Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng  của nền kinh tế hiện đại. Người ta có thể đo lường và dự tính sự phát triển  kinh tế qua diễn biến trên thị trường chứng khoán. Là một bộ phận cấu  thành của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán được hiểu một cách  chung nhất, là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các chứng khoán  ư các hàng hoá và dịch vụ tài chính giữa các chủ thể tham gia. Việc trao đổi  mua bán này được thực hiện theo những quy tắc ấn định trước.

Hình thức sơ khai của thị trường chứng khoán đã xuất hiện cách đây  hàng trăm năm. Vào khoảng thế kỷ 15, ở các thành phố trung tâm thương  mại của các nước phương Tây, trong các chợ phiên hay hội chợ, các thương  gia thường tụ tập tại các quán cà phê để thương lượng mua bán, trao đổi  hàng hoá. Đặc điểm của hoạt động này là các thương gia chỉ trao đổi bằng  lời nói với nhau về các hợp đồng mua bán mà không có sự xuất hiện của bất  cứ hàng hoá, giấy tờ nào. Đến cuối thế kỷ 15, “khu chợ riêng” đã trở thành  thị trường hoạt động thường xuyên với những quy ước xác định cho các cuộc  thương lượng. Những quy ước này dần trở thành các quy tắc có tính chất bắt buộc đối với các thành viên tham gia.

Buổi họp đầu tiên diễn ra năm 1453 tại một lữ quán của gia đình  Vanber tại thành phố Bruges (Vương quốc Bỉ). Trước lữ quán có một bảng  hiệu vẽ hình ba túi da và chữ Bourse. Ba túi da tượng trưng cho ba nội dung  của thị trường: Thị trường hàng hoá; Thị trường ngoại tệ và Thị trường chứng  khoán động sản; còn chữ Bourse có nghĩa là “mậu dịch thị trường” hay còn  gọi là “nơi buôn bán chứng khoán”.

Đến năm 1547, thị trường ở thành phố Bruges bị sụp đổ do cửa biển  Evin ư nơi dẫn các tàu thuyền vào buôn bán tại thành phố bị cát biển lấp mất.

Tuy nhiên, vào năm 1531, thị trường này đã được dời tới thành phố  cảng Anvers (Bỉ), từ đó, thị trường này phát triển nhanh chóng. Một thị  trường nhưvậy cũng được thành lập ở London (Vương quốc Anh) vào thế kỷ  18 và sau đó là một loạt thị trường tại Pháp, Đức, ývà một số nước Bắc Âu  và Mỹ cũng được thành lập. Sau một thời gian hoạt động, thị trường đã  chứng tỏ khả năng không đáp ứng được yêu cầu của cả ba giao dịch khác  nhau. Vì thế, thị trường hàng hoá được tách ra thành các khu thương mại, thị  trường ngoại tệ được tách ra và phát triển thành thị trường hối đoái. Thị  trường chứng khoán động sản trở thành thị trường chứng khoán. Nhưvậy, thị  trường chứng khoán được hình thành cùng với thị trường hàng hoá và thị  trường hối đoái.

Quá trình phát triển của thị trường chứng khoán đã trải qua nhiều bước  thăng trầm. Lịch sử đã ghi nhận hai đợt khủng hoảng lớn, đó là khi các thị  trường chứng khoán lớn ở Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu, Nhật Bản bị sụp đổ chỉ  trong vài giờ vào “ngày thứ năm đen tối”, 29/10/1929 và “ngày thứ hai đen  tối”, 19/10/1987. Song, trải qua các cuộc khủng hoảng, cuối cùng thị trường  chứng khoán lại được phục hồi và tiếp tục phát triển, trở thành một thể chế  tài chính không thể thiếu được trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị  trường.

Hiện nay, do các biến động lớn trong nền kinh tế thế giới, do tác động  của tiến bộ khoa học kỹ thuật và với mong muốn của Chính phủ các nước  trong việc tăng cường vai trò của thị trường chứng khoán đối với đời sống  kinh tế, thị trường chứng khoán đã được tạo mọi điều kiện phát triển. Các  chính sách của Chính phủ các nước đã góp phần thúc đẩy sự hình thành và  phát triển của thị trường chứng khoán thể hiện:

Thứ nhất, Chính phủ các nước đã cải cách mạnh hệ thống thuế nhằm  kích thích tiết kiệm và đầu tư. Các khoản thuế đối với thu nhập từ đầu tưcổ  phiếu giảm đáng kể đã khuyến khích các doanh nghiệp tăng vốn chủ sở hữu.  Với các doanh nghiệp Hàn Quốc, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu đã giảm từ  khoảng 500% vào đầu những năm 80 xuống còn 250% vào cuối những năm  90. Chính phủ Anh và Mỹ đã khuyến khích quá trình sáp nhập các doanh  nghiệp nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh và tính hiệu quả của chính các  doanh nghiệp này. ởnhiều nước, số lượng các công ty cổ phần mới ngày  càng gia tăng.  Đồng thời với các chính sách khuyến khích phát triển, Chính phủ các  nước cũng tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động của thị trường.  Uỷ ban chứng khoán ư cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị  trường chứng khoán được thành lập. Ví dụ, Uỷ ban chứng khoán Anh được  thành lập năm 1968, Uỷ ban các nghiệp vụ chứng khoán Pháp được thành  lập năm 1967, Uỷ ban chứng khoán Thái Lan thành lập năm 1992. Hệ thống  các văn bản pháp luật cũng được hoàn thiện hơn để đảm bảo quyền lợi cho  các nhà đầu tưvà chống lại các hành vi phi đạo đức trong kinh doanh chứng  khoán.

Thứ hai, một loạt các công cụ tài chính mới được tạo ra nhằm đáp ứng  tốt hơn cho nhu cầu của nhà phát hành và các nhà đầu tư. Các công cụ này  được hình thành từ việc lai ghép các công cụ sẵn có, nhằm tận dụng các lợi  thế về pháp lý hoặc kết hợp giữa các lợi thế của vốn chủ sở hữu với lợi thế  của vốn vay. Điều này không chỉ giúp cho các doanh nghiệp có thể huy động  vốn với chi phí thấp hơn, dễ thay đổi cơ cấu vốn đầu tư, mà còn tạo nhiều cơ  hội lựa chọn hơn cho các nhà đầu tư. Hàng loạt các công cụ phòng vệ cũng  xuất hiện nhưcác hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn và các công cụ  dẫn suất mới. Các công cụ này vừa làm giảm rủi ro cho các nhà đầu tư, vừa  tăng tính lỏng của tài sản, trên cơ sở đó làm giảm chi phí cho nhà phát hành.

Thứ ba, các nước tiến hành thành lập các thị trường giao dịch qua quầy  với các yêu cầu niêm yết ít chặt chẽ hơn nhằm tạo điều kiện cho các công ty  mới và các doanh nghiệp có tầm cỡ trung bình có thể tham gia thị trường.  Bởi vậy, cơ hội huy động vốn cho các doanh nghiệp cũng nhưkhả năng đa  dạng hoá danh mục đầu tưcho các nhà kinh doanh chứng khoán được gia  tăng đáng kể.

Thứ tư, thị trường chứng khoán đã có sự đổi mới mạnh mẽ về kỹ thuật.  Các thị trường được tin học hoá triệt để, đồng thời với các cải cách về nghiệp  vụ giao dịch, nghiệp vụ lưu ký và thanh toán, cải cách về tiền hoa hồng v.v..  đã làm giảm chi phí trung gian, giảm thời gian và tăng khối lượng giao dịch  qua thị trường. Điều này được đặc biệt ghi nhận tại thị trường chứng khoán  London qua cải cách có tên gọi “Big Bang” năm 1986. Nhờ những tiến bộ  khoa học kỹ thuật đó, thị trường chứng khoán ngày nay phát triển mạnh mẽ  với mức độ quốc tế hoá ngày càng cao. Sự thống nhất Châu Âu đã hợp nhất  hàng loạt các thị trường chứng khoán, tạo cơ hội mới cho việc phát triển thị  trường.

Thứ năm, thành lập thị trường các công cụ dẫn suất (Derivatives  Markets). Năm 1986, Pháp thành lập thị trường MATIF (Marché à Terme  International de France) và đến năm 1987, thành lập thêm thị trường  MONEP (Marché d’Options Négociables de Paris). Các thị trường này được  thành lập để tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế và các nhà kinh doanh  chứng khoán có khả năng phòng ngừa các rủi ro liên quan đến các biến động  về giá cổ phiếu, về lãi suất và tỷ giá hối đoái, đồng thời làm tăng vốn khả  dụng trên thị trường giao ngay, thông qua khả năng kinh doanh chênh lệch  giá. Chính các thị trường này cũng thúc đẩy hiện đại hoá thị trường tài chính  Pháp và giúp cho thị trường này cạnh tranh được với trung tâm tài chính  London.

Thứ sáu, đẩy mạnh sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị  trường chứng khoán, đặc biệt sau khủng hoảng tài chính năm 1987, người ta  đã nhận ra rằng, các thành viên lớn nhất của Sở giao dịch chứng khoán  London không thể có đủ lượng vốn cần thiết để cạnh tranh với các nhà kinh  doanh chứng khoán của Mỹ và Nhật Bản. Vì thế, các nhà quản lý vốn bảo  thủ của Anh đã phải nới rộng các điều kiện cho phép các trung gian tài  chính, trong đó có các ngân hàng thương mại, tham gia vào thị trường, và  chính điều đó đã làm tăng tính hiệu quả của thị trường chứng khoán.

Thứ bảy, sự hiện đại hoá thị trường vay nợ của Chính phủ tạo điều kiện  cho Nhà nước có thể tăng cường huy động các nguồn tài chính trên thị  trường với các chi phí thấp hơn, tránh nguy cơ lạm dụng phát hành để tài trợ  cho Ngân sách và tạo điều kiện thực hiện chính sách tiền tệ. Với những cải cách đó, thị trường chứng khoán đã trở thành một kênh  dẫn vốn quan trọng, một thực thể không thể thiếu được đối với nền kinh tế  hiện đại.

Nhắc đến thị trường chứng khoán chắc không ai còn cảm thấy xa lạ. TTCK là yếu tố cơ bản, là biểu tượng của nền kinh tế hiện đại. Mặc dù có thể tiếp cận dễ dàng, nhưng nhiều người nghĩ TTCK rất rủi ro và còn e dè khi tham gia đầu tư. Đối với tài chính cá nhân, kênh TTCK là một phương án đầu tư tối ưu giúp tạo ra lợi nhuận cao so với những phương án an toàn khác. Đầu tư vào TTCK đòi hỏi sự am hiểu về thị trường cũng như kiến thức về các công cụ tài chính.

Là một bộ phận cấu thành của Thị trường tài chính (TTTC), TTCK là nơi diễn ra các hoạt động mua bán chứng khoán – các hàng hóa và dịch vụ tài chính giữa các chủ thể tham gia. Mặc dù hiện nay TTCK có những giao dịch toàn cầu phức tạp, nhưng từ những ngày đầu, nó được phát triển một cách tự phát và rất sơ khai. Vào khoảng thế kỷ thứ 15, ở Vương Quốc Bỉ, tại các quán café, các thương gia thường tụ tập để trao đổi, mua bán hàng hóa.

Đặc điểm của hoạt động này là các thương gia chỉ trao đổi bằng lời nói với nhau về các hợp đồng mua bán mà không có sự xuất hiện của bất cứ hàng hoá, giấy tờ nào.

Thị trường này phát triển nhanh chóng, được thành lập ở London và một loạt tại Pháp, Đức, Ý, các nước Bắc Âu hay Mỹ. Đến năm 1921, tại Mỹ, khu chợ này được chuyển từ ngoài trời vào trong nhà, Sở giao dịch chứng khoán chính thức được thành lập. 

Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán
Hình ảnh Sở giao dịch chứng khoán giai đoạn đầu sơ khai

Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán
Hình ảnh Sở giao dịch chứng khoán hiện nay

Xem thêm bài viết: Vai trò của thị trường chứng khoán đối với sự phát triển kinh tế

Các phương thức giao dịch ban đầu vô cùng đơn giản với những ký hiệu giao dịch bằng tay và có thư ký nhận lệnh của khách hàng. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các Sở giao dịch chứng khoán đã sử dụng hoàn toàn hệ thống giao dịch điện tử nhằm đem lại hiệu quả và chất lượng cho giao dịch, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư.

Quá trình phát triển của TTCK đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Thời kỳ huy hoàng nhất là vào những năm 1975 – 1913 cùng với sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế. Ngoài ra, lịch sử ghi nhận hai đợt khủng hoảng lớn khi các TTCK lớn ở Mỹ, Tây u, Bắc u, Nhật Bản bị sụp đổ chỉ trong vài giờ vào 29/10/1929 và 19/10/1987. Song, trải qua các cuộc khủng hoảng, TTCK lại được phục hồi và tiếp tục phát triển.

