Rau dền có tốt không

Ăn rau dền hàng ngày rất tốt nhưng lượng tiêu thụ cho mỗi ngày chỉ nên ở mức vừa đủ, vì nếu ăn nhiều rất dễ gây ra các tác dụng bất lợi cho cơ thể.

Rau dền là loại rau xanh giàu vitamin và khoáng chất, đồng thời chứa nhiều hoạt chất sinh học vô cùng quý giá, giúp loại bỏ và ngăn ngừa các bệnh mãn tính. Đặc biệt, với hàm lượng chất sắt rất cao, rau dền giúp cung cấp chất sắt tự nhiên phổ biến nhất hiện nay.

Rau dền có tốt không

Theo khuyến cáo của ThS.BS Dzoãn Thị Tường Vi (Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198), rau dền thuộc nhóm rau ăn lá, nếu đã nấu chín mà ăn không hết thì mạnh dạn bỏ đi, tuyệt đối không để qua đêm hay hâm nóng để ăn lại.

Lý giải về điều này, các chuyên gia cho biết rau xanh để qua đêm sẽ sản sinh hàm lượng nitrat khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn bị phân hủy, lượng nitrat sẽ tạo thành nitrite. Khi nitrite được đưa vào dạ dày qua ăn uống sẽ hình thành N-nitroso, có thể gây nên những căn bệnh ung thư đáng sợ như ung thư thực quản, dạ dày cũng như các bệnh ở đường tiêu hóa.

Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng các chuyên gia khuyến cáo nên tiêu thụ mức độ vừa phải. Việc ăn quá nhiều rau dền có thể dẫn đến đầy hơi, chướng bụng, co thắt dạ dày và thậm chí gây táo bón do lượng chất xơ hòa tan được tiêu thụ quá nhiều cùng một lúc khiến cơ thể không thể tiêu hóa kịp.

Ngoài ra, việc sử dụng rau dền quá nhiều và không đúng cách có thể gây ra một số bất lợi như sau:

- Gây tiêu chảy và đau dạ dày do không dung nạp protein Lysinuric ở một số đối tượng, đặc biệt là trẻ em.

- Tăng hấp thụ canxi của cơ thể và hàm lượng canxi tăng cao gây hại cho cơ thể.

- Hạ đường huyết quá mức vì ăn quá nhiều hạt rau dền có thể tiềm ẩn nguy hiểm vì nó có khả năng làm giảm mức insulin.

- Gây sỏi canxi oxalat do rau có chứa lượng lớn acid oxalic và hình thành sỏi thận rất khó chịu và đau đớn.

- Tăng tình trạng bệnh gout do hàm lượng purin cao làm tăng nồng độ acid uric gây viêm, sưng và đau khớp.

- Gây dị ứng bởi hàm lượng nhỏ histamin trong rau dền. Mặc dù tình trạng này hiếm gặp, tuy nhiên dị ứng qua trung gian immunoglobulin E (IgE) với rau dền đã gặp ở một số trường hợp.

- Răng thô ráp do acid oxalic có trong rau dền hình thành những tinh thể nhỏ không tan trong nước và bám trên răng.

- Gây tiêu chảy ở người có cơ thể tính hàn do rau dền có tính mát làm làm tăng tình trạng tiêu chảy ở những đối tượng này.

Rau dền đỏ là một thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Thật không ngờ đây là một vị thuốc có nhiều tác dụng quý cho sức khỏe, nào chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về những công dụng của vị thuốc này bạn nhé.

Rau dền đỏ là một loại rau rất thông dụng, không chỉ là một loại rau đơn thuần dền đỏ còn là một cây thuốc nam với nhiều tác dụng quý.

Theo dân gian, rau dền đỏ có tính mát, thanh nhiệt, sát trùng tốt. Khi bị nóng trong dễ sinh mụn nhọt, chỉ cần uống nước rau dền luộc có thể khỏi nhanh chóng.

Bên cạnh đó, rau dền có vị ngọt, khi nấu canh có vị ngon rất dễ ăn. Chúng mình cùng tìm hiểu kĩ các tác dụng của rau dền đỏ, cách chế biến món ăn hay các bài thuốc điều trị bệnh từ rau dền nhé!

Rau dền có đặc tính sinh trưởng trong mùa hè, là một vị thuốc có tác dụng giải nhiệt tốt. Vì có nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như protid, glucid, vitamin và chất khoáng mà rau dền đỏ còn có tác dụng làm mát gan và thanh nhiệt cực kì hiệu quả.

Rau dền có tốt không

Rau dền đỏ

Công dụng của rau dền đỏ:

Mục lục

Giàu dinh dưỡng

Như mình đã kể ở trên, rau dền có rất nhiều dưỡng chất. Vì mang đặc tính chung của các họ rau củ màu đỏ, rau dền đỏ chứa hàm lượng vitamin A rất cao, chưa kể đến các vitamin khác như B1, B6, B12.

Tuy hàm lượng sắt và canxi trong rau dền đỏ khá cao, nhưng rau dền lại không chứa acid oxalic, nên hai chất này được cơ thể hấp thụ và tận dụng dễ dàng, đặc biệt tốt cho các mẹ bầu thiếu chất.

Điều trị thiếu máu

Như các bạn đã biết sắt là một trong những nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể chúng ta, chất sắt giúp tạo máu để duy trì hoạt động của cơ thể, thiếu sắt đồng nghĩa với tình trạng thiếu máu.

Rau dền đặc biệt là rau dền đỏ có hàm lượng chất sắt khá cao vì vậy đây chính là nguồn bổ sung chất sắt dồi dào cho cơ thể, rất tốt cho những bệnh nhân thiếu máu do không đủ chất sắt, người bệnh mới ốm dậy, người xanh xao.

Giải nhiệt

Vào mùa hè, thời tiết chuyển sang oi bức, người dễ bốc hỏa và nóng trong, nhiệt độ ngoài trời cộng thêm ăn uống không lành mạnh dễ làm cơ thể mệt mỏi. Rau dền là một gợi ý tuyệt vời cho cả gia đình trong những ngày này.

Chẳng ít thì nhiều, mỗi tuần, chúng mình nên bổ sung từ 2-3 bữa canh rau dền vào thực đơn, để đề phòng nắng nóng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cơ thể.

Điều trị táo bón

Táo bón là chứng bệnh mang lại cực kì nhiều khó chịu, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những căn bệnh phiền toái hơn. Ấy vậy mà nó lại cực kì dễ xử lý, nếu như chúng ta ăn rau dền luộc hàng ngày.

Để dễ ăn, mình có thể trộn rau dền đỏ luộc chín với dầu vừng hoặc bột vừng đen để ăn với cơm. Nếu không cầu kì, hàng ngày mình chỉ cần ăn rau dền đỏ luộc là có thể đẩy lùi hoàn toàn được chứng táo bón.

Bổ sung canxi cho mẹ và bé

Trong rau dền có chứa hàm lượng canxi khá cao, bởi vậy các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chị em phụ nữ nhất là phụ nữ sau sinh nên thường xuyên ăn rau dền đỏ để bổ sung đủ can xi cho mẹ và bé phát triển.

Rau dền có tốt không

Điều trị mụn nhọt

Vì tính thanh mát giải nhiệt, rau dền đỏ là loại thuốc giúp điều trị mụn nhọt. Chắc hẳn không ai là không biết cách làm đẹp từ rau dền. Ngoài ăn trực tiếp, mình có thể giã nát hoặc xay sinh tố lấy bã, và đắp lên mặt, thư giãn trong 20 phút. Bạn sẽ thấy hiệu quả không ngờ đấy. Mình cố gắng làm từ 1-2 lần 1 tuần bạn nhé.

Giúp dễ sinh

Kinh nghiệm dân gian: Khi khó đẻ chỉ cần uống nước ép từ rau dền đỏ sẽ có hiệu quả ngay.

Sau khi sinh chị em nên ăn canh rau dền đỏ sẽ giúp phục hồi sức khỏe rất nhanh.

Một số món ăn chế biến từ rau dền đỏ

Rau dền dễ ăn, dễ chế biến lại có tác dụng rất tốt, vì thế chúng mình cùng tham khảo một số món dưới đây nhé:

  1. Canh rau dền đỏ nấu tôm
  2. Canh rau dền đỏ nấu khoai sọ

Đây đều là những món ăn dễ làm, dễ thực hiện ngay tại gia đình. Bạn hãy thực hiện ngay hôm nay để có những món ăn đơn giản, bổ dưỡng cho cả gia đình bạn nhé.

Những người nào không nên ăn rau dền?

Theo các chuyên gia, rau dền có tính mát, không thích hợp dùng cho người tiêu lỏng và tiêu chảy mạn tính, phụ nữ có thai hư hàn, người bị viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hay bệnh sạn thận.

Tại sao không nên ăn rau dền?

Rau dền chứa nhiều acid oxalic ảnh hưởng nhiều trên sự ức chế hấp thu canxi và kẽm. Đồng thời dễ hình thành các sỏi oxalate nên cần tránh cho các bệnh nhân đang bị viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hay bệnh sạn thận. Rau dền có tính mát, không thích hợp dùng cho người tiêu chảy mạn tính, lạnh bụng…

Rau dền có tác dụng gì?

Rau dền nguồn dinh dưỡng thực vật khá phổ biến trong bữa ăn của mọi gia đình. Rau có vị ngọt, mát đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thành phần sắt trong rau dền chiếm hàm lượng khá cao. Sử dụng rau dền có thể giúp giảm viêm, tốt cho xương, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đái tháo đường...

Rau dền có bao nhiêu chất xơ?

Củ dền ít được nhắc đến nhưng trong 100g của nó chứa khoảng 3,8g chất xơ - một hàm lượng đáng kể. Củ dền còn là loại thực phẩm cung cấp nhiều canxi, phốt pho, đồng, mangan, sắt, glucid, vitamin B1, kali, folate cùng natri vô cơ…