Sơ đồ cấu tạo hệ thống điện lạnh ô tô

Product by Thinh Phát

1 Máy nén – Nén môi chất lạnh và cho nó di chuyển suốt trong hệ thống; nó làm gia tăng nhiệt độ và áp suất môi chất lạnh.
2 Dàn nóng – Truyền nhiệt từ môi chất lạnh ra bên ngoài không khí
3 Bầu chứa / xấy(lọc gas) – Loại bỏ hơi ẩm trong môi chất lạnh
4 Van tiết lưu – Điều chỉnh dòng chảy của môi chất lạnh đi vào dàn lạnh (dàn bay hơi).
5 dàn lạnh (dàn bay hơi ) – Hấp thụ nhiệt độ từ không khí trong xe và truyền cho môi chất lạnh

Sơ đồ cấu tạo hệ thống điện lạnh ô tô

Môi chất lanh luân chuyển trong các thành phần, liên tục thay đổi trạng thái từ :
Ấm, khí áp suất thấp đi vào máy nén khí.
Nóng, khí áp suất cao đi ào dàn nóng.
Ấm, lỏng áp suất cao đi vào bộ xấy/lọc
Lạnh, lỏng áp suất thấp ra khỏi van tiết lưu
Lạnh, lỏng áp suất thấp đi vào dàn lạnh

I. Máy nén khí là một bơm môi chất lạnh của hệ thống A/C. Một đai dẫn động và một Buly kết nối mnén với trục cơ của động cơ. Nó hút hơi ấp, hơi áp suất thấp từ dàn bay hơi, làm tăng đáng kể áp suất(và nhiệt độ) của hơi môi chất làm lạnh, và sau đó chuyển nó vào dàn ngưng tụ.

Máy nén chỉ hoạt động với môi chất lạnh ở trạng thái khí. Môi chất lạnh
lỏng trong máy nén sẽ bị giữ lại, làm hư hại máy nén khí và một số
thành phần khác của hệ thống A/C
Có hai kiểu máy nén khí thường được sử dụng hiện nay.

Trục (Kiểu – Piston) – Cánh gạt (Kiểu không – piston)

  • Sơ đồ cấu tạo hệ thống điện lạnh ô tô
  • Sơ đồ cấu tạo hệ thống điện lạnh ô tô

DÀN NÓNG (DÀN NGƯNG TỤ)

Dàn nóng (Hình 15) nằm ở phía trước của két làm mát. Nó nhận khí môi chất lạnh ở nhiệt độ cao, áp suất cao từ máy nén khí và truyền nhiệt ra bên ngoài không khí.

  • Sơ đồ cấu tạo hệ thống điện lạnh ô tô

Cũng giống như dàn lạnh (dàn bay hơi), dàn nóng ( dàn ngưng tụ ) cho môi chất lạnh lưu thông qua một loạt các ống và lan trao đổi nhiệt. Một quạt hút không khí bên ngoài qua điện tích bề mặt của dàn nóng, cho phép môi chất lạnh nóng giải phóng nhiệt ra không khí ( Nhiệt ẩn ngưng tụ ) Khi làm lạnh môi chất, nó thay đổi từ khí áp suất cao sang lỏng áp suất cao.
Sau khi thay đổi từ hơi sang lỏng, môi chất lạnh trải qua làm mát bổ xung ở phía đưới của dàn nóng ( Làm mát phụ) Hiệu quả của dàn nóng là quan trọng tới hoạt động của hệ thông A/C.
Không khí bên ngoài phải hất thụ nhiệt được lưu trữ từ trong xe cộng với nhiệt bổ xung tạo ra từ việc nén khí. Truyền nhiệt nhiều hơn bởi dàn nóng, làm mát nhiều hơn dàn lạnh đảm nhiệm.Ví dụ, một dàn nóng công suất lớn hơn và một quạt hiệu quả hơn sẽ làm giảm nhiệt độ làm mát trong khoang nội thất.
Để tránh hư hại các tháng phần A/C, một vài hư hỏng trong quạt làm mát thống thường làm cho hệ thống A/C ngừng lại bởi hoạt động của mạch ly hợp điện từ.

Sơ đồ cấu tạo hệ thống điện lạnh ô tô

LỌC HÚT ẦM (PHIN LỌC SẤY)

Vị trí của nó nằm gần đường ra của dàn nóng, bộ lọc / sấy lọc ẩm và tạp chất từ môi chất lạnh lỏng và như là một khu vực lưu giữ của môi chất lạnh. Khu vực lưu giữ này giữ bất kỳ những môi chất lạnh không hóa lỏng hoàn toàn trong dàn nóng (dàn ngưng tụ ). Bất kỳ khí môi chất làmlạnh còn lại có thể làm hỏng van tiết lưu hoặc dàn bay hơi (dàn lạnh ).

