Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được nằm võng

Với những bé quá khó và hay khóc quấy, chiếc võng dường như trở thành một giải pháp tối ưu. Nhiều người mẹ còn tỏ ra sung sướng khi thấy con có vẻ thích thú mỗi khi chiếc võng đong đưa. Tuy nhiên, chuyện nằm võng có thể là giải pháp trước mắt nhưng sẽ để lại nhiều hậu họa về sau. Hiểm họa tiềm ẩn từ việc nằm võng theo Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ như:

Hội chứng rung lắc

Do hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa đạt đến độ hoàn thiện nên những chấn động, rung lắc quá mạnh có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của não bộ. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến hội chứng rung lắc, một dạng chấn thương não khá nghiêm trọng. Theo các nghiên cứu đã chỉ ra, chỉ trong 3 hoặc 5 giây rung lắc là não của trẻ đã có thể phải chịu những tổn thương. Tổn thương nặng có thể khiến trẻ chậm phát triển năng lực trí tuệ, giảm thị lực, rối loạn ngôn ngữ, động kinh, rối loạn kỹ năng định hướng và chậm hình thành nhận thức.

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được nằm võng
Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được nằm võng

Ức chế thần kinh

Khi trẻ luôn trong trạng thái rung lắc mạnh sẽ khiến thần kinh mệt mỏi. Do đó, dù đã đi vào giấc ngủ nhưng trẻ luôn mang tâm trạng run sợ, hãi hùng. Đó là lý do vì sao khi bạn ủ trẻ ra, chúng thường có động thái giật nảy mình, khóc thét, hai bàn tay nắm chặt và cố bấu víu và ai hoặc cái gì gần tầm với nhất. Nếu phải trải qua trạng thái này trong thời gian dài, chắc chắn não của trẻ sẽ chịu những ảnh hưởng không tốt.

Ảnh hưởng đến cột sống và lồng ngực

Do võng không phải là một mặt phẳng nên khi nằm võng, cột sống của trẻ không được nâng đỡ và sẽ dễ bị cong vẹo. Đây là một bệnh rất phổ biến với các trẻ được cho ngủ bằng võng. Điều này được lý giải là do cột sống của bé còn mềm, chưa đủ độ vôi hóa như người trưởng thành. Mặt khác, khi đốt sống cong, lồng ngực của trẻ sẽ trở nên khó thở do lưng bị gù. Điều này sẽ kéo theo những hệ lụy xấu cho hoạt động của các cơ quan như tim và phổi.

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được nằm võng
Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được nằm võng

Thần kinh vận động kém phát triển

Trẻ nằm nhiều trên võng khó có thể học và hình thành các động tác trườn, bò, đi, chạy, cầm, nắm,... Sự ảnh hưởng hệ thần kinh vận động này sẽ khiến trẻ kém linh hoạt và làm khả năng tiếp thu, nhận thức kém đi.

Hạn chế cơ bắp phát triển

Cơ bắp nếu được vận động, co duỗi thường xuyên sẽ có điều kiện tốt để nở nang và phát triển. Ngay cả khi đã ngủ, các cơ bắp này vẫn phải được hoạt động để giúp lưu thông khí huyết trong toàn bộ cơ thể, nhất là não bộ. Trong khi đó, một trẻ được cho nằm võng lại thường bị chèn ép tay, chân, vẹo đầu, vẹo cổ... Những tư thế này sẽ khiến trẻ dễ bị tụ máu ở một điểm và do đó không thể điều hòa máu huyết đều đặn. Kết quả, cơ bắp cũng như não bộ đều phát triển kém. Mặt khác, khi trẻ trở mình trên võng rất dễ bị té ngã ở những thế nguy hiểm nên cần phải được che chắn cẩn thận.

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được nằm võng

Nằm võng tiềm ẩn nhiều nguy cơ là vậy; song, với những trường hợp cần thiết, bố mẹ có thể cho bé nằm võng với việc tuân thủ các điều kiện đi kèm như sau:

- Chỉ cho bé nằm võng trong những giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Không để trẻ ngủ quá lâu suốt giấc ngủ ban đêm.

- Lót chiếu nhỏ hoặc cho trẻ nằm chéo so với chiều võng để lưng trẻ được nâng đỡ tốt nhất.

