so sánh a/b và a+m/b+m

Khi nào thì AM + MB = AB ? Các dạng Toán lớp 6

A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT.

1. Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB .

Ngược lại, nếu AM+ MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B. (Hình 70)

so sánh a/b và a+m/b+m

2. Chú ý:

a) Ta có thể dùng mệnh đề sau tương đương với tính chất trên :

Nếu AM + MB = AB thì điểm M không nằm giữa A và B.

b) Cộng liên tiếp (H.71)

so sánh a/b và a+m/b+m

Nếu M nằm giữa A và B; N nằm giữa M và B thì AM + MN + NB = AB.

B. CÁC DẠNG TOÁN.

Dạng 1. TÍNH ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG

Phương pháp giải

Vận dụng nhận xét:

Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB.

Ví dụ 1. (Bài 46 trang 121 SGK)

Gọi N là một điểm của đoạn thẳng IK. Biết IN = 3cm, NK = 6cm. Tính độ dài đoạn thẳng IK:

Giải

Theo đề bài, N là một điểm của đoạn thẳng IK ; N không trùng với hai đầu đoạn thẳng vậy N phải

nằm giữa hai điểm I và K.

Ta có : IK = IN + NK = 3 + 6 = 9 (cm).

so sánh a/b và a+m/b+m

Ví dụ 2. (Bài 47 trang 121 SGK)

Gọi M là một điểm của đoạn thẳng EF. Biết EM = 4cm, EF = 8cm. So sánh hai đoạn thẳng EM và FM.

Giải

so sánh a/b và a+m/b+m

Gọi M là một điểm của đoạn thẳng EF, M

không trùng với hai đầu đoạn thẳng, vậy Mnằm giữa hai điểm E và F.

Ta có : EM + MF = EF. Suy ra : EM = FM (= 4cm).

Ví dụ 3.(Bài 48 trang 121 SGK)

Em Hà có sợi dây dài l,25m, em dùng dây đó đo chiều rộng của lớp học. Sau 4 lần căng dây đo liên

tiếp thì khoảng cách giữa đầu dây và mép tường còn lại bằng 1/5 độ dài sợi dây. Hỏi chiều rộng lớp

học ?

Hướng dẫn

Dùng cách cộng liên tiếp (xem chú ý ở trên).

Đáp số : 1,25.4 + 1,25. 1/5 = 5,25 (m).

Ví dụ 4. (Bài 49 trang 121 SGK)

Gọi M và N là hai điểm nằm giữa hai đầu đoạn thẳng AB.

Biết rằng AN = BM.

So sánh AM và BN.

Hướng dẫn

Xét cả hai trường hợp sau (H.74) :

so sánh a/b và a+m/b+m

Xét trường hợp điểm M nằm giữa A và N ; điểm N nằm giữa hai điểm B và M (H.74a)

Vì M nằm giữa A và N nên AN = AM + MN (1)

Vì N nằm giữa B và M nên BM = BN + MN (2)

Mà AN = BN ( đề bài ) nên từ (1) và (2) suy ra AM + MN = BN + MN. Do đó AM = BN.

Xét trường hợp điểm N nằm giữa A và M ; điểm M nằm giữa B và N (H.74b)

Vì N nằm giữa A và M nên AN + NM = AM (3)

Vì M nằm giữa B và N nên BM + MN = BN (4)

Mà AN = BM (đề bài) nên từ (3) và (4) suy ra AM = BN.

dụ5. Cho M là điểm nằm giữa A và B. Vì sao có thể khẳng định AM < AB và BM < AB.

Giải

so sánh a/b và a+m/b+m

Vì M nằm giữa A và B nên AM + BM = AB. Mỗi đoạn thẳng có độ dài lớn hơn O nên

mỗi số hạng của tổng phải nhỏ hơn tổng, do đó AM < AB và BM < AB.

Ví dụ 6 . Cho 3 điểm A, B, I thẳng hàng ; điểm A không nằm giữa hai điểm B và I. Biết AB = 5cm ;

AI = 2cm. Tính IB.

Giải

so sánh a/b và a+m/b+m

Nếu điểm B nằm giữa hai điểm A và I thì :

AB + BI = AI

5 + BI = 2 (vô lí)

Vậy B không nằm giữa A và I.

Điểm A không nằm giữa B và I (đề bài), suy ra điểm I nằm giữa A và B.

Vậy : AI + IB = AB hay 2 + IB = 5; IB = 5- 2 = 3 (cm).

Dạng 2. XÁC ĐỊNH ĐIỂM NẰM GIỮA HAI ĐIỂM KHÁC

Phương pháp giải

Dựa vào nhận xét : Nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B.

Ví dụ 7. (Bài 50 trang 121 SGK)

Cho ba điểm V, A, T thẳng hàng. Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại nếu TV + VA = TA.

Giải

Nếu TV + VA = TA thì V nằm giữa hai điểm T và A. Ta thấy điều kiện V , A , T thẳng hàng là thừa .

Ví dụ 8. (Bài 51 trang 122 SGK)

Trên một đường thẳng, hãy vẽ ba điểm V, A, T sao cho TA = 1 cm , VA = 2cm , VT = 3cm.

Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ?

Giải

so sánh a/b và a+m/b+m

Ta có TA + AV = TV (vì 1 + 2 = 3), nên điểm A nằm giữa hai điểm T và V.

Ví dụ 9. Cho 3 điểm A, B, c. Biết rằng AB = 3cm ; BC = 4cm ; AC = 5cm .

Hãy chứng tỏ rằng :

Trong các điểm đã cho không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.

Ba điểm A, B, c không thẳng hàng.

Giải

a) Ta có AB + BC AC (vì 3 + 4 5 ). Vậy B không nằm giữa A và c ; ta có AC + CB AB (vì 5 + 4 3). Vậy C

không nằm giữa A và B ; ta có BA + AC BC (vì 3 + 5 4). Vậy A không nằm giữa B và C. Do đó trong 3 điểm A, B,

C không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.

b) Giả sử 3 điểm A, B, C thẳng hàng, suy ra có một điểm nằm giữa hai điểm còn lại, mâu thuẫn với chứng minh trên

do đó 3 điểm A, B, C không thẳng hàng.

Dạng 3. QUAN SÁT VÀ NHẬN XÉT

Phương pháp giải

Quan sát rồi rút ra nhận xét ; có thể kiểm tra lại bằng phép đo độ dài.

Ví dụ 10. (Bài 52 trang 122 SGK)

Đố : Quan sát hình 78 và cho biết

nhận xét sau đúng hay sai: Đi từ A

đến B thì đi theo đoạn thẳng là ngắn

nhất.

so sánh a/b và a+m/b+m

Trả lời

Dễ dàng thấy rằng nhận xét đó đúng.

>> Phần tiếp theo:

Khi nào thì AM + MB = AB ? (phần luyện tập) Các dạng Toán lớp 6