Subnetting la gi

Tiếp tục service về AWS, bài trước mình đã hướng dẫn các bạn tạo VPC – Một đám mây riêng ảo. Hôm nay, mình sẽ giới thiệu về Subnet, cách tạo 1 subnet trong 1 VPC.

Bạn đang xem: Subnet là gì

Subnet, được hiểu là 1 sub network (mạng con ảo). Sau khi tạo 1 VPC, bạn có thể thêm một hoặc nhiều subnet (mạng con) trong mỗi Availability Zone. Khi bạn tạo 1 subnet, bạn cần chỉ định khối CIDR cho subnet đó. Mỗi subnet phải nằm hoàn toàn trong 1 Availability Zone và không thể kéo dài tới các zone khác. Các Availability Zone là các vị trí riêng biệt được thiết kế để cách ly để tránh bị ảnh hưởng khi các zone khác gặp vấn đề.

Có thể tạo 1 hoặc nhiều subnet trên một VPC. Tuy nhiên bạn sẽ bị giới hạn số VPC trên AWS. Thông tin ở đây

Có 2 loại subnet

Public Subnet: là 1 subnet được định tuyến tới 1 internet gateway. 1 instance trong public subnet có thể giao tiếp với internet thông qua địa chỉ IPv4 (public IPv4 address hoặc Elastic IP address).Private Subnet: Ngược với Public Subnet, Private Subnet là một subnet không được định tuyến tới một internet gateway. Bạn không thể truy cập vào các instance trên một Private Subnet từ internet.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Luxurious Là Gì, Nghĩa Của Từ Luxury Trong Tiếng Việt

Giới hạn VPC and Subnets

Resource

Default limit

VPCs per region 5
Subnets per VPC 200
IPv4 CIDR blocks per VPC 5
IPv6 CIDR blocks per VPC 1

Định tuyến Subnet

Mỗi mạng con phải được liên kết với một bảng định tuyến, trong đó xác định các tuyến đường cho phép đối với lưu lượng gửi đi rời khỏi mạng con. Mỗi mạng con mà bạn tạo được tự động liên kết với bảng định tuyến chính cho VPC. Bạn có thể thay đổi liên kết và bạn có thể thay đổi nội dung của bảng định tuyến chính.

Subnet Security

AWS cung cấp hai tính năng mà bạn có thể sử dụng để tăng cường bảo mật trong VPC của bạn: Security Group và Network ACLs . Security Group kiểm soát lưu lượng vào và ra cho các trường hợp của bạn và Network ACL giúp kiểm soát lưu lượng truy cập vào và ra cho subnet của bạn.

Xem thêm: Xóm Tiếng Anh Là Gì : Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt, Xóm Tiếng Anh Là Gì

Hướng dẫn tạo Subnet trong VPC

Để thêm một subnet vào VPC của bạn, bạn phải chỉ định 1 CIDR IPv4 Block cho subnet từ phạm vi VPC của bạn. Bạn có thể chỉ định Region mà bạn muốn cho Subnet. Bạn có thể tạo nhiều subnet trong cùng 1 Region.

Sau khi tạo mạng con, bạn cần thực hiện các công việc sau:

Định cấu hình định tuyến của bạn. Để làm cho mạng con của bạn thành mạng con công cộng, bạn phải đính kèm cổng internet vào VPC của mình. Để biết thêm thông tin, hãy xem Tạo và Đính kèm Cổng Internet. Sau đó, bạn có thể tạo bảng tuyến tùy chỉnh và thêm tuyến đường vào cổng internet. Để biết thêm thông tin, hãy xem Tạo bảng định tuyến tùy chỉnh. Đối với các tùy chọn định tuyến khác, hãy xem Bảng định tuyến.Sửa đổi cài đặt mạng con để chỉ định rằng tất cả các trường hợp được khởi chạy trong mạng con đó sẽ nhận được địa chỉ IPv4 công khai hoặc địa chỉ IPv6 hoặc cả hai. Để biết thêm thông tin, hãy xem Hành vi địa chỉ IP cho mạng con của bạn.Tạo hoặc sửa đổi các nhóm bảo mật của bạn nếu cần. Để biết thêm thông tin, hãy xem Nhóm bảo mật cho VPC của bạn.Tạo hoặc sửa đổi ACL mạng của bạn nếu cần. Để biết thêm thông tin về ACL mạng, hãy xem ACL mạng

Để tạo 1 subnet các bạn thực hiện các bước sau

Nếu chưa có VPC, các bạn vui lòng tham khảo bài viết Hướng dẫn tạo VPC

Bước 1: Truy cập tới giao diện của VPC -> Filter theo VPC của bạn ->Chọn

Subnetting la gi

Bước 2: Bấm button để tạo subnet

Subnetting la gi

Bước 3: Điền đầy đủ các thông tin cho subnet bao gồm:

Name tag: Tên/Tag của subnetAvailability Zone: ap-northeast-1aIPv4 CIDR block: 10.0.0.0/16

Bấm button < Create > để tạo subnet

Subnetting la gi

Bước 4: Kết quả sau khi tạo thành công 1 subnet, bấm button < Close > để kết thúc tạo subnet

  • Techblog
  • Kiến thức cơ bản

Subnetting la gi

Một trong những giao thức được coi là "xương sống" trong hệ thống mạng Internet là bộ giao thức TCP/IP.Bài viết sau đây Bizfly Cloud sẽ giới thiệu ba khái niệm được sử dụng trong bộ giao thức TCP/IP đó là IP, Subnet mask và Gateway.

1. Địa chỉ IP là gì?

Gateway là một địa chỉ IP, vậy địa chỉ IP là gì? Địa chỉ IP (IP Address hay Internet Protocol address) – thường được gọi tắt là IP – là một dãy số được gán với mỗi thiết bị kết nối với một mạng máy tính sử dụng giao thức Internet Protocol hay giao thức IP. Ngoài ra còn một số IP cho các chức năng và mục đích đặc biệt trong mạng máy tính.

Có hai loại IP được sử dụng hiện nay là IPv4 và IPv6. Hầu hết các mạng máy tính cũng như các thiết bị hiện tại đều hỗ trợ cả 2 loại IP, nhưng vẫn còn một số thiết bị cũ chỉ hỗ trợ IPv4.

Với IPv4, địa chỉ IP được thể hiện bằng một dãy nhị phân 32 bit. Để dễ dàng cho người đọc, dãy IP sẽ được viết dưới dạng 4 số thập phân được ngăn cách bởi dấu chấm ".", mỗi số thập phân tương ứng với 8 bit trong dãy nhị phân và 8 bit đó được chuyển đổi hệ sang hệ thập phân. Ví dụ: 172.217.174.195 là IP của google.com.vn hay khi điền địa chỉ 172.217.174.195 vào thanh địa chỉ trình duyệt rồi nhấn Enter, ta sẽ truy cập được vào trang google.com.vn.

Subnetting la gi

Địa chỉ IP là một dãy số được gán với mỗi thiết bị kết nối với một mạng máy tính

Do mỗi số thập phân tương ứng với 8 bit nên số đó chỉ có giá trị từ 0 đến 255. Như vậy số IP tối đa có thể cấp cho một mạng máy tính, tính cả các địa chỉ đặc biệt là 232 địa chỉ. Với số lượng địa chỉ đó đang dần cạn kiệt, việc chuyển đổi sang IPv6 đang được thực hiện trên hệ thống mạng Internet.

==> Tìm hiểu thêm: Địa chỉ IP là gì? Cách kiểm tra IP trên máy tính nhanh nhất 

2. Subnet mask là gì?

Với số lượng địa chỉ IP như trên, việc sử dụng hết trong các hệ thống mạng lớn như Internet là việc đang xảy ra. Nhưng với một số hệ thống mạng nhỏ hơn, việc sử dụng hết số lượng IP kia là không thể, đồng thời xuất hiện các vấn đề bất cập về quản lí các máy tính trong mạng. Vì vậy, subnet mask giúp cho việc phân chia các địa chỉ IP thành các mạng con.

Subnetting la gi

Một cách phân chia mạng con bằng subnet mask

Subnet mask trong IPv4 có 2 cách viết:

Cách 1: Viết số lượng bit từ trái sang dùng để xác định mạng của các địa chỉ IP. Cách này thường được viết sau địa chỉ IP và cách nhau bởi dấu gạch chéo "/".

Ví dụ: 192.168.1.1/24 tức là địa chỉ IP là 192.168.1.1, có 24 bit dùng để xác định các địa chỉ IP khác trong mạng. 24 bit từ trái sang là 3 số thập phân (192, 168 và số 1 bên trái), tất cả các địa chỉ IP có dạng 192.168.1.x (x nằm trong khoảng 0 đến 255) là những địa chỉ cùng mạng. Còn lại các IP khác không nằm trong mạng của máy tính có IP 192.168.1.1/24.

Cách 2: Viết một dãy số 32 bit, với các bit 1 dùng để chỉ các bit xác định  hệ thống mạng của địa chỉ IP đó. Dãy số luôn có dạng 11…110…0, 10…0, 1…10, 11…11 hoặc 00…00. Sau đó chuyển dãy 32 bit này về dạng 4 số thập phân như cách chuyển địa chỉ IP.

Ví dụ 255.255.255.0 hay hệ nhị phân là (11111111) (11111111) (11111111) (00000000) có nghĩa là 24 bit đầu xác định mạng của địa chỉ IP. Ta có thể thấy Subnet mask 255.255.255.0 tương đương với cách viết "/24" ở trên.

Sau khi có được địa chỉ IP và subnet mask, tiếp theo là cách truyền gói tin trong mạng, làm thế nào để biết được địa chỉ IP của máy tính cần gửi đến là gì? Lúc này, một máy được gọi là router sẽ giúp các máy tính và các gói tin tìm đường để đến được máy tính cần gửi gói tin đến. 

3. Gateway là gì?

Mỗi khi gửi một gói tin đến một địa chỉ nào đó, máy tính sẽ nhớ đường gửi gói tin  bằng một bảng gọi là routing table. Tuy nhiên, không phải là máy tính nào cũng có thể biết được đường gửi gói tin đến một địa chỉ IP nào cả. Vì vậy Default Gateway (hay Gateway) được sử dụng dành cho mục đích: nếu như không tồn tại đường gửi đến địa chỉ nào đó trong routing table thì gửi gói tin đó qua gateway. Nhiệm vụ của gateway thường là gửi gói tin đó đến nơi cần đến.

Với các hệ thống mạng nhỏ như hộ gia đình hay các hệ thống mạng của tổ chức nhỏ, các router sẽ có đảm nhận luôn chức năng của gateway. Tuy nhiên, với các hệ thống lớn, gateway và router không phải luôn luôn cùng một địa chỉ IP.

Các hệ điều hành đều có thể hiện các địa chỉ IP của máy, subnet mask tương ứng và gateway (ví dụ như lệnh ipconfig trong cmd của Windows). Ngoài ra, các địa chỉ IP, subnet mask hay gateway đều có thể được thiết lập bởi người dùng cho mỗi máy tính.

Subnetting la gi

Thiết lập thủ công IP, Subnet mask, Default gateway và DNS


Theo BizFly Cloud tổng hợp

>> Có thể bạn quan tâm: Bắt đầu từ ngày hôm nay chứng chỉ SSL/TLS chỉ còn được cấp phép tối đa 398 ngày

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cậptại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud