Nhận xét về đặc điểm loại hình của tiếng Việt

1. Loại hình là một tập hợp những sự vật, hiện tượng cùng có chung những đặc trưng cơ bản nào đó, ví dụ như: loại hình nghệ thuật, loại hình báo chí, loại hình ngôn ngữ,... (Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 1999).

2. Trên thế giới có tới trên 5000 ngôn ngữ. Sự khác nhau giữa những ngôn ngữ này rất dễ nhận biết qua trực quan. Tuy nhiên khi đi sâu nghiên cứu, các nhà ngôn ngữ học thấy giữa một số ngôn ngữ có những nét chung do cùng nguồn gốc, và họ dựa vào đó để phân chia chúng thành một số ngữ hệ, như: ngữ hệ Ấn - Âu, ngữ hệ Nam Á. Nhưng cũng qua đối chiếu so sánh, các nhà ngôn ngữ học còn thấy một số ngôn ngữ tuy không cùng cội nguồn nhưng vẫn có những đặc trưng cơ bản (trên các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) giống nhau. Dựa trên những sự giống nhau đó, các nhà ngôn ngữ học tiến hành phân loại và sắp xếp các ngôn ngữ vào một số loại hình. Có hai loại hình ngôn ngữ khá quen thuộc với chúng ta là: loại hình ngôn ngữ đơn lập (tiếng Việt, tiếng Hán,...) và loại hình ngôn ngữ hoà kết (tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh,...). "Những đặc điểm được tập hợp vào trong một loại hình phải là những đặc điểm liên quan với nhau, chi phối lẫn nhau,... Loại hình là một khái niệm rất chung cho phép chỉ ra những đặc điểm cơ bản nhất (nhưng không phải đầy đủ nhất) trong cơ cấu một ngôn ngữ. Nói loại hình của một ngôn ngữ nào đấy tức là nói đến tổng hợp những đặc điểm chính của ngôn ngữ đó. Tất cả những ngôn ngữLoại hình các ngôn ngữ).

3. Theo cách phân loại trên đây thì tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ đơn lập là:

- Tiếng là đơn vị cơ sở của ngôn ngữ. Tiếng trong tiếng Việt trùng với âm tiết và có thể là từ (hoặc là yếu tố để tạo từ). Âm tiết có kết cấu chặt chẽ, có ranh giới rõ ràng, ở dạng đầy đủ gồm có: phụ âm đầu, vần và thanh điệu. Trong thơ cổ Hán Nôm, tiếng thường được gọi là chữ: thơ năm chữ, thơ bảy chữ,... Đó là cách gọi dựa trên chữ viết, vì chữ Hán và chữ Nôm đều là chữ viết ghi âm tiết, mỗi chữ ghi trọn vẹn một tiếng.

- Từ không biến đổi hình thức. Xét về mặt kết cấu ngữ âm và sự thể hiện bằng chữ viết, hoàn toàn không có sự khác biệt nào trong phạm vi một từ tiếng Việt ở những hoàn cảnh khác nhau: ví dụ trong tiếng Việt chỉ có một từ tôi dùng để chỉ chủ thể và có khi làm bổ ngữ cho động từ,... song cùng là từ "tôi" nhưng trong tiếng Anh, khi là chủ ngữ thì dạng thức của nó là I, còn khi là bổ ngữ thì dạng thức của nó là me,... nghĩa là có sự biến đổi về hình thức ngôn ngữ. Cũng do không biến đổi hình thức, từ trong tiếng Việt có khả năng chuyển loại (động từ có thể được dùng như danh từ, danh từ có thể được dùng như động từ,...).

- Trong các ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, biện pháp chủ yếu để biểụ thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ, nghĩa là khi ta thay đổi trật tự sắp xếp của từ (và thay đổi các hư từ được dùng) thì nghĩa của từ, của câu sẽ đổi khác (hoặc trở thành vô nghĩa).