- Nên có dụng cụ chắn võng ngang để tránh cho trẻ bị lật võng, té ngã trong lúc ngủ.

- Không nên giàng võng quá lâu và quá mạnh để tránh ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ.

- Không cho trẻ ngủ võng quá sớm nếu chưa đủ 3 tháng. Mặc dù bạn vẫn có thể cho trẻ nằm võng trong trường hợp bất khả kháng, nhưng lời khuyên tốt nhất vẫn là nên tập cho trẻ quen với việc ngủ giường hoặc ngủ trên một mặt phẳng an toàn để trẻ có đủ điều kiện vào giấc ngủ sâu và đi đến sự phát triển toàn diện.

Khoa Sơ sinh tổng hợp

(Theo BS. Nguyễn Cát - Bệnh viện Nhi Đồng TP. Hồ Chí Minh)

 Kiêng cữ sau sinh như thế nào để cơ thể nhanh hồi phục là nỗi băn khoăn của không ít người mẹ. Sau sinh cơ thể mẹ cần được nghỉ ngơi và có chế độ chăm sóc...

 Kiêng cữ sau sinh như thế nào để cơ thể nhanh hồi phục là nỗi băn khoăn của không ít người mẹ. Sau sinh cơ thể mẹ cần được nghỉ ngơi và có chế độ chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng phù hợp. Mẹ cần chú ý một số kiêng cữ sau đây nhé!

Kiêng cữ sau sinh như thế nào để cơ thể nhanh hồi phục

Về việc vệ sinh, tắm gội

Quan niệm kiêng tắm gội 1 tháng sau sinh là hoàn toàn sai lầm. Sau quá trình vượt cạn, mẹ ra nhiều mồ hôi, hơn nữa việc nằm nhiều một chỗ cũng dẫn đến bí bách, để lâu không tắm càng khiến cơ thể bẩn, dễ nhiễm khuẩn. Điều này không chỉ khiến mẹ có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy mà vi khuẩn phát triển còn có thể ảnh hưởng đến bé, lây từ mẹ sang con khi cho bé bú.

Thông thường, khoảng 3-4 ngày với mẹ sinh thường và khoảng 5-7 ngày với mẹ sinh mổ là mẹ có thể tắm gội, chứ không phải kiêng quá lâu trong 1 tháng. Việc tắm gội phải nhanh chóng, sau khi tắm gội cần lau khô toàn thân, sấy khô tóc, mặc quần áo kín và đi tất chân. Khi tắm gội sau sinh là mẹ nên tắm bằng nước ấm, kể cả mùa đông hay mùa hè. Tắm ở nơi kín đáo, khuất gió, tránh gió lùa. Đối với việc gội đầu cũng vậy, không cần kiêng quá lâu, chỉ cần gội nước ấm, nhanh chóng và lau khô sau khi gội xong thì hoàn toàn có thể được.

Về chế độ ăn uống

Phụ nữ sau sinh cần có chế độ chăm sóc và chế độ dinh dưỡng để đảm bảo đủ sữa cho con bú và phục hồi nhanh sức khoẻ. Và để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và con, bữa ăn của người mẹ phải đa dạng, số lượng thức ăn đầy đủ, cân đối và có giá trị dinh dưỡng (ưu tiên thức ăn có nhiều protein và canxi). Bên cạnh đó, phụ nữ sau sinh cần được nghỉ ngơi và chăm sóc đặc biệt để phục hồi sức khỏe và nuôi con bú. Hàng ngày phụ nữ sau sinh cho con bú cần lượng thực phẩm bao gồm: ngũ cốc 450 - 500g, trứng 40-50 g, đậu và chế phẩm từ đậu 50 - 100g, cá và thịt từ 80-100g, rau từ 300-400 g, hoa quả từ 100-200g, dầu mỡ 20g.

Trong thời gian nuôi con bú hạn chế uống nước trà, nước ngọt có ga, uống rượu, cà phê, các loại gia vị (hành, tiêu, ớt, tỏi,..). Phụ nữ sau sinh cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo lắng, buồn phiền, giận dữ, mất ngủ. Khi cho con bú, nếu phải dùng thuốc phải hỏi ý kiến của thầy thốc, không được tự động dùng thuốc vì có thể nguy hại cho con và có thể làm cạn nguồn sữa.

Về vận động

Những bà mẹ sinh đẻ thuận lợi, sau 6 - 8 giờ đã có thể tự ngồi dậy, sau 12 giờ đã có thể tự tới nhà vệ sinh, ngày hôm sau đã có thể đi lại được. Những bà mẹ có cắt nới tầng sinh môn khi sinh con có thể trở dậy vận động muộn hơn một chút.

Sau khi sinh con, nên thay đổi tư thế nằm, nhất là nằm nghiêng vừa có thể tránh tử cung bị lệch về sau mà còn có lợi cho việc thoát sản dịch ra nhanh. Những người phải mổ đẻ, sau khi đã nằm bất động 8 tiếng thì có thể trở mình nằm nghiêng, sau mổ 24 giờ là đã có thể ngồi dậy, sau 48 giờ có thể ra khỏi giường đi lại nhẹ nhàng và bắt đầu cho con bú.

Vận động sớm sau khi mổ có thể giảm bớt nguy cơ dính ruột, nhưng khi mới vận động không nên quá lâu để tránh bị mệt, tăng dần theo thời gian. Thời gian bắt đầu ra khỏi giường và vận động có sự khác nhau tùy tình trạng cơ thể của mỗi người. Với những người mẹ thể chất yếu hay đẻ khó phải mổ thì không nên cố gắng vận động sớm.

Về chế độ nghỉ ngơi

Người mẹ sau khi vượt cạn cơ thể bị suy nhược, chức năng các cơ quan có sự biến đổi lớn, tạm thời mất cân bằng, cần phải ngủ (không ít hơn 10 tiếng/ngày) và nghỉ ngơi nhiều để nhanh chóng hồi phục nguyên khí, gánh vác nhiệm vụ nuôi con thiêng liêng của người mẹ.

Cần tạo cho hai mẹ con một môi trường dễ chịu, yên tĩnh, sáng sủa, sạch sẽ và vệ sinh. Phòng ngủ cần phải giữ nhiệt độ ổn định 22 - 24 độ C là tốt nhất. Mùa đông phòng phải ấm và có đủ độ ẩm cần thiết, nếu khô quá sẽ bị khô cổ họng, thậm chí xuất huyết niêm mạc mũi. Độ ẩm cao quá sẽ làm cho tuyến mồ hôi ở da không tiết ra được, cũng sẽ làm bà mẹ bứt rứt khó chịu.

Về việc xem tivi, điện thoại, máy tính

Sau khi sức khỏe đã phần nào hồi phục, ngoài việc cho con bú, ăn uống nghỉ ngơi, người mẹ có thể nghe nhạc, xem tivi, điện thoại nhằm điều tiết trạng thái căng thẳng của mình. Điều này rất có lợi cho lòng tự tin khi chăm sóc con nhỏ của người mẹ. Tuy nhiên, cần lưu ý là thời gian xem tivi, điện thoại không nên kéo dài, khoảng cách đến màn hình không được quá gần để mắt không bị mỏi, không nên xem những chương trình gây xúc động mạnh.

Bạn cần tư vấn từ bác sĩ chuyên môn hãy liên hệ để được tư vấn và đặt lịch: 1900 969 638 hoặc Hotline 024 2214 7777

Theo quan niệm truyền thống, sau sinh mẹ càng nằm một chỗ và kiêng cữ nhiều thì sẽ càng tốt cho sức khỏe.  Mẹ đã phải mất sức cho quá trình “vượt cạn” của mình. Vì thế, sau sinh chính là thời gian mẹ cần được ở nhà nghỉ ngơi để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Vậy sau sinh bao lâu thì được ra đường? Vinanoi sẽ có giải đáp cho mẹ ngay!

Sinh xong, mẹ phải kiêng khem đủ thứ, phải chú ý từ việc ăn uống đến sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa, thời gian này mẹ phải quay cuồng với bỉm sữa tối ngày. Sẽ có lúc mẹ cảm thấy có chút khó chịu và stress vì không được ra ngoài như trước. Đặc biệt những ai lần đầu làm mẹ, vẫn chưa quen “công việc mới” với nhiều bỡ ngỡ sẽ càng cảm thấy nặng nề hơn.

