Sma5 là gì

  • 02/05/2022

Nội dung bài viết

  • 1 Đối tượng áp dụng và công cụ
  • 2 Tổng quan về chiến thuật chiến thuật RSI 5 – SMA 5
  • 3 Quy tắc mua, bán
    • 3.1 Lệnh mua với chiến thuật RSI 5 – SMA 5
    • 3.2 Lệnh bán với chiến thuật RSI 5 – SMA 5
    • 3.3 Lưu ý về chiến thuật RSI 5 – SMA 5

Đối tượng áp dụng và công cụ

Chiến thuật RSI 5 kết hợp với SMA 5 là một trong những chiến thuật RSI đơn giản mà người mới bước chân vào đầu tư tài chính có thể làm quen và áp dụng.

Công cụ thực hiện giao dịch:

  • Khung thời gian: Mọi khung thời gian đều áp dụng được.
  • Thị trường: Tất cả các thị trường.
  • Indicator: SMA 5 (Simple MA 5) và RSI chu kỳ 5.

Tổng quan về chiến thuật chiến thuật RSI 5 – SMA 5

Đường SMA 5 có mục đích dùng để xác định xu hướng. Cách xác định xu hướng với MA đơn giản thôi và chắc các bạn cũng đã biết, giá trên MA thì xu hướng tăng, dưới MA là xu hướng giảm.

Chỉ báo RSI có nhiệm vụ xác nhận tín hiệu giao dịch, đó là sự quá mua và quá bán. Ở đây chúng ta tiếp tục sử dụng RSI 5 với ngưỡng xác định ranh giới quá mua, quá bán là 50.

Quy tắc mua, bán

Lệnh mua với chiến thuật RSI 5 – SMA 5

Phần trước tín hiệu

  • SMA có độ dốc hướng lên
  • RSI 5 chủ yếu nằm phía trên ngưỡng 50.

Phần tín hiệu

  • Giá đang trong cú giảm điều chỉnh và có cây nến đâm từ dưới lên trên SMA.
  • Khi kết thúc cây nến trên thì RSI cũng từ dưới vượt lên trên ngưỡng 50.

Chắc chắn các bạn sẽ hơi khó hiểu, sau đây chúng ta đi vào ví dụ và các bạn sẽ hiểu ngay thôi.

Sma5 là gì

Lệnh mua với chiến thuật RSI5 và SMA5

  1. Vùng RSI mà giá mới chuyển từ giảm sang tăng nên tương quan giữa hai phần RSI trên và dưới là gần như bằng nhau.
  2. Sau vùng thứ nhất thì vùng thứ hai này giá đã nằm nhiều phần phía trên ngưỡng 50 hơn, cho sự chắc chắn về xu hướng tăng.
  3. Đường SMA 5 đã có hướng chếch lên trên đều đặn và phần lớn thân các cây nến nằm ở trên đường trung bình.
  4. Cây nến tín hiệu mua, nó có giá mở cửa ở dưới SMA và đâm lên, đóng cửa phía trên đường SMA. Với trường hợp cây nến này thì chúng ta vào lệnh trực tiếp ngay sau khi cây nến kết thúc vì nó gần như không có bóng nến trên. Khi so tương ứng cây nến này với phần RSI ở dưới thì nó cũng đã vừa mới ở bên dưới đâm lên và điểm tương ứng với cây nến đã nằm ở trên ngưỡng 50.
  5. Ở vùng tiếp theo của RSI chúng ta thấy rằng phần lớn thời gian, RSI nằm trên, củng cố thêm cho xu hướng tăng.
  6. Ở phía đồ thị giá tương ứng với phần RSI trên cũng cho thấy các thân nến phần lớn nằm phía trên và đường SMA hướng lên.
  7. Tương tự như cây nến số 4, cây nến này tiếp tục là một nến tăng đâm từ dưới lên trên SMA, phần RSI tương ứng cũng đã ở phía trên ngưỡng 50.

