Sớn sa sớn sác là gì

Sớn sa sớn sác là gì

Ảnh Internet.


Có dịp ngồi uống cà phê tán dóc với một anh bạn trẻ. Câu chuyện cuối năm lan man, chợt anh bạn hỏi chữ "Sớn sa sớn sác - Xớn xa xớn xác" viết ra sao?, S hay X, hoặc chữ nào viết S chữ nào viết X, có người nói viết thế này, có người nói viết thế khác. Nghe bạn hỏi tôi cũng chẳng biết trả lời sao, có vẻ như những gì viết chơi trên blog tôi viết đỡ sai chính tả, nhưng thật sự ra tôi chẳng giỏi gì hết, rất nhiều lần tôi cũng bối rối không ít về chữ nghĩa, chẳng hạn chữ hay gặp như Xoài (trái xoài) có khi tôi cũng quên khuấy mất viết là X hay S, hoặc chữ Sếp (cấp trên) cũng không nhớ viết S hay X luôn. Thế là lại đành phải dở từ điển. Cũng may là tôi "góp nhặt" được một vài quyển từ điển tiếng Việt thông dụng (vẫn còn thiếu nhiều quyển), đành có được bi nhiêu xài bấy nhiêu.

Lần này cũng thế, đành hẹn với anh bạn để tôi về xem lại "bửu bối" (coi lại sách vở) và sẽ trả lời anh bạn sau. Trước khi giở sách tôi thử điểm lại một số câu theo như cách nói bên trên trong tiếng Việt thì thấy có rất nhiều, như "nhấp nha nhấp nhổm", "nhấp nha nhấp nháy", "nhớn nha nhớn nhác", "tấp ta tấp tểnh", "tất ta tất tưởi, "chập chà chập chờn", "lấp la lấp lửng", "vật và vật vờ", "ngổn nga ngổn ngang", "ngớ nga ngớ ngẩn", "xập xà xập xình"... Ôi thôi, coi vậy mà quá xá, còn nữa nói không hết...

Những chữ như thế thì chỉ có hai chữ sau là có ý nghĩa, chẳng hạn "nhấp nha nhấp nhổm" thì chỉ có nghĩa của từ "nhấp nhổm" là "đứng ngồi không yên", còn hai chữ đứng trước "nhấp nha" chỉ là từ dùng để nhấn mạnh thêm ý nghĩa của hai chữ sau và nhấn mạnh câu nói, không có ý nghĩa và cũng không dùng riêng một mình.

Trở lại câu anh bạn hỏi "Sớn sa sớn sác" hay "Xớn xa xớn xác"? Sau đây tôi chỉ chép những quyển từ điển có ghi chữ muốn tìm hiểu. Quyển Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của có chữ "Sớn sác" (không có từ xớn xác), và được giải thích: Sớn sác: mắt văng mắt vượt, không coi trước xem sau. (Giải nghĩa rất nôm na, dân dã nhưng rất dễ hiểu, đúng kiểu Nam bộ). Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức cũng chỉ có chữ "Sớn sác" ghi nghĩa như "nhớn nhác", và chữ "nhớn nhác" giải nghĩa: trỏ bộ hoảng hốt bỡ ngỡ. Xét trên 2 quyển từ điển này xem chừng ý nghĩa đã "hơi khang khác". Chúng ta hay nghe nói "Mấy đứa nhỏ này đi đâu coi bộ sớn sác dữ?", thì nghĩa của Đại Nam quấc âm tự vị "Sớn sác" là "không coi trước xem sau" nói "mấy đứa nhỏ đi đâu không coi chừng để ý gì hết (có phần bặm trợn không sợ cái gì)", nghe chừng đúng hơn là "Sớn sác" của Việt Nam từ điển - Hội Khai Trí Tiến Đức là "trỏ bộ hoảng hốt bỡ ngỡ" (có vẻ sợ sệt trong đó). Đấy là giải nghĩa của hai quyển từ điển hồi xưa in trong Nam, ngoài Bắc tôi có.

 Tiếp đến sách vở ngày nay thì Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên cũng chỉ có chữ "Sớn sác", ghi chú là phương ngữ, nghĩa như "nhớn nhác", và cũng giải thích như Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức. Quyển Chính tả tiếng Việt của Hoàng Phê cũng chỉ ghi nhận từ "Sớn sác". Đến quyển Từ điển tiếng Việt của NXB Từ Điển Bách Khoa in năm 2007, có cả  hai chữ "Sớn sác" và "Xớn xác", chữ "Sớn sác" ghi: trạng từ, vô ý, không dè dặt, không nhắm trước xem sau, nghĩa này tương tự như Đại Nam quấc âm tự vị, nhưng cũng ghi chú thêm như nhớn nhác và dớn dác. Còn chữ "Xớn xác" cũng ghi chú như nhớn nhác và dớn dác. Quyển Từ điển chính tả thông dụng của GS. Nguyễn Kim Thản xuất bản năm 1995, ghi nhận cả hai từ "Sớn sác" và "Xớn xác" (quyển này chỉ ghi nhận chính tả, không giải thích từ ngữ). Từ điển từ láy tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học xuất bản năm 1998, đều ghi nhận "Sớn sác" và "Xớn xác" là từ láy và nghĩa như nhớn nhác, và giải thích từ "nhớn nhác": có vẻ luống cuống, sợ hãi.

Như vậy theo hai quyển từ điển xưa là Đại Nam quấc âm tự vị và Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, chỉ ghi nhận từ "Sớn sác", có thể hiểu ban đầu chỉ có từ "Sớn sác", và thời gian sau này phái sinh thêm từ "Xớn xác", từ điển ghi nhận cả 2 từ "Sớn sác" và "Xớn xác". Và ý nghĩa của câu "Sớn sa sớn sác", hoặc "Xớn xa xớn xác", theo tôi cách giải nghĩa của Đại Nam quấc âm tự vị từ "Sớn sác" là "mắt văng mắt vượt, không coi trước xem sau" có lẽ chính xác nhất.

Hai từ "Sớn sác" hoặc "Xớn xác" không phải từ Hán Việt (không có trong âm Hán Việt). Có điều không rõ từ "Sớn sác" (Xớn xác) này có từ bao giờ? (ít ra cũng phải có trước năm 1895, vì đã được Huình Tịnh Paulus Của đưa vào Đại Nam quấc âm tự vị (in năm 1895-1896). Tôi tra thêm trong Từ điển truyện Kiều (Đào Duy Anh), Từ điển Lục Vân Tiên (Nguyễn Quảng Tuân & Nguyễn Khắc Thuần), Từ điển tầm nguyên (Bửu Kế), Từ điển từ cổ (Vương Lộc), Điển cố văn học (Đinh Gia Khánh chủ biên), Từ điển văn học quốc âm (GS. Nguyễn Thạch Giang) đều không thấy có.


Hy vọng là entry ngắn này sẽ giải thích được phần nào thắc mắc của anh bạn trẻ, và nếu có giúp ích thêm được chút nào cho các bạn khác trong việc dùng chữ nghĩa thì hay quá.



Page 2

Trang chủ Trang Multiply Guest Book Photo

  • Sớn sa sớn sác là gì

    Hình ảnh đầy hoài niệm về bầu không khí Giáng sinh ở Sài Gòn ngày trước đã được nhiều phóng viên người Mỹ ghi lại. Đại lộ Nguyễn Huệ dịp...

  • Sớn sa sớn sác là gì

    Luật nhân quả là một phép tắc được quy định theo sự hoạt động tự nhiên của vũ trụ, để quân bình trật tự an toàn của các hành tinh...

  • Sớn sa sớn sác là gì

    Những công trình biểu tượng của Sài Gòn xưa được tái hiện trong bộ bưu ảnh tô màu bằng tay thời Pháp của nhà sưu tập Bùi Bằng Giang. Thương...

  • Sớn sa sớn sác là gì

    Sách Thông điển của Đỗ Hữu 杜佑(1) thời Đường (801) 通典卷第一百八十四 – 州郡十四, có ghi chép như sau: “Tự Lĩnh nhi nam đương Đường Ngu Tam Đại vi man di chi quốc, thị Bách...

  • Sớn sa sớn sác là gì

    Quan Tượng Đài – đài thiên văn của triều Nguyễn – là một điểm tham quan thú vị dành cho những người muốn khám phá kiến trúc, lịch sử của...

  • Sớn sa sớn sác là gì

    Pepsi là thương hiệu nổi tiếng, dễ nhận biết và đã tồn tại trong nhiều thập kỷ. Theo thời gian, các xu hướng mới đã dẫn đến những thay đổi...

  • Sớn sa sớn sác là gì

    Trong lịch sử đã chứng kiến nhiều lần binh tướng của Trung Quốc phải sang nương nhờ Việt Nam, tham gia các cuộc chiến giúp người Việt chống ngoại bang,...

  • Sớn sa sớn sác là gì

    Ba anh em nhà Tây Sơn, từ nhỏ đến lớn, đối với nhau trọn niềm thương yêu. Vậy, nguyên nhân nào khiến Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ rạn nứt tình...

  • Sớn sa sớn sác là gì

    Ngài có biết lịch sử Đồ Sơn không? Cái bãi biển thu hàng triệu bạc mỗi vụ hè, nguyên là một ổ trộm cướp không đáng đồng xu nhỏ! Đó...

  • Sớn sa sớn sác là gì

    Trong lịch sử đã chứng kiến nhiều chiến công lẫy lừng bảo vệ Giang Sơn Xã Tắc là nhờ biết dựa vào lòng dân, được dân giúp sức. Cũng có...

  • Sớn sa sớn sác là gì

    Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm là tác giả của nhiều tình khúc bất hủ ở hải ngoại như Tháng Sáu Trời Mưa, Lời Tình Buồn, Trả Lại Thoáng Mây Bay,...

  • Sớn sa sớn sác là gì

    Phần 5: Hóc Môn, Bà Điểm Với 18 Thôn Vườn Trầu Địa danh Hóc Môn, cho tới nay vẫn còn nhiều ý kiến giải nghĩa khác nhau.Theo cách hiểu thông thường, người...