Răng bị mẻ nhỏ phải làm sao

Mẻ răng không chỉ mất thẩm mỹ mà còn gây ra một số vấn đề về răng miệng như kích ứng lưỡi, nướu,… Do đó, mọi người thường quan tâm răng bị mẻ phải làm sao? Dưới đây, nha khoa Parkway sẽ chia sẻ một số kiến thức khi gặp tình trạng răng bị mẻ, cùng theo dõi nhé!

  • Những nguyên nhân khiến răng bị mẻ
    • Răng dễ bị mẻ
  • Cách xử lí răng bị mẻ
    • Hàn trám răng
    • Bọc răng sứ
    • Dán sứ veneer
  • Chăm sóc răng tại nhà

Những nguyên nhân khiến răng bị mẻ

Bị té ngã hay chấn thương khi chơi thể thao là một trong số các nguyên nhân chủ yếu gây ra răng cửa bị mẻ. Mặt khác, nhiều người có thói quen nhai đá, cắn mạnh hay sử dụng các thực phẩm cứng. Một số người lại bị chứng nghiến răng khi ngủ. Dần dần những thói quen này đã khiến bạn bị mẻ răng một cách nhanh chóng.

Răng bị mẻ nhỏ phải làm sao

Răng dễ bị mẻ

Ngoài các tác động trực tiếp từ bên ngoài, răng dễ bị mẻ hơn nếu bị sâu răng. Đây là hậu quả từ việc sử dụng nhiều thực phẩm không lành mạnh như đồ ngọt, đồ cay hoặc rượu, cafe,… làm tăng axit và mòn men răng. Với những người mắc chứng trào ngược dạ dày và ợ nóng, axit từ dạ dày thường xuyên trào lên miệng, gây ảnh hưởng tới men răng.

Thêm vào đó, tuổi tác càng cao thì men răng càng yếu. Thông thường, những người trên 50 tuổi có nguy cơ bị mẻ răng cao hơn hẳn so với những người ở độ tuổi thấp hơn. Một số người bị thiếu canxi làm răng yếu hơn và có thể gặp tình trạng răng tự nhiên bị mẻ.

Viêm tủy răng cũng nằm trong số những nguyên nhân hàng đầu khiến răng bị mẻ dần.

Cách xử lí răng bị mẻ

https://www.youtube.com/watch?v=AtKRkFgdtHs

Hàn trám răng

Phương pháp phục hồi răng mẻ nhanh và tiết kiệm nhất là hàn trám răng. Khi đó, bác sĩ sẽ dùng mô răng nhân tạo để bổ sung cho phần mô răng thật bị thương tổn.

  • Nếu phần răng mẻ chưa bị mất: Bệnh nhân có thể bỏ phần răng mẻ vào li sữa rồi mang đến nha khoa để hàn. Canxi trong sữa sẽ giúp bảo vệ miếng răng bị mẻ.
  • Nếu bệnh nhân không còn giữ phần răng mẻ: Khi đó, các nha sĩ sẽ gợi ý phương pháp trám răng. Trám răng sử dụng mô răng nhân tạo (miếng trám) để bổ sung cho phần răng bị tổn thương. Miếng trám thường được làm bằng nhựa composite resin hoặc sứ.

Răng trám có tính thẩm mỹ cao và có độ bền lâu dài. Mặt khác, vì có màu tương tự như răng thật nên không cần lo lắng người khác có phát hiện bạn đã trải qua quy trình trám răng hay không.

Tuy nhiên, trám răng chỉ nên áp dụng trong trường hợp răng mẻ nhỏ.

Bọc răng sứ

Tùy thuộc vào mức độ của nặng nhẹ của răng mẻ mà bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân tiến hành phương pháp bọc răng sứ. Các nha sĩ sẽ sử dụng thuốc tê trong quá trình điều trị. Vậy nên bạn không cần lo lắng trám răng cửa bị mẻ có đau không. Bọc răng sứ sẽ giúp trả lại hàm răng đều và đẹp, đảm bảo tính thẩm mỹ lâu dài, tự tin trong giao tiếp.

Miếng bọc răng khá bền, tuy nhiên bạn vẫn cần chú ý chăm sóc và không sử dụng các thực phẩm có hại cho răng.

Dán sứ veneer

Dán sứ veneer là cách xử lý răng bị mẻ mà rất nhiều bạn sử dụng. Với phương pháp này, nha sĩ sẽ cạo bớt một phần nhỏ men răng (dưới 1mm) để có không gian dán veneer. Miếng dán sứ có tuổi thọ lên đến 30 năm.

Tuy nhiên, dán sứ veneer là một phương pháp khó đòi hỏi bác sĩ có trình độ cao. Bởi hậu quả có thể là men răng bị mài quá nhiều, miếng dán bong tróc hoặc lớp keo ở giữa bị sùi.

Chăm sóc răng tại nhà

Răng bị mẻ nhỏ phải làm sao

Trước khi đi phục hồi răng mẻ, bệnh nhân có thể áp dụng một số cách chăm sóc sau:

  • Đặt kẹo cao su không đường hoặc sáp răng lên chỗ mẻ để bảo vệ lưỡi và nướu.
  • Uống thuốc giảm đau hoặc chườm đá lên má nếu bị đau hoặc kích ứng
  • Tránh dùng răng bị mẻ để nhai
  • Sử dụng chỉ nha khoa lấy hết thức ăn thừa trong răng

Sau khi điều trị, bạn vẫn cần chăm sóc để giữ cho hàm răng luôn đều và đẹp, bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài:

  • Đánh răng 2 lần/ ngày
  • Sử dụng chỉ nha khoa kết hợp với nước súc miệng để làm sạch khoang miệng
  • Tránh sử dụng đồ ăn cứng, các chất kích thích ảnh hưởng đến men răng
  • Không ăn thực phẩm chứa nhiều chất ngọt và đồ cay nóng.
  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi
  • Đeo dụng cụ bảo vệ răng khi chơi thể thao hoặc khi ngủ nếu có tật nghiến răng
  • Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần

Răng bị mẻ phải làm sao là câu hỏi mà nhiều bạn quan tâm. Mặc dù có rất nhiều cách để khắc phục răng mẻ, nhưng trước hết, bệnh nhân nên tìm hiểu các cơ sở nha khoa với đội ngũ bác sĩ đáng tin cậy. Đồng thời, cần kết hợp với các phương pháp bảo vệ răng tại nhà để hàm răng luôn bền đẹp!

Nếu còn gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất!