PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - đề thi kì 1 môn văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận long biên

4. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật của bé Thu từ khi gặp mặt cha đến khi bé bỏ sang nhà bà ngoại; trong đoạn văn có sử dụng câu ghép dùng cặp quan hệ từ vì ... nên ... (gạch chân và chú thích rõ)

UBND QUẬN LONG BIÊN

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Đề chính thức

ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 9

Năm học 2019 - 2020 - Ngày thi: 11/12/2019

Thời gian làm bài: 90 phút

Học sinh làm bài vào giấy kiểm tra

Phần I (4,0 điểm)

Nhà thơ Đặng Hiển có một bài thơ viết về mẹ trong tình huống đặc biệt - mẹ vắng nhà ngày bão:

Mấy ngày mẹ về quê Nhưng chị vẫn hái lá

Là mấy ngày bão nổi Cho thỏ mẹ, thỏ con

Con đường mẹ đi về Em thì chăm đàn ngan

Cơn mưa dài chặn lối. Sớm lại chiều no bữa

Bố đội nón đi chợ

Hai chiếc giường ướt một Mua cá về nấu chua....

Ba bố con nằm chung

Vẫn thấy trống phía trong Thế rồi cơn bão qua

Nằm ấm mà thao thức. Bầu trời xanh trở lại

Mẹ về như nắng mới

Nghĩ giờ này ở quê Sáng ấm cả gian nhà.

Mẹ cũng không ngủ được (Mẹ vắng nhà ngày bão - Tiếng Việt 3, tập một,

Thương bố con vụng về NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

Củi mùn thì lại ướt.

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

2. Theo tác giả, tại sao Ba bố con nằm chung - Vẫn thấy trống phía trong - Nằm ấm mà thao thức?

3. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ cuối.

4. Kể tên một văn bản (nêu rõ tên tác giả) thuộc chương trình Ngữ văn THCS, trong đó có hình ảnh người mẹ.

Phần 2 (6,0 điểm)

Cho đoạn trích trong văn bản Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

.... Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:

- Thì má cứ kêu đi.

Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trống:

- Vô ăn cơm!

Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi Ba vô ăn cơm, Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:

- Cơm chín rồi!

Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:

- Con kêu rồi mà người ta không nghe.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

1. Đoạn trích Chiếc lược ngà được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể?

2. Giải thích nghĩ của từ nói trống? Cho biết lí do bé Thu sử dụng cách nói đó.

3. Bé Thu đã thực hiện hành động nói nào qua các câu: - Vô ăn cơm!, - Con kêu rồi mà người ta không nghe?

4. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật của bé Thu từ khi gặp mặt cha đến khi bé bỏ sang nhà bà ngoại; trong đoạn văn có sử dụng câu ghép dùng cặp quan hệ từ vì ... nên ... (gạch chân và chú thích rõ)

..................................Hết.................................

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM

I. (4.0 điểm)

Câu 1:

*Phương pháp: Đọc, xác định phương thức biểu đạt

*Cách giải:

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2:

*Phương pháp: Đọc, giải thích

*Cách giải:

- Vì thiếu vắng bóng dáng quen thuộc, hơi ấm của mẹ.

Câu 3:

*Phương pháp: Phân tích,

*Cách giải:

- Khổ thơ cuối sử dụng phép tu từ so sánh: Mẹ về như nắng mới

- Tác dụng:

+ Hình ảnh mẹ về sau cơn bão được so sánh với nắng mới, xua tan đi u ám của những ngày giông bão, làm sáng ấm cả gian nhà. Nắng là ánh mặt trời nhưng cao hơn là hơi ấm tình yêu thương tỏa ra từ lòng mẹ.

+ Lời thơ cũng là lời kể, lời tâm sự của người con khi mẹ trở về, cũng là lúc cơn bão qua đi.

=> Biện pháp so sánh giúp tác giả vừa thể hiện niềm vui khi mẹ về; tình cảm yêu quý của con với mẹ và đề cao vai trò của người mẹ trong cuộc sống của con.

Câu 4:

*Phương pháp: Tổng hợp

*Cách giải:

- Cổng trường mở ra (Lý Lan)

- Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)

..

II. (6.0 điểm)

*Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định ngôi kể)

- Giải thích

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,) để tạo lập một đoạn văn theo phép lập luận quy nạp

*Cách giải:

1.

- Đoạn trích được kể theo ngôi thứ nhất. Người kể chuyện ở đây là bác Ba. Bác vừa là một người đồng đội, một người bạn thân thiết của ông Sáu vừa là người chứng kiến câu chuyện từ đầu đến cuối.

2.

- Nói trổng (từ địa phương Nam Bộ): nói trống không với người khác, không dùng đại từ xưng hô.

- Thể hiện sự bướng bỉnh của bé Thu, bé Thu không chấp nhận ông Sáu là ba của mình.

3.

- Vô ăn cơm: hành động yêu cầu

- Con kêu rồi mà người ta không nghe: hành động trình bày

4.

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận

*Cách giải:

- Yêu cầu hình thức: Đoạn văn theo phép lập luận quy nạp, câu ghép sử dụng cặp quan hệ từ vìnên

- Yêu cầu nội dung: Đoạn văn xoay quanh nội dung diễn biến tâm trạng của bé Thu từ khi gặp mặt cha cho đến khi bỏ sang nhà bà ngoại.

* Gợi ý:

Bé Thu là đứa bé bướng bỉnh trong cuộc gặp gỡ

- Khi nghe tiếng ông Sáu ở bến xuồng, Thu giật mình tròn mắt nhìn Nó ngơ ngác lạ lùng nhìn rồi bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên má, má

- Trong 3 ngày ông Sáu nghỉ phép bé Thu bướng bỉnh không nhận cha

+ Thu xa lánh ông Sáu trong khi ông Sáu luôn tìm cách vỗ về, Thu nhất quyết không chịu gọi tiếng ba

+ Má dọa đánh, Thu buộc phải gọi ông Sáu vô ăn cơm, nhờ ông chắt nước cơm nhưng lại nói trổng

+ Bị dồn vào thế bí nó nhăn nhó muốn khóc nhưng tự lấy rá chắt nước cơm chứ không chịu gọi ba

+ Thu hất tung cái trứng cá ra mâm, cơm văng tung tóe, bị ba đánh đòn nhưng cô không khóc mà chạy sang nhà ngoại

=> Bé Thu cứng đầu ương ngạnh nhưng giàu tình yêu thương cha