Sĩ quan chỉ huy, tham mưu là sĩ quan đảm nhiệm công tác nào dưới đây

Sĩ quan chỉ huy, tham mưu là sĩ quan đảm nhiệm công tác nào dưới đây

Nếu như bạn có niềm đam mê với việc trở thành một sĩ quan có đầy đủ năng lực và phẩm chất để bảo vệ đất nước, đồng thời bạn học tốt các môn thuộc khối môn khoa học tự nhiên thì đây chính là ngành dành cho bạn.

Nếu như bạn quan tâm đến ngành Chỉ huy tham mưu Lục quân, Hướng Nghiệp GPO sẽ đồng hành cùng bạn tìm hiểu sâu hơn về ngành thông qua bài viết này.

1. Giới thiệu chung về ngành Chỉ huy tham mưu Lục quân

Chỉ huy tham mưu Lục quân (mã ngành: 7860201) là ngành đào tạo những thanh niên, quân nhân có đủ tiêu chuẩn quy định, trở thành Sĩ quan Chỉ huy - Tham mưu Lục quân cấp phân đội, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ đại học, năng lực toàn diện về chỉ huy, lãnh đạo, quản lý và huấn luyện bộ đội; có thể lực tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Học viên tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân quân sự ngành Chỉ huy - Tham mưu Lục quân; đảm nhiệm chức vụ ban đầu là trung đội trưởng, phát triển lên đại đội trưởng và các chức vụ tương đương, có tiềm năng phát triển lâu dài.

2. Các trường đào tạo ngành Chỉ huy tham mưu Lục quân:

Vì ngành Chỉ huy tham mưu Lục quân là một ngành đặc thù, vì vậy hiện nay trên cả nước chỉ có hai trường đào tạo ngành này:

3. Các khối xét tuyển ngành Chỉ huy tham mưu Lục quân:

  • A00: Toán - Vật lý - Hóa học
  • A01: Toán - Vật lý - Tiếng Anh

4. Chương trình đào tạo ngành Chỉ huy tham mưu Lục quân:

1. Kiến thức giáo dục đại cương
1 Triết học Mác - Lênin 11 Tâm lý học quân sự
2 Kinh tế chính trị Mác - Lênin 12 Giáo dục học quân sự
3 Chủ nghĩa xã hội khoa học 13 Dân tộc học, Tôn giáo học
4 Tư tưởng Hồ Chí Minh 14 Ngoại ngữ
5 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 15 Toán cao cấp
6 Lôgíc học 16 Vật lý đại cương
7 Đạo đức học 17 Hoá học đại cương
8 Nhà nước và pháp luật 18 Tin học
9 Cơ sở văn hóa Việt Nam 19 Giáo dục thể chất
10 Tiếng việt soạn thảo văn bản    
2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
a. Kiến thức cơ sở nhóm ngành, ngành
20 Thể thao quân sự 24 Thông tin tác chiến điện tử
21 Điều lệnh đội ngũ 25 Phương pháp chung huấn luyện  quân sự
22 Điều lệnh quản lý bộ đội 26 Tham mưu chỉ huy
23 Vũ khí huỷ diệt lớn 27 Hậu cần, tài chính
b. Kiến thức ngành
28 Công tác đảng, công tác chính trị 31 Địa hình quân sự
29 Quân sự nước ngoài 32 Kỹ thuật Bắn súng Bộ binh 1
30 Công binh 33 Chiến thuật Bộ binh 1

5. Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ngành Chỉ huy tham mưu Lục quân:

Sinh viên tốt nghiệp ngành Sĩ quan chỉ huy sau khi ra trường sẽ làm trung đội trưởng ở các đơn vị, ra quản lý ở trung đội, các ngành chỉ huy tham mưu. Học viên học Quân sự cơ sở sẽ về làm việc tại cấp xã, huyện.

Lời kết:

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Chỉ huy tham mưu Lục quân. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.

Khánh Ngân

Theo tuyensinhtructuyen.edu.vn

Xem thêm bài viết:

Tư vấn hướng nghiệp và 3 điều bạn cần nắm vững

Định hướng nghề nghiệp: Phải làm sao nếu không có đam mê?