So sánh macbook air và pro m1

Ở bài test Geekbench 5, sau khi mình cho chạy thì điểm số đơn nhân và đa nhân của hai máy có sự cách biệt kha khá. MacBook Air có điểm đơn nhân là 1085 và MacBook Pro là 1473. Điểm đa nhân lần lượt là 4035 và 5690. Nhiệt độ thân vỏ mình đo được bằng máy FLIR thì MacBook Air là 45 độ, còn MacBook Pro là 39 độ.


Bài test GPU Metal của Geekbench 5 cũng cho kết quả tương tự, với phần thắng thuộc về MacBook Pro. Có thể hiểu được rằng với một nhân GPU nhiều hơn so với MacBook Air thì MacBook Pro cho hiệu năng xử lý đồ hoạ nhanh hơn và mạnh hơn khá nhiều, số điểm chênh lệch ở đây là khoảng gần 5000 điểm. Ở hai bài test này, MacBook Pro là chiếc máy hoàn thành xong trước với cách biệt so với MacBook Air là khoảng 10 giây.

So sánh macbook air và pro m1
Điểm GFXBench MacBook Pro (bên trái) và MacBook Air (bên phải)

GFXBench là công cụ đánh giá mức độ render đồ hoạ và nó sẽ cho một đánh giá cụ thể và rõ ràng hơn về hiệu năng xử lý đồ hoạ. Với các bài test của GFXBench thì MacBook Pro cho phần thắng vượt trội ở hầu hết các bài test. Ví dụ ở bài test 1440p Aztec Ruins Offscreen, MacBook Pro cho ra con số fps ở khoảng 77fps, còn MacBook Air chỉ rơi vào 65fps. Còn ở 1080p thì MacBook Pro cho con số fps khoảng 202fps, so với MacBook Air chỉ có 160fps, con số chênh lệch rất lớn. Chi tiết hơn thì anh em xem hình ở trên nha. Nhiệt độ thân vỏ mình đo được khi test GFXBench với MacBook Pro là 40 độ, còn MacBook Air là 47 độ và MacBook Pro cũng hoàn thành xong bài test này trước MacBook Air khoảng 20 giây.

Với Cinebench R23 mình cũng cho chạy ba lần và kết quả cuối cùng sau ba lần đo cũng cho thấy MacBook Pro vượt trội hơn MacBook Air. MacBook Pro cho hiệu năng đa nhân nhiều hơn hẳn MacBook Air, điểm đơn nhân thì MacBook Pro cũng hơn nhưng chỉ là một vài điểm mà thôi. Nhiệt độ thân vỏ mình đo được khi test Cinebench R23 là 39 độ với MacBook Pro và 45 độ với MacBook Air. Và MacBook Pro vẫn là chiếc máy hoàn thành bài test này trước.

Mình sử dụng phần mềm benchmark SSD của BlackMagic để đo xem tốc độ đọc khi của MacBook Pro và MacBook Air có chênh lệch nhiều hay không. Theo Apple nói thì SSD mới trong MacBook Air cho hiệu năng cao hơn 2 lần so với thế hệ trước, còn MacBook Pro thì không nói tới. Mình đã cho chạy công cụ test và kết quả như dưới đây:

So sánh macbook air và pro m1

Benchmark SSD MacBook Pro (bên trái) và MacBook Air (bên phải)
Apple đã không nói sai về tốc độ SSD của MacBook Air chạy M1, nó nhanh hơn gấp đôi so với MacBook Air chạy Intel vốn chỉ có khoảng 1200MB/s đọc và 1000MB/s ghi mà thôi. Còn MacBook Pro thì nhanh hơn cả MacBook Air M1 lẫn MacBook Air Intel. Tất nhiên là với dòng Pro thì Apple luôn ưu ái hơn dòng Air. Nhờ vào tốc độ SSD cao cùng với sức mạnh của con SoC Apple M1 thì tốc độ mở ứng dụng của MacBook Pro và MacBook Air là cực kì nhanh, gần như ngay lập tức khi mình click chuột, tốc độ phải nói là khủng khiếp trong các máy tính ở thời điểm hiện tại. Apple luôn nổi tiếng trong việc tối ưu SSD với hệ điều hành macOS của mình và điều này sẽ giúp cho hiệu suất tổng thể của máy được nâng cao hơn.

Với ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh nổi tiếng này của Adobe, do đây chưa phải là bản được tối ưu cho SoC Apple M1 nên mình phải chạy thông qua Rosetta 2. Mình có thử import một folder hình gồm 29 tấm hìh vào và chỉnh sửa sau đó xuất ra thử để xem khả năng xử lý của hai máy như thế nào. Anh em xem thêm video ở dưới:


Lightroom MacBook Air

Lightroom MacBook Pro Như video anh em thấy thì MacBook Pro cho hiệu ứng chuyển giữa các ảnh mượt mà hơn hẳn MacBook Air, không bị tình trạng giật giật khó chịu như MacBook Air. Mình cũng có thử zoom vào zoom ra thì MacBook Pro cũng cho hiệu ứng mượt mà hơn đôi chút so với MacBook Air. Còn khi xuất hình thì cả hai máy đều có hơi giật lag nhẹ, tuy nhiên ở trên MacBook Pro cho thời gian xuất hình nhanh hơn 15 giây so với MacBook Air. Nhiệt độ thân vỏ mình đo được lúc này MacBook Air vẫn cao hơn MacBook Pro 2-3 độ.


Với bài test cuối cùng là Final Cut Pro, tụi mình import một file video trên tay của Tinh tế khoảng chừng 16GB với độ dài khoảng 5 phút vào và bắt đầu edit cũng như xuất file. Quá trình edit tụi mình có thêm một số hiệu ứng nhẹ nhẹ, giống như những gì mà anh em hay xem trên kênh YouTube của Tinh tế vậy, và cả MacBook Air lẫn MacBook Pro đều edit ngon lành mà không gặp phải bất cứ một tình trạng khựng giật nào cả. Sau khi edit hoàn chỉnh thì tụi mình xuất video định dạng 4K H.264, tụi mình tắt đi Background Render để có kết quả công bằng nhất. Kết quả cho ra sau khi render video là cả hai máy đều cho thời gian render không quá chênh lệch nhau. MacBook Pro hoàn thành render trước mặc dù thời gian đầu có hơi bị tụt lại so với MacBook Air. Đây là điểm minh chứng cho việc có thêm quạt tản nhiệt sẽ hiệu quả hơn khi làm việc trong thời gian dài. Lúc này mình đo nhiệt độ thân vỏ bằng máy FLIR thì thấy rằng MacBook Air lại mát hơn MacBook Pro khoảng 2-3 độ, rơi đâu đó khoảng 40 độ của MacBook Pro so với 37 độ của MacBook Air. Suốt từ lúc mình bắt đầu test và benchmark mình không cho hai máy nghỉ ngơi một phút nào và các bài test đều thực hiện liên tục. Chính vì vậy mình đoán rằng có thể MacBook Air đã bị giới hạn lại nhiệt độ và xung nhịp để có thể chạy được trong một khoảng thời gian dài như vậy để tránh tình trạng bị quá nóng dẫn đến hiệu năng bị tụt giảm. Vì suy cho cùng, MacBook Air vẫn không có quạt tản nhiệt so với MacBook Pro. Tuy nhiên, trong suốt quá trình benchmark, quạt gió của MacBook Pro không hề phát ra bất kì tiếng ồn ào, rất yên tĩnh như là không có quạt vậy, nhưng nhiệt độ lại luôn mát hơn MacBook Air trong cùng một bài test, điều đó chứng tỏ hệ thống tản nhiệt của MacBook Pro đã làm tốt. Tổng kết lại, MacBook Pro vẫn có lí do để nó tồn tại, mặc dù chung cấu hình với MacBook Air nhưng dòng Pro của Apple luôn cho người dùng hiệu năng tổng thể tốt hơn, dù không nhiều, thực sự là hiệu năng giữa Pro và Air chỉ nhận thấy sự khác biệt nếu như anh em phải làm việc trong một thời gian rất dài và luôn đòi hỏi nó phải ở mức hiệu suất tối đa mà chiếc máy đó đáp ứng được. Còn đối với MacBook Air, nó sẽ phù hợp cho những anh em làm việc ở mức cơ bản, không quá nặng nề mặc dù cấu hình và hiệu năng của nó không phải dạng vừa đâu, nhưng về lâu về dài với thiết kế fanless thì rõ ràng nó vẫn không thể đạt được tối đa hiệu năng như MacBook Pro.

Anh em đã có lựa chọn cho mình chưa, anh em chọn MacBook Pro hay MacBook Air, bình luận ở dưới trao đổi tiếp anh em nha. Cám ơn anh em😁.

So sánh Macbook Air M1 và Macbook Pro M1 sẽ giúp bạn đánh giá một cách chính xác và chi tiết ưu điểm của từng sản phẩm một. Nhờ vào đó chúng ta sẽ biết được mỗi chiếc Macbook sẽ phù hợp với những đối tượng khách hàng nào.

Những điểm tương đồng khi đánh giá Macbook Air M1 và Macbook Pro M1

Khi so sánh Macbook Air M1 và Macbook Pro M1 chúng ta sẽ nhận ra rất nhiều điểm tương đồng giữa 2 sản phẩm. Điều này là do hai chiếc Macbook này dùng chung một con chip, thiết kế cũng mang phong cách gần như tương tự nhau.

So sánh macbook air và pro m1

Sau đây là một số điểm tương đồng giữa 2 sản phẩm này:

  • Màn hình LED-backlit với công nghệ IPS, kích thước 13.3 inch. Màn hình tích hợp công nghệ màu rộng P3 và True Tune.
  • Bộ nhớ hợp nhất cao lên đến 16GB. Bộ nhớ trong cao nhất lên đến 2TB.
  • Sử dụng con chip M1 có 8 lõi. GPU 8 lõi, Neural Engine 16 lõi.
  • Hỗ trợ 2 cổng Thunderbolt / USB 4

Những điểm khác biệt khi so sánh Macbook Air M1 và Macbook Pro M1

Ngoài những điểm tương đồng đã giới thiệu ở trên của 2 sản phẩm, Macbook Air M1 và Macbook Pro M1 vẫn có những khác biệt như sau:

Hiệu suất sử dụng

Hai chiếc máy tính này đều sử dụng con chip M1 độc quyền của hãng Apple. Tuy nhiên, khi đánh giá về mặt hiệu suất giữa 2 sản phẩm này vẫn có những sự khác biệt.

So sánh macbook air và pro m1

Macbook Air 1 được đánh giá là có nhiều hạn chế hơn về khả năng làm mát do không được thiết kế thiết bị quạt tản nhiệt bên trong như chiếc Macbook Pro M1. Tốc độ xử lý của Macbook Pro M1 cũng được đánh giá tốt hơn do khả năng làm mát hiệu quả ngay cả khi làm việc liên tục trong nhiều giờ hay tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao. Từ đó, hiệu suất của chiếc Macbook Pro cũng được đánh giá tốt và mạnh mẽ hơn.

Cấu hình

Cấu hình của 2 sản phẩm này chỉ có sự khác biệt nhỏ, đó là Macbook Air M1 sử dụng GPU 7 lõi thì tại chiếc Macbook Pro M1 là GPU 8 lõi. Do đó, nếu người dùng cần làm việc chuyên sâu về đồ họa sẽ thích hợp sử dụng Macbook Pro M1 hơn.

So sánh macbook air và pro m1

Thiết kế

Thiết kế 2 sản phẩm không có gì khác biệt và vẫn giữ lại dáng vẻ truyền thống của người tiền nhiệm. Tuy nhiên, chiếc Macbook Air M1 có trọng lượng nhẹ hơn. Về màu sắc, Macbook Air có 3 màu xám, bạc và vàng, trong khi Macbook Pro M1 chỉ có 2 màu xám và bạc.

Như vậy, về mặt thiết kế hai chiếc Macbook này có thêm xem là gần như tương đồng nhau.

Dung lượng pin

Dung lượng pin của chiếc Mabook Pro M1 tốt hơn khoảng 2 giờ đồng hồ so với Macbook Air M1. Đây là ước tính của hãng Apple khi giới thiệu 2 sản phẩm này ra thị trường.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là dung lượng pin của Mabook Air M1 kém. Nó có thể chạy liên tục trong 18 giờ đồng hồ, chỉ là kém hơn so với 20 giờ của Macbook Pro M1. Điều này cũng nhờ và khả năng vận hành tiết kiệm điện của con chip M1.

Touch Bar

Touch Bar chỉ xuất hiện trên Macbook Pro. Đó là hàng phím chức năng bằng màn hình đa cảm ứng giúp thao tác của người dùng dễ dàng và thuận tiện hơn.

Loa, Mic

Macbook Pro hướng đến âm thanh mang tính chuyên nghiệp hơn so với Macbook Air với loa có âm thanh dãi động cao, mic được xem có thể đạt chất lượng tương đương với phòng thu. Trong khi đó, Macbook Air sử dụng loa có âm thanh nổi và ba mic định hướng chùm tia.

Nếu xét về đặc điểm này, điểm cộng dĩ nhiên sẽ được dành cho Macbook Pro.

Sau khi so sánh Macbook Air M1 và Macbook Pro M1, chúng ta có thể thấy được cả 2 sản phẩm này đều rất tuyệt vời cả về thiết kế, cấu hình và hiệu năng sử dụng. Dĩ nhiên, trong mỗi đặc điểm sẽ có sự khác biệt nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi khách để lựa chọn loại Macbook phù hợp nhất.