So sánh đường đơn và đường đôi

- Phân biệt được saccarit và lipit về cấu tạo, tính chất và vai trò.

3. Tư tưởng:

- Rèn kỹ năng phân tích, so sánh để phân biệt các chất.II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP: 1. Phương pháp: Hỏi đáp chính + diễn giảng phụ

1. Nêu các đặc tính của nước? 2. Nêu vai trò của nước đối với cơ thể?? Thế nào là hợp chất hữu cơ? ? Hợp chất hữu cơ khác với hợp chất vơ cơ như thế nào?? Trong tế bào có những loại phân tử hữu cơ nào? ? Tại sao người ta gọi là đại phân tử?TG Nội dungHoạt động của GV Hoạt động của HS2On? Kể tên các loại đường mà em biết.-HS:glucôzơ, sacarozơ ...Gồm các loại đường có từ 3 đến 7 cacbon .Phổ biến quan trọng là đường pentôzơ và hexozơ.? Có mấy nguyên tử cacbon, hidrô và ôxi trongmỗi phân tử đường glucôzơ? - HS: 6 Cacbon- Glucôzơ là một dạng đường hexôzơ 6C- Đường hexôzơ 6C đường quả, glucôzơ đường nho- Đường hexôzơ 6C đường quả, glucơzơ đường nho- Vai trò: Là nguồn năng lượng của tế bào? Đường hexơzơ có vai trò gì?- Tạo năng lượng cho tế bào- Đường Pentôzơ: Ribôzơ, đêôxiribôzơ.-Đường Pentôzơ gồm đường Ribôzơ, đêôxiribôzơ.? Có mấy nguyên tử cacbon hidrô ôxi trong mỗiphân tử đường pentôzơ? -HS: Có 5 Cacbon -C5H10O5, C5H10O4- Vai trò: Tham gia cấu tạo nên các axit nuclêic? Đường pentôzơ có vai trò gì?- HS: Cấu tạo ARN và ADN- Đường đơn có tính khử mạnh.- Đường đơn có tính khử mạnh.- Đường đơi được hình thành do 2 đường đơn liênkết nhau. bằng liên kết glicơzit.∆ Hình sự thành lậpđường đôi. - Thảo luận nhóm thốngnhất ý kiến và báo cáo , nhóm khác bổ sung .- Một số loại đường đôi. Glucôzơ + glucôzơ→ maltôzơ+ Saccarôzơ có nhiều trong míaGlucơzơ+fructơzơ →saccarơzơ. + Lactơzơ có nhiều trongsữa. Glucơzơ+ galactơzơ→ lactơzơ+ Mantơzơ có trong mạch nha.? Đường đôi được thành lập như thế nào?- HS: Do 2 đường đơn liên kết nhau bằng liên18kết glicôzit.. - Đường đôi là đường vậnchuyển, khơng tính khử. -Hs ghi nội dung bài học. VD: Lactôzơ là đường sữadành để nuôi con. VD: Lactôzơ là đường sữadành để nuôi con. ? Khi thủy phân đường đôidưới tác dụng enzym hay nhiệt, ta thu được các sảnphẩm nào? - HS: thu được cácđường đơn. Saccarơzơ  →phân Thủyglucơzơ + fructơzơ VD: khi ta thủy phânsaccarôzơ thu được glucôzơ và fructôzơ.? Đường đa được thành lập như thế nào?- HS: Do nhiều đường đơn liên kết lại.- Nhiều phân tử đường đơn phản ứng trùng ngưng loạinước tạo thành mạch polisaccarit.- Các loại đường đa: xenlulô, tinh bột, glicôgen,kitin - Các loại đường đa:xenlulô, tinh bột, glicôgen ? Dựa vào thông tin SGK,cho biết chức năng polisaccrit.- HS: Là nguồn năng lượng dự trữ, cấu tạothành tế bào và cấu tạo bộ xương ngoài độngvật.

Câu hỏi: các loại đường đơn phổ biến là

A.  Glucôzơ, fructôzơ, galacôzơ.

B. Glucôzơ, lactôzơ, fructôzơ.

Bạn đang xem: Các loại đường đơn phổ biến là?

C. Glucôzơ, galactôzơ, mantôzơ.

  • So sánh đường đơn và đường đôi

D. Fructôzơ, saccarôzơ, galactôzơ.

Lời giải:

Đáp án: A

Các loại đường đơn phổ biến là Glucôzơ, fructôzơ, galacôzơ

Cùng THPT Ninh Châu ôn tập lại các kiến thức liên quan nhé!

CACBOHIĐRAT (ĐƯỜNG)

1. Cấu trúc hóa học

– Là hợp chất hữu cơ chứa 3 loại nguyên tố: cacbon, hiđrô và ôxi.

– Gồm các loại: đường đơn, đường đôi và đường đa.

Đường đơn (Mônôsaccarit)

– Ví dụ: Glucôzơ, Fuctôzơ (đường trong quả), Galactôzơ (đường sữa).

– Có 3 – 7 nguyên tử C, dạng mạch thẳng và mạch vòng.

Đường đôi (Đisaccarit)

– Ví dụ: Đường mía (Saccarôzơ), mạch nha, Lactôzơ, Mantôzơ…

– Gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng mối liên kết glicôzit.

Đường đa (Pôlisaccarit)

– Ví dụ: Xenlulôzơ, tinh bột, Glicôgen, Kitin…

– Có rất nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau.

– Xenlulôzơ: các phân tử liên kết bằng mối liên kết glicôzit. Nhiều phân tử xenlulôzơ liên kết tạo thành vi sợi. Các vi sợi liên kết với nhau tạo nên thành tế bào thực vật.

2. Chức năng

– Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể.

– Là thành phần cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.

Ví dụ: Kitin cấu tạo nên bộ xương ngoài của côn trùng.

LIPIT

Đặc điểm chung

– Có tính kị khí.

– Không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

– Thành phần hóa học đa dạng.

Cấu tạo và chức năng của lipit

Mỡ

– Cấu tạo: Gồm 1 phân tử glixêrôl liên kết với 3 axit béo (16 – 18 nguyên tử C).

– Mỡ ở động vật chứa axit béo no.

– Mỡ ở thực vật và một số loài cá tồn tại ở dạng lỏng (dầu) là axit béo không no.

– Chức năng: Dự trữ năng lượng cho tế bào.

Phôtpholipit

– Cấu tạo: Gồm 1 phân tử glixêrôl liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat.

– Chức năng: Tạo nên các loại màng tế bào.

Stêrôit

– Cấu tạo: Chứa các nguyên tử kết vòng.

– Chức năng: Cấu tạo nên màng sinh chất và một số hoocmôn.

Sắc tố và vitamin

– Một số vitamin A, D, E, K… và sắc tố như Carôtenôit cũng là một dạng lipit.

– Chức năng: Tham gia vào mọi hoạt động sống của cơ thể.

TRẮC NGHIỆM (CÓ ĐÁP ÁN)

Câu 1. Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia saccarit ra thành ba loại là đường đơn, đường đôi và đường đa?

A. khối lượng của phân tử

B. độ tan trong nước 

C. số loại đơn phân có trong phân tử

D. số lượng đơn phân có trong phân tử

Câu 2.  Loại đường cấu tạo nên vỏ tôm, cua được gọi là gì?

A. Glucozo    B. Kitin    C. Saccarozo    D. Fructozo

Câu 3. Hợp chất nào sau đây khi bị thủy phân chỉ cho một loại sản phẩm là glucozo?

A. Lactozo   B. Xenlulozo

C. Kitin   D. Saccarozo

Câu 4. Cho các nhận định sau:

(1) Glicogen là chất dự trữ trong cơ thể động vật và nấm

(2) Tinh bột là chất dự trữ trong cây

(3) Glicogen do nhiều phân tử glucozo liên kết với nhau dưới dạng mạch thẳng

(4) Tinh bột do nhiều phân tử glucozo liên kết với nhau dưới dạng phân nhánh và không phân nhánh

(5) Glicogen và tinh bột đều được tạo ra bằng phản ứng trùng ngưng và loại nước

Trong các nhận định trên có mấy nhận định đúng?

A. 2.    B. 3    C. 4.    D. 5

Nhận định đúng là: 1, 2, 3, 4

Nhận định (5) đúng là phản ứng trùng hợp

Câu 5. Cacbohidrat không có chức năng nào sau đây?

A. nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể

B. cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể

C. vật liệu cấu trúc xây dựng tế bào và cơ thể

D. điều hòa sinh trưởng cho tế bào và cơ thể

Câu 6. Cho các nhận định sau:

(1) Tinh bột là chất dự trữ trong cây

(2) Glicogen là chất dự trữ của cơ thể động vật và nấm

(3) Glucozo là nguyên liệu chủ yếu cho hô hấp tế bào

(4) Pentozo tham gia vào cấu tạo của AND và ARN

(5) Xenlulozo tham gia cấu tạo màng tế bào

Trong các nhận định trên có mấy nhận định đúng với vai trò của cacbohidrat trong tế bào và cơ thể?

A. 2.   B. 3   C. 4.   D. 5

Giải thích: (5) sai, Xenlu cấu tạo thành tế bào

Đăng bởi: Đại Học Đông Đô

Chuyên mục: Lớp 10,Hóa Học 10

I. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

1. Các nguyên tố hóa học

- Bốn nguyên tố $C, H, O$ và $N$ là những nguyên tố chính góp phần tạo nên khoảng $96\%$ khối lượng các cơ thể sống.

- $C$ là nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ.

NhómCác nguyên tố xây dựng nên tế bàoVai trò
Các nguyên tố chủ yếu$C, H, O, N$Là những nguyên tố chủ yếu
Các nguyên tố đại lượng$C, H, O, N, Ca, P, S, Na…$Có trong thành phần các chất hữu cơ
Các nguyên tố vi  lượng$I, Zn, Mo, Mn, Cu…$Là thành phần cấu trúc bắt buộc của nhiều enzim


2. Nước

a) Cấu trúc và đặc tính hóa – lí của nước

- 1 nguyên tử $Oxi$ kết hợp với 2 nguyên tử $H$ bằng liên kết cộng hóa trị.

- Phân tử ${H_2}O$ có 2 đầu tích điện trái dấu do đôi điện tử trong mối liên kết bị kéo lệch về phía Oxi $ \longrightarrow$ Có tính phân cực.

b) Vai trò

 - Là dung môi hòa tan các chất, là môi trường khuếch tán, là môi trường phản ứng chủ yếu của các thành phần hóa học trong tế bào.

 - Là nguyên liệu tham gia các phản ứng sinh hóa quan trọng trong tế bào.

 - Điều hòa nhiệt độ cho tế bào, cơ thể.

 - Nước liên kết có vai trò bảo vệ cấu trúc tế bào.

3. Cacbohiđrat (Saccarit)

a) Cấu trúc

- Là các chất hữu cơ được cấu tạo từ $C, H, O$ theo nguyên tắc đa phân.

Phân loại

Đường đơn

(Mônôsaccarit)

Đường đôi

(Đisaccarit)

Đường đa

(Pôlisaccarit)
Ví dụ- Glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ, ribôzơ.- Saccarôzơ, mantôzơ, lactôzơ.- Xenlulôzơ, tinh bột, glicôgen.
Cấu trúc

- Có từ 3 đến 7 nguyên tử cacbon trong phân tử.

- Dạng mạch thẳng hoặc vòng.
- Gồm hai phân tử đường đơn nối với nhau nhờ liên kết glicôzit bằng cách loại chung 1 phân tử nước.

- Là 1 chuỗi gồm nhiều phân tử đường đơn tạo thành bằng các phản ứng trùng ngưng loại nước.

+ Tạo mạch thẳng: xenlulôzơ.

+ Tạo mạch phân nhánh: tinh bột, glicôgen.
Tính chấtKhử mạnh
Mất tính khử
Không có tính khử


b) Chức năng

- Là nguyên liệu trực tiếp, cung cấp cho quá trình oxi hóa giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống.

- Là thành phần cấu trúc của tế bào.

- Là năng lượng dự trữ cho tế bào.

4. Lipit

a) Cấu trúc

- Là nhóm chất hữu cơ không tan trong nước, chỉ tan trong các dung môi hữu cơ như ête, benzen, clorofooc… không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, thành phần hóa học rất đa dạng. Thành phần chính: $C, H, O$.

Phân loạiĐặc điểm cấu tạo
Lipit đơn giản

- Glixêrol $+$ 3 axit béo $ \longrightarrow$ Dầu, mỡ

- Rượu mạch dài $+$ axit béo $ \longrightarrow$ Sáp
Lipit phức tạp 

- Glixêrol $+$ 2 axit béo $+$ phôtphat $ \longrightarrow$ Phôtpholipit có tính lưỡng cực, gồm 1 đầu ưa nước và 1 đuôi kị nước.

- Stêrôit chứa các nguyên tử kết vòng, đặc biệt là colesterôn và axit mật.


b) Chức năng

- Cấu trúc nên hệ thống màng sinh học

- Nguyên liệu dự trữ năng lượng (dầu, mỡ), dự trữ nước.

- Thành phần cấu tạo của sắc tố diệp lục, hoocmôn, vitamin…

(*) So sánh cacbohiđrat và lipit:

Nội dung so sánhCacbohiđratLipit
Cấu trúc hóa học

Tỉ lệ $C: H: O$ theo tỉ lệ $1:2:1$ (đường đơn).

Đa phân.

Tỉ lệ $C: H: O$ là khác nhau.

Không theo cấu trúc đa phân.
Tính chấtTan nhiều trong nước, dễ phân hủy.Kị nước, tan trong dung môi hữu cơ, khó phân hủy.
Vai trò

- Đường đơn: cung cấp năng lượng, cấu trúc nên đường đa.

- Đường đôi: cung cấp năng lượng, vận chuyển chất.

- Đường đa: dự trữ năng lượng (tinh bột, glicôgen); tham gia cấu trúc tế bào (xenlulôzơ); kết hợp với prôtêin.

- Tham gia cấu trúc màng sinh học.

- Là thành phần các hoocmôn, vitamin.

- Dự trữ năng lượng cho tế bào.

- Đảm nhận nhiều chức năng sinh học khác.


5. Prôtêin

a) Cấu trúc

- Prôtêin là đại phân tử hữu cơ có cấu trúc đa dạng nhất theo nguyên tắc đa phân.

- Được cấu tạo từ 4 nguyên tố chính: $C, O, H, N$.

- Đơn phân của prôtêin là axit amin, có 20 loại axit amin, phân biệt nhau ở gốc hóa trị $R$.

- Các axit amin nối nhau bằng liên kết peptit, nhiều axit amin nối nhau tạo thành 1 chuỗi pôlipeptit.

- Prôtêin đa dạng và đặc thù do số lượng thành phần và trật tự sắp xếp các axit amin.

- Tùy vào số chuỗi, cấu trúc xoắn và các loại liên kết, prôtêin có 4 bậc cấu trúc khác nhau:

Cấu trúcĐặc điểm
Bậc 1Axit amin liên kết với nhau nhờ liên kết peptit tạo nên chuỗi pôlipeptit có dạng mạch thẳng.
Bậc 2Chuỗi pôlipeptit xoắn lò xo $ \alpha$ hoặc gấp nếp $ \beta$ nhiều liên kết hiđrô giữa các nhóm peptit gần nhau.
Bậc 3Một chuỗi pôlipeptit xoắn trong không gian 3 chiều, tạo thành hình khối cầu.
Cấu trúc bậc 3 phụ thuộc vào tính chất của nhóm R trong mạch pôlipeptit.
Bậc 4Prôtêin có 2 hay nhiều chuỗi pôlipeptit kết hợp với nhau tạo phức hợp lớn hơn.


b) Chức năng

- Prôtêin cấu trúc: cấu tạo nên tế bào và cơ thể.

- Prôtêin dự trữ: dự trữ các axit amin.

- Prôtêin bảo vệ: bảo vệ cơ thể chống bệnh tật (thành phần của kháng thể).

- Prôtêin thụ thể: thu nhận thông tin và trả lời thông tin.

- Prôtêin xúc tác cho các phản ứng sinh hóa (các loại enzim).

- Có chức năng vận động, là nguyên liệu oxi hóa tạo năng lượng cho tế bào.

- Quy định mọi tính trạng của cơ thể sinh vật.

6. Axit nuclêic

a) ADN

- Cấu trúc:

+ Được cấu tạo từ 4 nguyên tố chủ yếu là $C, H, O, N$.

+ Đơn phân là nuclêôtit với 3 thành phần: Axit phôtphoric (${H_3}P{O_4}$), đường đêôxiribôzơ (${C_5}{H_{10}}{O_4}$), bazơ nitơ ($A, T, G, X$).

+ Trên mạch đơn, các đơn phân nối với nhau bằng liên kết phôtphođieste.

+ Trên hai mạch, các nuclêôtit đứng đối diện nhau từng đôi, nối với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung: $A$ liên kết với $T$ bằng 2 liên kết hiđrô; $G$ liên kết với $X$ bằng 3 liên kết hiđrô.

+ Hai mạch ngược chiều nhau, xoắn phải, đường kính $20\,A^{0}$ mỗi vòng xoắn dài $34\,A^{0}$.

+ Ở tế bào nhân thực, ADN có dạng mạch thẳng; Ở tế bào nhân sơ, ADN có dạng mạch vòng.

- Chức năng:

+ Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền cấp độ phân tử.

+ Thông tin di truyền trên mạch mã gốc ADN quy định trình tự các ribônuclêôtit trên ARN, từ đó quy định trình tự các axit amin của prôtêin và biểu hiện thành tính trạng ở cơ thể sinh vật.

b) ARN

- Cấu trúc:

+ Được cấu tạo bởi 4 nguyên tố chính: $C, H, O, N$.

+ Theo nguyên tắc đa phân mà mỗi đơn phân là 1 ribônuclêôtit với 3 thành phần: Axit phôtphoric (${H_3}P{O_4}$), đường ribôzơ (${C_5}{H_{10}}{O_5}$) bazơ nitơ ($A, U, G, X$).

- Phân loại: ARN có 3 loại:

+ ARN thông tin (mARN) dạng mạch thẳng.

+ ARN vận chuyển (tARN) xoắn lại 1 đầu tạo 3 thùy.

+ ARN ribôxôm (rARN) nhiều xoắn kép cục bộ.

- Chức năng:

+ mARN truyền thông tin di truyền từ nhân tế bào (ADN) đến tế bào chất (ribôxôm) để tổng hợp prôtêin.

+ tARN vận chuyển axit amin đến ribôxôm.

+ rARN là thành phần chủ yếu của ribôxôm - nơi tổng hợp nên prôtêin.

(*) So sánh cấu trúc ADN và ARN:

Nội dung so sánhADNARN
Đơn phân- Đơn phân là nuclêôtit.- Đơn phân là ribônuclêôtit.
Số mạch, số đơn phân

- 2 mạch dài với hàng chục nghìn đến hàng triệu đơn phân.

- 1 mạch ngắn với hàng chục đến hàng nghìn đơn phân.
Thành phần của một đơn phân

- Thành phần cấu trúc của nuclêôtit:

+ 1 bazơ nitơ ($A, T, G, X$)

+ Đường ${C_5}{H_{10}}{O_4}$

+ Axit phôtphoric

Thành phần cấu trúc của ribônuclêôtit:

+ 1 bazơ nitơ ($A, U, G, X$)

+ Đường ${C_5}{H_{10}}{O_5}$

+ Axit phôtphoric


II. CẤU TẠO TẾ BÀO

1. Khái quát

- Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống.

- Mọi tế bào đều được cấu tạo từ 3 bộ phận chính: màng sinh chất, tế bào chất và nhân (hay vùng nhân).

- Tế bào thường có kích thước nhỏ đảm bảo tối ưu hóa tỉ lệ $S/V$.

- Có 2 loại tế bào: tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

2. Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ

a) Thành tế bào

- Quy định hình dạng tế bào (Peptiđôglican = cacbohiđrat và prôtêin).

- Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, vi khuẩn chia làm 2 loại là vi khuẩn Gram dương ($G^{+}$) và vi khuẩn Gram âm ($G^{-}$).

- Một số loại vi khuẩn còn có thêm 1 lớp vỏ nhầy để dễ bám dính (vi khuẩn gây bệnh ở người).

b) Màng sinh chất

- Được cấu tạo từ 2 lớp phôtpholipit và prôtêin.

- Vận chuyển, trao đổi các chất qua màng.

c) Lông và roi

- Lông (nhung mao): giúp tiếp nhận, tiếp hợp, bám lên vật chủ.

- Roi (tiêm mao): chỉ có ở một số loài vi khuẩn, giúp tế bào di chuyển.

d) Tế bào chất

- Nằm giữa màng sinh chất và nhân hoặc vùng nhân.

- Thành phần: Gồm bào tương, ribôxôm và hạt dự trữ (chỉ có ở một số loài vi khuẩn).

- Tế bào chất của vi khuẩn không có:

+ Hệ thống nội màng.

+ Các bào quan có màng bao bọc.

+ Khung tế bào.

e) Vùng nhân

- Chưa có màng bao bọc.

- Chỉ chứa 1 phân tử ADN dạng vòng.

- Một số vi khuẩn có thêm phân tử ADN nhỏ dạng vòng là plasmit.

3. Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân thực

a) Nhân tế bào

- Thường có dạng hình cầu hoặc bầu dục, đường kính khoảng $5 \mu m$.

- Có lớp màng kép bao bọc, có lỗ nhân.

- Dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (ADN) và nhân con (nơi tích tụ prôtêin và rARN).

b) Lưới nội chất

- Là 1 hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau gồm lưới nội chất trơn và có hạt.

- Thành phần hóa học chủ yếu là prôtêin và phôtpholipit, ngoài ra còn có cacbohiđrat.

- Chức năng của lưới nội chất hạt (mặt ngoài có hạt ribôxôm) là nơi tổng hợp prôtêin.

- Chức năng của lưới nội chất trơn là tham gia vào quá trình tổng hợp lipit, chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với tế bào, cơ thể.

c) Ribôxôm  

- Ribôxôm là bào quan không có màng, chứa chủ yếu rARN và prôtêin. Chức năng là nơi tổng hợp prôtêin.

d) Bộ máy Gôngi

- Có dạng các túi dẹp xếp chồng lên nhau, có hình vòng cung. Chức năng lắp ráp, đóng gói, biến đổi và phân phối các sản phẩm của tế bào.

e) Ti thể

- Có 2 lớp màng bao bọc: màng ngoài nhẵn; màng trong gấp khúc tạo thành các mào, trên đó chứa nhiều loại enzim tham gia vào quá trình hô hấp tế bào. Bên trong là chất nền chứa ADN và ribôxôm.

- Thực hiện chức năng biến đổi năng lượng, cung cấp ATP cho hoạt động sống của tế bào.

f) Lục lạp

- Là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật.

