Sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa

Một số kinh nghiệm dạy bồi dưỡng HSG môn hóa học ở trường THCS thạch bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  (161.1 KB, 21 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH
TRƯỜNG THCS THẠCH BÌNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN HÓA Ở TRƯỜNG THCS THẠCH BÌNH

Người thực hiện: Hoàng Ngọc Trung.
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Thạch Bình.
SKKN thuộc lĩnh vực ( môn ): Hóa học

THẠCH THÀNH, NĂM 2017

-1-


1.Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
Tại nghị quyết TW 2, khóa VIII đã nêu Giáo dục- Đào tạo là quốc sách
hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Ngoài
nhiệm vụ nâng cao chất lượng hiểu biết kiến thức và vận dụng kỹ năng, ở nhà
trường còn phải chú trọng đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Do đó, đòi hỏi
cấp thiết phải trang bị cho thế hệ trẻ những tri thức khoa học thật cơ bản, hiện
đại, trên cở sở đó phải phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, phát
triển nhân cách, hình thành con người năng động thích ứng với những đổi mới
của xã hội.
Là một giáo viên trực tiếp dạy môn Hóa học ở trường THCS Thạch Bìnhhuyện Thạch Thành nhiều năm qua, cũng ngần nấy năm gắn liền với công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi và luôn coi đó là công tác mũi nhọn và trọng tâm. Nó


giúp học sinh hình thành và phát triển khả năng trí tuệ , tạo niềm hăng say, ý chí
vươn lên học tập để giành những kết quả cao trong học sinh. Thông qua đó, giáo
viên vừa dạy và học giúp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các thầy
cô giáo.Và nhất là chất lượng học sinh giỏi cũng khẳng định xu thế phát triển,
khẳng định được chất lượng dạy của Thầy, chất lượng học của trò. Bên cạnh đó
chất lượng học sinh giỏi còn khẳng định thương hiệu của nhà trường và sự uy tín
đối với các cấp quản lí, đặc biệt là đối với nhân dân địa phương.
Với một xã đang phát triển như Thạch Bình, công tác dạy học còn gặp nhiều
khó khăn: số lượng học sinh khá giỏi chưa nhiều, thiếu sách tài liệu, điều kiện
gia đình... với học sinh vấn đề học bồi dưỡng chưa thực sự đi vào chiều sâu, vẫn
còn một số em học bồi dưỡng theo phong trào, cùng lúc tham gia bồi dưỡng
trong nhiều lĩnh vực khác nhau (HSG văn hóa, HSG giải toán bằng máy tính bỏ
túi, . . .), ngoài ra các em còn học thêm nhiều môn, từ đó dẫn đến quỹ thời gian
không đủ để các em tự học, tự nghiên cứu nhằm trang bị thêm kiến thức vững
chắc cho bản thân. Và trên từ thực tế giảng dạy học sinh giỏi nhiều năm, đặc biệt
5 năm trở lại đây tôi đang và đã thực hiện theo kinh nghiệm được đúc kết qua
quá trình dạy học. Đó là tôi mạnh dạn thay đổi giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi
và cũng có được những kết quả nhất định. Do vậy, tôi cũng mạnh xin được chia
sẻ một số kinh nghiệm của mình thông qua đề tài những  Một số kinh nghiệm
dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa ở trường THCS Thạch Bình
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Việc áp dụng  Một số kinh nghiệm dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa ở
trường THCS Thạch Bình  Nhằm tìm ra các giải pháp tối ưu bồi dưỡng cho
đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa của trường luôn đạt kết quả ngày càng cao hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khối 8,9 tham gia đội dự tuyển HSG hóa trường THCS Thạch Bình .
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc tài liệu liên quan đến đề tài.
- Khảo sát thực tế thu thập số liệu.
- Phương pháp dạy bồi dưỡng trên lớp.

- Thông kê xử lí số liệu.
-2-


2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cở sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ rất quan trọng, lớn lao, khó
khăn, nặng nề nhưng rất đỗi vinh dự. Học sinh giỏi thường là học sinh có tố chất
đặc biệt, khác các học sinh khác về kiến thức. Như vậy, tiết dạy bồi dưỡng học
sinh giỏi đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị và đầu tư nhiều hơn là tiết dạy
bình thường trên lớp, thậm chí phải có quá trình tích lũy kinh nghiệm qua thời
gian mới có thể đạt hiệu quả và thuyết phục học sinh, làm cho các em thực sự
hứng thú và tin tưởng. Giáo viên tham gia bồi dưỡng phải có sự học tập và trau
dồi không ngừng nghỉ, cùng với lòng nhiệt huyết, quyết tâm cao mới có thể đáp
ứng được yêu cầu của công việc. Qua một số năm bồi dưỡng đội tuyển học sinh
giỏi (chủ yếu là học sinh lớp 9), tôi đã đúc rút ra một số kinh nghiệm, dù chỉ
thực hiện tập trung trong mấy tháng ít ỏi mà có thể có được những thành công
nhất định. Vậy nên với chuyên đề này tôi mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ của
mình với mong muốn thiết tha là được trao đổi kinh nghiệm với các đồng
nghiệp, chia sẻ, học tập lẫn nhau để cùng tiến bộ; góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy của giáo viên và hiệu quả học tập của học sinh nói chung. Đó cũng là
nội dung, mục đích hướng tới của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Trong nhà trường ngoài việc dạy học đại trà thì công việc dạy bồi dưỡng học
sinh giỏi gióp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục. Các em qua
quá trình học tập có thể lãnh hội được những kiến thức cao hơn, rộng hơn trong
hóa học và cũng là để các em phát huy khả năng học tập, yêu thích bộ môn của
bản thân. Người giáo viên thông qua dạy học cũng có điều kiện nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình.
2.2.1.Đặc điểm tình hình

Trong quá trinh dạy bồi dưỡng học sinh giỏi chưa mang lại hiệu quả cao vì:
- Đề thi chưa sát với học sinh, số lượng câu vượt chuẩn, khó nhiều...
- Học sinh chưa được ôn tập nhiều, chưa được rèn luyện nhiều về mặt kĩ năng.
- Giáo viên tham gia bồi dưỡng chưa thực sự tâm huyết, chưa xác định được
trọng tâm chương trình, còn tình trạng học tủ, đối phó, kiến thức còn nhiều lỗ
hổng...
- Đề thi giới thiệu chưa chuẩn, tinh thần trách nhiệm chưa cao, hầu hết còn sao
chép từ các tài liệu tham khảo, từ các đề thi năm trước, tỉnh khác, trên mạng mà
ít được sữa chữa hay bổ sung...
- Tâm lý học sinh còn yếu, trình bầy còn sai sót nhiều...
2.2.2. Kết quả của thực trạng
Theo thống kê số lượng học sinh tham gia dự thi đông nhưng số đậu có điểm
từ 10 trở lên thấp, tỉ lệ chỉ 34 - 45%. Đặc biệt số học sinh có giải rất thấp.
VD: năm học 2015-2016: có 85 em dự thi chỉ 28 em đạt giải. Số lượng các em
đậu chủ yếu là đạt điểm sàn (10 điểm).
- Số học sinh dưới 9 điểm nhiều, nhiều em chỉ đạt 5-8 điểm theo thang điểm 20.
- Nhiều học sinh chưa biết cách làm bài, kiến thức còn trống nhiều...

-3-


Trong thời gian dạy học tại trường THCS Thạch Bình tôi cũng đã được giao
trách nhiệm chính trong việc bồi duỡng học sinh giỏi. Tôi cũng đã có nhiều cố
gắng song hiệu quả công việc chưa cao.
Kết quả cụ thể là:
+ Năm học 2011 - 2012: đội tuyển gồm 03 thì có 01 giải khuyến khích .
+ Năm học 2012 - 2013: đội tuyển 02 em thì có 02 em đạt giải khuyến khích.
+ Năm học 2013 - 2014: đội tuyển 06 em thì có 1 giải ba, 03 em đạt giải khuyến
khích
+ Năm học 2014 - 2015:đội tuyển 07 em thì có 01 giải nhì, 02 giải ba và 03 em

đạt giải khuyến khích.
+ Năm học 2015 - 2016: đội tuyển 08 em thì có 01 giải nhất, 03 nhì, 04 em đạt
giải khuyến khích.
Tại trường THCS Thạch Bình, những năm học từ 2010 trở về trước, số lượng
giải học sinh giỏi hóa hàng năm cũng khá thấp, dao động 01 đến 02 học sinh. Từ
năm học 2012 - 2013 đến nay, sau khi tôi và một số đồng nghiệp áp dụng sáng
kiến kinh nghiệm vào thực tiễn bồi dưỡng học sinh giỏi thì kết quả thay đổi rõ
rệt. Học sinh chủ động và lạc quan khi tham gia vào đội tuyển, học tập sôi nổi có
hứng thú và tin tưởng vào kết quả khi làm bài. Số lượng và chất lượng giải đều
tăng lên. Đó là điều vui mừng không thể nói hết bằng lời.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Muốn bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi đạt kết quả cao, theo tôi cần phải chú
ý đến rất nhiều yếu tố: đó là có sự chỉ đạo kịp thời, sát sao, sự quan tâm sâu sắc
từ phía Ban giám hiệu và các tổ chức trong nhà trường; là sự ủng hộ, tạo điều
kiện của gia đình học sinh, của giáo viên chủ nhiệm... nhưng quan trọng nhất
vẫn là hai yếu tố giáo viên đứng lớp và học sinh. Song trong khuôn khổ chuyên
đề này tôi chỉ xin tập trung vào những việc mà bản thân tôi đã và đang làm cũng
như những kinh nghiệm được rút qua thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi.
2.3.1: Lựa chọn và phát hiện học sinh giỏi bộ môn Hóa.
Lựa chọn, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ rất quan trọng ở
các nhà trường THCS hiện nay, đối với bộ môn Hóa học thì có khó khăn hơn vì
các em chỉ tiếp xúc với bộ môn tự nhiên này bắt đầu từ năm lớp 8 với rất nhiều
bỡ ngỡ. Do vậy, việc lựa chọn đội ngũ học sinh giỏi đi dự thi bộ môn cũng cần
tuyển chọn kĩ hơn. Tôi thường chọn những học sinh có năng khiếu về Toán học
thì khả năng phân tích, tư duy Hoá học của các em rất cao. Hiếm có trường hợp
học sinh khá giỏi môn Toán mà không khá giỏi Hoá học. Hơn nữa, một đề thi
học sinh giỏi Hoá học thì kiến thức về Toán học hỗ trợ trong các bài tập tính
toán rất nhiều và điểm của các bài tập này cũng chiếm tỉ lệ khá cao ( có khi
chiếm tới 2/3 điểm của đề thi). Vì vậy, ngay sau khi kết thúc chương trình học
kỳ I năm học trước, để chất lượng đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa học của năm

học tới và những năm học tiếp theo đạt được hiệu quả, tôi đề xuất Ban giám hiệu
mở lớp dạy bồi dưỡng tạo nguồn đội tuyển học sinh giỏi thực nghiệm, tổ chức ở
bộ môn Hóa học lớp 8 (học sinh học không phải đóng tiền học phí) để tạo nguồn
đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa học 9 trong năm học tới. Động viên các em
tích cực đăng ký và tham gia dự lớp học bồi dưỡng môn Hóa học nhằm phát
hiện những học sinh có tố chất, sự đam mê bộ môn.
-4-


Tôi chủ động và thường xuyên trao đổi, phối hợp với phụ huynh học sinh
thấy được công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một công việc đòi hỏi sự đầu tư
cao về mọi mặt, đặc biệt về thời gian, sự quan tâm thường xuyên và kịp thời. Tư
vấn phụ huynh học sinh phương pháp đầu tư (tạo điều kiện mua bổ sung tài liệu
tham khảo, sách nâng cao để các em có tài liệu nghiên cứu và tự luyện nâng cao
kiến thức tự học).
2.3.2: Giáo viên phải có tâm,có niềm đam mê và nhiệt tình với nghề nghiệp.
Người giáo viên phải luôn giữ được ngọn lửa nhiệt tình, đam mê tâm huyết với
nghề nghiệp.Như trên đã nói, thực tế dạy học ngày nay gặp rất nhiều rào cản, mà
những rào cản đó xuất phát từ nhiều phía: có thể là do chương trình quá nặng, do
giáo viên dạy kém nhiệt tình, tâm huyết, gia đình chưa thực sự quan tâm đến con
em mình...trước khá nhiều bất lợi như thế, người giáo viên phải làm thế nào để
dạy tốt môn học và khiến học sinh yêu thích, say mê? Đó là câu hỏi làm trăn trở
mỗi trái tim, đánh động lương tâm nghề nghiệp của biết bao thầy cô và cả những
nhà quản lí giáo dục.
Cá nhân tôi nhận thấy, muốn làm cho học sinh yêu thích môn Hóa học, điều
trước tiên là người giáo viên dạy hóa phải luôn giữ được ngọn lửa đam mê của
tình yêu nghề nghiệp và thổi bùng được ngọn lửa ấy vào các em học sinh.
Người giáo viên phải thật sự xem việc giảng dạy là trách nhiệm, sứ mệnh cao
cả, vinh quang. Bởi vì việc thầy cô yêu nghề, yêu môn dạy sẽ là tiền đề tốt nhất
để động viên, khơi gợi hứng thú học tập của học sinh; đó cũng là động lực để

thầy cô cố gắng tìm tòi, suy ngẫm, tìm ra những phương pháp hợp lí, phù hợp
nhất đối với từng đối tượng học sinh để giảng dạy có hiệu quả, làm cho các em
cảm nhận được cái hay, cái đẹp của môn hóa luôn luôn gắn liền với thực tiễn đời
sống. Đó là giải thích các hiện tượng trong tự nhiên trong cuộc sống thông qua
các phản ứng hóa học.Việc đưa các câu hỏi thực tiễn vào trong giờ học sẽ giúp
hóa học gần gũi hơn với học sinh, tạo hứng thú, đồng thời giúp các em học sinh
hiểu biết hơn về cuộc sống.
Ví dụ: Vì sao nước mắt lại mặn ?
Nước mắt mặn là vì trong một lít nước mắt có dưới 6g muối. Nước mắt sinh ra
từ tuyến lệ nằm ở phía trên mi ngoài của nhãn cầu. Nước mắt thu nhận được
muối từ màu (trong một lít máu có 9g muối). Nước mắt có tác dụng bôi trơn
nhãn cầu, làm cho nhãn cầu không bị khô, bị xước và vì có muối nên còn có tác
dụng hạn chế bớt sự phát triển của vi khuẩn trong mắt
Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen ?
Do bạc tác dụng với khí CO 2 và khí H2S có trong không khí tạo ra bạc sunfua có
màu đen.
4Ag + O2 + 2H2S  2Ag2S + 2H2O
Hiện tượng mưa axit là gì ? Tác hại như thế nào ?
Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong ( ô tô, xe máy) có
chứa các khí SO2, NO, NO2,Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước
trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại ( có trong khói, bụi nhà máy) hoặc
ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.
2SO2 + O2 + 2H2O  2H2SO4
2NO + O2  2NO2
-5-


4NO2 + O2 + 2H2O  4HNO3
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Vai trò chính của mưa
axit là H2SO4 còn HNO3 đóng vai trò thứ hai. Hiện nay mưa axit là nguồn ô

nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá
hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá
phiến (các loại đá này thành phần chính là CaCO3):
CaCO3 + H2SO4  CaSO4 + CO2 + H2O
CaCO3 + 2HNO3  Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
Ngày nay hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó đã gây nên những hậu
quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển. Vấn đề ô
nhiễm môi trường luôn được cả thế giới quan tâm. Việt Nam chúng ta đang rất
chú trọng đến vấn đề này.
Thật ra, nói một cách khách quan, chất lượng học sinh miền núi bao giờ cũng
có những hạn chế nhất định so với học sinh miền xuôi. Vì thế mà trong các kì
thi, nhất là thi học sinh giỏi cấp huyện, đặc biệt là cấp tỉnh thường không có giải
hoặc giải không cao.Vì vậy, để đào tạo được một học sinh giỏi là cả một quá
trình miệt mài của thầy và trò, đặc biệt là càng khó khăn hơn đối với những
trường không chuyên chọn như THCS Thạch Bình.
2.3.3: Lập kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển một cách khoa học.
Song song với việc thành lập đội tuyển, tôi đã lập bản kế hoạch bồi dưỡng đội
tuyển để trình tổ trưởng chuyên môn và Ban giám hiệu xét duyệt. Trong kế
hoạch tôi dự kiến các chuyên đề ôn luyện, số tiết thực hiện,...Thông thường kế
hoạch của tôi gồm các nội dung sau: Tên chuyên đề; thời gian thực hiện; người
thực hiện; số tiết cho từng chuyên đề; thời gian kiểm tra chất lượng lần 1, 2, 3,
điểm kiểm tra lần 1,2,3... Khi làm được điều này, tôi thấy chủ động trong việc
dạy học, không còn gặp phải tình trạng dạy chồng chéo lên nhau, hay dạy học
gấp rút về sau mà bỏ quá nhiều thời gian chết như các năm trước đó nữa.
2.3.4:Tổ chức dạy bồi dưỡng môn Hóa học 8 và tạo nguồn đội tuyển học

sinh giỏi môn Hóa học lớp 9.
Đối với bồi dưỡng học sinh giỏi, việc dạy bồi dưỡng theo các chuyên đề là
điều cần thiết và nên làm nhiều nhất để cung cấp kiến thức cho học sinh, đồng
thời giúp các em rèn luyện kĩ năng làm bài tốt hơn.Vì thế, trong những năm qua

tôi đã biên soạn và dạy cho học sinh một số chuyên đề. Tôi đã tiến hành dạy liên
tục, một tuần hai buổi vào chiều thứ 2, 5 và 7 hàng tuần (một buổi dạy hai tiếng
rưỡi đến ba tiếng).
Tổ chức dạy bồi dưỡng môn Hóa học 8 :Trước khi bước vào giảng dạy bồi
dưỡng môn Hoá học 8, tổ chức cho học sinh kiểm tra khảo sát để nắm bắt được
khả năng nắm kiến thức của các em từ đó đề ra biện pháp trong quá trình giảng
dạy. Hệ thống hoá kiến thức và phân ra các dạng bài tập, các chuyên đề cơ bản
cho các em.
Các chuyên đề được tổ chức soạn, giảng một cách hệ thống và theo nguyên tắc,
thứ tự các chuyên đề như sau:
Chuyên đề 1: Bài tập cân bằng phương trình phản ứng, viết phương trình phản
ứng.
Chuyên đề 2: Bài tập về định luật bảo toàn khối lượng.
-6-


Chuyên đề 3: Bài tập tính theo công thức hóa học.
Chuyên đề 4: Bài tập tính theo phương trình hóa học.
Chuyên đề 5: Bài tập về hỗn hợp các chất (liên quan đến tính chất hóa học và
điều chế Oxi, Hiđro).
Chuyên đề 6: Bài tập điều chế, nhận biết, tách chất (liên quan đến tính chất hóa
học của Hiđro, Oxi, Nước).
Chuyên đề 7: Bài tập xác định công thức hóa học của hợp chất (dựa vào thành
phần nguyên tố, dựa vào phản ứng hóa học).
Chuyên đề 8: Bài tập độ tan, nồng độ dung dịch.
Chuyên đề 9: Bài tập tổng hợp (liên quan đến nồng độ dung dịch).
Sau khi học sinh học xong 2 hoặc 3 chuyên đề, tiến hành tổ chức kiểm tra
định kỳ để nắm bắt được tình hình nắm kiến thức và khả năng vận dụng của học
sinh, nắm được học sinh có khả năng học kiến thức chuyên sâu để tăng cường
kiến thức bổ sung bài tập khó giúp cho các em phát huy được khả năng của

mình.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra định kỳ, sàng lọc, chọn đối tượng học tốt làm
nguồn đội tuyển học sinh giỏi, tiếp tục bồi dưỡng chuyên sâu.
Dạy đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 tham gia dự thi học sinh giỏi các cấp:Trên
cơ sở kiến thức dạy bồi dưỡng tạo nguồn từ lớp 8, việc bồi dưỡng đội tuyển học
sinh giỏi lớp 9 với lượng kiến thức đi sâu vào từng vấn đề, kiến thức được mở
rộng, chuyên sâu, với nhiều dạng bài tập phức tạp và đa dạng hơn. Vì vậy, giáo
viên sưu tầm các cuốn tài liệu bồi dưỡng mới xuất bản, đề thi học sinh giỏi trong
những năm học gần đây của các huyện, thị, các tỉnh (thành phố) và phân ra các
dạng bài tập, các chuyên như :
Chuyên đề 1: Viết các phương trình phản ứng theo chuỗi biến hóa (chuỗi có đầy
đủ các chất, công thức hóa học của các chất; chuỗi chỉ có 1 hoặc 2 chất, các chất
còn lại là các chữ cái A, B, X, Y,... yêu cầu phải xác định được các chữ cái bằng
các chất phù hợp).
Chuyên đề 2: Tính theo phương trình phản ứng (liên quan đến chất phản ứng
hết, chất dư sau phản ứng đối với phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn cũng như
phản ứng xảy ra không hoàn toàn).
Chuyên đề 3: Bài tập về hỗn hợp chất.
Chuyên đề 4: Bài tập xác định tên nguyên tố, công thức hóa học của hợp chất.
Chuyên đề 5: Bài tập CO2, SO2, SO3 tác dụng với dung dịch kiềm.
Chuyên đề 6: Bài tập nhận biết các chất.
Chuyên đề 7: Bài tập điều chế các chất; tách chất ra khỏi hỗn hợp.
Chuyên đề 8: Bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu
hơn.
Chuyên đề 9: Bài tập liên quan đến hiệu suất phản ứng.
Chuyên đề 10: Bài tập tổng hợp.
Đối với chương trình ôn luyện thi học sinh giỏi thành phố, có thêm một số các
chuyên đề Hóa học hữu cơ:
Chuyên đề 11: Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo hợp chất hữu
cơ (Hiđrocacbon, dẫn suất của hiđrocacbon) dựa vào phản ứng cháy.

Chuyên đề 12: Bài tập về hỗn hợp chất hữu cơ.
-7-


Chuyên đề 13: Bài tập về Hiđrocacbon (Ankan, Anken, Ankin, Aren,..).
Chuyên đề 14: Bài tập về dẫn suất của hiđrocacbon (Rượu, Axit , Este, ....).
Chuyên đề 15: Bài tập tổng hợp Hóa học hữu cơ.
Giáo viên lựa chọn một số chuyên đề quan trọng gắn với chương trình thi để
giúp học sinh đi vào nắm bắt kiến thức của các chuyên đề đó có chiều sâu và
rộng hơn.
A. Chuyên đề dạy bồi dưỡng tạo nguồn đối với học sinh lớp 8
Bài tập định tính là dạng bài tập phổ biến và quan trọng nhất của chương trình
hóa học THCS nói chung, đặc biệt là học sinh lớp 8 nói riêng.
+ Cách giải bài tập lý thuyết:
Bài tập lý thuyết thường đưa ra những câu hỏi dưới dạng lý thuyết xoay quanh
những kiễn thức cơ bản ở THCS về các khái niệm hóa học, thành phần cấu tạo,
tính chất và ứng dụng của các loại chất vô cơ và một số chất hữu cơ.
Chuyên đề : Bài tập cân bằng phương trình phản ứng, viết phương trình phản
ứng.
Và viết phương trình phản ứng và cân bằng phương trình là dạng chuyên đề
đặc biệt quan trong với học sinh, nó quyết định học sinh có học được môn hóa
hay không?
a. Kiểu bài đơn giản nhất: "Cho biết công thức hóa học của các chất tham
gia và tạo thành sau phản ứng":
Ví dụ:
t0
2HgO
2Hg + O2
Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2
t0

4P + 5O2
2P2O5

2Al + 6HCl
2AlCl3 + 3H2
Thực chất loại bài tập này là rèn luyện kỹ năng cân bằng phản ứng. Đối với
học sinh THCS, đặc biệt là lớp 8 chúng ta khó có thể đưa để và giới thiệu với
học sinh về một cách cân bằng phương trình nào đó theo các phương pháp thông
thường. Do vậy học sinh THCS thường rất lúng túng và mất nhiều thời gian
thậm chỉ là để học thuộc hệ số đặt trước công thức hóa học của các chất trong
một phương trình hóa học nào đó.
Giới thiệu một cách viết phương trình đơn giản và có thể dùng để hoàn thành
hầu hết phương trình hóa học có trong chương trình phổ thông theo các bước
sau:
+ Tìm công thức hóa học của hợp chất nào có số nguyên tử lẻ cao nhất và công
thức phức tạp nhất trong phương trình đó (Tạm gọi đó là chất A).
+ Làm chẵn các hệ số của A bằng các hệ số 2, 4, ... (Nếu dùng hệ số 2 chưa thỏa
mãn thì dùng các hệ số chẵn cao hơn).
+ Cân bằng tiếp các hệ số còn lại trong phương trình (Các đơn chất thực hiện
cuối cùng).
Thí dụ: Trong 4 phương trình nêu trên thì A lần lượt là HgO, HCl, P2O5, AlCl3
với các hệ số đứng đầu đều là 2.
t0
Các thí dụ khác: Cân bằng: 4FeS2 + 11O2
2Fe2O3 + 8SO2
Chất Fe2O3 là chất A vì trong công thức có 3 nguyên tử O, lẻ và phức tạp hơn so
với công thức FeS2 và SO2 (có 1 nguyên tử Fe hoặc S)
-8-



Vậy ta cần làm chẵn hệ số của Fe2O3 là 2. Từ đó suy ra hệ số của các chất còn
lại.
Cân bằng:
KMnO4 + HCl  KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
Chất A là KMnO4 vì tuy các chất KMnO4, HCl, KCl đều có 2 nguyên tố có số
nguyên tử lẻ nhưng công thức KMnO4 phức tạp hơn.
Vậy ta cần làm chẵn hệ số của KMnO4 là 2 ---> Hệ số của KCl, MnCl2 và
H2O ---> Các hệ số còn lại.
Cân bằng: HCl + MnO2  MnCl2 + Cl2 + H2O
Chất A là HCl với hệ số là 4 (Nếu dùng hệ số 2 sẽ không thỏa mãn do vế phải đã
có ít nhất 4 nguyên tử Cl)
Có thể gặp hai trường hợp không thích ứng với cách làm trên: Cân bằng một số
phản ứng oxi hóa khử phức tạp hoặc một vài phương trình mà bản thân chất A
không cần thêm các hệ số chẵn vào nữa, song dạng này là không nhiều.
b. Kiểu bài tập cơ bản: "Viết phương trình phản ứng khi cho biết các chất
tham gia phản ứng".
Ví dụ:
H2SO4 + Ba(NO3)2 --->
HCl + AgNO3 --->
Trước hết cần tìm hiểu chất tham gia phản ứng thuộc loại chất nào đã học, đối
chiếu với kiến thức lý thuyết để dự đoán sản phẩm phải thuộc loại chất nào (Tạo
ra muối mới và axit mới). Căn cứ vào thành phần chất tham gia phản ứng để
khẳng định thành phần chất tạo thành sau phản ứng.
Ở mức độ cao hơn cần xử lý tình huống như phải lựa chọn chất tham gia phản
ứng thích hợp, xét đến điều kiện để phản ứng xẩy ra được hoặc phản ứng xẩy ra
được hoàn toàn. Ví dụ:
Ba(NO3)2 + X ---> BaSO4 + Y
Chất X có thể là một hợp chất tan có gốc sunfat trong phân tử. Còn trường hợp:
Na2SO4 + X ---> NaCl + Y
thì X phản là một muối clorua tan và Y phải là một muối sunfat không tan nên

cần phải lựa chọn một kim loại phù hợp sao cho muối clorua của kim loại đó (X)
tan được còn muối sunfat của chính kim loại đó phải không tan, ví dụ Ba: BaCl2
(X) và BaSO4 (Y). Hoặc trong trường hợp: CaCO3 + X ---> Ca(NO3)2 + ...
thì X thỏa mãn duy nhất là HNO3 vì CaCO3 không tan.
+ Cách giải bài tập thực nghiệm:
Thực chất các bài tập thực nghiệm ở đây vẫn chính là các bài tập lý thuyết,
cách giải bài tập về cơ bản giống như đã trình bầy. Sự khác nhau chính là trong
đề bài có yếu tố làm thực nghiệm, đặt học sinh vào những tình huống cụ thể, có
chọn lọc, có khi phải sáng tạo mới giải quyết được. Do ít được làm thí nghiệm,
thực hành nên học sinh thường lúng túng, không biết vận dụng những điều lý
thuyết đã học để phân tích, so sánh, dự đoán, tưởng .
Ví dụ 1: Có thể dùng CuSO4 để phát hiện ra xăng có lẫn nước được không? Tại
sao?
Vấn đề mấu chốt đặt ra là trong kỹ thuật nhiều khi không thể để có lẫn nước
(một lượng rất nhỏ) trong các loại xăng, dầu do vậy cần kiểm tra xem có lẫn
nước trong xăng, dầu hay không. Khi đó, nếu biết liên hệ với lý thuyết đã học là
CuSO4 khan mầu trắng, CuSO4.5H2O (CuSO4 khan gặp nước, dù với lượng nhỏ
-9-


sẽ chuyển thành dạng muối ngậm nước) có mầu xanh thì có thể học sinh sẽ
tưởng tượng ra được cách làm như sau: Lấy một ít xăng cần kiểm tra cho vào
ống nghiệm khô, cho tiếp một ít tinh thể muối CuSO 4 khan vào rồi lắc lên xem
có sự thay đổi màu sắc của muối CuSO4 không.
Ví dụ 2: Để dập tắt các đám cháy xăng dầu người ta không dùng nước mà dùng
cát hay chăn ướt trùm lên ngọn lửa?
Nếu học sinh được xem phim về đám cháy xăng, dầu hay cảnh cứu chữa trong
các nhà xảy ra sự cố bị cháy bếp dầu nhưng đã được dập tắt thì có thể hình dung
được ngay cần làm gì và chỉ tập chung tại sao lại làm như vậy. Trong trường hợp
ngược lại thường lúng túng , khó tìm ra được yếu tố quan trọng nhất là xăng,

dầu nhẹ hơn nước lại nổi lên trên và đám cháy càng mạnh hơn.
Khi giải các bài toán hóa học ở THCS, nhiều học sinh thường cảm thấy khó
khăn do một số nguyên nhân sau:
+ Các em chưa nắm vững được các định luật và các khái niệm cơ bản về hóa
học, chưa hiểu đầy đủ ý nghĩa định tính và định lượng của kí hiệu hóa học, công
thức và phương trình hóa học.
+ Các kỹ năng như xác định hóa trị, lập công thức và cân bằng phương trinh HH
còn yếu và chậm.
+ Một loạt các bài nhỏ giúp cho việc khắc sâu kiến thức hoặc rèn kỹ năng như:
* Tính về mol nguyên tử, phân tử. Số nguyên tử, phân tử...
* Lập công thức và tính theo công thức hợp chất.
* Nồng độ dung dịch và pha chế dung dịch.
* Các phép tính có liên quan đến tỷ lệ phần trăm, hiệu suất.
Do ít được rèn luyện thường xuyên, học sinh có khả năng giải được các bài tập
nhỏ trên, song khi lồng ghép vào các bài toán hóa học hoàn chỉnh (Ví dụ bài
toán tính theo công thức và phương trình hóa học có vận dụng cả nồng độ, hiệu
suất...) thì lại quên hay không biết cách giải quyết.
+ Học sinh không nắm được những tính chất hóa học cần thiết để giải bài toán
như phản ứng có xẩy ra không? Sản phẩm là những chất nào?
Dưới đây sẽ đi phân tích một dạng toán cụ thể ở THCS.
Ví dụ: Cho biết một lượng chất, tính nhiều lượng chất khác theo PTPU:
Về thực chất đây là dạng bài toán cơ bản có chung một yếu tố định lượng. Khi
giải bài toán nên gộp lại cho gọn.
Ví dụ 1. Để điều chế oxit sắt từ bằng cách oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. Tính số
gam Fe và O2 cần dùng để điều chế được 2,32 gam Fe3O4.
Cách giải:
t0
PTPƯ:
3Fe + 2O2
Fe3O4

Nếu làm bài toán theo dạng cơ bản thì cần tính toán hai lần theo các dạng cơ
bản sau:
3Fe ---> Fe3O4 và 2O2 ---> Fe3O4
Khi đó nên làm gộp lại theo lập luận như sau:
Cứ 3.56 gam Fe tác dụng hết với 2.32 gam O2 thì điều chế được 232 gam Fe3O4
Vậy x gam Fe ------------------------- y gam O2 ------------------- 2,32 gam Fe3O4
Một số ví dụ tương tự như:
Ví dụ 2. Khử 48 gam CuO bằng khí H2
a. Tính số gam Cu điều chế được.
- 10 -


b. Tính thể tích H2 ở đktc cần thiết.
Ví dụ 3. Hòa tan 1,12 gam Fe trong dd H2SO4 lấy dư. Tính số mol muối tạo
thành và thể tích khí thoát ra ở đktc.
B. Chuyên đề dạy ôn luyện học sinh giỏi đối với lớp 9.
Chuyên đề: Bài tập xác định tên nguyên tố - CTHH hợp chất
Là dạng bài toán xác định tên nguyên tố hoặc công thức của hợp chất khi biết
các dữ kiện liên quan đến hóa trị, khối lượng mol
Phương pháp:
Bước1: Gọi nguyên tố họa học cần tìm là R (A, M),có hóa trị n (nếu nguyên
tố đó chưa biết hóa trị )Hợp chất tương ứng là R2On, R(OH)n,
Bước 2: Viết phương trình xảy ra nếu có
Bước3: Theo phản ứng: Lập tỉ số mol các chất mà đề bài cho lượng chất
(V,n,m)
Bước 4: Giải tìm MR  Nguyên tố hóa học và hợp chất tương ứng
-Sử dụng phương pháp tìm khối lượng mol trung bình (M )của hỗn hợp.
Ví dụ: Cho hỗn hợp X gồm: A có x mol, B có y mol, C có z mol ...
Ta có:


Mhỗn hợp =

mhh M A .x + M B . y + M C .z
=
nhh
x + y + z

Giả sử trong hỗn hợp MA < MB => MA< MTB < MB
Thí dụ 1: Hòa tan hoàn toàn 7,56 gam kim loại A vo dung dịch HCl (dư) thu
được 9,408 lit khí H2(đktc). Xác định kim loại A?
Ta phân tích bài toán như sau:
+ Kim loại A chưa biết hóa trị,cần đặt ẩn số là hóa trị
+ Khí H2 sinh ra ở đktc, ta đổi ra số mol của khí H2.
+ Như vậy, bài toán có 2 ẩn số nhưng chỉ có thể lập được 1 phương trình
đại số nên cần biện luận để tìm nguyên tử khối(NTK) của A theo hóa trị.
Giải(tóm lược):
+ Gọi A là NTK của A, hóa trị là n.
+ Số mol H2 tính được là: nH2 = 9,408:22,4= 0,42 mol
+ PTHH:
2A + 2nHCl  2ACln + nH2
Theo Pt
2A(g)
n (mol)
Theo bài ra 7,56 (g)
0,42 (mol)
Ta có tỉ lệ

7,56 0, 42
=
A= 9 n

2A
n

n
1
2
3
A
9
18
27
Chọn n=3, A=27 (Al) thỏa mãn.
Thí dụ 2: Hòa tan vừa đủ oxit kim loại M có công thức MO vào dung dịch
H2SO4 loãng có nồng độ 4,9% được dung dịch chỉ chứa một muối tan có nồng
độ 7,69 %. Cho biết tên kim loại M ?
Phân tích:
+ Từ công thức MO ta suy ra M có hóa trị II,bài toán chỉ cần tìm NTK của M
+ Do dữ kiện đề bài chỉ cho nồng độ %,nên ta phải dựa vào nồng độ % để
lập các biểu thức có liên quan.
- 11 -


+ Cần đặt ẩn số cho 1 trong 2 chất tham gia phản ứng, để đơn giản ta đặt ẩn
số đó là 1 mol MO tham gia phản ứng.
+ Từ tỉ lệ của PTHH cùng với các nồng độ % có được, suy ra được tổng khối
lượng ban đầu và khối lượng dung dịch sau phản ứng, sau đó vận dụng
ĐLBTKL để tìm NTK của M.
Giải(tóm lược):
+ Giả sử có 1 mol MO phản ứng,ta có PTHH:
MO + H2SO4  MSO4 + H2O

Tỉ lệ
1 mol
1 mol
1 mol
Khối lượng dung dịch sau phản ứng:
(1)
Tổng khối lượng ban đầu:
mMO + mH 2 SO4 = (M + 16) +

(2)

98
x100 = 2016 + M
4,9
M + 96

Khối lượng dung dịch sau phản ứng: mddMSO = 7, 69 x100
4

98

M + 96

Theo ĐLBTKL thì (1) =(2) : (M + 16) + 4,9 x100 = 2016 + M = 7, 69 x100
Giải ra M= 64 (Cu)
(Với dạng bài toán này tôi hướng dẫn học sinh chỉ đi theo một hướng duy nhất
là đặt ẩn số cho 1 trong 2 chất tham gia phản ứng,cụ thể bài này là 1 mol MO)
Lưu ý: Nếu kim loại cần tìm chưa biết hóa trị, thì gọi hóa trị là n (n=1,2,3)
Khối lượng của oxit = tổng khối lượng của kim loại + khối lượng của oxi.
Khối lượng của muối = tổng khối lượng của kim loại + khối lượng của gốc axit.

Nếu ẩn số nhiều hơn phương trình thì biện luận
Lập bảng biến thiên: cho n = 1,2,3 tìm giá trị thích hợp của MR.
Biện luận MR theo số mol của chất bất kì trong hỗn hợp (0< x < nhh)
y
2,9
=2,9
M
27
M 27
2,9
nên 0 < M
< 0,3  M
27

Ví dụ: Ta có x + y = 0,3 và
Vì 0 < y < x + y = 0,3

> 36,6

Bài tập vận dụng:
Bài 1: Hòa tan b (g) oxit kim loại hoá tri (II) bằng một lượng dung dịch
H2SO4 15,8 % thu được dung dịch muối có nồng độ 18,21%. Xác định công thức
của oxit kim loại đem dùng.
Bài 2: Khử hoàn toàn 4,06g một oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim
loại. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy tạo thành 7g
kết tủa. Nếu lấy lượng kim loại sinh ra hoà tan hết vào dung dịch HCl dư thì thu
được 1,176 lit khí H2 (đktc). Xác định công thức oxit kim loại.
Bài 3: Hoà tan hoàn toàn 8,9g hỗn hợp 2 kim loại A và B có cùng hoá trị II và
có tỉ lệ mol là 1 : 1 bằng dung dịch HCl dùng dư thu được 4,48 lit H 2(đktc). Hỏi
A, B là các kim loại nào trong số các kim loại sau đây:( Mg, Ca, Ba, Fe, Zn, Be )

Bài 4: Nung 9,66g hỗn hợp A gồm Al và một oxit sắt Fe xOy (trong điều kiện
không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất rắn Y (giả sử
chỉ có phản ứng khử oxit tạo kim loại). Hòa tan Y trong dung dịch NaOH dư
- 12 -


thấy có 0,672 lít khí H2 thoát ra, nếu hòa tan Y trong dung dịch HCl dư thì thu
được 2,688 lit khí H2.
1, Định công thức hóa học của oxit sắt trong hỗn hợp (Thể tích khí đo đktc)
2, Tính % khối lượng các chất trong .
Bài 5: Hỗn hợp A gồm có Fe và kim loại M có hóa trị không đổi. Tỉ lệ số mol
của M và Fe trong A là 1:3 .Cho 19,2 gam hỗn hợp A tác dụng hết với HCl thu
được 8,96 lit khí H2 (đktc). Mặt khác cũng với lượng hỗn hợp trên tác dụng hết
với khí clo cần dùng 12,32 lit khí clo (đktc). Xác đinh tên kim loại M và % khối
lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
Khi đã hướng dẫn học sinh các kiến thức và chuyên đề đã nêu ở trên, tôi sẽ
cung cấp đề thi của các năm để tiến hành giải và kiểm tra kiến thức. Đặc biệt là
lưu ý đến những bài toán hỗn hợp bởi trong đó có sự kết hợp nhiều dạng khác
nhau: kim loại phản ứng với muối, nồng độ mol/lCác dạng bài toán : Kim loại
phản ứng với hỗn hợp dung dịch muối thì phản ứng ưu tiên với muối của kim
loại nào trước; tinh thể hidrat khi hòa tan vào nước hay dung dịch khác thì các
phân tử nước bị tách ra
Thí dụ :Cho 16 gam CuO tan trong axit sunfuric 20% đun nóng(vừa đủ), sau đó
làm nguội đến 100C. Tính khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O đã tách ra khỏi dung
dịch, biết rằng độ tan của dung dịch CuSO4 ở 100C là 17,4gam/100gam H2O.
Bài toàn này ta có thể phân tích như sau:
+Bài toán có liên quan đến tinh thể hidrat hóa và độ tan, tuy nhiên đề bài chỉ
biết độ tan sau khi đã làm nguội (100C), nhiệt độ và độ tan ban đầu chưa biết.
+ Vậy ta có thể tính khối lượng của CuSO 4 sinh ra, tính khối lượng dung dịch
sau phản ứng (khối lượng này bằng khối lượng CuO + khối lượng dung dịch

H2SO4), từ đó tìm được lượng nước có trong dung dịch.
+ Đặt ẩn cho khối lượng của tinh thể bị tách ra, từ ẩn số tính khối lượng của
CuSO4 và H2O bị tách ra, đồng thời tính được khối lượng của CuSO 4 và H2O
còn lại trong dung dịch.
+ Từ độ tan 100C, lập tỉ lệ để tìm ẩn số đã đặt.
Giải(tóm lược): Ta có nCuO =
PTHH:
Tỉ lệ:

CuO
+
0,2 mol

16
= 0, 2 (mol)
80

H2SO4  CuSO4 +
0,2 mol
0,2 mol

H2O

+ Từ tỉ lệ ở PT và đề bài, tính được (chưa làm nguội):
mddsaupu = mCuO + mddH 2 SO4 = 0, 2 x80 +
mCuSO4 = 0, 2 x160 = 32 g

0, 2 x98
x100 = 114 g
20


mH 2 O = 114  32 = 82 g

+ Khi làm nguội đến 10 0C, ta có a gam tinh thể CuSO4.5H2O tách ra. Tương
đương với 0,64a gam CuSO4 và 0,36a gam H2O tách ra, do đó trong dung dịch
còn lại là : (32  0,64a) gam CuSO4 và (82  0,36a) gam H2O.
+ Ở 100C ta có:
- 13 -


100 gam nước
hòa tan được 17,4 gam CuSO4
(82  0,36a) gam H2O hòa tan được (32  0,64a) gam CuSO4
100

17, 4

Suy ra: 82  0,36a = 32  0, 64a  a =30,71 (g).
2.3.5: Giáo viên cần nắm vững phương trâm dạy chắc cơ bản rồi mới nâng cao,
thông qua các bài luyện một cách cụ thể để dạy phương pháp tư duy, dạy những
dạng bài có quy luật trước, loại bài có tính đơn lẻ, đặc biệt sau.
Để giải được nhiều bài toàn dành cho học sinh giỏi, học sinh cần phải hiểu
được những kiến thức cơ bản, nền tảng cũng như là những kiến thức nâng cao
một cách vững chắc, sâu sắc và có khả năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo.
Mỗi loại kiến thức( khái niệm, định lý, định luật..) đều có nội hàm riêng và
cách vận dụng(hay quy tắc, phương pháp, công thức) đặc trưng của nó. Khi dạy
phải thông qua một số bài thí dụ cụ thể để khắc sâu cho học sinh đầy đủ,cặn kẽ
nội hàm và phương pháp vận dụng của kiến thức đó. Được như vậy khi có gặp
nhiều bài khác, mặc dù có những chi tiết cụ thể khác nhau nhưng học sinh vẫn
làm được vì chúng giống nhau ở bản chất.

Có những loại bài liên quan đến rất nhiều các loại kiến thức kỹ năng khác
nhau, học sinh muốn làm được cần phải biết chia bài đó thành nhiều bài toán
nhỏ, trong các bài nhỏ ấy lại dùng những kiến thức, phương pháp nào. Nên dù
cho bài toán biến hóa nhiều kiểu, nhưng cũng không ra ngoài những kiến thức
và phương pháp trong chương trình đã học.
Vì thế, dạy theo phương trâm trên cũng có lý do của nó. Dạy chắc cơ bản rồi
đến nâng cao là vì: Các bài cơ bản là những bài dễ, chỉ liên quan đến một vài
kiến thức kĩ năng, cần phải luyện tâp và nắm vững trước đã. Sau đó mới nâng
cao dần các bài tổng hợp với nhiều loại kiến thức, học sinh đã nắm vững từng
loại sẽ dễ dàng nhận ra và giải quyết được. Đối với học sinh giỏi bước này có
thể làm nhanh, hoặc cho tự làm nhưng phải kiểm tra, biết nắm chắc cơ bản rồi
mới nâng cao được, nếu vô tình bỏ qua bước này thì trình độ của học sinh sẽ
không ổn định và không vững chắc.
Mỗi một loại cần thông qua một hoặc hai bài điển hình, quan trọng là phải
rút ra phương pháp rồi cho thêm một số bài cho học sinh vận dụng cho thành
thạo phương pháp, cần chú trọng kiểm tra thẩm định ngay bài làm xem học sinh
đã nắm chắc chưa, nếu chưa chắc phải cần củng cố đến khi ổn định mới thôi.
Người ta thường biết có ba phương pháp hình thành những phán đoán mới :
Quy nạp, suy diễn và loại suy. Ba phương pháp này có quan hệ chặt chẽ với
những thao tác tư duy : phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát
hoá Cụ thể như :
+ Tư duy phân tích : Muốn giải một bài toán hoá học, phải phân tích các yếu
tố thuộc dữ kiện. Muốn đánh giá đúng đắn một cuộc cách mạng, phải biết phân
tích yếu tố lịch sử tạo nên cuộc cách mạng đó. Như vậy, từ một số yếu tố, một
vài bộ phận của sự vật hiện tượng tiến đến nhận thức trọn vẹn các sự vật hiện

- 14 -


tượng. Vì lẽ đó, môn khoa học nào trong trường phổ thông cũng thông qua phân

tích của cả giáo viên cũng như học sinh để bảo đảm truyền thụ và lĩnh hội.
Tuỳ lứa tuổi, thể hiện hình thức phân tích cảm tính thực tiễn hay trí tuệ để đạt
được những kiến thức sơ đẳng và tiến tới kiến thức sâu sắc. Quá trình hoạt động
phân tích cũng đi từ phiến diện tới toàn diện nghĩa là từ phân tích thử, phân tích
cục bộ, từng phần và cuối cùng là sự phân tích có hệ thống.
Ví dụ : Nghiên cứu về nước được phân chia trong từng cấp học như sau :
Cấp 1 : Học sinh mới nghiên cứu chu trình của nước trong tự nhiên và các ứng
dụng, trạng thái của nước.
Cấp 2 : Học sinh đã hiểu nước được phân tích thành H2 và O2.
2H2O => 2H2 + O2
Cấp 3 : Nước nghiên cứu bị phân ly thành ion :
H2O  H+ + OH
+ Tư duy so sánh : Là xác định sự giống nhau và khác nhau giữa các sự vật
hiện tượng của hiện thực. Trong hoạt động tư duy của học sinh thì so sánh giữ
vai trò tích cực quan trọng.
Việc nhận thức bản chất của sự vật hiện tượng không thể có nếu không có sự
tìm ra sự khác biệt sâu sắc, sự giống nhau của các sự vật hiện tượng.
Việc tìm ra những dấu hiệu giống nhau cũng như khác nhau giữa hai sự vật hiện
tượng là nội dung chủ yếu của tư duy so sánh. Cũng như tư duy phân tích, tư
duy tổng hợp thì tư duy so sánh có thể ở mức độ đơn giản (tìm tòi, thống kê,
nhận xét) cũng có thể thực hiện trong quá trình biến đổi và phát triển.
Có thể tiến hành so sánh những yếu tố dấu hiệu bên ngoài có thể trực tiếp quan
sát được, nhưng cũng có thể tiến hành so sánh những dấu hiệu quan hệ bên trong
không thể nhận thức trực tiếp được mà phải bằng hoạt động tư duy.
Trong dạy học nói chung và dạy học hoá học nói riêng thực tế trên sẽ đưa tới
nhiều hoạt động tư duy đầy hứng thú. Nhờ so sánh, người ta có thể tìm thấy các
dấu hiệu bản chất giống nhau và khác nhau của các sự vật. Ngoài ra, còn tìm
thấy những dấu hiệu không bản chất thứ yếu của chúng.
Ví dụ : So sánh hidrocacbon: ankan, anken, ankin ở mức độ cụ thể
So sánh hidrocacbon với rượu, anđehit, axit ở mức độ cao hơn

Trong các bài toán, hầu như các bài đều quy về một loại nào đó giống dạng với
nhiều bài khác và chúng đều có những quy tắc chung. Bên cạnh đó mỗi loại bài
toán đều có một loại nguyên tắc, cứ xác định đúng loại bài, sử dụng đúng
nguyên tắc là sẽ giải quyết được.Tuy nhiên, cá biệt có một số ít bài không theo
một nguyên tắc chung nào cả, nó thuộc loại dạng bài đặc biệt, có thể sử dụng
những cách riêng, thường không có quy luật cố định nào,đây thuộc dạng bài
khó. Nên cần coi loại bài có nguyên tắc, quy luật là chính. Loại không có quy
luật cố định nào chỉ nên giới thiệu cho học sinh khi đã học kỹ các loại trên, vì
- 15 -


loại đó bài nào chỉ biết bài đó mà không áp dụng cho nhiều bài khác như dạng
có nguyên tắc, quy luật.
Qua quá trinh giảng dạy thấy rằng: Một số giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi,
thường hay nôn nóng, bỏ qua bước làm chắc kiến thức cơ bản, cho học sinh học
ngay bài khó, vì vậy học sinh ngay ban đầu đã mất đi hứng thú học tập do gặp
ngay mớ bòng bong, không nhận ra và ghi nhớ được từng đơn vị kiến thức kĩ
năng, kết quả là không định hình được phương pháp từ đơn giản đến phức
tạp,càng học càng hoang và càng chán nản. Như vậy, giáo viên sẽ không thành
công trong công việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
Ngoài ra, một số giáo viên không phân biệt được bài đơn lẻ hay coi những bài
đơn lẻ không có tính quy luật chung là quan trọng, cho nên giao học sinh làm
nhiều hơn, trước những bài có quy luật có nguyên tắc chung(coi những bài đó
mới là thông minh,sáng tạo),kết quả học sinh bị rối loạn, không học được
phương pháp tư duy khoa học là: Ở mỗi bài toán đều có một nguyên tắc chung
để giải quyết, chỉ cần tìm ra nguyên tắc ứng với từng loại bài là có thể làm được
bài toán đó.
2.3.6: Tìm kiếm, sưu tầm các tài liệu tham khảo trên thư viện,mạng internet...
yêu cầu học sinh tự học, tự nghiên cứ.
Tài liệu tham khảo rất quan trọng đối với việc mở rộng kiến thức cho học

sinh. Đối với học sinh giỏi, tài liệu có tầm quan trọng đặc biệt. Sau khi đã tuyển
chọn, lập đội tuyển học sinh giỏi, thời gian bồi dưỡng còn hơn 3 tháng là đến
ngày thi. Nhưng nếu xác định trước những học sinh sẽ vào đội tuyển lớp 9 thì từ
cuối năm 8, và trong hè tôi đã hướng dẫn cho học sinh các lọai sách (Trần Thành
Huế (1998), Một số vấn đề về việc dạy giỏi, học giỏi môn hoá học phổ thông
giai đoạn mới [1] , Kỷ yếu hội nghị hoá học toàn quốc lân thứ 3, Hà Nội [2];
350 bài tập hóa học chon lọc của Đào hữu Vinh [3]; Tuyển chọn đề thi tuyển
sinh vào lớp 10 chuyên môn hóa học, Phạm Thái An và Nguyễn văn Thoại [4]
.... .), tên sách,truy cứu mạng internet [5] (http://thuvientailieu.bachkim.com,
http://flash.violet.vn, http://giaovien.net , ) để học sinh tìm đọc hoặc cho học
sinh mượn đọc một số sách cần thiết mà tôi có hoặc là mượn và trao đổi cùng
các đồng nghiệp...
Đối với một học sinh giỏi thì yêu cầu kiến thức phải thực sự phong phú và sâu
rộng. Có như vậy các em mới tự tin, chủ động, mạnh dạn trong khi làm bài.
Kiến thức mỏng và lỏng thì không thể tránh khỏi những lúng túng, sai lầm trong
bài bởi thiếu sự liên hệ, mở rộng, nâng cao.Tôi còn tăng cường biện pháp kiểm
tra, nắm bắt vấn đề tự học và nghiên cứu của học sinh. Nếu có học sinh chưa
thực hiện đầy đủ, còn có những lỗ hổng kiến thức thì giáo viên phải đôn đốc,
nhắc nhở và có biện pháp cần thiết để học sinh làm việc. Nói tóm lại, không đọc
và không làm bài tập là một hạn chế rất lớn không tránh khỏi đối với một học
sinh giỏi. Học và làm bài tập nhiều sẽ rèn luyện về kĩ năng, kĩ xảo...của học sinh
một cách tốt nhất.
- 16 -


2.3.7. Ra đề làm bài trên lớp theo định kì. Giáo viên chấm bài, giúp học sinh
phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm.
Với môn học tự nhiên như Hóa học, thì kĩ năng trình bày bài cũng rất quan
trọng và cũng là dễ mất điểm nhiều nhất trong các cuộc thi. Vì vậy, trong quá
trình bồi dưỡng tôi luôn hướng dẫn cho học sinh cách trình bày sao cho hiệu quả

nhất.
Đồng thời tôi khi trực tiếp chấm bài, sữa lỗi cho học sinh. Có thể nói, chấm
bài là một khâu công phu, vất vả nhưng rất quan trọng, cần thiết để giúp học
sinh tiến bộ. Tuy nhiên thời gian lên lớp giữa thầy và trò không nhiều, nên giáo
viên không thể cho học sinh làm được nhiều bài trên lớp khi bồi dưỡng vì rất
mất thời gian. Để khắc phục điều này giáo viên có thể tranh thủ sau vài buổi học
có thể cho các em đề và yêu cầu các em về nhà làm và đề nghị các em tự giác
độc lập làm bài. Điều đó sẽ rèn luyện cho các em rất nhiều về tư duy làm bài...
2.3.8. Giáo viên truyền đạt một số kinh nghiệm, bí quyết để học sinh có thể đạt
kết quả học tập tốt nhất.
Tự học tự ôn bài là phương pháp hiệu quả nhất: Bởi đây là cách rèn luyện tư
duy độc lập, nâng cao hiệu quả học tập, làm giàu tri thức cho bản thân. Thực tế
đã chứng minh, hầu hết những học sinh giỏi, thậm chí đạt các giải cao trong các
kỳ thi đều dành phần lớn thời gian tự học, tự ôn thi. Tuy nhiên, không phải cứ
ngồi vào bàn học càng lâu càng tốt, mà quan trọng là phải tập trung, hãy phân
chia thời gian học các môn trong ngày hợp lý. Cần xen kẽ việc học với thời gian
thư giản,giải trí.
Phương pháp để ôn bài hiệu quả nên ôn đến đâu phải chắc đến đó: Mặc dù thời
gian thi đang đến gần nhưng cũng đừng quá hấp tấp mà dẫn đến ôn trước quên
sau. Kinh nghiệm ôn thi hiệu quả nhất là trong quá trình ôn tập cần chú ý hệ
thống lại phần kiến thức đã học sao cho ôn đến đâu chắc đến đó. Phần nào, bài
tập nào sức mình làm được thì ôn thật kĩ, để khi đi thi chắc chắn sẽ có điểm.
Nên bám sát kiến thức cơ bản, kỹ năng và sách giáo khoa: Nắm chắc kiến
thức cơ bản, những định nghĩa, kỹ năng được xem là một bí quyết ôn bài hiệu
quả để hướng dẫn học sinh triển khai đề cương ôn tập kiến thức, rèn luyện kỹ
năng đúng với trọng tâm, không lan man, ôm đồm, quá tải. Còn sách giáo khoa
được coi là tài liệu phục vụ ôn thi tốt nhất.
Phương pháp để ôn bài hiệu quả (Ôn theo nhóm): Ngoài việc học trên lớp và
tự học ở nhà, học sinh nên tổ chức hình thức học theo nhóm. Bởi vì thông qua
nhóm học tập, học sinh dễ dàng thảo luận với nhau để tìm ra những đáp án trước

những bài tập khó và có thể góp ý và sửa sai cho nhau.
Chọn và phân bố thời gian ôn bài hợp lý: Để ôn bài hiệu quả nên chọn và phân
bổ thời gian ôn bài hợp lý nhằm giúp quá trình tự ôn bài đạt hiệu quả cao và làm
cho trí óc bớt căng thẳng. Kinh nghiệm ôn bài hiệu quả là buổi tối nên bắt đầu
học từ 19 giờ tới 23 giờ là đi ngủ. Buổi sáng, khoảng 5 giờ thức dậy và học đến
6 giờ thì nghỉ. Đây là hai mốc thời gian quan trọng mà các em dễ tự bổ sung
kiến thức nhất. Thời gian còn lại trong ngày, nếu học không vào thì nhất thiết
các em phải thay đổi địa điểm, có thể tìm những nơi yên tĩnh để học hoặc dạo
chơi cho khuây khỏa, sau đó về học tiếp.
- 17 -


Thường xuyên luyện các đề thi năm trước: Đề thi chứa các nội dung kiến thức
đầy đủ và tổng quát nhất, vì vậy luyện đề thi của các năm trước là bí quyết ôn
bài hiệu quả nhất. Học sinh không những nắm được các kiến thức đã học, bổ
sung những kiến thức còn thiếu mà còn nắm bắt được các thủ thuật làm bài thi
sao cho nhanh và chính xác nhất. Đây cũng là cách rèn luyện sự tự tin trước mỗi
kỳ thi.
Luyện thói quen ôn bài trước khi đi ngủ: Kinh nghiệm ôn bài rất hiệu quả của
các anh chị đi trước là trước lúc đi ngủ hay buổi sớm thức dậy, học sinh nên tập
thói quen nhẩm đi nhẩm lại kiến thức mà mình vừa học trong đầu để xem thử
mình đã học được bao nhiêu phần trăm. Cố gắng ghi nhớ những chi tiết chính,
đừng nên vụn vặt, nên vạch ra các ý lớn để ôn tập như nội dung các chương
trong chương trình học.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Để có được những giải học sinh giỏi, nhất là giải cao thì còn phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố học sinh trong khâu xác định đề và viết bài.Trong
quá trình bồi dưỡng phải có hướng mở cho học sinh. Học sinh giỏi thường có
thêm các cách giải một bài toán mà giáo viên có thể chưa nghĩ tới thì cũng nên

xem xét phân tích và nếu thấy đó là cách giải đúng thì cần động viên, khích lệ
học sinh. Tuy nhiên cũng nhẹ nhàng nhắc nhở học sinh nên tìm cách giải đơn
giản, thông dụng, đừng sợ đụng hàng. Trong quá trình học sinh làm bài ,
người thầy cũng phải tập trung vào nghiên cứu (có thể là bài học sinh đang giải
hoặc là những bài khác) để các em thấy rằng thầy cũng đang tích hoạt động. Tuy
nhiên, sau 05 năm áp dụng những giải pháp bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi ,
dù mức độ mỗi năm mỗi khác, nhưng nhìn chung tôi đã bước đầu thu được
những kết quả khả quan: Nếu như từ năm học 2010 - 2011 trở về trước, số lượng
giải học sinh giỏi môn Hóa khá khiêm tốn, chỉ dao động từ 1 đến 2 giải thì từ
khi áp dụng các giải pháp của sáng kiến, nhìn chung số lượng và chất lượng giải
ngày càng tăng lên: Năm học 2013 - 2014 đạt 4/6 giải, năm học 2014 - 2015 đạt
6/7 giải, năm học 2015 - 2016 đạt 8/8 giải... Các học sinh đạt giải cao hàng năm
như em: Nguyễn văn Hoàng,Vũ thị vân Anh, Phạm thị Khánh Hòa, Lưu thị
Thu,Hoàng Duy Hiệp
3. Kết luận và kiến nghị
Đối với Sở GD&ĐT và Phòng GD & ĐT: Cần có hướng dẫn cụ thể định
hướng các nội dung thi học sinh giỏi, cấu trúc đề thì, dạng bài tập,... Đề thi
không ra ở mức quá cao và lệch nhiều với cấu trúc đề thi học sinh THCS. Như
vậy, để giúp những học sinh ở những vùng khó khăn, xa thành thị, thiếu điều
kiện học tập cũng được trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản để dự thi. Cần có chế
độ khen thưởng để khuyến khích thầy, cô cũng như những học sinh đạt kết quả
cao trong các kì thi.
Đối với các cấp có thẩm quyền: Quan tâm hơn đến công tác giáo dục xã nhà,
đặc biệt là đối với những học sinh giỏi và các thầy cô trực tiếp giảng dạy.
Đối với nhà trưòng: Quan tâm đồng bộ và sâu sắc hơn, có giải pháp tài chính
hỗ trợ công tác bồi dưỡng; chọn những giáo viên nhiệt tình, tâm huyết dạy bồi
dưỡng học sinh giỏi và phát hiện những học sinh có tố chất, tạo nguồn cho đội
- 18 -



tuyển, có kế hoạch ngay từ đầu trong khâu tuyển chọn đội học sinh dự thi... Do
thời gian có hạn, kinh nghiệm chưa nhiều mà kiến thức thì vô cùng nên cũng
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý
thầy cô, nhất là những thầy cô trong cùng bộ môn để sáng kiến có thể phát huy
tính ứng dụng, tính hiệu quả một cách phổ biến, giúp một phần nhỏ bé của mình
trong công việc trồng người ở THCS Thạch Bình nói riêng và huyện Thạch
Thành nói chung. Vì thế, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn
đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện đề tài này hơn cũng như có những giải
pháp tốt hơn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm nâng cao chất lượng,
số lượng học sinh giỏi các cấp hàng năm của trường THCS Thạch Bình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của Hiệu trưởng

Giáo viên

Hoàng Ngọc Trung

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- 19 -


[1] Một số vấn đề về việc dạy giỏi, học giỏi môn hoá học phổ thông giai đoạn
mới, Trần Thành Huế, 1998.
[2] Kỷ yếu hội nghị hoá học toàn quốc lân thứ 3, Hà Nội.
[3] 350 bài tập hóa học chon lọc của Đào hữu Vinh.
[4] Tuyển chọn đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên môn hóa học, Phạm Thái An
và Nguyễn văn Thoại, NXB Hà Nội
[5] Tên sách, truy cứu mạng internet
Nguồn: http://thuvientailieu.bachkim.com,

Nguồn: http://flash.violet.vn, http://giaovien.net

Mục lục
- 20 -


Trang
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài

2

1.2. Mục đích nghiên cứu:

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu:

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm

3

2.1. Cở sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.


3

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

3

2.2.1.Đặc điểm tình hình

3

2.2.2. Kết quả của thực trạng

3-4

2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

4-18

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục , với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
3. Kết luận

18
18-19

- 21 -