Ôn tập văn học dân gian việt nam văn 10

Thể hiện nguyện vọng của nhân dân về công bằng và hạnh phúc trong xã hội có giai cấp, ước mơ về chính nghĩa thắng gian tà.

Kể

Phản ánh các xung đột xã hội, mâu thuẫn giai cấp, cuộc đấu tranh giữa thiện và ác.

Những con người bất hạnh: người con riêng, người em út, người nghèo…

Yếu tố thần kì, kết cấu tuyến tính, nhân vật tính cách đơn giản.

Truyện cười

Giải trí, xua tan nhọc nhằn trong cuộc sống và phê phán thói hư tật xấu, cái ác…

Kể

Những mâu thuẫn trái tự nhiên, những thói hư tật xấu đáng cười

Nhân vật có thói xấu (anh họ trò giấu dốt, thầy lí, thầy số,…)

Dung lượng ngắn gọn, tình huống bất ngờ, kết cấu chặt chẽ.

4. Ôn tập về ca dao:

  • Ca dao than thân thường là lời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Thân phận của họ thường bị phụ thuộc vào những người khác trong xã hội, giá trị của họ không được trân trọng. Thân phận bé nhỏ ấy thường được hiện lên qua những so sánh ẩn dụ như tấm lụa đào, củ ấu gai, giếng giữa đàng,…
  • Ca dao yêu thương tình nghĩa thường đề cập đến những tình cảm, phẩm chất của người lao động như tình bạn cao đẹp, tình yêu tha thiết, tình nghĩa thủy chung của con người trong cuộc sống và thông qua những hình ảnh biểu tượng như cái khăn, chiếc cầu, cây đa, bến nước, con thuyền, gừng cay, muối mặn…
  • Ca dao hài hước nói lên tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lao động dù cuộc sống nhiều vất vả, lo toan.
  1. Những biện pháp nghệ thuật thường sử dụng trong ca dao: lối so sánh ví von, các hình ảnh ẩn dụ, các mô tip quen thuộc,…

Phần II Trang 100 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 1

Trả lời câu 1,2,3,4,5,6 trang 100+101+102 SGK Ngữ văn 10, tập 1

Câu 1:

  • Nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi: sử dụng các thủ pháp như so sánh, phóng đại, trùng điệp với trí tưởng tượng phong phú, bay bổng.
  • Nhờ những thủ pháp trên, vẻ đẹp của người anh hùng sử thi được lí tưởng hóa trở nên kì vĩ, hoàn hảo, đại diện cho phẩm chất và vẻ đẹp của cả cộng đồng.

Câu 2: Lập bảng và trả lời theo mẫu:

Lõi sự thật lịch sử

Bi kịch được hư cấu

Chi tiết hoang đường, kì ảo

Kết cục của bi kịch

Bài học rút ra

+ Việc xây thành Cổ Loa

+ Cuộc xung đột giữa ADV và Triệu Đà thời Âu Lạc

Bi kịch tình yêu của Mị Châu

+ Thần Kim Quy

+ Nỏ thần

+ Ngọc trai- giếng nước

+ Rùa Vàng rẽ nước đưa ADV xuống biển

Mất tất cả: mất nước, mất gia đình, mất tình yêu.

Cảnh giác giữ nước (không chủ quan như ADV, không nhẹ dạ cả tin như MC)

Câu 3: Sự chuyển biến của Tấm từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh đòi lại sự sống và hạnh phúc cho mình:

  • Giai đoạn đầu: Tấm yếu đuối và thụ động, gặp khó khăn Tấm chỉ biết khóc và nhờ vào sự giúp đỡ của ông Bụt.
  • Giai đoạn sau: kiên quyết đấu tranh, ông Bụt không còn xuất hiện, Tấm hóa thân nhiều lần để sống, sau cùng trở lại làm người để giành lại hạnh phúc và trừng trị Cám.

Câu 4: Điền vào bảng sau:

Tên truyện

Đối tượng cười

Nội dung cười

Tình huống gây cười

Cao trào để tiếng cười bật ra

Tam đại con gà

Thầy đồ dốt nát, sĩ diện

Thói giấu dốt

Luống cuống và giải thích liều về chữ “kê”

Khi thầy đồ nói câu Dủ dỉ là con dù dì…

Nhưng nó phải bằng hai mày

Thầy lí và Cải

Tấn bi hài kịch của việc hối lộ và ăn hối lộ

Cải đã đút lót nhưng vẫn bị đánh

Khi thầy lí nói nhưng nó lại phải…bằng hai mày

Câu 5:

a.Điền tiếp vào các câu sau:

  • Thân em như hạt mưa sa/Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
  • Thân em như giếng giữa đàng/Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân
  • Thân em như quả cau khô/Người thanh tham mỏng, người thô tham dày
  • Chiều chiều ra đứng ngõ sau/Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
  • Chiều chiều mây phủ Sơn Trà/Lòng ta thương bạn nước mắt và lộn cơm.
  • Chiều chiều lại nhớ chiều chiều/Nhớ người yếm trắng dải điều thắt lưng.

→ Các mô thức Thân em, Chiều chiều có tác dụng nhấn mạnh, làm tăng hiệu quả biểu đạt và biểu cảm đến người nghe.

  1. Các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong các bài ca dao đã học: tấm lụa đào, củ ấu gai, tấm khăn, ngọn đèn, trăng, sao, mặt trời. Người xưa lấy những hình ảnh này từ cuộc sống sinh hoạt và lao động bình thường nhưng sau khi nâng lên thành hình ảnh ẩn dụ thì đem lại hiệu quả biểu đạt và biểu cảm lớn (giúp bộc lộ tâm tư tình cảm sâu xa trong tâm hồn).

[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

Tiếng cư­ời tự trào (tự cư­ời mình) là tiếng cư­ời lạc quan yêu đời của ngư­ời lao động. Họ đã lấy chính cái nghèo của mình để tự trào một cách hồn nhiên, hóm hỉnh. Dù cuộc sống nghèo hèn như­ng họ đã vư­ợt lên để sống một cách lạc quan bằng cách "thi vị hóa" cuộc sống của mình.

Tiếng cư­ời hư­ớng vào những thói xấu trong một bộ phận quần chúng nhân dân nhằm đả kích, cải biến nó hoặc tiêu diệt nó (những hạng ngư­ời lư­ời nhác, ham ăn, những thầy bói dởm, những quan lại bất tài, những người phụ nữ đỏng đảnh, trăng hoa...)