Sau sinh bao lâu thì được ra đường, điều này còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và khả năng hồi phục của mỗi người. Hẳn là mẹ cũng từng nghe qua quan niệm của ông bà ngày xưa, phải đến 3 tháng 10 ngày mới được ra đường. Nhưng theo ý kiến của các bác sĩ, không nhất thiết phải kiêng khem trong thời gian quá lâu như vậy. Khoảng 3 tuần đến 1 tháng sau sinh, mẹ có thể ra ngoài. Bởi lúc này, cơ thể mẹ đã dần lấy lại được phong độ.

Ngoài ra, để tinh thần được thoải mái và sức khỏe nhanh chóng phục hồi, mẹ cũng có thể đi lại nhẹ nhàng quanh nhà. Hãy cố gắng trò chuyện, chia sẻ những khó khăn đang gặp phải với chồng hay bố mẹ để việc nuôi con không còn là áp lực.

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được nằm võng

Băn khoăn sau sinh bao lâu thì được ra đường của mẹ nay đã được giải đáp. Để giúp mẹ có một sức khỏe thật tốt, MarryBaby sẽ chia sẻ đến mẹ một vài lưu ý quan trọng dưới đây:

Đây là giai đoạn đầu tiên mà mẹ sau sinh cần đặc biệt chú ý để loại bỏ hết lượng sản dịch ra ngoài. Mẹ nên bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Ăn cháo, cơm, uống nhiều nước ấm, ăn trái cây… là một số gợi ý dành cho sản phụ. Đây cũng là thời điểm mẹ nên di chuyển nhẹ nhàng trong nhà để sản dịch không bị ứ đọng trong cơ thể.

Như đã nói ở trên, sau sinh mẹ mất rất nhiều sức. Bên cạnh đi lại nhẹ nhàng, sản phụ nên chú ý kiêng khem một số loại thực phẩm như đồ chua, đồ ăn cay nóng hay các loại dưa muối. Điều này sẽ giúp cả mẹ và bé yêu tránh được các vấn đề đáng tiếc liên quan đến hệ tiêu hóa.

Đây chính là giai đoạn hồi phục cuối cùng. Việc của mẹ bây giờ là cố gắng ăn uống, bồi bổ sức khỏe để duy trì dòng sữa mẹ cho bé yêu đủ ti mỗi ngày. Nếu đã quá ngán với những món ăn thường ngày, mẹ có thể đổi vị với một số món như: canh ngó sen sườn heo, thịt dê hầm đương quy, chim bồ câu tần thuốc Bắc…

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được nằm võng

Ông bà ta có câu: “Có kiêng có lành”. Đúng vậy! Mẹ sau sinh nếu không muốn sức khỏe bị ảnh hưởng về sau, hãy biết chọn lọc cách kiêng cữ phù hợp. Cụ thể:

– Mặc quần áo dài tay và đi tất chân để giữ ấm cơ thể.

– Nên uống nước ấm, tránh sử dụng nước đá.

– Không nên vận động mạnh, mang vác vật nặng, tập các bài thể dục cường độ cao.

– Không sử dụng đồ uống chứa cồn, có chất kích thích như rượu, bia, cà phê…

– Không nên quan hệ tình dục sớm. Thời gian thích hợp để vợ chồng gần gũi sau sinh là từ 4-6 tuần trở lên.

– Không để tinh thần rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu để tránh ảnh hưởng đến quá trình bài tiết sữa mẹ.

Thật tuyệt vời nếu sau sinh chúng ta biết kiêng khem khoa học, đúng cách. MarryBaby tin rằng, giờ đây mẹ đã có thể tự tin, chuẩn bị tốt cho hành trình cùng con lớn khôn. Không chỉ sau sinh bao lâu thì được ra đường mà Vinanoi cũng hy vọng, với những kiến thức trên, mẹ sẽ không còn bỡ ngỡ trước những câu hỏi khi lần đầu làm mẹ. Chúc mẹ nuôi con khỏe, dạy con ngoan!

Nguồn: Marrybaby

Vinanoi