Lệnh bán với chiến thuật RSI 5 – SMA 5

Ngược lại, lệnh bán chúng ta phải thoả mãn các điều kiện sau:

Phần trước tín hiệu

  • SMA có độ dốc hướng xuống
  • RSI 5 chủ yếu nằm phía dưới ngưỡng 50.

Phần tín hiệu

  • Giá đang trong sóng tăng điều chỉnh và kết thúc bằng cây nến đâm từ trên xuống dưới SMA.
  • Khi kết thúc cây nến nêu trên thì phần RSI tương ứng cũng đi từ trên xuống dưới ngưỡng 50.

Sma5 là gì

Lệnh bán với RSI 5 và SMA 5

  1. Phần lớn RSI nằm dưới ngưỡng 50 một cách rõ ràng. Thể hiện đặc điểm của xu hướng xuống
  2. Đường SMA có độ dốc lớn xuống phía dưới.
  3. Cây nến giảm xuất hiện là nến tín hiệu khi mà đâm từ trên xuống dưới SMA, đồng thời phần RSI tương ứng cũng nằm dưới ngưỡng 50.
  4. Nến số 4 này sẽ không coi là nến tín hiệu. Vì sao? Vì so với phần RSI tương ứng ở phía dưới thì RSI không đâm từ trên xuống dưới ngưỡng 50 mà mới chỉ chạm đến ngưỡng này (vị trí cây nến tăng nhỏ trước đó). Cho nên không thoả mãn điều kiện để trở thành một nến tín hiệu.
  5. Cây nến số 5 này thì thoả mãn các điều kiện để cho một tín hiệu bán.
  6. Tiếp tục là một cây nến tín hiệu bán nữa.

Lưu ý về chiến thuật RSI 5 – SMA 5

ở phần quy tắc và điều kiện mua bán ở trên, tôi chỉ nói phần trước tín hiệu và phần tín hiệu để tránh rườm rà, khó hiểu. Bây giờ các bạn có lẽ đã hiểu rồi thì tôi xin lưu ý thêm.

Riêng RSI phaỉ chia làm 3 phần: Trước tín hiệu, gần trước tín hiệu và phần tín hiệu thì chuẩn hơn.

Tôi sẽ lấy một hình ví dụ trên để cho các bạn rõ

Sma5 là gì

3 phần của RSI trong set up giao dịch

  1. Phần hình chữ nhật đứt đoạn màu đỏ là khu vực trước tín hiệu, nơi này cho thấy đa phần thời gian RSI nằm phía dưới ngưỡng 50.
  2. Phần hình chữ nhật đứt đoạn màu xanh lá cây là phần nằm trên ngưỡng 50, như vậy phần RAI thứ hai sẽ ngược bên với phần RSI thứ nhất. Vùng này đại diện cho cú hồi trong một xu hướng chính.
  3. Phần thứ ba của RSI là điểm kết thúc tương ứng với sự xuất hiện của nến tín hiệu. Điểm này phải nằm cùng bên với phần RSI đầu tiên, trong ví dụ này là bên dưới ngưỡng 50. Thềm nữa, điểm này phải được hình thành ngày sau phần thứ hai với sự đâm lên hoặc xuống của RSI, trong ví dụ là từ trên đâm xuống.

Các bạn xem thêm một vài tín hiệu vào lệnh trong hai ví dụ đầu về lệnh mua và lệnh bán để nắm rõ hơn.

Như vậy. bài viết về chiến thuất RSI 5 kết hợp với SMA 5 đến đây là hết, hy vọng đã đem lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích và áp dụng hiệu quả trong giao dịch.

Các bạn có thể tham khảo thêm một số chiến thuật khác về RSI:

  • Giao dịch RSI 5 với SMA 20
  • Chiến thuật RSI chu kỳ 2
  • Giao dịch với phân kỳ RSI

5 1 vote

Đánh giá bài viết