Tại sao an it nhưng vẫn lên cân

Có khi nào bạn thắc mắc tại sao bạn ăn ít mà vẫn béo, bạn ăn kiêng nhưng vẫ n không xuống được cân nào. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Bài viết dưới đây nó sẽ giúp bạn giải đáp được những câu hỏi này đấy! Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây cùng mình nhé!

Cơ chế cân bằng năng lượng

Trong một ngày chúng ta sẽ có nguồn năng lượng đầu vào bằng ăn uống và năng lượng đầu ra bằng tiêu hao cho các hoạt động thể chất.

Tất cả những gì bạn ăn vào trong ngày đều chuyển thành năng lượng trong cơ thể bạn. Đó là tổng năng lượng đầu vào bao gồm các thức ăn, đô uống từ 3 bữa chính, các bữa phụ, các đồ ăn vặt, nước giải khát.

Năng lượng đầu ra: cơ thể chúng ta có thể tiêu hao qua các dạng:

  • Chuyển hóa cơ bản: có nghĩa là bạn không cần làm gì cả chỉ là các hoạt động ăn ngủ nghỉ để duy trì cuộc sống. Mỗi người có một mức năng lượng cơ bản riêng phụ thuộc vào mức độ cân nặng và giới tính. Chuyển hóa cơ bản thường rất ít khi thay đổi ở mỗi người.
  • Hoạt động hàng ngày: năng lượng tiêu hao qua các hoạt động hang ngày của bạn. Tùy vào mức độ công việc sẽ có mức tiêu hao năng lượng thấp hay cao.
  • Hoạt động gia tăng: qua các hình thức luyện tập thể thao, hoạt động thể chất.

Tại sao an it nhưng vẫn lên cân

Để duy trì cán cân thăng bằng đó thì năng lượng bạn nạp vào phải bằng hoặc sấp sỉ lượng năng lượng tiêu hao. Khi cán cân đó cân bằng thì cơ thể của bạn sẽ ở mức ổn định. Bạn bị tăng cân khi tổng lượng năng lượng bạn đưa vào trong 1 ngày nhiều hơn số năng lượng tiêu hao. Thì có 2 nguyên nhân chính.

Ăn vào không kiểm soát: hầu hết mọi người không kiểm soát được vấn đề này. Không xác định được mức năng lượng cần thiết. Thậm chí khi xác định được rồi vẫn không kiểm soát được ham muốn của bản thân.

Lười vận động: tất cả năng lượng tiêu hao trong một ngày của bạn quá thấp. Bạn hầu như không vận động nhiều nên năng lượng tiêu hao nên cơ thể sẽ tích tụ năng lượng dư thừa thành mỡ để dự trữ.

Nguyên nhân ăn ít mà vẫn béo

Không cân đối: Trong 4 nhóm thực phẩm đạm, béo, ngọt và chất xơ. Nhiều người nhầm tưởng chính chất đạm và chất béo có trong các loại thịt, cá sