Số từ và lượng từ ngữ văn 6

Lý thuyết Ngữ văn 6: Số từ và lượng từ gồm các phần lý thuyết và bài tập vận dụng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 6.

A. Nội dung bài Số từ và lượng từ

Số từ: Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ.

Lượng từ

- Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật

- Phân loại lượng từ:

+ Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể

+ Nhóm chỉ ý nghĩa tập thể hay phân phối

B. Bài tậpbài Số từ và lượng từ

Bài 1: Điền số từ thích hợp vào các câu văn, câu thơ dưới đây

  1. ... đàn cò trắng bay tung

Bên nam bên nữ ta cùng hát lên

(Theo ca dao)

  1. Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau... chiều

(Theo ca dao)

  1. Yêu nhau cau... bổ...

Ghét nhau cau... bổ ra làm...

(Theo ca dao)

  1. Cây đa... năm nay đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Nói đúng hơn đó là cả... tào cổ kính hơn cả thân cây....., ..... đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình.

(Theo Nguyễn Khắc Viện)

Gợi ý:

  1. Một.
  1. Chín.
  1. Sáu, ba, sáu, mười.
  1. Nghìn, một, chín, mười.

Bài 2: Điền lượng từ “mỗi”, “những”, “cả” thích hợp vào chỗ chấm

  1. Quê hương... người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi.

(Theo Đỗ Trung Quân)

  1. Tiếng hót trong bằng nước

Tiếng hót cao bằng mây

...làn gió thơ ngây

Truyền âm thanh đi khắp.

(Theo Xuân Quỳnh)

  1. Đẹp lắm anh ơi! Con sông Ngàn Phố

Trắng... đôi bờ hoa bưởi trắng phau

(Theo Tô Hùng)

  1. Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau,... người một việc, không ai tị ai cả.

(Theo Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)

Gợi ý:

  1. Mỗi
  1. Những
  1. Cả.
  1. Mỗi

Bài 3: Em hãy viết một đoạn văn về chủ đề mùa thu trong đó sử dụng số từ và lượng từ?

Gợi ý:

Tham khảo đoạn văn sau:

Bầu trời mùa thu thật đẹp, nó trong xanh và cao vời vợi, những đám mây cũng trở nên nhiều màu sắc. Xa xa, từng đàn chim hót líu lo, bay chao qua chao lại như những lũ trẻ tinh nghịch chơi trò đuổi bắt nhau. Lũ ong bướm rộn ràng bay trên những cánh hoa nho nhỏ như đang thì thầm với thiên nhiên. Cánh đồng đang vào mùa thu hoạch nên cũng chín vàng óng ả khiến cho bác nông dân vui vẻ khi được mùa. Mùa thu cũng là mùa tựu trường, mùa đón ông trăng. Đó là một trong những bốn mùa mà em yêu thích nhất.

Số từ: một

Lượng từ: từng, những, lũ

Bài 4: Lựa chọn các từ mấy, trăm, nghìn, vạn điền vào chỗ trống thích hợp cho các câu ca dao sau

- Yêu nhau ... núi cũng trèo

... sông cũng lội, .... đèo cũng qua.

- ... năm bia đá thì mòn

... năm bia miệng vẫn còn trơ trơ

- ... năm đành lỗi hẹn hò

Cây đa, bến cũ, con đò khác xưa

- Ở gần chẳng bén duyên cho

Xa xôi cách ... lần đò cũng đi

Gợi ý

- Yêu nhau mấy núi cũng trèo

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.

- Trăm năm bia đá thì mòn

Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ

- Trăm năm đành lỗi hẹn hò,

Cây đa, bến cũ, con đò khác xưa

- Ở gần chẳng bén duyên cho,

Xa xôi cách mấy lần đò cũng đi.

Với nội dung bài Số từ và lượng từ các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức khái niệm về số từ và lượng từ, các loại lượng từ thường gặp trong các văn bản...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài lý thuyết Ngữ văn 6: Số từ và lượng từ cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Trắc nghiệm Ngữ văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các từ được in đậm trong những câu sau bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong câu ? Chúng đứng ở vị trí nào trong cụm từ và bổ sung ý nghĩa gì ? a) Hai chàng tâu hỏi đổ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”.(Sơn Tĩnh, Thuỷ Tinh) b) Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phức đức. (Thánh Gióng) 2. Từ đôi trong câu a có phải là số từ không? Vì sao ? (Gợi ý: cần xem xét vị trí và ý nghĩa của từ trong cụm từ)3. Tìm thêm các từ có ý nghĩa khái quát và công dụng như từ đôi, ví dụ: tá.Ghi nhớ• Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ.• Cần phân biệt số từ với những danh số lượng.từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩaII – LƯợNG TỦ1. Nghĩa của các từ in đậm trong những câu dưới đây có gì giống và khác nghĩa của số từ ?128[…] Các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niều cơm tí xíu, bÎu môi, không muốn cầm đũa. (Thạch Sanh)2. Xếp các từin đậm nói trên vào mô hình cụm danh từ. Tìm thêm những từ có ý nghĩa và công dụng tương tự.Ghi nhớ• Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật • Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, có thể chia lượng từ thành hai nhóm: – Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể, – Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phốiIII = LUYÊN TÂP 1. Tìm số từ trong bài thơ sau. Xác định ý nghĩa của các số từ ấy. Không ngủ được Một canh… hai canh… lại ba canh”, Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thảnh, Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt, Sao Vàng năm cánh mộng hồn quanh. (Hồ Chí Minh) 2. Các từin đậm trong hai dòng thơ sau được dùng với ý nghĩa như thế nào ? Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nổi tái tê lòng bầm. (Tố Hữu) 3. Qua hai ví dụ sau, em thấy nghĩa của các từ từng và mỗi có gì khác nhau ? a) Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi […]. (Sơn Tỉnh, Thuỷ Tinh)(a) Canh: đơn vị cổ đo thời gian, mỗi canh bằng 1/5 độ dài của đêm.9-NV61-A 129Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả. (Sự tích Hồ Gươm). Chính tả (nghe – viết): Lợn cưới, áo mới (cả bài).

Cụm động từ là gì Ngữ văn lớp 6?

Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ kết hợp với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Tương tự như cụm danh từ, cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ, nhưng lại hoạt động trong câu với vị trí và chức năng giống như một động từ.

Lượng từ là gì lớp 6?

Lượng từ là từ dùng để chỉ các sự vật có số lượng nhiều hay ít, thường được chia làm hai loại là nhóm chỉ tập hợp/phân phối và nhóm chỉ toàn thể dựa trên vị trí của cụm danh từ. – Lượng từ chỉ toàn thể là các từ ngữ như toàn bộ, toàn thể, tất cả,… – Lượng từ chỉ tập hợp hoặc phân phối là các từ như: mỗi, những, từng,…

Ngữ văn lớp 7 số từ là gì?

Số từ là từ dùng để chỉ số lượng và thứ tự của các sự vật được đề cập tới trong câu. Khi dùng để nói về số lượng, số từ thường đứng trước danh từ; còn khi để biểu thị thứ tự của sự vật thì số từ thường đứng sau danh từ. Số từ có thể chia làm hai loại: số từ chỉ số lượng và số từ chỉ thứ tự.

Thế nào là cụm tính từ lớp 6?

Tính từ là những từ dùng để chỉ đặc điểm hay tính chất của sự vật, hiện tượng hoặc hành động. Sự kết hợp giữa tính từ và các từ ngữ khác tạo nên cụm tính từ.