So sánh giữa xe lắp ráp và nhập khẩu

Ngày 20/7, Mitsubishi ra mắt Xpander AT lắp ráp trong nước với giá 630 triệu đồng, không đổi so với bản nhập khẩu. Hôm qua 30/07, Honda công bố CR-V 2020 hàng "nội", thêm trang bị an toàn và giá tăng 15-25 triệu đồng so với bản nhập Thái Lan trước đây.

Cuối 2019, Toyota Fortuner chuyển về lắp ráp tại Việt Nam để chủ động hơn về nguồn cung, sau hơn hai năm nhập khẩu Indonesia. Giá bán các mẫu xe Fortuner lắp ráp trong nước lúc bấy giờ tăng nhẹ so với xe nhập khẩu trước đó, từ 1,033 – 1,354 tỷ đồng...

So sánh giữa xe lắp ráp và nhập khẩu

Xpander lắp ráp có thiết kế, trang bị và giá bán giống hệt bản nhập khẩu

Với một thị trường ô tô mà chính sách liên tục thay đổi như ở Việt Nam, việc các hãng xe thức thời chuyển đổi hình thức phân phối là điều không khó hiểu hiểu.

Năm 2018, sau Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), thuế nhập khẩu ô tô trong khu vực còn 0%, nhiều hãng xe chuyển sang nhập khẩu từ các nước trong khối để hưởng lợi.

Tuy nhiên cũng trong năm đó, Nghị định 116 về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe, dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô có hiệu lực. Quy định này thắt chặt hoạt động nhập khẩu ô tô vào Việt Nam, làm thay đổi thế trận cạnh tranh giữa ô tô lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu.

Từ đó, nhiều mẫu xe nhập khẩu rơi vào tình trạng khan hàng, không chủ động được nguồn cung.

So sánh giữa xe lắp ráp và nhập khẩu

Khách hàng có thể phải chờ nửa năm để sở hữu một mẫu xe nhập khẩu

Gần đây nhất, chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe sản xuất và lắp ráp trong nước được áp dụng đến hết năm 2020, mở rộng đường cho nhiều mẫu xe nhập khẩu chuyển sang lắp ráp tại Việt Nam.

Vì sao xe lắp ráp không rẻ hơn xe nhập khẩu?

Hiện nay, ô tô lắp ráp trong nước có giá bán cao hơn xe nhập khẩu một phần bởi chi phí sản xuất ô tô tại Việt Nam cao hơn khoảng 20% so với nước ngoài, theo số liệu của các chuyên gia trong ngành.

Trước đây, xe nhập khẩu từ ASEAN chịu thuế khoảng 30% thì xe lắp ráp trong nước rẻ hơn. Khi thuế nhập khẩu về 0%, ô tô nhập khẩu lại rẻ hơn lắp ráp.

Thị trường ô tô Việt Nam hiện nay còn nhỏ, lại có tới vài chục thương hiệu xe và mỗi đơn vị lại có hàng chục mẫu. Do đó, mỗi dòng ô tô bán ra có số lượng hạn chế, dẫn đến chi phí sản xuất bị đội lên.

Trong khi đó, quy mô ngành và thị trường xe hơi của Việt Nam bằng khoảng một nửa Malaysia, bằng 1/3 so với Indonesia và còn khoảng cách rất xa so với Thái Lan.

So sánh giữa xe lắp ráp và nhập khẩu

Honda CR-V 2020 được lắp ráp tại Việt Nam có giá cao hơn 15-25 triệu đồng so với phiên bản trước được nhập khẩu từ Thái Lan

Một sản phẩm để tiến tới hạ giá thành cần đạt hiệu quả kinh tế nhờ quy mô sản xuất lớn, đòi hỏi số lượng tiêu thụ cũng phải cao. Một dây chuyền sản xuất ô tô trị giá hàng chục triệu USD cần thời gian để khấu hao vào sản lượng.

Thuế nhập khẩu linh kiện ô tô vào Việt Nam hiện nay khoảng 7-9% cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành xe lắp ráp trong nước. Trong khi đó, tỷ lệ nội địa hóa xe con chỉ đạt 7-10%, thấp hơn nhiều mục tiêu đề ra và cách xa con số trung bình 55-60% của ASEAN.

Thực tế tại Việt Nam, quá trình làm xe chủ yếu là lắp ráp các linh kiện nhập khẩu có sẵn. Do đó, kể cả khi nhập linh kiện về với giá ngang với nước sản xuất, các chi phí vận chuyển, lưu kho,... cũng làm giá thành xe bị đội lên.

Một chuyên gia trong ngành nhận định chi phí nhập toàn bộ linh kiện để lắp một chiếc xe hoàn chỉnh có khi còn cao hơn so với nhập nguyên một chiếc xe. Tuy nhiên các hãng vẫn chọn hình thức này để chủ động về nguồn cung cấp sản phẩm thay vì lệ thuộc.

So sánh giữa xe lắp ráp và nhập khẩu

Các chính sách ưu đãi khiến nhiều hãng xe tính chuyện lắp ráp tại Việt Nam

Việc xe lắp ráp rẻ hơn xe nhập khẩu chỉ đúng ở phân khúc xe sang bởi hầu hết các mẫu này đều nhập khẩu từ ngoài ASEAN. Các ô tô từ châu Âu, Mỹ, Nhật... chịu thuế khoảng 70%, không được ưu đãi 0% như xe nhập khẩu ASEAN.

Một ví dụ là mẫu xe sang Mercedes-Benz GLC 300 4Matic đang được bán với hai phiên bản, trong đó xe nhập khẩu nguyên chiếc cao hơn 160 triệu đồng so với xe lắp ráp trong nước. Thực tế, mức chênh lệch này cũng chỉ khoảng vài % giá trị xe.

Kết quả trước mắt là nhiều mẫu xe có doanh số tốt đã được lắp ráp trong nước. Tuy nhiên, do sản lượng còn yếu, tỉ lệ nội địa hóa chưa cao, các chính sách hay thay đổi nên câu chuyện xe nhập khẩu - lắp ráp hứa hẹn còn thay đổi trong thời gian tới.

Nhiều năm gần đây, “cuộc chiến vô hình” giữa ô tô lắp ráp trong nước (CKD) và ô tô nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) luôn nóng theo từng giai đoạn. Trong khi những nút thắt trong nhập khẩu ô tô dần được tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho ô tô nhập khẩu với nhiều mẫu mã mới tràn vào thị trường Việt Nam và mang đến nhiều lựa chọn mới cho khách hàng. Thì dòng xe ô tô lắp ráp trong nước cũng tích cực cắt giảm chi phí để giảm giá thành đồng thời nâng cao chất lượng xe để tạo lợi thế cạnh tranh.

Vậy giữa xe nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước thì lựa chọn nào tốt hơn?

So sánh giữa xe lắp ráp và nhập khẩu

Xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc (CBU)

Xe ô tô nhập khẩu (CBU) là những dòng xe ô tô được sản xuất tại nước ngoài và được nhập về bán tại thị trường Việt Nam.

Đa số những người đã từng đi xe nhập khẩu nguyên chiếc thì đối với chiếc xe lắp ráp nội địa người ta thường sẽ không muốn đi nữa. Vì theo quan điểm của họ, xe nhập khẩu so với xe lắp ráp trong nước có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn, nội thất thiết kế sang trọng và tiện nghi do được sản xuất với công nghệ tiên tiến nhất và có quy trình kiểm tra khắt khe ở tất cả các khâu.

So sánh giữa xe lắp ráp và nhập khẩu

Ưu điểm của xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc (CBU)

Sản xuất trên theo kỹ thuật công nghệ tiên tiến nhất, tiêu chuẩn chất lượng quốc tế: Các dòng xe nhập khẩu được sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất tại các cường quốc đứng đầu về ngành công nghiệp ô tô như Mỹ, Đức, Nhật, Anh… Vì vậy, những mẫu xe này phải đạt tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng vận hành tốt.

Theo đó, quá trình sản xuất từ khâu thiết kế đến lắp ráp đều có sự tham gia của hệ thống robot hiện đại. Điều này mang đến sự đồng đều và chính xác gần như tuyệt đối.

So sánh giữa xe lắp ráp và nhập khẩu

Chất lượng tốt, đảm bảo an toàn cao: Chính vì được sản xuất theo kỹ thuật công nghệ tiên tiến, quy trình nghiêm ngặt nên các dòng xe ô tô nhập khẩu luôn đạt chuẩn chất lượng, mức độ an toàn cao. Thậm chí độ chính xác của các mối hàn, lắp động cơ, dập khung các chi tiết đều được đảm bảo độ chính xác cao do được thực hiện bằng robot. Các chi tiết nhỏ như gioăng cửa, lót trần…cũng đều được chú trọng.

Ở xe ô tô nhập khẩu, có những hệ thống bắt buộc phải có để đảm bảo an toàn tối đa cho người sử dụng mà dòng xe lắp ráp ở Việt Nam chưa có như: hệ thống cân bằng điện tử (VSA), hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EBD), hỗ trợ khởi hành ngang dốc (HAS), camera lùi…

Thiết kế thường rất bắt mắt và thời thượng: Các dòng xe ô tô nhập khẩu được thiết kế thanh lịch, sang trọng và hiện đại hơn, đa dạng về màu sắc và kiểu dáng.

Bên cạnh đó, người dùng Việt còn đánh giá cao độ bền của sơn ngoại thất dòng xe nhập khẩu. Sơn ngoại thất của những dòng xe này thường có độ bền rất cao. Dù xe đã qua sử dụng từ nhiều năm nhưng lớp sơn bên ngoài vẫn giữ được màu sắc và độ sáng bóng. Đây là vấn đề mà các dòng xe lắp ráp trong nước vẫn chưa làm được.

Nội thất cao cấp và tiện nghi: Các sản phẩm xe ô tô nhập khẩu cũng được đánh giá cao về sự tiện nghi và tính năng hiện đại, mang đến cho người dùng những trải nghiệm an toàn và thú vị. Thiết kế khoang cabin rất tinh tế, hài hòa với các tiện ích đa dạng, ghế bọc da cao cấp… luôn khiến người sử dụng cảm giác dễ chịu, thoải mái.

Bên cạnh đó, việc sở hữu ngoại hình bắt mắt, màu sắc đa dạng cũng là một trong những yếu tố khiến người tiêu dùng “ưu ái” những dòng xe nhập khẩu hơn.

Xem thêm: Cách âm chống ồn xe hơi

Nhược điểm dễ thấy của dòng xe ô tô nhập khẩu là chi phí khá cao do phải chịu áp lực về thuế. Theo đó, xe nhập khẩu nguyên chiếc sẽ phải gánh 14 loại thuế phí khác nhau, gồm: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế trước bạ và các loại chi phí theo quy định. Trong đó cao nhất là thuế nhập khẩu.

So sánh giữa xe lắp ráp và nhập khẩu

Bên cạnh đó, người tiêu dùng khi mua xe nhập khẩu cũng sẽ gặp chút khó khăn trong việc bảo dưỡng, bảo hành vì lý do liên quan đến địa điểm và mức độ tin cậy của các trạm bảo hành, bảo dưỡng này.

Xe ô tô lắp ráp trong nước (CKD)

Xe lắp ráp trong nước hay còn gọi là xe sản xuất trong nước (CKD) là dòng xe nhập phụ tùng chính hãng của các nước khác hay sử dụng phụ tùng chính hãng được sản xuất trong nước, sau đó toàn bộ xe ô tô được lắp ráp trong nước.

So sánh giữa xe lắp ráp và nhập khẩu

Ưu điểm của xe lắp ráp trong nước

Chất lượng ngày càng được nâng cao: Hiện nay, ngành công nghiệp ô tô của nước ta ngày càng được quan tâm và đầu tư. Do vậy, chất lượng của dòng xe lắp ráp trong nước cũng được cải thiện rõ rệt, không hề lép vế nhiều khi đặt cạnh xe nhập khẩu.

So sánh giữa xe lắp ráp và nhập khẩu

Giá xe rẻ hơn: Xe hơi lắp ráp trong nước không phải chịu thuế nhập khẩu nên giá có thể thấp hơn ô tô nhập khẩu nguyên chiếc, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho người mua. Tùy từng loại xe mà giá có thể thấp hơn từ vài chục triệu đến vài trăm triệu. Do vậy mà doanh thu hàng năm của dòng xe lắp ráp trong nước thường cao hơn so với xe nhập khẩu. Đối với người tiêu dùng có nguồn tài chính chưa được dư dả nhiều thì việc nên mua một chiếc xe lắp ráp trong nước sẽ giúp giảm bớt gánh nặng về tài chính.

Bảo hành và bảo dưỡng thuận lợi hơn: Với dòng xe lắp ráp trong nước, nhà cung cấp sẽ có chuỗi địa điểm bảo hành bảo dưỡng tại nhiều nơi trên cả nước, tiện lợi cho khách hàng.

Ngoài ra, khách hàng mua xe lắp ráp trong nước còn được hưởng các chương trình hậu mãi và chăm sóc khách hàng thân thiết. Dịch vụ bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa kịp thời đáp ứng nhu cầu khách hàng. Trong khi mạng lưới trung tâm bảo hành của xe nhập khẩu nguyên chiếc còn hạn chế, việc tìm mua linh kiện thay thế trong trường hợp ô tô hư hỏng gặp nhiều khó khăn, nhất là với dòng xe sang hoặc phiên bản giới hạn.

So sánh giữa xe lắp ráp và nhập khẩu

Nhược điểm của xe ô tô lắp ráp trong nước

Bên cạnh những ưu điểm, dòng xe ô tô lắp ráp trong nước cũng có nhiều hạn chế như ít tính năng hiện đại và không có nhiều tùy chọn như dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc.

Hạn chế về trình độ của công nhân, kỹ thuật, tiêu chuẩn lắp ráp còn yếu kém nên chất lượng động cơ xe lắp ráp trong nước chưa thể sánh kịp dòng xe nhập khẩu. Hệ thống động cơ, khung gầm, nước sơn ngoại thất hay nội thất… còn chưa bền chắc bằng dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc. Một số dòng xe lắp ráp trong nước có hệ thống điện và hệ thống an toàn hoạt động chưa ổn định.

So sánh giữa xe lắp ráp và nhập khẩu

Nên mua xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) hay xe lắp ráp trong nước (CKD)?

“Cuộc chiến” doanh số giữa xe nhập khẩu và lắp ráp luôn nóng theo từng giai đoạn. Tuy các dòng xe lắp ráp trong nước không có được như độ bền dài lâu, ngoại thất bóng bẩy, thiết kế hiện đại như các dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng tối thiểu của khách hàng tại Việt Nam.

Tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam hay “sính ngoại”, luôn cho rằng đồ dán nhãn mác nước ngoài đều tốt đẹp. Điều này cũng dễ hiểu bởi những sản phẩm nhập khẩu đều được sản xuất bởi công nghệ tiên tiến, dây chuyền hiện đại và chất lượng được kiểm chứng trên toàn thế giới. Trong khi, nền công nghiệp nước ta chưa thật sự tốt. Tuy nhiên không vì thế mà phủ nhận đi những ưu điểm của xe lắp ráp trong nước và những cải tiến không ngừng của nền công nghiệp ô tô nước nhà.

Sở hữu những ưu, nhược điểm riêng, việc quyết định có nên mua ô tô lắp ráp trong nước hay không còn phụ thuộc vào sở thích, nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, dù chọn mua dòng xe nào, người dùng cũng cần bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo độ bền, nâng cao tuổi thọ xe.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về dịch vụ phủ ceramic, quý khách có thể liên hệ qua hotline của Fast Auto: 0934283879, để lại lời nhắn trên website : fastauto.vn, hoặc trực tiếp tại Fast Auto: 332-334 Đỗ Pháp Thuận, phường An Phú, Thành Phố Thủ Đức để nhận được tư vấn chi tiết nhất.