So sánh train to busan và rampant

Sau Train to Busan, các nhà làm phim Hàn Quốc ngày càng mạnh dạn hơn với đề tài zombies. Hãy cùng xem liệu chất lượng của những bộ phim này có đủ sức giúp vị trí của xứ kim chi được nâng tầm trên “bản đồ điện ảnh” thế giới?

Seoul Station (2016)

Ngay sau khi Train to Busan kết thúc công chiếu, đạo diễn Yeon Sang Ho cho ra mắt phim hoạt hình kinh dị mang tên Seoul Station. Thực tế, đây là dự án mà Yeon Sang Ho đã hoàn thành vào năm 2015 và mang đi ra mắt tại Liên hoan phim quốc tế Edinburgh năm 2016.

So sánh train to busan và rampant

Về nội dung, Seoul Station được xem là phần phim tiền truyện của Train to Busan. Lấy bối cảnh chính tại một nhà ga ở thành phố Seoul, chuyện phim theo chân nhân vật Hye Sun và cuộc chiến sinh tồn của cô khi bệnh dịch zombies bùng phát ở đây.

So sánh giữa hai bộ phim, tờ The Korea Times đánh giá phiên bản hoạt hình có phần nhỉn hơn: Train to Busan như “một câu chuyện cổ tích” còn Seoul Station thì quá khốc liệt, nghiệt ngã, tàn nhẫn. Xem phim, khán giả nhận ra Yeon Sang Ho đã xây dựng rất nhiều tình tiết ẩn dụ xoay quanh các vấn đề: Ai là người đứng sau sự xuất hiện của dịch bệnh? Trong thế giới ngoài kia, ai mới thực sự là “zombies”? Cũng chính vì thế mà diễn viên Ryu Seong Ryong – người lồng tiếng cho nhân vật Hye Sun đã từng chia sẻ rằng: “Đến cuối cùng, phim khiến chúng ta nhận ra rằng thứ đáng sợ nhất không phải là những thây ma mà lại chính là con người”.

Còn trên The Hollywood Reporter, cây viết Clarence Tsui nhận xét Seoul Station là “chuyến phiêu lưu đơn giản nhưng kịch tính”. Ngoài ra, tại trang đánh giá phim nổi tiếng Rotten Tomatoes, phim cũng được chấm điểm khá cao với 100% cà chua tươi và 7/10 điểm từ 23 nhà phê bình.

Rampant (2018)

Công chiếu vào năm 2018, Rampant là phim zombies đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều từ giới chuyên môn.

So sánh train to busan và rampant

Đánh giá một cách khách quan, đây không phải là dự án điện ảnh tệ. Phim được thực hiện một cách khá chỉn chu, đặc biệt kỹ thuật hiệu ứng của Yoo Daewon và chỉ đạo võ thuật từ Kim Taekang không có gì phải chê trách. Có thể nói mảng hành động trong Rampant được đầu tư vô cùng công phu và mãn nhãn. Tuy nhiên, với vị thế là dự án làm về đề tài zombies xuất hiện kế tiếp Train to Busan, dĩ nhiên điều mà khán giả kỳ vọng cao hơn cả ở Rampant lại chính là yếu tố kinh dị.

Có sự góp mặt của những nhà sản xuất đã từng thực hiện Train to Busan, ngoại hình dàn thây ma trong “đứa con” tinh thần của đạo diễn Kim Sung Hoon đã thành công gây ám ảnh, sợ hãi cho người xem. Thế nhưng điểm đáng tiếc đó là chúng khá dễ bị tiêu diệt và giữ vai trò nhạt nhòa trong tổng thể câu chuyện. Nhất là càng về cuối, người xem không khỏi tự hỏi hình như phim đang “lột xác” từ thể loại kinh dị thành tâm lý – chính trị vì vào lúc này, nội dung tác phẩm chỉ còn xoay quanh cuộc chiến tranh giành ngôi vị, những âm mưu tiêu diệt lẫn nhau ở chốn quan trường…

Cuối cùng, Rampant đạt doanh thu 11.8 triệu USD trên tổng số vốn đầu tư là 15 triệu USD.

The Odd Family: Zombie On Sale (2019)

Khác với Train to Busan và Rampant, phim chiếu rạp The Odd Family: Zombie On Sale mang đến cho chúng ta một bộ phim thây ma đầy vui nhộn và hài hước.

Theo đó nội dung phim xoay quanh những rắc rối mà gia đình ông Park gặp phải khi xác sống xuất hiện. Cụ thể ngay trong lúc tìm cách tiêu diệt zombies, ông Park bị cắn và bỗng dưng trở nên… trẻ ra. Từ đây, loạt tình huống dở khóc dở cười ập đến với cả nhà ông cũng như hàng xóm xung quanh.