SGDCK Amsterdam được ra đời từ rất sớm, năm 1622. Tại đây, diễn ra các giao dịch của trái phiếu Chính phủ và cổ phiếu của các công ty. Thời kỳ đầu thành lập, chỉ có 20 người giao dịch. SGDCK Amsterdam được biết đến là nơi đầu tiên cho phép giao dịch liên tục, bán khống, giao dịch quyền chọn…..Tuy ra đời sớm nhưng SGDCK Amsterdam không được biết đến nhiều trong thế giới tài chính như NewYork hay London.

SGDCK London được thành lập từ 1801. Thời kỳ sơ khai, cổ phiếu không được giao dịch tại một tòa nhà nào cả. Thay vào đó, cả bên môi giới lẫn nhà đầu tư gặp nhau ở các quán cà phê ở khắp London. Khi ấy, nếu một công ty muốn bán cổ phiếu hay phát hành nợ, họ dán thông báo trên cửa các quán cà phê hay gửi thư tới nhà tài trợ.

Sau khi xảy ra đám cháy vào năm 1748, một nhóm giao dịch viên giàu có đã hiến một tòa nhà làm sở giao dịch năm 1773. Từ đây mở ra một thời gian dài nước Anh trở thành thủ đô tài chính của thế giới.

Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán
Ảnh: Quán cà phê Jonathan – nơi diễn ra các giao dịch chứng khoán sơ khai tại London

Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) hiện là SGDCK lớn nhất thế giới tính về giá trị vốn hóa thị trường và đứng thứ hai nếu tính theo số lượng công ty niêm yết. Đây chính là Sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất và lâu đời nhất ở Mỹ. NYSE bắt đầu từ năm 1792 khi 24 nhà môi giới chứng khoán tập trung dưới một cây Buttonwood trên phố Wall để ký một thỏa thuận thiết lập các quy tắc để mua và bán trái phiếu và cổ phiếu của công ty.

Ban đầu, NYSE chỉ niêm yết 5 công ty. Cho đến ngày nay, SGDCK New York có đến hơn 2600 công ty niêm yết với tổng giá trị hơn 30 nghìn tỷ đô la Mỹ. Nó hoạt động theo hình thức giao dịch đấu giá và giao dịch tự động. NYSE được kiểm soát rất chặt chẽ nhằm duy trì một hệ thống trật tự và công bằng cho các nhà đầu tư.

Đây là Sở giao dịch chứng khoán điện tử đầu tiên trên thế giới. Thay vì để người bán và người mua nhờ người môi giới xác định giá cổ phiếu, NASDAQ dựng một tấm bảng điện tử lớn niêm yết giá và sự biến động theo thời gian thực. Kể từ đó, NASDAQ đã phát triển và đưa ra các hệ thống giao dịch tự động cho phép nhà đầu tư tự động mua bán cổ phiếu của mình dựa trên các tiêu chuẩn định trước.

NASDAQ cũng cho ra đời Hệ thống đặt lệnh quy mô nhỏ (SOES), cho phép nhà đầu tư cá nhân đặt lệnh từ 1000 cổ phiếu trở xuống một cách tự động. SOES đã giải quyết vấn đề nhức nhối tại thời gian đó khi mà giao dịch nhỏ lẻ thường bị các nhà tạo lập thị trường bỏ qua khi họ đặt lệnh qua điện thoại. Các chức năng tự động của thị trường hiện nay phần lớn đều bắt nguồn từ phát minh của NASDAQ.

Giao dịch chứng khoán được thực hiện phổ biến nhất thông qua thị trường tập trung, hay còn gọi là SGDCK. Đây là nơi diễn ra hoạt động mua bán chứng khoán và là cơ quan phục vụ và duy trì trật tự giao dịch, bởi vậy, có thể nói SGDCK là thành phần quan trọng nhất của TTCK. Lịch sử TTCK gắn liền với lịch sử và sự phát triển của SGDCK, từ buổi sơ khai hoạt động của SGDCK với phương thức thủ công diễn ra tại sàn giao dịch, sau này có sự trợ giúp của máy tính và hiện nay đã điện toán hoàn toàn.

Cre: Mạng lưới tài chính cá nhân Việt Nam- Khoa Tài chính Ngân hàng- ĐH Kinh tế – ĐHQGHN

____________________________

Finhay với vai trò huấn luyện tài chính số giúp người dùng tiết kiệm, tích lũy thông minh, gây dựng và bảo vệ gia sản bắt đầu chỉ từ 50.000đ.

Ứng dụng cũng khuyến khích người sử dụng tích lũy – đầu tư có mục tiêu, đều đặn và trong dài hạn để đạt được lợi ích lớn nhất.

Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán