Quản lý tài nguyên hải đảo thuộc chương Máy trong Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

25/12/2020 Từ viết tắt Đọc bài viết

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2020 và triển khai công tác năm 2021 của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, chiều 25/12, Thứ trưởng Lê Minh Ngân ghi nhận và biểu dương những kết quả đạt được của Tổng cục trong năm 2020, đồng thời đề nghị trong năm 2021, Tổng cục cần tập trung tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ của Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết số 26/NQ-CP của Chính phủ; rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; tăng cường công tác quản lý nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;...

Quản lý tài nguyên hải đảo thuộc chương Máy trong Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Nhiều kết quả đáng ghi nhận

Theo báo cáo của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, trong năm 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng được sự quan tâm và chỉ đạo của của Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, sự phối hợp, giúp đỡ của các đơn vị của Bộ; sự đoàn kết nhất trí, nỗ lực, cố gắng của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Tổng cục; Tổng cục đã được triển khai thực hiện một cách toàn diện, tích cực và khẩn trương, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần đáng kể trong việc quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, đảm bảo quốc phòng an ninh đối ngoại và hợp tác quốc tế, phát triển bền vững kinh tế của đất nước.

Cụ thể, triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Tổng cục đã trình và được các cấp có thẩm quyền ban hành Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020 về Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, Kế hoạch số 646-KH/BCSĐTNMT thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP; Quyết định số 28/QĐ-TTg ngày 07/01/2020 phê duyệt Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2030; Quyết định số 203/QĐ-TTg ngày 06/02/2020 về việc thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26/6/2020 phê duyệt Chương trình tăng cường năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý tổng hợp và điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, hải đảo đến năm 2030; Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 18/5/2020 phê duyệt Đề án hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030.

Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án, nhiệm vụ, đặc biệt là công tác giao khu vực biển, cấp phép nhận chìm ở biển đã dần đi vào nền nếp, bảo đảm tuân thủ các quy định hiện hành, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các tổ chức, địa phương có biển trong việc xử lý các hồ sơ giao khu vực biển để nhận chìm.

Trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay, Tổng cục đã xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành 01 Nghị quyết, 02 Nghị định; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 08 Quyết định, 01 Chỉ thị; trình Bộ ban hành 19 thông tư. Các văn bản này góp phần cơ bản bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất cho công tác quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

Bám sát các nội dung được quy định tại Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và các văn bản thi hành Luật, Tổng cục đã triển khai và hướng dẫn các địa phương thực hiện theo các nguyên tắc, chế định rất mới như: quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo dựa trên tiếp cận hệ sinh thái; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển; thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển; quản lý tài nguyên hải đảo; cấp giấy phép nhận chìm ở biển… Mặc dù với nhiều nguyên tắc, chế định rất mới nhưng được sự quan tâm, vào cuộc của các cấp, các ngành và các địa phương có biển, qua triển khai thực hiện Luật có thể khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện phương thức quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo.

Tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 theo Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg ngày 01/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 47) và trình hồ sơ để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, đồng thời xây dựng kế hoạch trình phê duyệt để triển khai thực hiện có hiệu quả. Ngày 07 tháng 01 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2030 trên cơ sở tiếp tục kế thừa Đề án 47 và có sự tái cơ cấu, lồng ghép nội dung, xác định thứ bậc ưu tiên trong thực hiện, phù hợp với khả năng đáp ứng về nguồn lực của nhà nước theo từng giai đoạn với mục tiêu đến năm 2030, tối thiểu 50% diện tích vùng biển và hải đảo Việt Nam được khảo sát, điều tra, phân tích, đánh giá về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ở tỷ lệ 1:500.000 và điều tra ở tỷ lệ lớn đối với một số khu vực trọng điểm.

Quản lý tài nguyên hải đảo thuộc chương Máy trong Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Tạ Đình Thi phát biểu tại Hội nghị

Công tác quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ được quan tâm. Thời gian vừa qua, một số địa phương đã xây dựng các chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ để tạo lập cơ chế, giải pháp giải quyết các vấn đề cấp bách đặt ra tại các khu vực tập trung nhiều hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và có mâu thuẫn, xung đột hoặc nguy cơ mâu thuẫn, xung đột về lợi ích trong khai thác, sử dụng tài nguyên cần sự phối hợp tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành và cộng đồng; nơi tài nguyên, giá trị các hệ sinh thái của khu vực vùng bờ có nguy cơ bị suy giảm nghiêm trọng do hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên; nơi có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Việc lập, quản lý tài nguyên hải đảo đang được triển khai với việc điều tra, đánh giá tổng thể, toàn diện về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường; thống kê, phân loại để lập hồ sơ hải đảo và định hướng khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên hải đảo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa. Bảo đảm hài hòa giữa nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và yêu cầu bảo tồn, phát triển và bảo vệ môi trường, hệ sinh thái. Hoạt động đầu tư nâng cao năng lực quan trắc, giám sát, dự báo về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; thiết lập hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tổng hợp, đồng bộ về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phục vụ phát triển kinh tế biển, quốc phòng, an ninh đang được triển khai.

Về công tác lập quy hoạch, Tổng cục đã chủ động rà soát, kế thừa các kết quả từ Đề án quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển Việt Nam để xây dựng và được phê duyệt 02 nhiệm vụ: (i) Lập quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; (ii) Lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ của quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hoàn thành và trình Bộ công bố đường ranh giới cách đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm theo vĩ tuyến một khoảng cách 03 hải lý, danh mục các điểm có giá trị đặc trưng triều vùng ven biển Việt Nam và 10 đảo, cụm đảo lớn của Việt Nam phục vụ cho việc thiết lập, quản lý hành lang bảo vệ bờ biển.

Công tác giao khu vực biển bước đầu đã đi vào nền nếp, bảo đảm tuân thủ các quy định hiện hành, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các tổ chức, địa phương có biển trong việc xử lý các hồ sơ giao khu vực biển để nhận chìm. Đến nay đã tổ chức thẩm định 16 hồ sơ đề nghị giao khu vực biển của các tổ chức và được cấp có thẩm quyền quyết định giao khu vực biển với tổng số tiền thu về cho ngân sách nhà nước hơn 502 tỷ đồng. Đối với các địa phương có biển, tính đến hết tháng 12/2019 có 10/28 địa phương tổ chức giao khu vực biển cho 26 tổ chức với tổng số tiền thu sử dụng khu vực biển hơn 23 tỷ đồng.

Trong năm 2021, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đặt quyết tâm chủ động vượt qua khó khăn, biến thách thức thành cơ hội, quán triệt sâu sắc và tiếp tục thực hiện phương châm“Đoàn kết, đổi mới - Trách nhiệm, kỷ cương - Chất lượng, hiệu quả” và "Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm"; xác định các mục tiêu, khâu đột phá sau: Tập trung triển khai thưc hiện các kế hoạch, chương trình, dự án, nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết 36-NQ/TW; Tiếp tục tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, trọng tâm là hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoạt động cấp phép, công tác kiểm tra, thanh tra; Nâng cao năng lực của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động của Tổng cục, đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý; Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, điều hành, trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng các giải pháp quản lý thông minh vào quản lý điều hành công việc.

Quản lý tài nguyên hải đảo thuộc chương Máy trong Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Toàn cảnh Hội nghị.

Tập trung rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Lê Minh Ngân biểu dương và ghi nhận những nỗ lực, những đóng góp và những kết quả đạt được của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam trong năm 2020. “Những kết quả đó đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trên cả nước, nâng cao vị thế, vai trò của Tổng cục cũng như của Bộ Tài nguyên và Môi trường”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Một trong những kết quả nổi bật năm 2020 của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là công táctham mưu xây dựng chủ trương,hoàn thiện chính sách, pháp luật.Tổng cục đã tham mưu cho Bộ trình Chính phủ 03 Nghị định như: Nghị định thay thế Nghị định 51/2014/NĐ-CP ngày 21/5/2014 quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển; Nghị định quy định về thế chấp, cho thuê, góp vốn, chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển của tổ chức, cá nhân được giao để nuôi trồng thủy sản; hỗ trợ, bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi khu vực biển vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, công cộng; Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Đến nay các Nghị định này đã cơ bản hoàn thiện các trình tự thủ tục;lấy ý kiến của các thành viên Chính phủ để trình Chính phủ phê duyệt. Hiện nay Tổng cục đang xây dựng dự thảo Nghị định về lấn biển để giải quyết các vấn đề vướng mắc hiện nay về hoạt động lấn biển;tạo điều kiện cho các địa phương phát huy nguồn lực các khu vực ven biển để phát triển kinh tế địa phương và đất nước.

Tổng cục đã chủ động tham mưu Bộ trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020 về Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam; tham mưu Ban Cán sự đảng Bộ ban hành Kế hoạch số 646-KH/BCSĐTNMT thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP của Chính phủ....

“Như vậy có thể nói năm 2020, chúng ta đã xây dựng các văn bảnđồng bộ, kịp thờiđểcụ thể hóa các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra còn chủ động tham mưu xây dựng một số thông tư thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng để đảm bảo hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường biển và hải đảo. Đây là một khối lượng công việc rất lớn trong điều kiện là lĩnh vực mới, nhạy cảm, khó khăn,nhưng Tổng cục đã có nhiều cố gắng, để hoàn thành rất tốt nhiệm vụ này. Đây là điểm sángtrong năm 2020 của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam” – Thứ trưởng Lê Minh Ngân ghi nhận và đánh giá cao.

Về công tác lập quy hoạch, đã triển khai thực hiện nhiệm vụ lập Quy hoạch không gian biển quốc gia; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ của quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.Đây là cơ sở hết sức quan trọng để triển khai thực hiện Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo, đảm bảo tính pháp lý, hiệu quả cao.

Cùng với đó, Tổng cục đãtích cựctriển khai Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2030;nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản biển, hải đảo để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, bảo đảm số hóa, tích hợp và chia sẻ với các địa phương ven biển; Khảo sát đánh giá tàu nghiên cứu khoa học biển do Nhật Bản trao tặng.

Về hợp tác quốc tế, mặc dù trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến phức tạp,Tổng cục đã tích cực phối hợp các Bộ ngành, tranh thủ sự ủng hộ của các đối tác quốc tế để triển khai các đề án về giảm rác thải nhựa đại dương, bảo vệ môi trường biển. Cụ thểnhư: tham mưu cho Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030; tổ chức các Hội nghị quốc tế như: Hội nghị trực tuyến với Ủy ban Châu Âu về xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa đại dương, Hội nghị quốc tế các giải pháp về chất thải nhựa khu vực các Biển Đông Á năm 2020; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực điều tra cơ bản, về biển để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý tài nguyên môi trường biển và hải đảo.

Đặc biệt là trong năm 2020 đãtổ chức thành công Đại hội Đảng bộ của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 - 2025, đề ra nhiệm vụ, phương hướng cho nhiệm kỳ tới làm định hướng xây dựng chương trình, chiến lược, kế hoạch hành động của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

Những kết quả này là tiền đề quan trọng xây dựng, phát triển và khẳng định vai trò của Tổng cục trong việc thực hiện chức năng tham mưu quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường biển và hải đảo và phát triển bền vững biển trong thời gian tới.

Phát huy kết quả đã đạt đượctrong năm 2020, để hoàn thành nhiệm vụ trongnăm 2021 và những năm tiếp theo, Thứ trưởng Lê Minh Ngân đề nghị Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tập trung thực hiện một số định hướng quan trọng sau:

Một là, tiếp tục tập trung tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ của Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết số 26/NQ-CP của Chính phủ; các chương trình, kế hoạch và đề án Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt; tham mưu giúp Bộ thực hiện tốt vai trò Cơ quan thường trực Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam; lựa chọn nội dung trong Kế hoạch hành động của Ban cán sự Đảng; Nghị quyết của Chính phủ để xây dựng các đề án, dự án mang tính tri thức, khả thi, cấp bách nhất.

Hai là, tập trung rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, trong đó trọng tâm là việc thực hiện 02 nhiệm vụ quy hoạch theo kế hoạch đã được phê duyệt; bám sát việc trình duyệt Nghị định thay thế Nghị định số 51/2014/NĐ-CP ngày 21/5/2014 của Chính phủ quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển; Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; tiếp thu, hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về thế chấp, cho thuê, góp vốn, chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển của tổ chức, cá nhân được giao để nuôi trồng thủy sản; hỗ trợ, bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi khu vực biển vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, công cộng; Nghị định quy định về hoạt động lấn biển; Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ba là, tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, hoàn thiện cơ sở dữ liệu, bảo đảm số hóa, tích hợp và chia sẻ thông tin với các địa phương ven biển. Tập trung xây dựng, trình phê duyệt Đề án phát triển đội tàu khảo sát, nghiên cứu biển.

Bốn là, Tổng cục cần nắm bắt tốt hơn tình hình quản lý nhà nước lĩnh vực biển và hải đảo tại các địa phương; tăng cường trao đổi thông tin, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo (giao khu vực biển, cấp phép nhận chìm, thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển). “Tổng cục cần tăng cường kiểm tra các khu vực biển đã giao thực hiện dự án để tham mưu giải quyết, xử lý, tránh hiện tượng chiếm diện tích chờ chuyển nhượng, sang tên, bán dự án, lãng phí tài nguyên, nhằm quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên của đất nước”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Năm là, đổi mới công tác chỉ đạo điều hành; tăng cường kỷ luật, chấn chỉnh kỷ cương hành chính theo phương châm rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm; kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự của Tổng cục theo tinh thần Nghị định số 101/2020/NĐ-CP và Nghị định số 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ; tiếp tục đẩy mạnh công tác luân chuyển, bố trí cán bộ theo chủ trương của Đảng, Chính phủ và Ban cán sự đảng Bộ, trọng tâm là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của của cơ quan, đơn vị.

Nhân dịp chuẩn bị bước sang năm mới 2021, thay mặt Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công đến toàn thể cán bộ công chức, viên chức và người lao động của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Thứ trưởng tin tưởng rằng, với quyết tâm lớn, đoàn kết, sáng tạo;sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị trong và ngoài Bộ, năm 2021, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam sẽ hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.

Thay mặt lãnh đạo Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Tổng cục trưởng Tạ Đình Thi trân trọng cảm ơn, đồng thời tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Lê Minh Ngân cùng với các ý kiến đóng góp quý báu của các đơn vị. Đồng thời mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm sâu sát hơn nữa của Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như các Bộ, ngành liên quan để Tổng cục tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao năm 2021 và những năm tiếp theo.

Trường Giang