II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Phân tích những ngữ liệu dưới đây về mặt từ ngữ (chú ý các từ in đậm).

a) Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,

Em đã có chồng anh tiếc em thay.

(Ca dao)

Gợi ý:

Đoạn trích có hai cụm từ nụ tầm xuân đứng ở hai vị trí khác nhau. Tuy hình thức ngôn ngữ không thay đổi nhưng vai trò ngữ pháp của chúng trong câu có sự khác nhau. Cụm từ nụ tầm xuân thứ nhất giữ vai trò là bổ ngữ của câu (bổ sung ý nghĩa cho động từ hái). Trong khi đó, ở câu thứ ba, cụm từ nụ tầm xuân đóng vai trò là chủ ngữ của câu (chủ thể của quá trình nở).

b) Thuyền ơi có nhớ bến chăng,

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

(Ca dao)

Gợi ý:

Cũng như đoạn trích ở phần 1, hai từ bến được sử dụng trong hai câu ca dao nêu trên cũng có những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau. Từ bến ở câu lục là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ nhớ. Từ bến thứ hai (trong câu bát) là chủ ngữ (chủ thể của trạng thái khăng khăng đợi thuyền), cả hai từ bến này đều có nghĩa bóng chỉ người phụ nữ.

c) Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.

(Tục ngữ)

Gợi ý:

Trong câu tục ngữ trên, dù hình thức ngôn ngữ giống nhau nhưng vai trò ngữ pháp của mỗi từ trẻ, già là khác nhau. Từ trẻ và từ già thứ nhất đều giữ vai trò là bổ ngữ cho các động từ (yêu và kính). Trong khi đó hai từ trẻ và già còn lại đã được chuyển loại (danh từ hoá) để giữ vai trò là chủ ngữ trong câu.

d) Con đem con cá bống ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thỉ con ăn hai, còn một đem thả xuống cho bống...

Nói xong, Bụt biến mất. Tấm theo lời Bụt thả bống xuống giếng. Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ sau bữa ăn, Tấm đều để dành cơm, giấu đưa ra cho bống. Mỗi lần nghe lời Tấm gọi, bống lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống. Người và cá ngày một quen nhau, và bống ngày một lớn lên trông thấy.

(Tấm Cám)

Gợi ý:

Vai trò ngữ pháp của mỗi từ bống trong đoạn văn trên là:

- bống: là bổ ngữ chỉ đối tượng  cho động từ đem.

- bống: là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ thả (xuống).

- bống: là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ thả.

- bống: bổ ngữ cho động từ đưa (ra).

- bống: chủ ngữ của câu (chủ thể của hành động ngoi lên)

- bống: là chủ ngữ của câu (chủ thể của quá trình ngày một lớn lên trông thấy).

2. So sánh một câu tiếng Anh với một câu dịch để thấy đặc điểm riêng về loại hình giữa hai loại ngôn ngữ này.

a) Câu ví dụ:

- Tiếng Anh: I saw her, three days ago.

- Dịch: Tôi thấy cô ta cách đây ba hôm.

b) Phân tích so sánh:

- Đặc điểm loại hình ngôn ngữ hoà kết của tiếng Anh trong câu ví dụ trên thể hiện ở:

+ Ranh giới các âm tiết không rõ ràng: các từ three, ago dù có dạng hai âm tiết nhưng chúng được phát âm nối liền nhau.

+ Từ có sự biến đổi về hình thức: từ saw (thấy, nhìn thấy) có hình thức tồn tại ở thì quá khứ. Thì hiện tại của từ này được viết là see. Cũng tương tự như vậy là trường hợp từ her (cô ấy). Trong câu này từ "cô ấy" không phải là chủ ngữ (she) mà nó đóng vai trò là tân ngữ, thế nên dạng thức tồn tại của nó là đại từ nhân xưng (her).

+ Trật tự từ không được sắp xếp theo thứ tự trước sau. Trạng ngữ của câu đặt ở cuối câu. Đồng thời ngay trong trạng ngữ thì trật tự thuận cũng bị đảo lộn: từ cách đây (ago) lại đặt sau phần chỉ thời gian (three days).

- Ngược lại với những đặc điểm nêu trên của tiếng Anh là những đặc điểm riêng của loại hình ngôn ngữ đơn lập trong câu dịch tiếng Việt:

+ Ranh giới các âm tiết rõ ràng (mỗi âm tiết được phát âm riêng biệt, tách rời): Tôi / thấy / cô / ta / cách / đây / ba / hôm.

+ Từ không có sự biến đổi về hình thức: bổ ngữ cô ta, động từ thấy.

+ Trật tự từ được sắp xếp theo đúng thứ tự trước sau.

3. Trong đoạn văn: "Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị... Cộng hoà" (Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập, SGK Ngữ văn 11, tập hai, tr. 58) có hai hư từ đáng chú ý nhất là: đã và lại. Việc sử dụng hai hư từ này kết hợp với biện pháp tu từ điệp cấu trúc cú pháp và lối diễn đạt tầng bậc đã giúp Hồ Chí Minh khẳng định một chân lí chắc chắn, đó là: dân ta hoàn toàn chủ đông đứng lên đánh đuổi thực dân, lật đổ giai cấp phong kiến lỗi thời, lập nên nhà nước dân chủ. Công lao đó thuộc về nhân dân ta chứ không phải là sự ban phát hay giúp đỡ của bên ngoài.

Tiết thứ: 91,92                                                                                                      Ngày soạn:

Tiếng Việt

ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT

           Ngày soạn:

Ngày dạy

  1. Mức độ cần đạt
  2. Kiến thức :

a/ Nhận biết: HS nhận biết, nhớ được thuật ngữ loại hình ngôn ngữ và đặc điểm loại hình ngôn ngữ tiếng Việt.

b/ Thông hiểu: HS hiểu ý nghĩa của loại hình ngôn ngữ và đặc điểm loại hình ngôn ngữ tiếng Việt.

      c/Vận dụng thấp: Biết vận dụng các đặc điểm loại hình của tiếng Viêt vào việcc tổ chức các đơn vị ngôn ngữ như từ, cụm từ, câu theo đúng các quy tắc ngữ pháp.

d/Vận dụng cao:

- Vận dụng hiểu biết về loại hình ngôn ngữ để đọc hiểu và tạo lập văn bản nghị luận.

a/ Biết làm: bài đọc hiểu văn bản liên quan đến đặc điểm loại hình ngôn ngữ

b/ Thông thạo: các bước làm bài đọc hiểu văn bản;

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản liên quan đến ngôn ngữ học;

b/ Hình thành tính cách: tự tin, sáng tạo khi tìm hiểu ngôn ngữ;

c/Hình thành nhân cách:

-Có ý thức tìm tòi về ngôn ngữ trong giao tiếp; .

1.Kiến thức

           -Nắm được thuật ngữ loại hình ngôn ngữ và đặc điểm loại hình ngôn ngữ tiếng Việt.

           -Luyện tập.

           Rèn kỹ năng sử dụng tiếng Việt dựa trên đặc điểm loại hình tiếng Việt.

Có ý thức sử dụng tiếng Việt đúng, tốt để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

  1. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến loại hình ngôn ngữ tiếng Việt;

           - Năng lực đọc – hiểu  các văn bản liên quan đến ngôn ngữ;

           - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của các loại hình ngôn ngữ giữa các nước.

           - Năng lực sử dụng ngôn ngữ;

III. Chuẩn bị

1/Thầy

-Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

         -Tranh ảnh về các nước, ngữ liệu văn bản liên quan đến ngôn ngữ trên thế giới ( tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc…)

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2/Trò

-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

-Đồ dùng học tập

  1. Tổ chức dạy và học.
  2. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

  1. Kiểm tra bài cũ: Tiểu sử tóm tắt là gì ?Nêu những trường hợp cần viết Tiểu sử tóm tắt ? yêu cầu và mục đích viết Tiểu sử tóm tắt ?( 5 phút)
  2. Tổ chức dạy và học bài mới:

& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

Hoạt động của Thầy và trò

- GV giao nhiệm vụ: Văn bản sau cung cấp thông tin gì?

               Theo tạp chí Daily Mail, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) vừa cảnh báo, nếu con người không tăng cường bảo vệ môi trường thì đến cuối thế kỷ này, có khoảng 50% đến 90% các ngôn ngữ trên thế giới sẽ bị biến mất.

              Nền văn hóa đặc thù có liên quan đến những ngôn ngữ này cũng không thể tồn tại, mà được thay thế bằng văn hóa và ngôn ngữ mang tính toàn cầu với màu sắc công nghiệp hóa.

          (Theohttp://khoahoc.tv/90-ngon-ngu-tren-the-gioi-bien-mat-trong-the-ky-21)

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Cảnh báo về khả năng biến mất ngôn ngữ trên thế giới;

Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài:Các em thân mến! Từ khi ra đời tiếng Việt luôn là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, là công cụ tư duy của người Việt. Hiểu rõ về tiếng Việt không chỉ giúp người sử dụng ngôn ngữ Việt hiệu quả, vận dụng linh hoạt trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể và phát triển hơn khả năng ngôn ngữ trong đời sống. Để hiểu rõ hơn tiếng Việc thuộc loại hình ngôn ngữ nào, các đặc điểm của loại hình tiếng Việt chúng ta cùng tìm hiểu bài Đặc điểm loại hình tiếng Việt.

 & 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC( 70 phút)

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

* Thao tác 1 :

Hướng dẫn HS tìm hiểu loại hình ngôn ngữ

GV: Gọi HS đọc mục I (SGK)

? Dựa vào phần I trong SGK và hiểu biết của em, hãy cho biết loại hình ngôn ngữ là gì?

   ? Theo em có mấy loại hình ngôn ngữ? Hãy lấy ví dụ của từng loại đó.

HS Tái hiện kiến thức và trình bày.

I. LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ:

 1. Khái niệm :

  a. Loại hình

-Một tập hợp những sự vật , hiện tượng cùng có chung những đặc trưng cơ bản nào đó

Ví dụ :  Loại hình nghệ thuật ,  Loại hình báo chí,Loại hình ngôn ngữ …..

 b. Loại hình ngôn ngữ :

  Là cách phân loại ngôn ngữ trên thế giới dựa trên những đặc trưng cơ bản nhất của các ngôn ngữ đó .

 2. Loại hình ngôn ngữ tiếng Việt :

 - Tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam Á

 - Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập

* Thao tác 1 : : Hướng dẫn HS tìm hiểu ngữ liệu hình thành kiến thức

 GV:   Gọi HS đọc ngữ liệu 1 và tiến hành thảo luận nhóm (trong vòng 3 phút) với các yêu cầu sau:

? Hãy cho biết câu thơ có  mấy tiếng, mấy từ và các tiếng, các từ đó được đọc, viết như thế nào.

? Nếu bỏ một tiếng bất kì trong câu thì cấu trúc ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp của câu như thế nào.

GV: Lấy 1 câu tiếng Anh “I am a student” để so sánh với câu tiếng Việt.

Tiếng Việt

- Cách viết tách rời: “Tôi là ..

- Cách đọc tách rời: “ sinh viên”

Tiếng Anh

- Cách viết nối từ: “I’m ..

- Cách đọc có âm gió: “student”-> “Z”

? Câu thơ có mấy tiếng, mấy từ.

? Qua phân tích ngữ liệu 1 ở trên, em nào có thể kết luận “tiếng” trong tiếng Việt có những đặc điểm, chức năng gì?Từ đó khái quát lên đặc điểm đầu tiên của tiếng Việt.

Þ Kết luận lại đặc điểm đầu tiên.

GV: Gọi HS đọc 2 câu ca dao ở mục II.2 (SGK).    

? Hãy nhận xét về mặt chức năng ngữ pháp và hình thái của 3 từ “người” trong 2 câu ca dao trên?

Gợi mở: Về ngữ pháp và hình thái có gì khác nhau không?

 Kết luận nội dung

  GV đưa bảng phụ VD2. Sau đó nêu ra yêu cầu:

? Hãy nhận xét về mặt vai trò ngữ pháp và hình thái của các từ được gạch chân ở bảng phụ trên.

Gợi mở: So sánh xem ở 2 câu t. Việt và t.Anh có gì khác nhau (vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ và hình thái bên ngoài của từ đó). Từ đó rút ra kết luận ở sự khác nhau đó.

? Qua việc phân tích VD1 và VD2, em hãy rút ra kết luận về hình thái từ của tiếng Việt?

Þ Đây là điểm khác biệt rõ nét của ngôn ngữ đơn lập (tiếng Việt) và ngôn ngữ hòa kết (tiếng Anh).

?Gọi học sinh đọc ngữ liệu ở mục II.3 (SGK) và lưu ý các hư từ được in đậm trong ngữ liệu.

GV: Tổ chức thảo luận nhóm. Thời gian thảo luận là 3’.

?  Bên cạnh những hư từ đã được dùng, các em hãy thêm hoặc thay thế một số hư từ (không, sẽ, mà, còn, có, nhé…) vào vị trí thích hợp trong ngữ liệu trên, sau đó rút ra nhận xét về ý nghĩa ngữ của các câu vừa tạo?

?  Hãy thêm hoặc thay đổi trật tự một số từ trong ngữ liệu trên và nhận xét về ý nghĩa ngữ của các câu vừa tạo?

GV: Nhắc lại khái niệm về hư từ và trật tự từ cho HS hiểu rõ hơn vai trò của chúng trong câu.

     Quan sát, hướng dẫn các nhóm thảo luận và cùng HS rút ra nhận xét với bảng phụ 2 & 3.

    Từ đó cho ta thấy trật tự các từ và hư từ rất quan trọng nếu vị trí của chúng thay đổi thì ý nghĩa của câu

thay đổi theo.

Þ Kết luận lại nội dung đặc đểm.

? Từ việc phân tích và nhận xét các ngữ liệu ở trên, các em hãy khái quát lại những đặc điểm cơ bản của loại hình tiếng Việt?

Þ Kết luận nội dung 3 đặc điểm bằng bảng phụ.

GV: Gọi HS đọc to phần ghi nhớ (SGK- Tr 57).

II. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT:

Mang đặc trưng của loại hình ngôn ngữ đơn lập với các đặc trưng sau:

1/- Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp ( Tính phân tiết):

Ví dụ :   Sao anh không về chơi thôn Vĩ  ? 

 - Mỗi tiếng trên cũng có thể là yếu tố cấu tạo từ : trở về, ăn chơi , thôn xóm

à- Về mặt ngữ âm :tiếng à âm tiết .

    - Về mặt sử dụng :tiếng à từ hoặc yếu tố cấu tạo từ .

2) Từ không biến đổi hình thái

Ví dụ 1 : Xác định chức năng ngữ pháp của từ được gạch dưới trong câu ca dao sau:

   “Cười người1 chớ vội cười lâu.

Cười người2 hôm trước, hôm sau người3 cười”.

² Thay đổi về mặt ngữ pháp, không thay đổi về hình thái từ (vỏ bọc bên ngoài).

 Ví dụ 2:

  Tôi (1)tặng anh ấy(1) một cuốn sách , anh ấy(2) cho tôi(2 ) một quyển vở . 

 - Tôi (1): chủ ngữ ; tôi (2): phụ ngữ bổ nghĩa cho động từ “cho’’

 - Về ngữ âm và chữ viết : không có sự khác biệt nào giữa các từ

 - Có thể thấy như vậy đối với các từ “ anh ấy’’.

3) Biện pháp chủ yếu biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo trật  tự trước sau và sử dụng hư từ :

Ví dụ :  Tôi ăn cơm .

Nếu thay đổi trật tự từ trong câu và sử dụng thêm một số hư từ (đã; đang, sẽ sắp,…)èý nghĩa ngữ pháp trong câu sẽ thay đổi theo.

GV tổ chức, hướng dẫn HS thực hành khắc sâu kiến thức qua phần luyện tập.

GV: Đọc lướt qua 3 yêu cầu của 3 bài tập và chia nhóm thảo luận trong thời gian 5’, sau đó mỗi nhóm lên bảng trình bày kết quả.

GV: lưu ý mỗi nhóm cử ra 1 thư ký để ghi nhận kết qua làm được và nghiêm túc, trật tự thảo luận.

HS đọc ngữ liệu 1 và tiến hành thảo luận nhóm

- Câu thơ có  7 tiếng à 7 âm tiết , 7 từ , đọc và viết tách rời nhau .

HS đọc 2 câu ca dao ở mục II.2 (SGK) và trả lời

- Người1 và người2: bổ ngữ cho động từ “cười”.

- Người3: chủ ngữ của động từ “cười”.

-người1,người2,người3: không thay đổi về mặt ngữ âm và chữ viết.

*Dịch sang tiếng Anh :

 I give him a book, he gives me a book .

 Tôi (1) dịch là I ( chủ từ ) ; tôi (2 ) dịch là me (phụ ngữ)

 Anh ấy(1) dịch là him ( phụ ngữ ); anh ấy (2)dịch là  he (chủ từ)

àTừ trong tiếng Việt không biến đổi hình thái khi cần biểu thị ý nghĩa ngữ pháp .

- Từ trong tiếng Anh biến đổi hình thái để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp khác nhau à Tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết

Học sinh đọc ngữ liệu ở mục II.3 (SGK) và trả lời:

- Khi thêm các hư từ:

 + Tôi sẽ ăn cơm. (dự định ở tương lai)

 + Tôi không ăn cơm (phủ nhận việc tôi không ăn)

 + Tôi ăn cơm (khẳng định tôi có ăn)

 + Tôi ăn cơm nhé!(biểu lộ sắc thái tình cảm với đối tượng tiếp nhận)…

- Đổi trật tự từ:

+  Ăn cơm với tôi.

+  Tôi sẽ ăn cơm với bạn.

 + Cùng ăn cơm vói tôi nhé!

+ Tôi đã ăn cơm rồi

 - Khi thêm hoặc thay đổi hư từ thì ý nghĩa ngữ pháp của câu sẽ thay đổi.

 - Thay đổi trật tự từ trong câu sẽ làm thay đổi ý nghĩa ngữ pháp. Biện pháp chủ yếu để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp là cách sắp đặt từ theo thứ tự trước sau.

è Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và trật tự từ

Bài tập 1:

- “Nụ tầm xuân1”:  bổ ngữ cho động từ “hái”.

- “Nụ tầm xuân2”: là chủ ngữ.

- “Bến1”: bổ nghĩa cho “nhớ”.

- “Bến2”: là chủ ngữ.

- “Trẻ1”: bổ nghĩa cho “yêu”.

- “Trẻ2”: là chủ ngữ.

- Bống1, bống2, bống3, bống4­: là bổ ngữ.

- Bống5, bống6: là chủ ngữ.

     ÆChức vụ ngữ pháp khác nhau nhưng xét về mặt ngữ âm, chữ viết thì không có sự thay đổi à từ không biến đổi về mặt hình thái.

III. LUYỆN TẬP:

Bài tập 1:

-  Nụ tầm xuân 1 là phụ ngữ cho ĐT hái, đứng sau ĐT hái; nụ tầm xuân 2 là chủ ngữ , trước ĐT nở.

- Bến 1:phụ từ đứng sau ĐT nhớ; bến 2 là chủ ngữ , đứng trước cụm từ “khăng khăng đợi thuyền”

-  Trẻ, già àtương tự vd1 và 2.

- Bống 1,2,3 và 4 : phụ ngữ  của các ĐT trước nó  nên đều đứng sau ĐT; chỉ khác nhau về hư từ kèm theo (ko có hư từ hoặc có hư từ “ cho”)

Bống 5 và 6:àchủ ngữ àđứng trước các ĐT (ngoi ,lớn)

à Ở vị trí ngữ pháp nào các từ vẫn không biến đổi hình thái

Bài tập 2:

  VD1: Cho 2 câu tiếng Việt và tiếng Anh như:

1/ Cây thước của tôi ngắn hơn cây thước của anh ª My ruleris shorter than yours

2/ Bài học này khó hơn bài tập kia  ª This lesson is more difficult than one.

Bài tập 3: Các hư từ :

*Đã:chỉ hoạt động  xảy ra trong quá khứ.

*Các: sự vật ở số nhiều, mức độ toàn thể.

*Để: chỉ mục đích.

*Lại: chỉ sự tái diễn.

*Mà: chỉ mục đích .:

& 3.LUYỆN TẬP ( 5 phút)

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

           Bài tập 3: Các hư từ và ý nghĩa của nó:

- Đã: chỉ hoạt động xảy ra trong quá khứ (việc đã làm).

- Các: chỉ số nhiều (các xiềng xích là các thế lực bị áp bức).

- Để: chỉ mục đích.

- Lại: chỉ hoạt động tái diễn, đáp lại (vừa đánh đổ đế quốc, vừa đánh đổ giai cấp phong kiến).

 - Mà: chỉ mục đích (lập nân Dân chủ Cộng Hòa).

Æ  Hư từ không biểu thị ý nghĩa từ vựng nhưng nó biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp khi kết hợp với các từ lọai khác và có tác dụng làm cho câu mang nội dung biểu đạt hoàn chỉnh.

 & 4.VẬN DỤNG ( 5 phút)

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

Chỉ ra sự khác nhau về chức năng ngữ pháp của các thành phần câu:

Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Trả lời:

- Vai trò ngữ pháp:

+“Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta” (1) E Chủ ngữ.

+“Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta”(2) E Bổ ngữ chỉ đối tượng chịu sự tác động của đồng từ “làm rạng rỡ”

- Có sự khác nhau là do trật tự sắp đặt từ qui định.

 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 5 phút)

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

+ Vẽ bản đồ tư duy bài học

+ Nếu cách ngắt nhịp thay đổi thì câu văn sau có mấy cách hiểu và hiểu như thế nào?: Phương pháp làm việc mới là điều quan trọng.

-HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

+ Vẽ đúng bản đồ tư duy

+ Trong câu trên, nếu chỗ ngắt ở trước từ mới thì từ mới có quan hệ với các từ đi sau nó và chỉ điều kiện, câu có nghĩa là "cái quan trọng là phương pháp làm việc, chứ không phải cái gì khác". Còn nếu quãng ngắt ở sau từ mới, thì mới là tính từ trái nghĩa với cũ (quen thuộc) và câu có nghĩa là "cái quan trọng là phương pháp làm viêc phải mới, chứ không thể là các phương pháp cũ đã kém hiêu quả".

4. Hướng dẫn về nhà  ( 1 phút)

a.Củng cố:  

 Tiếng Việt là loại hình ngôn ngữ đơn lập gồm các đặc điểm:

+ Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp.

+ Từ trong tiếng Việt không biến đổi hình thái.

+ Ý nghĩa được biểu thị qua trật tự từ và hư từ.

2.Dặn dò:

- Hòan thành các bài tập trong sách bài tập

- Lấy các câu văn, đoạn văn bất kì trong sách, báo để phân tích các đặc trưng của loại hình ngôn ngữ đơn lập.

- Chuẩn bị bài Tôi yêu em ( Puskin)