Những người hay rung chân là người thế nào

Cổ nhân có câu “Cây rung thì lá rơi, chân rung thì phúc bạc”, ngụ ý rằng những người hay rung chân thường có số mệnh không tốt và vất vả cả đời. Đó là về mặt nhân tướng học, còn xét trên khía cạnh y học, việc rung chân vô thức một cách thường xuyên có thể là biểu hiện của bệnh lý cần được điều trị.

Bạn đang xem: Rung chân có tốt không

Bạn đang xem: Rung chân có tốt không

Một số người có thói quen rung chân, rung đùi vô hại nhưng trong một số trường hợp, đó lại là “báo động đỏ” đối với sức khỏe. Nhiều người bị chân rung do bệnh lý về của thống thần kinh trung ương, các vấn đề tuyến giáp, do tác dụng phụ của thuốc hoặc do lạm dụng chất kích thích (cà phê, rượu) quá nhiều... Run có thể xảy ra ở một, hoặc cả hai chân. Bệnh thường gặp ở người trung và cao tuổi, tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi, ở cả nam và nữ.

Rung chân là bệnh gì?

Rung chân nhiều khi chỉ là phản xạ bình thường của cơ thể khi thay đổi cảm xúc mạnh (như lo lắng, sợ hãi, hồi hộp), hoặc khi cơ thể mệt mỏi, hạ đường huyết đột ngột hoặc sử dụng các chất kích thích (rượu, cà phê) … Tình trạng này được gọi là rung chân sinh lý.

Thế nhưng bạn cũng không nên chủ quan vì chân rung có thể là biểu hiện của các bệnh nghiêm trọng như:

Bệnh Parkinson

Người bệnh Parkinson thường bị rung chân do thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh do-pamine trong não. Những trường hợp khởi phát sớm bệnh Parkinson có nhiều khả năng bị run chân hơn, chủ yếu là run bàn chân hoặc cẳng chân, khi ngồi hoặc nằm ngủ. Ngoài ra, dấu hiệu bệnh Parkinson khác bao gồm chậm vận động, yếu cơ và đi lại khó khăn.

Bệnh Parkinson là một trong những nguyên nhân gây rung chân

Run tư thế

Run chân trong chứng run tư thế thường khó xác định được bằng mắt thường và dễ lầm lẫn sang bệnh Parkinson hay run vô căn. Tuy nhiên, nó có thể được chẩn đoán chính xác bằng xét nghiệm điện cơ đồ (EMG). Bệnh nhân thường run khi đứng và cảm giác chân không thoải mái hoặc chân bị chuột rút, triệu chứng này sẽ hết khi ngồi hoặc nằm xuống.

Hội chứng chân không yên

Run giật chân vào ban đêm khi ngủ hay rung chân khi ngủ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo hội chứng chân không yên (hay hội chứng chân không nghỉ). Đây là một dạng rối loạn thần kinh gây ra những cơn run giật đột ngột ở chân không kiểm soát được hoặc dẫn tới sự thôi thúc khiến người bệnh buộc phải di chuyển chân liên tục.

Hội chứng này cũng có thể gây ra cảm giác kiến bò, tê rần rần và khó chịu, thường gặp nhất là ở vùng từ mắt cá chân tới đầu gối, có khi cả toàn bộ chân và đùi, đôi khi cánh tay cũng bị ảnh hưởng. Các triệu chứng thường có xu hướng nặng hơn vào buổi tối, khi tối hoặc khi bạn nghỉ ngơi và giảm bớt khi vận động, di chuyển.

Một số bệnh lý khác

Bạn cũng có thể bị rung chân do các nguyên nhân khác như tổn thương tiểu não, rối loạn trương lực cơ, run vô căn, bệnh cường giáp, run do tác dụng phụ của thuốc...

Xem thêm: Hoai Anh Kiet - Hoài Anh Kiệt By Various Artists On Amazon Music


Những người hay rung chân là người thế nào


Các phương pháp điều trị bệnh rung chân

Tùy theo nguyên nhân gây mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp, bao gồm:

Điều trị chân run bằng thuốc

Có rất nhiều thuốc điều trị rung chân, quan trọng nhất là bạn cần xác định được chính xác nguyên nhân bằng cách đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa. Sau đó căn cứ vào nguyên nhân gây rung chân, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị chân run chẳng hạn như:

- Rung chân do bệnh Parkinson: Một số thuốc giúp cải thiện nồng độ chất dẫn truyền thần kinh trong não sẽ được chỉ định để giảm bớt triệu chứng rung chân. Bạn có thể đọc bài viết sau đây để tìm hiểu rõ hơn về các loại thuốc chữa bệnh Parkinson: Tổng hợp thuốc điều trị Parkinson từ A đến Z.

- Rung chân do hội chứng chân không yên: Các thuốc an thần giúp giảm đáng kể triệu chứng. Nếu bị mất ngủ do chứng rung chân diễn ra thường xuyên vào ban đêm, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thêm thuốc ngủ.

- Rung chân do tác dụng phụ của một số thuốc điều trị thì cần ngưng thuốc, giảm liều hoặc thay thế loại thuốc khác phù hợp hơn.

Cần tìm ra nguyên nhân trước khi sử dụng thuốc trị rung chân

Sử dụng thảo dược tự nhiên

Song song với thuốc điều trị, một số thảo dược truyền thống như Thiên Ma, Câu Đằng cũng đã được chứng minh có tác dụng an thần, trấn tĩnh, giảm rung giật. Hai thảo dược này còn gián tiếp làm tăng lượng chất dẫn truyền thần kinh nội sinh trong não bộ, nhờ đó mang lại hiệu quả cao trong việc làm giảm dần các chứng rung chân.

Tại Việt Nam, bạn có thể tìm thấy các thảo dược này trong Tpgiaithuongtinhnguyen.vn Vương Lão Kiện - sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho người bị rung chân, run giật chân tay. Sản phẩm đã được rất nhiều người bệnh sử dụng có hiệu quả tốt và phục hồi được khả năng vận động bình thường của cơ thể. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm điều trị của họ trong video sau đây:

Kinh nghiệm điều trị rung chân tay với Vương Lão Kiện

Thay đổi lối sống, chế độ ăn

Trong những trường hợp bệnh nhẹ, đôi khi chỉ cần thay đổi lối sống cũng có thể đủ để giảm bớt triệu chứng rung chân. Một lối sống khoa học giúp cải thiện rung chân bao gồm:

*Chế độ ăn uống lành mạnh:

- Tăng cường các loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin và chất sắt chẳng hạn như các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, rau cải bó xôi, quả bơ…

- Tránh sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là vào buổi tối, chẳng hạn như rượu, caffeine (có trong trà, cà phê, coca cola,…)

- Không hút thuốc lá

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp cải thiện rung chân

*Luyện tập đều đặn:

Bạn cần duy trì luyện tập thể dục thường xuyên hàng ngày, nhưng nên tránh tập gần giờ đi ngủ. Một số bài tập dưới đây sẽ rất hữu ích với bệnh rung chân:

- Tập thở: hít vào thật sâu và nhẹ nhàng, sau đó thở ra từ từ, nên tập trong khoảng 10 – 15p.

- Tập yoga: Bạn nên dành thời gian khoảng từ 30p – 1h mỗi ngày để tham gia một lớp học yoga và thực hiện các bài tập luyện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia

- Đi bộ đường dài: Bạn có thể bắt đầu với những bước từ từ, sau đó tăng dần tốc độ và cố gắng đi bộ khoảng 10.000 bước (~ 7.5km) một ngày.

- Luyện tập thói quen ngủ tốt: đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, không ngủ trưa trong ngày và dành thời gian để thư giãn trước khi đi ngủ.

Thông tin cho bạn: Tổng hợp các bài tập thể dục tốt nhất cho người bệnh Parkinson

Chứng bệnh rung chân đòi hỏi phải điều trị suốt đời. Các triệu chứng có thể nặng dần theo thời gian và gây nhiều phiền toái. Thế nhưng với các giải pháp kể trên, bạn sẽ kiểm soát tốt chứng bệnh này.

Rung đùi thường bị coi là một thói quen xấu. Dù biết thế nhưng không phải ai cũng kiềm chế được nó.

Những người hay rung chân là người thế nào

Thịnh Trần @orkaboi cho Vietcetera

Mỗi chúng ta đều biết ít nhất là một người có niềm đam mê rung đùi mãnh liệt (hoặc có khi đó lại chính là bạn).

Tuy nhiên, đây thường không được coi là một thói quen tốt bởi nhiều nguyên do. Theo quan niệm phong thủy, rung đùi nghĩa là xua đuổi, làm “rơi rụng” tài vận. Còn ở khía cạnh ngôn ngữ cơ thể, đây thường bị coi là dấu hiệu của sự kém tự tin hoặc thiếu nghiêm túc. Hiếm nhà tuyển dụng nào có ấn tượng tốt với ứng viên cứ ngồi rung lắc khi phỏng vấn.