Sơ đồ cấu tạo hệ thống điện lạnh ô tô

Vật liệu hút ẩm trong bộ hút ẩm/sấy (gọi là chất hút ẩm) phù hợp với kiểu
môi chất lạnh sử dụng trong hệ thống, cả hai R 12 và R 134a. Nếu bộ lọc/sấy hút quá mức độ ẩm từ môi chất lảnh, nó có thể đóng băng và ngăn chặn các môi chất lạnh lỏng đến dàn bay hơi ( dàn lạnh ). Nếu xảy ra điều này, hệ thống A/C sẽ thường đầu tiên làm mát bình thường, sau đó làm mát giảm dần

Sơ đồ cấu tạo hệ thống điện lạnh ô tô

VAN TIẾT LƯU

Van tiết lưu hoặc lỗ ống điều chỉnh dòng chảy của môi chất lạnh tới dàn bay hơi ( làn lạnh). Để có được khả năng làm mát tối đa, áp suất của môi chất lạnh lỏng sẽ giảm trước khi nó đưa vào trong dàn bay hơi. Tại áp suất thấp. nhiệt độ và điểm sôi của môi chất lạnh hạ, cho phép nó hấp thụ nhiệt nhiều hơn khi nó đi qua dàn bay hơi.

  • Sơ đồ cấu tạo hệ thống điện lạnh ô tô

Cảm biến nhiệt độ (1) trên dàn lạnh gửi thông tin về nhiệt độ dàn bay hơi (dàn lạnh)thông qua một ống mao dẫn (2). Ống mao dẫn này được gắn trên màng ngăn (1) trên van tiết lưu .Nếu dàn bay hơi trở lên quá lạnh, màng ngăn kéo kim chốt (5), đóng van số (4) và hạn chế dòng chảy của môi chất lạnh. Khi nhiệt đọ của dàn bay hơi giam xuống, màng ngăn này nâng kim chốt lên, mở van và cho môi chất lạnh qua nhiều hơn

DÀN BAY HƠI/ DÀN LẠNH

Dàn bay hơi có vị trí dưới bảng điề khiển. Nó lấy nhiệt từ khoang hành khách và truyền vào môi chất lạnh. Môi chất lạnh vào dàn bay hơi như là làm mát, sương mù áp suất thấp, cái mà lưu thông trong ống của dàn bay hơi và nan ( giống như là lưu thông nước làm mát độngcơ trong két nước )

Sơ đồ cấu tạo hệ thống điện lạnh ô tô

Quạt thổi hơi ấp từ bên trong chiếc xe lên trên bề mặt của dàn bay hơi. Môi chất lạnh hấp thu nhiệt của nó khi chuyển từ lòng sang hơi ( nhiệt ẩn hóa hơi). Sau đó môi chất lạnh thoát khỏi dàn bay hơi là hơi ấp và áp suất thấp.

– CHU KỲ LẠNH

Sau khi hoàn thành phần này , bạn sẽ biết được :
• Mô tả sư thay đổi diễn ra trong môi chất lạnh khi nó chảy trong hệ thống A/C.
• Giả thích vai trò của mỗi thành phần chính hệ thống A/C trong chu kỳ môi chất lạnh

Sơ đồ cấu tạo hệ thống điện lạnh ô tô

CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CHU KỲ LÀM LẠNH

Khái quát
Trong các phần trước của sách hướng dẫn này về hệ thống điều hòa là một tập hợp các thành phần tại đó môi chất lạnh tuần hoàn trong một mạch kín. Môi chất lạnh là một chất hóa học đặc biệt được tạo nên để hấp thụ và giải thoát nhiệt nhanh chóng. Nó có điểm sôi rất thấp – dưới 0° F (-18° C) tị mực nước biển – và nó đáp ứng được những thay đôi trong áp suất.(Trong phần tiếp theo của hướng dẫn mô tả môi chất lạnh chi tiết hơn).

Hình (đầu bài viết ) chỉ rõ môi chất lạnh lưu thông như thế nào trong hệ thống A/C.
Khi dòng môi chất lạnh hoàn thành một chu kỳ, môi chất lạnh trải qua 2sự thay đổi áp suất và 2 sự thay đổi trạng thái. Bốn phần của hình minh họa chỉ ra sự thay đổi đó.

Đường kẻ ngang chia chu kỳ thành 2 phần một “bên áp suất cao” ở phía
trên và một “bên áp suất thấp” ở phía dưới. Bên áp suất cao bắt đầu tại
đường ra của máy nén khí, kéo dài qua dàn nóng và bộ lọc/sấy, và kết
thúc tại van tiết lưu.
Khi môi chất lạnh đi ra khỏi van tiết lưu, nó sụt giảm áp suất và nó vào
trong bên áp suất thấp. Bên áp suất thấp kép dài qua dàn lanh và tới

Đường chia dọc trong hình minh họa đánh dấu các điểm mà tại đó môi
chất lỏng thay đổi trạng thái. Trên phía bên trái của mạch, môi hất lạnh
là khí , trên phía bên phải thì nó là lỏng

Áp suất cao

Chúng ta sẽ bắt đài chu kỳ môi chất lạnh tạ máy nén khí, vị trí trên phíabên trái của Hình bên dưới. Máy nén khí kéo hơi áp suất thấp ( khoản 30 Psi) từ Dàn lạnh và nén nó tới 175 psi. Một dai dẫn động trên động cơ quay puly máy nén, cái làm cho quay máy nén khi ly hợp điện từ của nó đóng. Hệthống giám sát áp suất môi chất lạnh và kích hoạt máy nén chỉ khi nào cần thiết.

Sơ đồ cấu tạo hệ thống điện lạnh ô tô

Máy nén đẩy hơi đó qua đường ra tới dàn nóng ( van tiết lưu là một “nút” trong mạch trên cho phép tạo lên bên áp suất cao của hệ thống.) Nó nóng, hơi áp suất cao mang nhiệt đi trong dàn lạnh, cũng như nhiệt được gia tăng từ việc gia tăng áp lực từ máy nén khí. Tại thời điểm này, môi chất lạnh có thể được làm nóng là 130° F (54° C).

Ngưng tụ

Hơi nóng, áp suất cao từ máy nén tiếp theo đi vào dàn nóng,

Môi chất lạnh hiện tại dưới áp suất cao ( khoảng 175 psi ), do đó điểm sôi của nó cũng cao hơn. Thêm vào đó, sự khách nhau giữa nhiệt độ bên ngoài không khí và môi chất lạnh là rất tốt, cho nên môi chất lạnh sẽ giải phóng nhiệt nhanh ra ngoài không khí chảy trên bề mặt của dàn nóng. Khí nóng ( khoảng 130° F [54° C]) nhanh chóng nguội đi dưới điểm sôi. Khi hơi ngưng tụ thành lỏng nó giải phóng một lượng nhiệt lớn ( nhiệtẩn ngưng tụ )

Luồng không khí đi qua dàn nóng nóng có thể sụt giảm đi khi phương tiện không di chuyển hoặc dừng và đi khi tham gia giao thông. Để bù cho việc này, hầu hêt các hệ thống A/C hiên này đều bao gồm quạt điện để cung cấp luồng không khí bổ xung khi cần.

Giảm áp lực ( tiết lưu – phun sương)

Sau khi đi qua bộ lọc/ sấy, nó mất hơi ẩn và tạp chất, môi chất lỏng tiếp
tục qua van tiết lưu,

Van tiết lưu hạn chế dòng chảy của môi chất lạnh, chỉ cho phép một lượng nhỏ qua trên đường đi tới dàn lạnh. Áp suất môi chất lạnh trên phíaáp suất cao của van tiết lưu có thể cao bằng 250 psi hoặc cao hơn. Vantiết lưu giảm áp suất xuống còn 30 psi bên phía áp suất thấp.

Tại áp suất thấp này, nhiệt độ của môi chất lạnh lỏng rơi từ khoảng 130°
F (54° C) tới khoảng 30° F (-1° C), điểm sôi của nó giảm. Khi môi chất lạnh đi qua van tiết lưu, nó được phun, hoặc nó trở thành mịn, sương mù. Quá trình này làm tăng điện tích bề mặt của môi chất ạnh do đó nó sẽ dễ dàng hấp thụ nhiệt khi náo qua dàn lạnh.

Sự bay hơi (hóa thể hơi )

Khi môi chất lạnh chảy vào trong dàn lạnh , dạng
sương mù áp suất thấp

Tại nhiệt độ thấp này ( khoảng 30° F [-1° C]), môi chất lạnh dễ dàng lấy đi nhiệt từ khoang hành khách, nơi nó loại bỏ nhiệt và trả lại khoang hành khách là khí lạnh. Từ đó điểm sô của môi chất lạnh là thấp, nó nhanh chóng thay đổi sang trạng thái hơi, cho phép nó lưu trữ một lượng lớn nhiệt là nhiệt hóa hơi.

Sau khi lấy nhiệt trong dàn lạnh, môi chất lạnh dạng khí được hút vào trong đường vào của máy nén khí, nơi mà nó bắt đầu một chu kỳ làm lạnh khác.

the end !