miêutả nhân vật Mị, từ một cô gái bị tê liệt về cảm xúc thì giờ đây Mị đã có những hành độngphản kháng mạnh mẽ.Sau cái ngày bị trói đứng, Mị trở nên thờ ơ với tất cả. Mị thản nhiên khi thấy APhủ bị trói đứng Mị trở lại với cuộc sống lầm lũi. Khi bắt gặp những giọt nước mắt của APhủ: “Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừamở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” [21; tr.13]. Lòngthương mình, thương người của Mị bừng tỉnh, Mị nhận ra được bản chất tàn độc của chacon thống lí. Sau đó, Mị đã có một quyết định hết sức táo bạo đó là cắt dây cởi trói cho APhủ: “Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưngMị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nútdây mây” [5; tr.14]. Mị đã cởi trói và cứu sống A Phủ đồng thời cũng cứu sống bản thân.Cắt bỏ sợi dây trói buộc đời mình với nhà thống lí. Mị vụt chạy trong đêm tối, Mị chạytheo A Phủ dù Mị không biết rồi sẽ đi đâu về đâu. Nhưng Mị biết một điều đi theo A PhủMị sẽ không phải chịu cảnh khổ cực như ở nhà thống lí. Mị chạy theo A Phủ để tìm mộtcuộc sống mới, một cuộc sống tươi đẹp hơn.22 Tô Hoài đã khắc họa rõ nét hành động của Mị. Hành động tất yếu phải có trong suốtquá trình tự nhận thức của Mị. Qua đó ta thấy, ẩn chứa trong tâm hồn câm lặng ấy là mộtsức sống mãnh liệt, một khát vọng lớn lao như mạch suối nguồn trong mát không bao giờcạn.Tô Hoài đã sử dụng hành động để bộc lộ thêm về tính cách của A Phủ. A Phủ là mộtmầm sống khỏe mạnh của núi rừng, xuất thân từ núi rừng vì vậy mà A Phủ rất bản lĩnh vàgan dạ. Cũng vì là một người cá tính mà A Phủ có những hành động hết sức táo bạo.Đầu tiên, A Phủ đã đánh A Sử khi A Sử gây sự trong đêm tình mùa xuân. Hànhđộng của A Phủ chứng tỏ A Phủ là một người khỏe mạnh và không sợ cường quyền. Bởinếu sợ A Phủ đã không đánh A Sử. Dù ở hoàn cảnh nào A Phủ cũng không sợ. Khi làmmất bò A Phủ đòi đi bắt hổ để chuộc lỗi với thống lí. Cứ ngỡ con người mạnh mẽ ấy sẽkhông bao giờ khóc nhưng không A Phủ đã khóc khi bị trói đứng trong đêm mùa đông:“Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở,một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”[21; tr.13]. A Phủkhông khóc vì đau đớn mà khóc vì nhận ra sự áp bức của ách thống trị thần quyền, sự cơcực của người dân nơi đây. Đồng thời A Phủ cũng cảm thương cho số phận của mình.A Sử một người tàn bạo, ngang ngược. Bắt ép Mị về làm vợ, trói đứng Mị trongđêm tình mùa xuân: “A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cảmột thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lêncột, làm cho Mị không cúi, không nghiên được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cáithắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại” [17; tr.8]. Tô Hoàiđã miêu tả rất chân thực cách cư xử độc ác của A Sử đối với Mị. Một người chồng chínhnghĩa không bao giờ làm vậy với vợ mình. Từ đó ta thấy, A Sử là một người tàn ác, ứchiếp kẻ yếu.Còn thống lí Pá Tra một người nham hiểm, ác độc, lợi dụng cơ hội để bóc lột củavà sức lao động của người dân: “Mày không có trăm bạc thì tao cho mày vay để mày ởnợ. Bao giờ có tiền giả thì tao cho mày về, chưa có tiền giả thì tao bắt mày ở làm contrâu, con ngựa cho nhà tao. Đời mày, đời con đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ hếtnợ tao mới thôi. A Phủ ! Lại đây nhận tiền quan cho vay” [6; tr.12]. Thống lí Pá Tra lànhân vật tiêu biểu cho những tên địa chủ ác độc, áp bức và ức hiếp kẻ yếu, là đại diện choách thống trị miền núi.Tô Hoài đã xem những hành động như là một điểm nhấn để thu hút ánh nhìn củađộc giả đối với nhân vật của mình. Qua đó, nhà văn còn tố cáo tội ác của bọn chúa đất,thực dân cảm thông cho số phận cực khổ, bị áp bức giam hãm trong cuộc sống tăm tối.Đồng thời, nói lên sự phản kháng của những người lao động để đi tìm cuộc sống tự do.3.3. Nghệ thuật xây dựng kết cấuQua truyện ngắn Vợ chồng A Phủ ta thấy Tô Hoài đã xây dựng kết cấu thời gianrất chặt chẽ: Đan xen giữa hiện tại và quá khứ. Đầu tiên Mị xuất hiện ở hiện tại với hìnhảnh một cô gái lùi lũi, mặt buồn rười rượi: “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Trathường trông thấy có một người con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh23 tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nướcdưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi” [1; tr.4]. Dáng vẻ của Mị đãphản ánh được số phận của cô, số phận của người dân lao động bị áp bức.Sau đó, Tô Hoài đưa Mị trở về với quá khứ tươi đẹp, một cô Mị trẻ trung yêu đờivà có tài thổi sáo: “Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo.Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê,ngày đêm thổi sáo đi theo Mị” [21; tr.7]. Quá khứ qua đi hiện tại nghiệt ngã lại trở về ASử đã trói đứng Mị khi Mị đang chuẩn bị đi chơi nhưng dù trói được thể xác của Mịnhưng A Sử cũng không thể trói được tâm hồn Mị, Mị vẫn đi theo những cuộc chơi, đámchơi. Một lần nữa tiếng chân ngựa đạp vào vách đã làm Mị thức tỉnh Mị trở về hiện tạitrong hoàn cảnh bị trói đứng.Đêm mùa đông đến, khi Mị nhìn thấy những giọt nước mắt của A Phủ thì một lầnnữa Mị hồi tưởng về quá khứ: “Nhìn thấy tình cảnh như thế. Mị chợt nhớ lại đêm nămtrước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuốngmiệng xuống cổ, không biết lau đi được” [23; tr.13]. Nhớ lại hoàn cảnh bản thân để rồi Mịnhận ra được bản chất xấu xa của ách thống trị tàn ác mà tiêu biểu là thống lí Pá Tra. Từđó, Mị đã cắt dây cởi trói cho A Phủ.Tô Hoài đã sử dụng kết cấu thời gian vào tác phẩm của mình một cách tinh tế. Cácsự kiện được sắp xếp và xuất hiện lần lượt. Dù không xảy ra ở cùng một hoàn cảnh nhưngkết cấu vẫn liền mạch, không bị đứt quãng. Giúp người đọc dễ theo dõi câu chuyện.Tô Hoài đã thành công khi xây dựng kết cấu tâm lí nhân vật Mị. Mị là nhân vậtsống bằng nội tâm. Vì vậy mà diễn biến tâm lí của Mị diễn ra mạnh mẽ. Khi mới về thốnglí bắt đầu cuộc sống của con dâu gạt nợ, Mị đã khóc ròng rã như để phản kháng. Mị có ýđịnh tự tử nhưng rồi lại thôi bởi Mị sống không chỉ vì mình mà còn vì người cha thân yêucủa mình: “Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc. Một hôm, Mị trốn về nhà,hai tròng mắt còn đỏ hoe. Trông thấy bố, Mị quỳ lạy, úp mặt xuống đất nức nở” [1; tr.6].Kể từ đó diễn biến của Mị không có gì nổi bật. Cho đến khi mùa xuân đến, những yếu tốngoại cảnh tác động đến Mị đặc biệt là tiếng sáo đã làm cho diễn biến tâm lí Mị có sựchuyển biến mạnh mẽ. Trong Mị có những giằng xé, mâu thuẫn giữa hiện tại và quá khứ.Hiện tại thì quá trớ trêu mà quá khứ thì quá tươi đẹp. Tiếng sáo từ xa đến gần làm cho sứcsống trong Mị trở lại. Bởi sức sống ấy không hề mất đi mà nó chỉ như đang chờ một xúctác tác động vào để rồi nó trổi dậy mạnh mẽ. Đêm mùa đông, diễn biến tâm lí Mị diễn raquyết liệt hơn Mị nhận ra được bản chất của mọi việc, ý thức được bản thân và Mị đã giảithoát cho A Phủ.Qua việc sử dụng kết cấu tâm lí cho nhân vật, nhà văn đã lột tả được hết sự camchịu của người dân nghèo khổ bị áp bức và bộ mặt xấu xa của giai cấp thống trị. Tô Hoàiđã sử dụng kết cấu thời gian đan xen với kết cấu tâm lí nhằm thể hiện hết tâm trạng cũngnhư số phận của nhân vật.Ngoài việc sử dụng kết cấu thời gian, kết cấu tâm lí Tô Hoài còn sử dụng kết cấutheo hai tuyến nhân vật đối lập trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Hai tuyến nhân vật đạidiện cho hai mảng đối kháng của xã hội giữa: Một bên là tầng lớp bị trị, cái thiện, một24 bên là tầng lớp thống trị, cái ác. Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, Thống lí Pá Tra vàA Sử là đại diện cho tầng lớp thống trị, áp bức còn Mị và A Phủ là đại diện cho tầng lớpnông dân nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột. Ngoài ra lối kết cấu này còn đối lập trong cả cácsự kiện, hình ảnh, âm thanh, tình tiết,… Chứ không riêng gì nhân vật. Trong truyện còncó sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại: “Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựađược. Mị không nghe tiếng sáo nữa chỉ nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫnđứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa” [25; tr8],tiếng sáo trong quá khứ thật hay, hữu tình còn hiện tại là tiếng chân ngựa đạp vào váchthô bạo. Hiện thực và quá khứ là hai mặt trái nhau, để soi sáng và tương phản lẫn nhaugiữa một cô Mị vui vẻ, yêu đời và một cô Mị vô cảm, thiếu sức sống.Kết cấu đối lập là thủ pháp được sử dụng nhiều trong văn học. Tô Hoài đã sử dụngsự đối lập này làm nổi bật lên hai tuyến nhân vật, bộc lộ hết tính cách, nhân phẩm và tâmhồn nhân vật. Phản ánh rõ nét bộ mặt thật của xã hội.KẾT LUẬNQua quá trình nghiên cứu hình tượng nhân vật trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủcủa Tô Hoài, ta thấy được cuộc sống cơ cực, khổ sở của người dân miền núi Tây Bắcdưới ách thông trị cường quyền và sự tàn ác, bóc lột của bọn địa chủ thực dân.25 Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài đã xây dựng cho truyện hai mảng nhân vậtđối lập nhau: Mị và A Phủ là đại diện cho những người nghèo, bị chà đạp, đọa đày, thốnglí Pá Tra và A Sử là đại diện cho những người giàu thuộc tầng lớp thống trị, áp bức. Quađó, nhà văn lên án, tố cáo mạnh mẽ những con người chỉ vì lợi ích riêng mà nhẫn tâm chàđạp người khác, ỷ thế mạnh ăn hiếp kẻ yếu và làm nhiều chuyện xấu gây hại cuộc sốngcủa người dân.Tô Hoài đã sử dụng những hình ảnh chân thật, sống động gây ấn tượng trong mắtngười đọc. Tác giả thể hiện sự cảm thông cho số phận những người lao động vùng núiTây Bắc: Cam chịu cuộc sống tối tăm, khổ cực. Đồng thời ca ngợi sức sống tiềm tàng,mạnh mẽ của người dân nơi đây. Họ đã phản kháng quyết liệt để tìm lại tự do, tìm lạicuộc sống mới.Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ đã khắc họa chân thực những nét riêng về văn hóaphong tục, tập quán, những nét tính cách và tâm hồn của người dân miền núi: Tục trìnhma, phạt vạ, cho vay nặng lãi, cưới hỏi, nối dây, gọi bạn tình, chơi xuân,… Tính gan góc,táo bạo của A Phủ, sức sống tiềm tàng ẩn sâu trong tâm hồn Mị.Tô Hoài là một nhà văn có nguồn sáng dồi dào, một cây bút văn xuôi hàng đầu củanền văn học hiện đại Việt Nam. Tô Hoài luôn có những khám phá mới mẻ trong sáng tạonghệ thuật nhờ sự chịu khó, cố gắng tìm tòi và học hỏi đó cũng là yếu tố tạo nên sức sốngvà ý nghĩa lâu bền cho tác phẩm của ông đối với đời sống tinh thần của người đọc.TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Nguyễn Minh Ca (2012), Bài giảng nguyên lí lí luận văn học, Đại học Tây Đô.2. Lê Tiến Dũng (2005), Giáo trình lí luận văn học_ Phần tác phẩm văn học, NXBĐại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.26 3. Lê Bá Hán (chủ biên) (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốcgia Hà Nội.4. Phong Lê – Vân Thanh (2007), Tô Hoài tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục.5. Sách giáo khoa, Ngữ văn 12_ tập 2 (2008), NXB Giáo dục6. Phương Lựu (1997), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.7. Nguyễn Đức Quyền (2007), Bình giảng – Bình luận văn học, NXB Giáo dục.8. Phan Văn Tiến (2013), Bài giảng lí luận văn học 2, Đại học Tây Đô.NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………27