Quy trình xử lý rác thải trong nấu ăn

Sử dụng hệ thống xử lý nước thải cho bếp ăn, khu tập thể tránh ô nhiễm môi trường, nguồn nước 

Bếp ăn nhà máy, tập thể, cơ qua là nơi chế biến, cung cấp suất ăn hằng ngày cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên chính vì vậy mà lượng nước thải từ bếp ăn của những đơn vị này rất lớn, để xử lý được nước thải bếp ăn cũng rất phức tạp.

Đặc điểm nước thải sinh hoạt bếp ăn ở nhà máy, tập thể, cơ quan

Bếp ăn là nơi thải ra rất nhiều nước thải có tính chất phức tạp. Đối với các bếp ăn tập thể thì tính chất phức tạp của nó lại tăng lên gấp nhiều lần bởi lượng thực phẩm cần chế biết rất lớn và trong nước thải chứa nhiều tạp chất, các chất hóa học như nito, photpho gây hại nghiêm trọng cho môi trường.

- Dầu mỡ: được thải ra cùng nước thải bao gồm dầu thừa trong quá trình chế biến, mỡ động vật từ các loại thịt, cá trong quá trình làm sạch. Dầu, mỡ có sự liên kết hóa học bền chắc, đông cứng lại khi gặp nhiệt độ lạnh. Nhất là với thời tiết của mùa đông, dầu mỡ đông lại rất nhanh. Khi được thải xuống đường ống nước thải, dầu mỡ bám lại đường ống gây tắc nghẽn đường ống.

- Để làm sạch số lượng lớn bát đũa, dụng cụ chế biến thức ăn cần phải dùng đến lượng lớn hóa chất tẩy rửa. Những loại hóa chất này có tính chất tẩy mạnh, một số hóa chất tẩy rửa còn có tính ăn mòn sẽ nhanh chóng phá hủy đường ống.

- Bùn đất, rác thải từ những thực phẩm được mang đi chế biến, những mẩu vụn thừa từ thực phẩm và thức ăn thừa có kích thước nhỏ có thể trôi qua nắp chắn nước thải tích tụ lại, lâu ngày gây tắc ống dẫn nước thải và là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng của các loại vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh tiềm ẩn có trong nước thải.

Ưu điểm nổi bật của hệ thống xử lý nước thải bếp ăn

Hiện nay, đa số các nhà máy, cơ quan, xí nghiệp đều có những bếp ăn tập thể cung cấp những suất ăn cho cán bộ, công nhân viên. Nguồn nước thải từ các bếp ăn này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước cũng như làm ảnh hưởng lớn đến cảnh quan sinh thái, sức khỏe con người. 

Việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải có tác dụng to lớn:

  • Góp phần to lớn vào việc cải thiện nguồn nước thải, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người. 
  • Tiết kiệm được chi phí lớn cho việc sửa chữa đường ống nước khi gặp sự cố như tắc nghẽn, ống bị bào mòn gây nứt vỡ….

Cấu tạo chung của thiết bị xử lý nước thải

Với lượng nước thải lớn cùng với tính chất phức tạp của nguồn nước thải từ các bếp ăn của nhà máy, tập thể, cơ quan, hệ thống xử lý nước thải đòi hỏi sự tối ưu hóa để mang lại hiệu quả cao. 

Quy trình xử lý rác thải trong nấu ăn

1. Thiết bị tách rác: Đây là thiết bị quan trọng đầu tiên của hệ thống xử lý nước thải bếp ăn. Trong nhà bếp sẽ thải ra rất nhiều rác thải từ thực phẩm. Nước thải từ nhà bếp đưa xuống ống nước theo đường tự chảy, rác thô sẽ bị ngăn chặn lại tại đây để tránh hiện tượng tắc nghẽn ống nước làm ảnh hưởng đến máy bơm cũng như các thiết bị khác của hệ thống.

2. Bể tách dầu mỡ: Rác thải sau khi bị tách ra khỏi nước, nước thải tự động chảy xuống bể tách dầu mỡ. một lượng lớn dầu mỡ từ thực phẩm và thừa trong quá trình chế biến nếu không được xử lý tốt sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng. Dầu mỡ được giữ lại bể tách dầu mỡ này và được hút đi xử lý theo định kỳ. Nhờ có bể tách dầu mà máy bơm nước, ống nước có thể hoạt động hiệu quả, không bị hiện tượng tắc nghẽn, tránh làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc sau đó của hệ thống.