- Cấu tạo gồm 2 lớp màng bao bọc; bên trong chứa chất nền strôma (có ADN và ribôxôm) và các hạt grana được nối với nhau bằng hệ thống màng (do các túi dẹt tilacôit xếp chồng lên nhau – tilacôit chứa diệp lục và enzim quang hợp).

- Lục lạp là nơi diễn ra quá trình quang hợp, chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học tích trữ dưới dạng tinh bột.

g) Một số bào quan khác

- Không bào: có 1 lớp màng bao bọc và nó giữ các chức năng khác nhau tùy từng loại tế bào và tùy từng loài sinh vật.

- Lizôxôm: hình túi, có 1 lớp màng bao bọc, chứa nhiều hệ enzim thủy phân. Có chức năng phân hủy các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không phục hồi được hay các bào quan đã già trong tế bào.

3. So sánh cấu trúc tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Nội dung so sánhTế bào nhân sơTế bào nhân thực
Kích thước
- Kích thước nhỏ.
- Kích thước lớn.
Nhân- Nhân chưa có màng bao bọc.- Nhân đã có màng bao bọc nên được gọi là nhân thực hay nhân hoàn chỉnh.
Tế bào chất và các bào quan

- Tế bào chất không có hệ thống nội màng.

- Tế bào chất chỉ có 1 bào quan là ribôxôm.

- Tế bào chất có hệ thống nội màng chia thành các xoang riêng biệt.

- Tế bào chất có nhiều bào quan.


4. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

- Màng sinh chất có cấu trúc khảm động và có chức năng điều khiển các chất ra vào tế bào một cách có chọn lọc. Các phương thức vận chuyển qua màng: vận chuyển chủ động, vận chuyển thụ động, xuất bào và nhập bào.

(*) Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động:


Vận chuyển thụ độngVận chuyển chủ động
Giống nhau

- Đều diễn ra khi có sự chênh lệch về nồng độ chất tan giữa môi trường trong và môi trường ngoài tế bào.

- Không làm biến dạng màng sinh chất.
Khác nhau

- Các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

- Không tiêu tốn năng lượng.

- Các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.

- Tiêu tốn năng lượng.


III. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

- Tế bào là hệ mở, luôn trao đổi chất và năng lượng với môi trường.

- ATP được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào.

- Quang hợp là quá trình chuyển đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành dạng năng lượng tiềm ẩn trong hợp chất hữu cơ. Quang hợp bao gồm 2 pha: pha sáng và pha tối.

- Hô hấp tế bào là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ để tạo ra năng lượng dưới dạng ATP. Quá trình phân giải glucôzơ bao gồm 3 giai đoạn (đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron) với sản phẩm chính là ATP, các sản phẩm phụ là $C{O_2}$ và nước. Đặc điểm của quá trình này là năng lượng trong phân tử glucôzơ được giải phóng một cách từ từ từng bước một và được điều khiển bằng hệ thống các enzim.

IV. PHÂN CHIA TẾ BÀO

- Sự sống được duy trì liên tục từ thế hệ này qua thế hệ khác thông qua quá trình truyền đạt thông tin di truyền lưu trữ trên ADN.

- Quá trình truyền đạt thông tin di truyền trên ADN được thực hiện qua các hình thức phân chia tế bào.

+ Nguyên phân: là quá trình phân bào đảm bảo sự truyền đạt thông tin một cách nguyên vẹn từ tế bào này sang tế bào khác nhằm thực hiện các chức năng sinh sản, sinh trưởng và phát triển cũng như khả năng tái sinh các mô và cơ quan ở các cơ thể sinh vật đa bào.

+ Giảm phân: chỉ xảy ra ở các cơ thể lưỡng bội có hình thức sinh sản hữu tính giúp tạo ra sự đa dạng di truyền làm nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.



Page 2

So sánh đường đơn và đường đôi

SureLRN

So sánh đường đơn và đường đôi