Tại mẫu đơn xin nghỉ phép

Mẫu đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức viên chức là gì? Mẫu đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức viên chức và hướng dẫn soạn thảo? Quy định về số ngày nghỉ phép của các cán bộ, công chức?

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều đã từng nghe và cũng đều đã từng nhắc tới những danh từ như là viên chức, công chức. Hay trong giai đoạn hiện nay, cũng có rất nhiều những bạn sinh viên sau khi ra trườn có mong muốn thi đỗ để vào làm viên chức, công chức tại các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Ta nhận thấy rằng, hiện nay, các viên chức, công chức có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.

Tuy nhiên, cũng giống như người lao động, khi làm việc thì bất cứ ai cũng sẽ được nghỉ hằng năm theo quy định. Để được nghỉ phép thì các cán bộ hay viên chức sẽ cần làm mẫu đơn xin nghỉ phép theo quy định của nơi mà họ đang làm việc. Vậy, mẫu đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức viên chức là gì và có nội dung cụ thể ra sao?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mẫu đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức viên chức là gì?
  • 2 2. Mẫu đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức viên chức:
  • 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức:
  • 4 4. Quy định về số ngày nghỉ phép của các cán bộ, công chức:

1. Mẫu đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức viên chức là gì?

Việc nghỉ phép là không thể tránh khỏi. Bởi vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà những công chức, viên chức sẽ xin nghỉ phép. Đối với các đối tượng là những cán bộ, công chức, viên chức khi đang làm việc trong các cơ quan hành chính của nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thì sẽ gửi đơn xin nghỉ phép đến cơ quan nơi mà mình hiện đang làm việc. Mẫu đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức viên chức được sử dụng khá phổ biến hiện nay và có những ý nghĩa và vai trò quan trọng.

Mẫu đơn xin nghỉ phép của công chức, viên chức được sử dụng khi các chủ thể là những cán bộ, công chức và các đối tượng này có nhu cầu xin nghỉ phép thì cần phải làm đơn xin nghỉ phép nộp cho lãnh đạo đơn vị. Trong giai đoạn như hiện nay, theo quy định của pháp luật nước ta thì các cán bộ công chức đối với chế độ nghỉ phép, nghỉ có hưởng lương sẽ tương đương giống với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức theo quy định của pháp luật lao động. Và nhằm mục đích để được chấp thuận nghỉ phép năm, các chủ thể là những cán bộ công chức sẽ phải viết đơn và gửi đến người có thẩm quyền phê duyệt.

Mẫu đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức viên chức là mẫu đơn được cán bộ công viên chức lập ra để nhằm mục đích xin được nghỉ phép. Mẫu đơn sẽ nêu rõ thông tin người làm đơn, thời gian xin nghỉ, lý do xin nghỉ và nhiều thông tin khác.

2. Mẫu đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức viên chức:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———

ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP

Kính gửi: ….. (1)

Tôi tên là: ……   Nam/ Nữ: ……

Ngày/Tháng/Năm sinh:…    Tại: ….

Chức vụ: ……

Đơn vị công tác: ……(2)

Điện thoại liên lạc:……(3)

Nay tôi làm đơn này xin phép …… (4) cho tôi được nghỉ phép từ ngày…/…/…. đến ngày …/…./…..

Lý do xin nghỉ: ……. (5)

Trong thời gian xin nghỉ, tôi xin bàn giao công việc lại cho…. (6)

Tại phòng ……..(7)

Tôi xin hứa sẽ cập nhật tình hình công việc thường xuyên trong thời gian nghỉ và cam kết trở lại làm việc đúng thời hạn quy định.

Kính mong …… (8) giải quyết cho tôi nghỉ phép theo nguyện vọng trên.

Xin trân trọng cảm ơn!

….., ngày….tháng….năm

Người làm đơn

(Ký, họ tên)

Ghi chú về việc viết đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức:

(1), (4), (8): Thường là người lãnh đạo quản lý trực tiếp hoặc người cần xin phép. Chẳng hạn: Kính gửi Chủ tịch UBND xã A; Kính gửi Trưởng phòng Thống kê huyện B;

(2): Viết đầy đủ. Chẳng hạn: Đơn vị công tác: Phòng thống kê thuộc UBND huyện X;

(3): Số điện thoại thường dùng hoặc số điện thoại để liên lạc trong thời gian nghỉ phép;

(5): Lý do xin nghỉ cần được trình bày rõ ràng, ngắn gọn nhưng phải đầy đủ và thuyết phục. Không lan man dài dòng. Ví dụ: Tôi xin nghỉ kết hôn, tôi xin nghỉ phép để đi du lịch, tôi xin nghỉ ốm…

(6): Người trực tiếp nhận bàn giao công việc;

(7): Phòng người trực tiếp nhận bàn giao công việc đang công tác. Thường phải là người cùng bộ phận, làm các công việc liên quan.

Nếu có thể, hãy trình bày các nội dung công việc bàn giao. Hoặc nếu công việc phải bàn giao cho nhiều người thì thống kê công việc bàn giao cho từng người thật rõ ràng.

3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức:

Mẫu đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức không được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật nên các chủ thể là những cán bộ, công chức sẽ có trách nhiệm phải tự viết đơn xin nghỉ của mình. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, ở một số cơ quan, đơn vị trong nội quy của mình cũng sẽ có quy định cụ thể về mẫu đơn xin nghỉ phép. Cũng chính bởi vì nguyên nhân đó, căn cứ cụ thể vào từng môi trường làm việc, tùy từng cơ quan, đơn vị mà các chủ thể là những cán bộ công chức tự viết hoặc sử dụng mẫu sẵn có.

Nếu trong trường hợp tự viết đơn, dưới đây là hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức:

– Ghi đầy đủ thông tin về Quốc hiệu, tiêu ngữ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Tên đơn: ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP.

– Kính gửi: thông thường sẽ là người lãnh đạo quản lý trực tiếp hoặc là người cần phải xin phép.

– Thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, chức vụ, bộ phận công tác.

– Thông tin về thời gian xin nghỉ: Từ ngày nào đến ngày nào

– Thông tin về lý do xin nghỉ phép.

– Thông tin của người tiếp nhận bàn giao, phụ trách công việc trong thời gian nghỉ phép (lựa chọn người trong cùng bộ phận công tác).

– Xác nhận của trưởng phòng, người cấp trên trực tiếp.

– Chữ ký của chủ thể là cán bộ công chức làm đơn xin nghỉ phép nghỉ việc.

4. Quy định về số ngày nghỉ phép của các cán bộ, công chức:

Nghỉ phép năm hay chúng ta cũng còn có thể được gọi là số ngày nghỉ hàng năm. Đây được hiểu chính là những quyền lợi cơ bản và quan trọng mà mỗi chủ thể là người lao động theo quy định sẽ được hưởng trong một năm dù làm việc cho bất kỳ công ty, doanh nghiệp thương mại hay là bất cứ một tổ chức nào.

Căn cứ vào môi trường làm việc cũng như là dựa vào tính chất công việc và quy định cụ thể được ban hành tại mỗi nơi làm việc mà các chủ thể là người lao động cũng sẽ được hưởng chế độ nghỉ phép năm khác nhau. Số ngày nghỉ phép năm của các chủ thể là người lao động có thể là 12, 14 hoặc 16 ngày trong vòng một năm. Còn trong trường hợp chủ thể là người lao động hiện vẫn chưa đủ 1 năm làm việc thì người lao động vẫn được hưởng chế độ nghỉ phép năm theo mỗi tháng làm việc tương ứng với 1 ngày nghỉ phép được cộng thêm.

Theo Điều 13 Luật Cán bộ công chức 2008thì các chủ thể là những cán bộ, công chức sẽ được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để nhằm mục đích có thể giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

Từ ngày 01/01/2021, khi Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực, số ngày nghỉ được hưởng nguyên lương của các chủ thể là những cán bộ hay công chức được xác định như sau:

– Chủ thể là những người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao độngthì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

+ Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động là 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.

+ Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động là 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

+ Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động là 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

– Đối với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động đó sẽ được tính căn cứ theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

– Người lao động khi đã đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động đó cũng sẽ được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

– Kết hôn thì người lao động sẽ được nghỉ 03 ngày.

– Con đẻ, con nuôi kết hôn thì người lao động sẽ được nghỉ 01 ngày.

– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết thì người lao động sẽ được nghỉ 03 ngày.

Cần lưu ý đối với trường hợp người lao động do yêu cầu nhiệm vụ, các chủ thể là những người cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm của mình thì ngoài tiền lương người lao động đó sẽ còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ (trong khi từ năm 2021, chỉ những chủ thể là những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mà bị mất việc làm hoặc thôi việc mới được thanh toán cho những ngày mà người đó chưa nghỉ).