3. Bể điều hòa là nơi không thể thiếu của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nói chung và các bếp ăn công nghiệp nói riêng. Sau quá trình tách dầu, theo đường bơm nước thải chảy xuống bể điều hòa. Máy thổi khí được lắp đặt có nhiệm vụ cung cấp oxy liên tục để không bị xảy ra hiện tượng yếm khí. Tại đây, các nguồn nước thải được tập trung lại thành một nguồn duy nhất. Bể điều hòa có chức năng điều hòa nồng độ và lưu lượng nước để hệ thống làm việc theo đúng quy trình, tránh tình trạng hệ thống bị làm việc quá tải. Nước thải sau khi được xử lý ở bể điều hòa tiếp tục được bơm đến bể sinh học hiếu khí có sử dụng chất bám dính.

4. Bể sinh học hiếu khí bám dính: Công nghệ sử dụng bùn hoạt tính bám dính là công nghệ tiên tiến, có hiệu quả cao. Bể sinh học hiếu khí là thiết bị quan trọng quyết định đến cả quá trình xử lý nước thải từ bếp ăn công nghiệp của nhà máy, cơ quan, tập thể. 

Vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh trong nước có kích thước cực nhỏ, tồn tại dưới dạng lơ lửng hoặc dạng bám dính vào lớp vật liệu đệm được lắp đặt tại bể sinh học hiếu khí. Máy thổi khí cung cấp oxy cho các vi sinh vật hiếu khí, giúp cho chúng đủ lượng oxy để chuyển hóa các chất hữu cơ thành nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng để chúng phát triển tăng sinh khối và làm giảm mức độ ô nhiễm của nguồn nước xuống mức thấp nhất. 

5. Bể lắng II: Có nhiệm vụ tiếp nhận sản phẩm đã được xử lý ở bể sinh học, tách bông bùn vi sinh ra khỏi bể mặt nước thải.

Bể lắng được lắp đặt ống trung tâm, nước thải được xử lý từ bể sinh học yếm khí sẽ được tập kết về ống trung tâm này. Khi đi qua ống trung tâm, toàn bộ nước thải sẽ được phân bổ ra khắp bề mặt ngang ở đáy ống, nước khi đi ra khỏi ống trung tâm đi lên trong bể lắng II ở trạng thái tĩnh. Với tốc độ đi lên rất chậm của nước thải thì các bông cặn được hình thành có tỉ trọng lớn hơn sẽ chiếm ưu thế và sẽ lắng xuống bể lắng. Nước thải sau khi ra khỏi bể lắng, nước bề mặt được đưa đến bể khử trùng, lúc này nồng độ COD giảm đến 80-85%. Cặn lắng ở bể sẽ được bơm ngược trở lại bể sinh học yếm khí và bùn dư sẽ được bơm sang bể chứa bùn. 

6. Bể chứa bùn: Đây như một nhà kho lớn có nhiệm vụ giữ và trữ bùn. Theo định kỳ, bùn từ các bể chứa sẽ được hút để xử lý. Nguồn nước mặt sẽ được bơm ngược lại bể điều hòa để tiếp tục chu trình xử lý nước thải.

7. Bể khử trùng: Nước thải thải bếp ăn của nhà máy, cơ quan, tập thể sau quá trình xử lý sinh học, vẫn còn rất nhiều các loại vi sinh vật tồn tại, đa số chúng là vi khuẩn vô hại nhưng không tránh khỏi sự sống sót của một số vi khuẩn có khả năng gây bệnh.

Tại bể khử trùng, người ta đưa chất Chlorine (Cl), đây là nguyên tố hóa học có tính chất oxy hóa và tính khử trùng cực mạnh, có khả năng tiêu diệt các loại vi sinh vật gây hại có trong nước, đồng thời Cl phá vỡ hoạt động trao đổi chất của vi sinh vật khiến chúng không thể tìm kiếm được thức ăn, chúng sẽ bị chết khi không được cung cấp chất dinh dưỡng. Nước thải đạt tiêu chuẩn sẽ được xả ra ngoài môi trường xả.

Công ty Cổ phần công nghệ dịch vụ môi trường E&C Việt Nam là công ty cung cấp hệ thống xử lý nước thải bếp ăn nhà máy, cơ quan chất lượng hàng đầu, có uy tín trên thị trường cùng với dịch vụ tốt nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết và được giải đáp những thắc mắc về hệ thống xử lý nước thải bếp ăn tập thể, quý khách vui lòng gọi đến số điện thoại 0941113286.

Chất béo, dầu mỡ là sản phẩm thừa của thực phẩm nấu ăn như dầu thực vật, thịt và các sản phẩm từ sữa. Tại các cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ ăn uống như nhà hàng khách sạn, bếp ăn công nghiệp, căn tin trường học, bệnh viện, … đều là những nơi phát sinh nhiều dầu mỡ thừa (dầu mỡ thải bỏ, được phân loại hoặc được vệ sinh, thải bỏ theo dòng nước thải). (BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ)

Ngày nay, với cuộc số hiện đại, việc sử dụng dầu mỡ trong nấu ăn, tại các hộ gia đình cũng như các cơ sở kinh doanh dịch vụ là vô cùng lớn. Lượng dầu mỡ thải bỏ, dầu mỡ bẩn trong nước thải của quá trình vệ sinh dụng cụ nấu ăn, nhà bếp phát sinh ngày một nhiều, đang là mối quan tâm lớn của người nội chợ và của cả xã hội khi gây ra các vấn đề liên quan tới thoát nước và vệ sinh môi trường. Mặc dù vậy việc quản lý và xử lý nguồn dầu mỡ thải, dầu mỡ bẩn còn rất lúng túng và bị bỏ ngỏ, thiếu các giải pháp đồng bộ cả về quản lý và giải pháp xử lý, việc phát triển các sản phẩm khoa học, ứng dụng công nghệ để xử lý vấn đề chưa được phổ biến áp dụng rộng rãi trong cuộc sống dẫn đến nhiều hệ lụy. Thực tế cho thấy một phần dầu mỡ bẩn được thu gom tái sử dụng không đúng mục đích an toàn vệ sinh thực phẩm, một phần thải bỏ trực tiếp ra môi trường gây tắc nghẽn hệ thống, đồng thời ảnh hưởng đến môi trường sống và sinh thái.

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật môi trường đặc biệt phát triển các sản phẩm công nghệ tách bỏ và xử lý dầu mỡ, VINACEE Việt Nam gửi tới bạn đọc việc phân tích các tác hại của dầu mỡ thải và xây dựng quy trình hướng dẫn quản lý và xử lý dầu mỡ thải (dầu mỡ bẩn) với mong muốn góp phần và công cuộc bảo vệ môi trường, bảo vệ sực khỏe nghười dân.

Quy trình xử lý rác thải trong nấu ăn

  1. Dầu mỡ thải, đặc tính và tác hại do bất cập trong quản lý và xử lý

Dầu mỡ có đặc tính nhẹ hơn nước, không tan trong nước và có độ kết dính cao, khi nhiệt độ nóng thì dầu mỡ sẽ lỏng ra và có thể dễ dàng xâm nhập vào đường cống bồn rửa, tuy nhiên khi dầu mỡ ở nhiệt độ lạnh (hoặc nhiều độ thường < 25 độ C) nó sẽ đông cứng lại, gây tắc nghẽn, hư hỏng đường ống thoát nước và gây ra nhiều vấn đề trong quá trình xử lý nước thải chung. Chưa kể đến các kết quả nghiên cứu khoa học đều cho thấy ô nhiễm dầu mỡ và chất béo gây hậu quả nghiêm trọng đối với hệ sinh thái sông, biển và ô nhiễm môi trường.

Những vấn đề của việc tái sử dụng dầu mỡ thải bỏ không đảm bảo vệ sinh môi trường.

Đây thực sự là một vấn đề nhạy cảm và đáng sợ đang thực sự din ra khi nhiều loại dầu mỡ sử dụng trong các cơ sở hề không có nhãn mác, các loại dầu mỡ này được bán tràn lan trên thị trường. Một trong số loại dầu mỡ này được nhập từ Trung Quốc, một trong số đó được tận thu từ mỡ động vật vụn, nát, một trong số đó được tái chế từ dầu mỡ thải thu gom từ chính các cơ sở chế biến thức ăn.

Những vấn đề gây ra bởi dầu mỡ trong nước thải

Dầu mỡ xâm nhập vào hệ thống nước thải gây ra một số vấn đề, cả trong hệ thống thoát nước và thu gom nước thải, ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình, các hộ kinh doanh và trong chính các nhà máy xử lý nước thải.

Dầu mỡ trong sinh hoạt

Khi chất béo, dầu mỡ vào hệ thống thoát nước thì chúng trộn lẫn với thực phẩm và chất thải vệ sinh khác gây tắc nghẽn và đông cứng lại trong đường ống. Ngoài các mùi hôi khó chịu, tắc nghẽn đường cống liên quan đến dầu mỡ có thể dẫn đến đường cống tràn ngược lên do giảm công suất hoặc vỡ đường ống. Điều này có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về môi trường bao gồm ô nhiễm đất nước và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Hiện nay để tránh tắc đường ống đa số mọi người đều sử dụng hóa chất, nước sôi và một vài biện pháp tạm thời khác đổ trực tiếp xuống đường ống để loại bỏ và tách dầu mỡ khỏi đường ống, tuy vậy đây chỉ là giải pháp mang tính tình hưng, không hiệu quả và triệt để.

Dầu mỡ trong nhà máy xử lý nước thải

Khi dầu mỡ đến nhà máy xử lý nước thải, nó có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau như mỡ khó phân hủy thành các chất sinh học hơn các thành phần phổ biến trong nước thải đô thị. Dẫn đến việc xử lý khó khăn hơn.

Hơn nữa dầu mỡ có thể làm tắc nghẽn và hình thành cặn trên bề mặt lắng, bể điều hòa, đường ống, máy bơm và cảm biến. Mỡ cũng có thể chặn một phần bên trên hệ thống lọc nhỏ giọt, làm tắc nghẽn máy bơm bùn và với khối lượng lớn ngăn cản hoạt động của bùn vi sinh phân hủy vi sinh vật. Các vấn đề khác bao gồm tạo bọt quá mức, tăng thể tích bùn và các vấn đề với việc hình thành các vi khuẩn.

  1. Quy trình xử lý dầu mỡ trong nước thải

Sơ đồ hướng dẫn quy trình quản lý và xử lý dầu mỡ thải

Quy trình xử lý rác thải trong nấu ăn

Bể tách mỡ thông minh, sản phẩm thân thiện với môi trường

Đầu tiên người ta thường xử lý nước thải có chứa dầu mỡ qua bể lọc mỡ 3 ngăn với thiết kế đảm bảo và chế tạo theo tiêu chuẩn thoát nước TCVN.

Thiết bị bể lọc mỡ hoạt động dựa trên nguyên lý khác nhau về trọng lượng của nước, mỡ và chất thải rắn, được thiết kế để lọc, tách mỡ, chất béo và chất thải rắn, giữ lại trong hộp bẫy trong khi nước tiếp tục thoát ra khỏi hộp và chảy vào hệ thống thoát.

Bể tách mỡ VINACEE cam kết loại bỏ hơn 93.5% dầu mỡ thừa trong nước thải.

Giải pháp hiệu quả nhất là đảm bảo rằng dầu mỡ được dừng lại trước hệ thống xử lý nước thải và không đi vào hệ thống xử lý nước thải. Sau đó, nó nên được loại bỏ khỏi đường ống cống trước khi đi đến các nhà máy xử lý nước thải. Dầu mỡ sau khi được loại bỏ khỏi nước thải cần có các phương pháp thu gom để xử lý theo CTR.

Hiện nay các phương pháp xử lý dầu mỡ đang được áp dụng phổ biến chủ yếu là thu mua xuất khẩu tái chế sinh học Biodiesel và xử lý bằng các biện pháp như dùng hóa chất tan mỡ, ủ phân compos hay sử dụng các loại vi sinh ăn mỡ.

Tác giả: KS Tạ Thị Ngọc Lan, ThS Nguyễn Hữu Tuyên 

Công ty CP Kỹ thuật Môi trường và Xây dựng VINACEE Việt Nam