Recession la gi

khai thác mỏ.

Khủng hoảng kinh tế( Depression)

and real incomes declined by 10 percent.

và thu nhập thực giảm khoảng 10%.

BBC News December 1 2008 WEB retrieved December 1 2008.

BBC News 1 tháng 12 năm 2008 truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2008.

Middle-aged Americans who lost their jobs during the recession tended to stay out of work much longer

than unemployed people did during previous downturns.

Những người Mỹ trung niên từng mất việc trong khủng hoảng có xu hướng không kiếm được việc lâu

hơn những người mất việc trong suy thoái.

and all their houses are cash flow positive today.

cả các căn nhà của họ đều làm ra tiền.

Meaning: In general“recession” means the act of receding or withdrawing from something or somewhere.

Ý nghĩa: Nói chung“ recession” mang nghĩa là hành động rút lui hoặc rút ra khỏi một cái gì đó hay một nơi nào

đó.

Europe and America have the same talented people

the same resources and the same capital that they had before the recession.

Châu Âu và Hoa Kỳ có chung nguồn nhân lực chất lượng

Following the most recent global recession in 2008 increased rates of suicide

and self-harm were seen across Europe and North America.

tự hại ngày càng tăng trên khắp châu Âu và Bắc Mỹ.

Central banks started creating new

Các ngân hàng trung ương đã bắt đầu

Japan's Prime Minister Yukio Hatoyama argued nations should take

advantage of the region's more rapid recovery from the recession than the West.

Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama cho rằng các nước trong khu vực cần tận dụng

The once booming construction sector

hit hard by the 2009 recession was also important to the region's economy.

Ngành xây dựng đã từng phát triển mạnh

trọng với

kinh tế

của vùng này.

Kết quả: 1188, Thời gian: 0.1593

Người hungary -a recesszió

Cùng tìm hiểu các lý thuyết xoay quanh thuật ngữ Recession như: Recession là gì, thấu hiểu khái niệm Recession trong nền kinh tế vĩ mô, các nguyên nhân dẫn đến Economic Recession là gì và hơn thế nữa.

Recession la gi
Recession là gì? Các lý thuyết về Economic Recession

Recession vốn được xem là sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế kéo dài hàng tháng hay thậm chí là hàng năm. Các chuyên gia coi một nền kinh tế là Recession khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia hay lãnh thổ nào đó là âm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, doanh số bán lẻ giảm và nhiều điều kiện liên quan khác.

Các nội dung chính sẽ được phân tích trong bài bao gồm:

  • Recession là gì?
  • Recess là gì và nó khác với Recession như thế nào?
  • Economic Recession là gì?
  • Thấu hiểu khái niệm Recession.
  • Một số lưu ý chính cần nắm với thuật ngữ Recession là gì?
  • Phân biệt Recession và Depression.
  • Một số nguyên nhân chính dẫn đến Economic Recession là gì?
  • Một số góc nhìn mới về khái niệm Economic Recession trong năm 2022.
  • Mối quan hệ giữa Recession và chu kỳ kinh doanh (Business Cycle) là gì?
  • Một cuộc Economic Recession thường kéo dài trong bao lâu?
  • Một số Economic Recession lớn toàn cầu.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Recession trong tiếng Việt có nghĩa là Suy thoái, khái niệm dùng để chỉ một sự sụt giảm nào đó trong một bối cảnh hay thời kỳ cụ thể.

Recession về cơ bản là mang ý nghĩa xấu, tiêu cực, và thường được sử dụng trong phạm vi kinh doanh hay kinh tế vĩ mô.

Recess là gì và nó khác với Recession như thế nào?

Theo định nghĩa từ từ điển Cambridge, Recess có nghĩa là Giải lao, một khoảng thời gian mà học sinh hay sinh viên có thể nghỉ ngơi giữa các tiết học.

Trong khi Recess mang ý nghĩa khá dễ chịu đó là nghỉ ngơi, Recession thì hoàn toàn ngược lại, mang đầy dấu hiệu tiêu cực, đó chính là các cuộc suy thoái kéo dài (thường được sử dụng trong nền kinh tế vĩ mô – Macro Economic).

Economic Recession là gì?

Economic Recession trong tiếng Việt có nghĩa là Suy thoái kinh tế, khái niệm dùng để chỉ sự suy giảm của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, thường là kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm.

Các chuyên gia coi một nền kinh tế là suy thoái khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia hay lãnh thổ nào đó là âm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, doanh số bán lẻ sụt giảm và nhiều điều kiện liên quan khác.

Theo Wikipedia, tuỳ thuộc vào từng quốc gia khác nhau, khái niệm Recession có thể được hiểu theo những cách khác nhau.

Ví dụ, trong khi tại Mỹ, Recession được định nghĩa là “sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế trên toàn thị trường, kéo dài hơn một vài tháng, và thường là chứng kiến sự sụt giảm về GDP.”

Ở Vương quốc Anh và nhiều các quốc gia khác, một nền kinh tế được xem là Recession nếu tăng trưởng kinh tế là âm trong hai quý liên tiếp.

Thấu hiểu khái niệm Recession.

Mặc dù Recession là một đặc điểm chung của bối cảnh kinh tế, chúng ít diễn ra hơn và kéo dài ngắn hơn trong kỷ nguyên hiện đại.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), từ năm 1960 đến năm 2007, toàn thế giới có đến 122 cuộc suy thoái làm ảnh hưởng đến 21 nền kinh tế tiên tiến.

Bởi vì Recession đại diện cho sự đảo ngược đột ngột của xu hướng tăng trưởng, sự suy giảm sản lượng kinh tế và cả nhu cầu việc làm, hệ quả mà chúng tạo ra thường sẽ ảnh hưởng kép hoặc làm đảo ngược hiệu ứng giàu có (Wealth Effect).

Ví dụ, tình trạng sa thải nhân viên do nhu cầu tiêu dùng giảm sẽ tác động đến thu nhập và chi tiêu của những người mới thất nghiệp, điều này khiến cho nhu cầu chi tiêu lại càng trở nên eo hẹp hơn.

Tương tự, trong bối ảnh thị trường giá xuống (Bear Market) của cổ phiếu, đi kèm với suy thoái có thể khiến nhiều người (cả những người giàu) hạn chế tiêu dùng dựa trên giá trị tài sản gia tăng của họ (đang giảm).

Nếu các ngân hàng hay tổ chức tài chính siết chặt tài chính, các doanh nghiệp nhỏ sẽ khó tiếp tục phát triển và trong nhiều trường hợp, họ sẽ phải tuyên bố phá sản.

Kể từ khi cuộc Đại suy thoái (Great Recession) toàn cầu diễn ra vào năm 1929, các chính phủ trên khắp thế giới đã áp dụng các chính sách mới với mục tiêu đảm bảo rằng các cuộc suy thoái hàng loạt sẽ không gây tổn hại đến triển vọng kinh tế trong dài hạn.

Một số chính sách có thể là tăng chi tiêu của chính phủ, cắt giảm hay thậm chí là miễn thuế để kích cầu, tăng chi tiêu cho bảo hiểm thất nghiệp và nhiều biện pháp khác.

Một số lưu ý chính cần nắm với thuật ngữ Recession hay Economic Recession là gì?

  • Recession là một sự suy giảm đáng kể, phổ biến và kéo dài trong hoạt động kinh tế vĩ mô nói chung.
  • Các nhà kinh tế thường đo lường độ dài của chu kỳ Recession từ đỉnh của sự bùng phát trước đó đến đáy của sự sụt giảm.
  • Mặc dù các cuộc Recession có thể kéo dài chỉ trong vài tháng, khả năng  phục hồi kinh tế trở lại mức đỉnh cũ lại có thể mất khá nhiều năm.
  • Trung bình, cứ 10 năm thì Economic Recession sẽ diễn ra 1 lần.
  • Tỷ lệ thất nghiệp thường sẽ vẫn ở mức cao sau khi nền kinh tế phục hồi, vì vậy giai đoạn đầu của sự phục hồi có thể giống như một cuộc suy thoái lặp lại đối với nhiều người.
  • Các quốc gia trên thế giới sử dụng các chính sách về tiền tệ để hạn chế rủi ro từ các cuộc Recession

Phân biệt Recession và Depression.

Trong khi đều là các thuật ngữ dùng để chỉ một sự sụt giảm nào đó, Recession mang những ý nghĩa khác so với Depression hay Khủng hoảng.

Theo NBER (Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ), Mỹ đã trải qua 34 lần suy thoái kể từ năm 1854 và chỉ có 5 lần xảy ra kể từ năm 1980.

Theo IMF, Depression) mang ý nghĩa nặng hơn so với Recession, tỷ lệ mất việc cao hơn, GDP giảm mạnh hơn, thời gian kéo dài hơn và cần nhiều thời gian phục hồi hơn.

Mặc dù các chuyên gia kinh tế cũng không có những sự phân biệt quá rạch ròi giữa 2 khái niệm này, Depression là thuật ngữ được sử dụng khi nền kinh tế trở nên kiệt quệ hơn.

Một số nguyên nhân chính dẫn đến Economic Recession là gì?

Recession la gi
Một số nguyên nhân chính dẫn đến Economic Recession là gì?

Khi nói đến các nguyên nhân dẫn đến các cuộc Recession, nhiều lý thuyết kinh tế cố gắng giải thích lý do tại sao và làm thế nào nền kinh tế có thể rơi khỏi xu hướng tăng trưởng dài hạn và rơi vào tình trạng suy thoái.

Một số nguyên nhân chính được phân tích dựa trên các yếu tố về kinh tế, tài chính, tâm lý, hoặc là sự kết hợp bắc cầu giữa các yếu tố này.

Một số nhà kinh tế khác lại tập trung vào những thay đổi về nền kinh tế, bao gồm cả sự chuyển dịch cơ cấu trong các ngành công nghiệp.

Ví dụ, giá xăng dầu tăng mạnh và kéo dài liên tục do các cuộc khủng hoảng về chính trị có thể làm tăng chi phí trên toàn bộ nền kinh tế, trong khi một công nghệ mới có thể nhanh chóng làm cho toàn bộ ngành công nghiệp hiện có trở nên lỗi thời, Recession chỉ là một kết quả tất yếu từ những yếu tố này.

Đại dịch COVID-19 xảy ra vào năm 2020 cùng nhiều giới hạn về y tế công cộng là một ví dụ khác về một cú sốc kinh tế có thể dẫn đến suy thoái.

Một số lý thuyết kinh tế khác cũng giải thích nguyên nhân dẫn đến Recession từ góc nhìn tài chính.

Khi một nền kinh tế tích lũy nhiều rủi ro tài chính trong những thời kỳ kinh tế đang trong điều kiện tốt đẹp, sự thu hẹp của tín dụng và nguồn cung tiền, một cuộc suy thoái có thể bắt đầu từ đây.

Ngoài ra, từ các cú sốc kinh tế, lạm phát (Inflation) kéo dài không được kiểm soát, nợ quá nhiều, bong bóng tài sản, giảm phát quá nhiều hay những sự thay đổi nhanh chóng của yếu tố công nghệ cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng Recession.

Một số góc nhìn mới về khái niệm Recession trong năm 2022.

Trong khi Recession được xem là “sự suy giảm đáng kể của một nền kinh tế và kéo dài trong một khoảng thời gian ít nhất và từ vài tháng”, bên cạnh đó là sự sụt giảm đột ngột (ít nhất là 2 quý liên tiếp) của GDP.

Một quan điểm mới đây của FED (Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ) cho rằng: “Nếu bạn muốn hiểu Recession thực sự có nghĩa là gì, thì đó là sự suy giảm trên diện rộng trên nhiều ngành nghề khác nhau, kéo dài hơn một vài tháng cùng với một loạt các thử nghiệm kiểm chứng cụ thể khác.”

Điều này có nghĩa là, nếu như trước đây khi tình trạng GDP sụt giảm kéo dài, một cuộc suy thoái kinh tế (Economic Recession) dường như đã được báo hiệu, “sự suy giảm trên diện rộng trên nhiều ngành nghề khác nhau” là dấu hiệu khác cho thấy rằng một nền kinh tế nào đó có đang bị suy thoái hay không.

Mối quan hệ giữa Recession và chu kỳ kinh doanh (Business Cycle) là gì?

Recession la gi
Mối quan hệ giữa Recession và chu kỳ kinh doanh (Business Cycle) là gì?

Chu kỳ kinh doanh là khái niệm mô tả cách thức một nền kinh tế sẽ luân phiên giữa giai đoạn phát triển và giai đoạn suy thoái. Ở thời kỳ đầu của chu kỳ, nền kinh tế sẽ tăng trưởng bền vững và lành mạnh.

Khi nền kinh tế già đi, giá trị tài sản tăng nhanh hơn và nợ ngày càng nhiều hơn, tại một thời điểm nhất định trong chu kỳ, sự phát triển kinh tế sẽ bị chệch hướng, bong bóng tài sản bùng nổ, thị trường chứng khoán sụp đổ, nền kinh tế chính thức đi vào thời kỳ suy thoái.

Một cuộc Economic Recession thường kéo dài trong bao lâu?

Theo dữ liệu của NBER, từ năm 1945 đến năm 2009, các cuộc Economic Recession hay Suy thoái kinh tế trung bình kéo dài 11 tháng. Giảm tương đối nhiều so với các thời kỳ trước đó.

Từ năm 1854 đến năm 1919, một cuộc suy thoái trung bình sẽ kéo dài từ 21,6 tháng.

Một số Economic Recession lớn toàn cầu.

  • Cuộc suy thoái dotcom – Dotcom Recession.

Cuộc suy thoái hay bong bóng dotcom diễn ra trong vòng 8 tháng từ tháng 3 năm 2001 đến tháng 11 năm 2001 làm giảm GDP 0.3% và gây ra tỷ lệ thất nghiệp là 5.5%.

Trong thời kì này, Fed đã tăng lãi suất cho vay từ 4,75% vào đầu năm 1999 lên 6,5% vào tháng 7 năm 2000.

  • Cuộc đại suy thoái – The Great Recession.

Cuộc đại suy thoái là một trong những cuộc suy thoái lớn nhất toàn cầu diễn ra trong vòng 18 tháng từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 6 năm 2009, làm giảm GDP 4.3% và tỷ lệ thất nghiệp chạm ngưỡng 9.5%.

  • Cuộc suy thoái Covid-19 – Covid-19 Recession.

Covid-19 bắt đầu lan rộng từ tháng 3 năm 2020 và sau đó dưới nhiều tác động đến nền y tế công cộng, đứt gãy chuỗi cung ứng, tình hình sản xuất đình trệ, nhiều doanh nghiệp sa thải nhân viên…đã làm cho bối cảnh kinh tế rơi vào trình trạng suy thoái kéo dài.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2021, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam.

GDP quý 3 năm 2021 giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, trừ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng dương 1,04% nhưng vẫn ở mức rất thấp trong 10 năm qua (chỉ cao hơn mức tăng 0,97% của 9 tháng năm 2016); Khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ lần lượt giảm 5,02% và 9,28%.

Kết luận.

Ở góc độ vi mô, các cuộc Recession dường như không mấy thể hiện sức ảnh hưởng một cách rõ ràng, ở góc độ vĩ mô, hậu quả của Recession lại hoạt động theo cách ngược lại.

Khi Recession là một sự kiện tất yếu mang tính chu kỳ của bất kì quốc gia nào, việc hiểu Recession là gì cũng như những ảnh hưởng đi kèm của các đợt Recession có thể giúp bạn sẵn sàng hơn để đối phó với bất cứ khó khăn nào trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips