Sinh viên trao đổi là gì

Có thể thấy, chuyển đổi tín chỉ và chuyển đổi môi trường học quốc tế mang đến rất nhiều lợi ích và cơ hội trải nghiệm cho các bạn sinh viên hiện nay. Vậy, chuyển đổi tín chỉ là gì và chuyển đổi các môi trường học quốc tế như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Chuyển đổi tín chỉ

Khi bắt đầu trở thành sinh viên, có rất nhiều thay đổi trong cách học tại đại học so với THPT. Bạn cần làm quen với khái niệm tín chỉ. Việc này hoàn toàn không có với chương trình học phổ thông.

Hệ thống tín chỉ là gì?

Hệ thống tín chỉ học thuật là một tiêu chuẩn được sử dụng để đo lường và đánh giá công việc và nỗ lực của sinh viên trong suốt chương trình học. Chúng theo dõi tiến độ học tập của sinh viên, giúp định mức học phí, tạo điều kiện cho sinh viên chuyển tiếp sang các cơ sở giáo dục đại học khác và hơn thế nữa.

Sinh viên trao đổi là gì

Chuyển đổi tín chỉ tạo ra nhiều cơ hội cho sinh viên

Hiểu cách thức hoạt động của các tín chỉ và cách chuyển đổi tín chỉ từ một hệ thống học thuật sang các hệ thống tín chỉ khác (nếu có thể).

Hiện tại, dành cho sinh viên Quốc tế sẽ tại các quốc gia, có ba hệ thống tín chỉ phổ biến:

        ECTS – Hệ thống tín chỉ Châu Âu.

        SCH – Hệ thống tín chỉ Mỹ

        Hệ thống tín chỉ Úc

Riêng đối với hệ thống tín chỉ tại Úc, mỗi trường sẽ có một hệ thống tín chỉ riêng tính toán theo khối lượng giờ học và thực hành cho các khóa học khác nhau.

Chuyển đổi tín chỉ giữa các trường đại học

Chuyển đổi tín chỉ (hay còn gọi là chuyển tiếp ngắn hạn) là một hình thức sinh viên đang học tại một trường đại học hoặc cơ sở chuyển sang cơ sở khác hoặc trường đại học khác để hoàn thành các tín chỉ đăng ký và quay trở lại học tiếp các tín chỉ còn lại.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi tín chỉ cần được đánh giá theo một khung trình độ nhất định. Ví dụ, tại Úc, việc chuyển đổi tín chỉ có sẵn cho cả chương trình học đại học và sau đại học và nó được thiết lập và điều phối bởi Khung trình độ của Úc (AQF). Theo khung trình độ này, nếu các tín chỉ trước đó bạn hoàn thành được chấp nhận tương đương, bạn có thể xin chuyển và học tiếp các tín chỉ còn lại tại một trường đại học khác.

Trao đổi và chuyển tiếp của sinh viên giữa các môi trường học quốc tế

Văn hóa chuyển đổi các môi trường học quốc tế hiện nay đang rất phổ biến tại các nước phát triển. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, một vài chương trình học quốc tế cũng bắt đầu phát triển văn hóa này.

Một điểm rất tích cực ở chuyển đổi môi trường học quốc tế là có thể giúp sinh viên học ở các môi trường học tập khác nhau. Nhờ đó, sẽ tăng được trải nghiệm của mình trong quá trình học, mở rộng mối quan hệ quốc tế.

Trao đổi tín chỉ tại Swinburne Việt Nam

Đơn cử tại Swinburne Việt Nam, chương trình đào tạo đại học Swinburne Úc tại Việt Nam, sinh viên có thể học tại Việt Nam và đăng ký học tại Swinburne Úc hoặc Swinburne Malaysia. Mọi kết quả học tập ở 3 cơ sở này đều được ghi lại và công nhận trên bảng điểm của sinh viên.

Sinh viên trao đổi là gì

Swinburne Việt Nam là một trong số ít cơ sở cho sinh viên chuyển tiếp tín chỉ sang các trường đại học ngoài nước

Như vậy, trong ba năm học, sinh viên có thể trải nghiệm nhiều môi trường học, nhiều nền văn hóa khác nhau. Điều này giúp quá trình học đại học của các bạn phong phú hơn rất nhiều.

Chuyển đổi tín chỉ và văn hóa chuyển đổi các môi trường học quốc tế hiện đang được khuyến khích bởi nhiều quốc gia. Tuy nhiên, các bạn học sinh, sinh viên cần tìm hiểu kỹ, đặc biệt là các điều kiện chuyển đổi trong chương trình học để không bỏ lỡ những cơ hội thú vị này nhé.

Từ Phương Đặng – Swinburne Việt Nam

Phuong Dang

Nhằm giúp nhiều hơn các bạn trẻ tại Việt Nam tiếp cận với chương trình đại học quốc tế, trong…

Du học là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, Lưu ý tìm trường…

Học với sáng tạo và trải nghiệm, đó là những khái niệm mà chúng ta thường nghe trong ngành Kinh…

Sinh viên có thể lựa chọn đi học tập trao đổi nước ngoài tại các trường đối tác của USTH. Thời gian trao đổi có thể kéo dài từ 1 kì (6 tháng) đến 1 năm.    

Quy chế quản lý sinh viên đi thực tập, học tập trao đổi nước ngoài (ban hành theo Quyết định số 359/QĐ-ĐHKHCN ngày 10/6/2019)
Regulation on management of students doing exchange and internhsip abroad
Giới thiệu về chương trình trao đổi Erasmus+

Điều kiện đi trao đổi ở nước ngoài

Sinh viên đi trao đổi ở nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có một số học phần, môn học trong chương trình trao đổi học tập phù hợp với chương trình đào tạo tương ứng của USTH và được Lãnh đạo khoa xác nhận khả năng công nhận, chuyển đổi tín chỉ;

b) Có đủ điều kiện tài chính để thực hiện chương trình trao đổi học tập ở nước ngoài đối với các trường hợp phải tự túc một phần hoặc toàn bộ kinh phí;

c) Đã hoàn thành nghĩa vụ học phí và các khoản phí khác;

d) Không bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập trở lên, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tính đến thời điểm đăng ký đi trao đổi học tập.

Quy trình, thủ tục đi học tập trao đổi  ở nước ngoài

Sinh viên đáp ứng các điều kiện đi học tập trao đổi nước ngoài thực hiện các bước sau:

Bước 1: Sinh viên nộp hồ sơ xin đi học tập trao đổi cho phòng Hợp tác quốc tế (HTQT) (Mẫu 1);

Bước 2: Phòng HTQT chuyển Lãnh đạo khoa xử lý hồ sơ của sinh viên, xem xét các điều kiện đi học tập trao đổi, đánh giá và xếp hạng hồ sơ của sinh viên (Mẫu 8), làm Tờ trình Ban Giám hiệu (BGH) phê duyệt về nguyên tắc (Mẫu 4). 

Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, BGH cho ý kiến (chấp thuận, không chấp thuận, đề nghị bổ sung, sửa đổi) và chuyển Phòng HTQT xử lý các công việc tiếp theo. 

Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Phòng HTQT có trách nhiệm:

a) Căn cứ ý kiến của BGH tại Tờ trình của khoa, thông báo kết quả cho sinh viên. b) Sinh viên gửi xác nhận tham dự hoặc không tham dự chương trình. 

c) Phòng HTQT gửi danh sách đề cử sang trường đối tác; căn cứ kết quả lựa chọn của trường đối tác, Phòng HTQT soạn quyết định cử sinh viên đi học tập trao đổi nước ngoài, trình BGH ký ban hành (Mẫu 5). 


d) Trình BGH ký thỏa thuận học tập theo quy trình được thống nhất giữa hai Bên (Mẫu 3).

Chú ý: Sinh viên nhận QĐ cử đi nước ngoài tại phòng HTQT.

Quyền và trách nhiệm của sinh viên

1. Quyền lợi của sinh viên a) Được khoa cử tư vấn, hỗ trợ tìm địa điểm trao đổi học tập ở nước ngoài, hướng dẫn và hỗ trợ hoàn thành các thủ tục xin đi trao đổi học tập ở nước ngoài;  b) Được nhận học bổng, kinh phí tài trợ từ các cá nhân, tổ chức nước ngoài theo quy định của pháp luật và của USTH khi đáp ứng các tiêu chí tuyển chọn của chương trình học bổng, tài trợ; c) Được đánh giá, công nhận, miễn các môn học tương đương; d) Được bảo hộ công dân theo quy định của Nhà nước Việt Nam. 

2. Trách nhiệm của sinh viên

a) Nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật và phong tục, tập quán của nước sở tại; thực hiện nội quy, quy chế của cơ sở tiếp nhận nước ngoài; giữ gìn và phát triển quan hệ hữu nghị với các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư nước sở tại; b) Tuân thủ các quy định liên quan trong Quy chế đào tạo của USTH; 

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi đến nơi trao đổi, sinh viên báo cáo khoa cử đi học tập trao đổi và phòng HTQT về việc đã được tiếp nhận vào cơ sở trao đổi học tập (Mẫu 6); 

d) Thực hiện đúng nội dung Quyết định của Hiệu trưởng về việc cử sinh viên đi trao đổi ở nước ngoài và thỏa thuận học tập  đã được ký kết; đ) Kịp thời cập nhật thông tin cho Khoa cử về điều kiện học tập, những khó khăn mà sinh viên gặp phải để Khoa kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc trình BGH phê duyệt phương án xử lý;  e) Chịu trách nhiệm cá nhân khi đi học tập ở nước ngoài khi không có quyết định của USTH; 

g) Thực hiện thủ tục đăng ký công dân với cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài.

Biểu mẫu hồ sơ học tập trao đổi nước ngoài

Dành cho sinh viên:

  • Hồ sơ ứng tuyển:
    • Đơn xin đi học tập trao đổi nước ngoài (mẫu 1) 
    • Bảng điểm 
    • Bản sao hộ chiếu/ CMND 
    • Các giấy tờ khác theo yêu cầu của phía trường đối tác (nếu có)
  • Thỏa thuận học tập (mẫu 3)

  • Giấy xác nhận đến đơn vị tiếp nhận trao đổi (mẫu 6)

  • Giấy xác nhận hoàn thành học tập trao đổi (mẫu 7)

Dành cho khoa:

  • Phiếu đánh giá xếp hạng hồ sơ sinh viên của khoa (mẫu 8)
  • Tờ trình của khoa (mẫu 4)

Dành cho phòng HTQT:

  • Quyết định cử đi trao đổi học tập (mẫu 5) 

Tiếp nhận học viên, sinh viên về Trường

1. Trong thời hạn tối đa là 10 ngày làm việc kể từ khi kết thúc trao đổi, sinh viên nộp cho khoa cử:
a) Báo cáo kết thúc trao đổi của cơ sở tiếp nhận trao đổi (Mẫu 7); b) Bản chụp hộ chiếu trang có ảnh và trang đóng dấu thị thực xuất, nhập cảnh.  2. Trường hợp không hoàn thành chương trình trao đổi, sinh viên cần nộp giấy tờ nêu rõ lý do không hoàn thành. 3. Sau khi xem xét, đánh giá hồ sơ của sinh viên, khoa cử sinh viên đi trao đổi ở nước ngoài tổng hợp danh sách theo đợt, chuyển Bộ phận HTQT theo dõi, đánh giá, báo cáo BGH tình hình sinh viên đi trao đổi ở nước ngoài.  4. Sinh viên vi phạm pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước sở tại, vi phạm các quy định của cơ sở tiếp nhận trao đổi thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật và quy định của USTH.

Đối với giảng viên: 

- Đơn tham dự chương trình trao đổi của USTH (Teaching Mobility Application form)

Tham khảo các chương trình trao đổi của USTH với các đối tác hoặc chương trình trao đổi Erasmus +