Vậy vì sao chúng ta biết xấu mà vẫn không kiềm nén được việc ngồi rung đùi?

Nhịp chân rung đùi là một hiện tượng thường gặp ở những người đang lo lắng. Khi đó, cơ thể chúng ta sẽ tiết ra hormone căng thẳng như adrenaline và cortisol (metro.co.uk). Chúng đưa cơ thể vào trạng thái “chiến hoặc chạy”, lúc này cơ thể sẽ sản sinh năng lượng để giúp ta chuẩn bị ứng phó với tình huống trước mắt.

Tuy nhiên, khi ở trong tình huống không thể làm gì, ví dụ như bạn đang ngồi giữa cuộc phỏng vấn, rung đùi sẽ là cách phù hợp nhất để bạn dùng bớt (hoặc giải phóng) số năng lượng đang tích tụ. Điều này giúp bạn tránh bị "quá tải" do thừa năng lượng.

Những người hay rung chân là người thế nào
Rung đùi là cách giải tỏa hiệu quả khi lo lắng.

Các hoạt động thể chất nhìn chung đều giúp bạn tập trung. Chẳng hạn, chúng ta thường đi qua đi lại trong phòng mỗi khi cần phải vắt óc suy nghĩ. Bởi theo nhà tâm lý M.Farouk Radwan, phần não chịu trách nhiệm cho chuyển động vật lý trùng lặp với phần não chịu trách nhiệm cho tư duy nhận thức (2knowmyself).

Tuy nhiên nếu đang ở trong tình huống không tiện vận động, chúng ta sẽ chuyển sang rung đùi như một cách thay thế. Nghiên cứu trên trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) cũng cho rằng những chuyển động lặp đi lặp lại giúp cải thiện độ chú ý và tập trung (theo healthline).

Thực chất, rung đùi không phải là ngôn ngữ cơ thể duy nhất biểu thị sự lo lắng hoặc nhàm chán. Nhiều người có xu hướng cắn móng tay, nhịp tay lên bàn hoặc liên tục đổi tư thế khi ngồi để giảm bớt cảm giác bồn chồn.

Tuy nhiên, so với cắn móng tay thì rung đùi giải phóng nhiều năng lượng hơn do chân là bộ phận lớn nhất trên cơ thể. Vì thế, điều này hiệu quả hơn trong trường hợp bạn cần giải tỏa lo lắng. Thực chất thói quen này có thể giúp bạn đốt kha khá calories (psychology today).

Những người hay rung chân là người thế nào
Do chân là bộ phận lớn nhất trên cơ thể nên rung đùi giải tỏa nhiều năng lượng hơn.

Mặt khác, do là phần dưới của cơ thể nên thói quen rung đùi cũng dễ giấu hơn. Bạn có thể thầm lặng nhịp chân trong cuộc họp hoặc tiết học mà không bị sếp hay thầy cô phát hiện.

Nhìn chung, đây là một phản xạ tự nhiên và vô hại. Vấn đề chỉ nằm ở chỗ thỉnh thoảng bạn sẽ phải nhận lấy ánh nhìn khó chịu của những người xung quanh. Và do chân là một bộ phận lớn nên bạn cũng dễ bị lộ nếu thiếu đi bàn ghế ngụy trang.

Khá khó để bảo bạn ngừng lo lắng hoặc chán nản, chính vì vậy thay thế rung đùi bằng một hoạt động khác xem ra là giải pháp hợp lý hơn. Sau đây là một số gợi ý:

  • Rung chân là dấu hiệu bạn cần một hoạt động thể chất khác để giải phóng năng lượng, bởi cơ thể của chúng ta không được thiết kế để ngồi lâu. Nếu thuộc hội văn phòng, bạn có thể đứng lên đi lại sau mỗi một giờ ngồi, hoặc tham khảo các bài tập giãn cơ cho hội ngồi nhiều.
  • Nếu nguyên nhân là do lo lắng, bạn có thể sử dụng 4 Kỹ thuật "sơ cứu" đơn giản mỗi khi căng thẳng quá mức.
  • Trong trường hợp đang quá buồn chán, hãy thay thế bằng các hành động khác ít lộ liễu hơn như: vẽ vời, nhai kẹo cao su hoặc xoay bút.