So sánh train to busan và rampant

Là tác phẩm đầu tay của đạo diễn Lee Min Jae, dễ hiểu The Odd Family: Zombie On Sale có không ít khuyết điểm cần khắc phục: mạch phim còn khá lỏng lẻo, sự chuyển tiếp giữa các tình tiết chưa được trơn tru, lời thoại nhiều chỗ còn sáo rỗng, càng về cuối sự hứng thú mà phim mang đến càng giảm…

Thật may là thay vào đó, tác phẩm này vẫn được đánh giá cao bởi một số yếu tố như: ý tưởng hài hước mới lạ; kỹ thuật quay tốt; âm nhạc sử dụng trong phim cực kỳ phù hợp và thông minh, từ đó đóng góp một phần không nhỏ để tăng thêm cảm xúc cho người xem;…

Đánh giá chung, The Odd Family: Zombie On Sale là một sản phẩm giải trí vừa phải, phù hợp với những khán giả muốn xem phim về xác sống mà không bị căng thẳng hay sợ hãi.

Tân binh “khủng long”: Alive và Peninisula (2020)

Sau sự cầm chừng bởi Rampant và The Odd Family: Zombie On Sale, năm 2020 được coi là thời điểm để dòng phim chiếu rạp thể loại zombie của xứ sở kim chi trỗi dậy. Có thể nói như vậy là bởi sự xuất hiện của hai bom tấn Alive và Peninsula.

Trước hết với Alive, tờ The Korea Times nhận xét tạo hình cũng như tính chất của zombies trong phim được tạo nên ấn tượng không kém cạnh dàn xác sống trong Train to Busan hay phim truyền hình Kingdom. Đặc biệt, tiếng la hét và cắn phá của chúng trong không gian biệt lập của một khu chung cư khủng khiếp đến mức có thể khiến khán giả phải ngồi thật chặt trên ghế ngay từ khi mới bắt đầu.

So sánh train to busan và rampant

Về nội dung, không giống với nhiều bộ phim cùng thể loại khác, Alive tập trung khai thác nhiều hơn vào nỗi sợ hãi, sự cô đơn của con người khi họ bị cô lập hoàn toàn giữa một rừng thây ma đầy đói khát, hung tàn,… Bởi vậy mà trong suốt 2/3 thời gian đầu của phim, khán giả sẽ được chứng kiến màn độc diễn của nhân vật Jun Woo. Nghe qua thì có vẻ nhàm chán nhưng với kịch bản hấp dẫn cùng sự cộng hưởng đầy hiệu quả từ âm thanh, thiết kế, hiệu ứng hình ảnh và diễn xuất đỉnh cao của Yoo Ah In, Alive lại càng lúc càng trở nên kịch tính hơn bao giờ hết. Cùng với Yoo Ah In, nữ diễn viên Park Shin Hye cũng có màn lột xác thành công – từ hình ảnh thiếu nữ ngọt ngào quen thuộc qua các bộ phim truyền hình trở thành một nữ chiến binh đầy mạnh mẽ và gan dạ.

Bên cạnh những lời khen, các nhà phê bình vẫn chỉ ra một số thiếu sót của Alive như: Nguồn gốc về sự bùng nổ của zombies cũng như bối cảnh xuất thân của hai nhân vật chính được mô tả khá sơ sài;…

Tính đến 28.6, Alive đã cán mốc 1 triệu vé sau 5 ngày công chiếu ở Hàn Quốc. Có thể nói, đây chính là điểm sáng hồi sinh nền điện ảnh xứ Hàn sau một thời gian dài tê liệt bởi dịch bệnh Covid-19.

Tiếp theo về Peninsula, chúng tôi đã có bài phân tích cụ thể về khả năng khuấy đảo phòng vé của tác phẩm này trong bài viết trước ([Preview] Peninsula: Cuộc Chiến Mới Khác Biệt Hoàn Toàn Train to Busan). Và tính tới thời điểm hiện tại, ở quê nhà, phim đã xác lập kỷ lục với 157.000 vé đặt trước (84.4%). Đây rõ ràng là một tín hiệu đầy tích cực và phấn khích. Còn ở nước ta, phim hay Peninsula là cái tên đang được đặt kỳ vọng sẽ giúp phòng vé Việt rộn ràng, đông khách trở lại vào cuối tháng 7 này.

So sánh train to busan và rampant

Ngoài điện ảnh, phim truyền hình của Hàn Quốc cũng đang có bước tiến vượt bậc với thể loại zombies. Cụ thể trên kênh chiếu phim trực tuyến nổi tiếng Netflix, series kinh dị xác sống Kingdom đã đạt được lượng xem cao ngất ngưởng, trở thành một hiện tượng trên toàn cầu…

Có thể nói, sau Train to Busan – phim zombies xứ Hàn ngày càng phát triển và khẳng định được giá trị của mình. Không sai khi nói rằng nhờ họ, thế độc tôn của Hollywood đã không còn như xưa. Cùng chờ xem, điện ảnh Hàn Quốc sẽ còn đi xa như thế nào nữa trong tương lai nhé?!