Tải mẫu hợp đồng mua bán

Mua bán hàng hóa là hoạt động diễn ra thường xuyên trong xã hội từ những nhu cầu mua hàng nhỏ lẻ của cá nhân đến những giao dịch kinh tế với số lượng, giá trị hàng hóa lớn của các doanh nghiệp, tuy nhiên chỉ những thương vụ mua bán lớn gọi chung là những giao dịch kinh tế thương mại thì mới cần đến hợp đồng mua bán hàng hóa nhằm văn bản hóa các thỏa thuận giữa các bên. Hợp đồng là căn cứ pháp lý để các bên biết được quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện mua bán, làm sao không để bên còn lại phải chịu thiệt thòi.

Tải mẫu hợp đồng mua bán

Mẫu số 1Tải mẫu này TẠI ĐÂYMẫu số 2Tải mẫu này TẠI ĐÂYMẫu số 3Tải mẫu này TẠI ĐÂYMẫu số 4Tải mẫu này TẠI ĐÂY

Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

Hợp đồng mua bán hàng hóa là một loại hợp đồng khá phổ biến trong các hoạt động thương mại, trao đổi hàng hóa nhằm ghi lại toàn bộ những thỏa thuận của bên mua và bên bán, trách nhiệm mà hai bên cần thực hiện nhằm đảm bảo được lợi ích cho bên đối tác hợp đồng của mình. Nắm được mẫu Hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất hiện nay sẽ giúp các thương gia có thể xây dựng được một căn cứ pháp lý vững chắc, nắm bắt được những cơ hội mới cho mình.

Là văn bản pháp lý ghi nhận quá trình hợp tác thương mại, buôn bán giữa các doanh nghiệp hoặc giữa cá nhân với doanh nghiệp, Hợp đồng mua bán hàng hóa được soạn dựa trên những căn cứ Luật liên quan như Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, các văn cứ đơn chào hàng của cả hai bên,... Các điều khoản có trong Hợp đồng mua bán hàng hóa phù hợp với quy định chung của pháp luật, đảm bảo được lợi ích cho các bên tham gia, vì vậy, bạn có thể sử dụng mẫu Hợp đồng mua bán hàng hóa khi có nhu cầu.

Chẳng hạn trong trường hợp mua bán xe ô tô thì bán cần lập hợp đồng mua bán xe để thống nhất các điều khoản về giá cả, thời gian và địa điểm giao hàng... Các bạn có thể tham khảo chi tiết nội dung hợp đồng mua bán xe được Taimienphi.vn soạn thảo và đăng tải tại đây rất đầy đủ.

Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa

Cũng tương tự như các hợp đồng mua bán hiện nay, Hợp đồng mua bán hàng hóa cũng có một số mục chính như thông tin của các bên tham gia, các điều khoản mà hai bên thỏa thuận cần thực hiện.

- Căn cứ Luật: Hợp đồng mua bán hàng hóa được xây dựng dựa trên Bộ Luật Dân sự, căn cứ vào nhu cầu mua bán, trao đổi của các bên.
- Thời gian và địa điểm hai bên thực hiện hợp đồng.
- Thông tin của bên mua và bên bán: Ghi rõ tên doanh nghiệp mua - bán hàng hóa, địa chỉ, số điện thoại, thông tin người đại diện (nếu có), chức vụ, mã số thuế, số tài khoản, ngân hàng mở tài khoản,...

Hai bên thỏa thuận các điều khoản trong mẫu hợp đồng như sau:

Điều 1: Đối tượng và giá cả: Cần ghi rõ tên hàng hóa, đơn vị tính hàng hóa cụ thể, số lượng, đơn giá từng đơn vị và thành tiền. Bên cạnh đó, cả hai bên sẽ tính toán Thuế GTGT, tổng số tiền thanh toán,...
Bên bán phải đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng số lượng hàng hóa và đảm bảo được chất lượng hàng hóa theo yêu cầu.
Điều 2: Thời hạn hợp đồng: Hai bên thỏa thuận thời gian hợp đồng có hiệu lực thực hiện và thời gian kết thúc.
Điều 3: Thời hạn và phương thức thanh toán: Tổng số tiền mà bên mua phải thanh toán cho bên bán (ghi rõ bằng số và bằng chữ), thời hạn thanh toán cụ thể, nếu thanh toán nhiều lần cần ghi rõ số lần thanh toán, thời gian thanh toán từng đợt và thực hiện các giấy tờ xác nhận kèm theo.
Điều 5 + Điều 6: Nghĩa vụ của bên bán và bên mua.
Điều 7: Thanh lý hợp đồng: Thời hạn thanh lý hợp đồng do hai bên tự thỏa thuận, trong trường hợp hai bên đã thực hiện đầy đủ các điều khoản thì hợp đồng coi như được thanh lý.
Điều 8: Thỏa thuận về phạt hợp đồng và bồi thường hợp đồng.
Điều 9: Phương thức giải quyết các tranh chấp cụ thể.
Điều 10: Các trường hợp chấm dứt hợp đồng mà hai bên không cần phải thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với đối tác của mình.

Hợp đồng mua bán gạch cũng là một dạng của hợp đồng mua bán hàng hóa, trong hợp đồng mua bán gạch phải ghi rõ số lượng gạch, đơn giá, thời gian chuyển gạch,.. và một số thống nhất khác giữa bên mua và bên bán.

Hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, buộc hai bên phải thực hiện đầy đủ để đảm bảo được quyền lợi cho các bên tham gia. Bên cạnh đó, hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ kết thúc nếu như cả hai bên thực hiện đầy đủ những trách nhiệm và nghĩa vụ của mình mà hai bên không còn bất cứ vướng mắc về quyền lợi của mình.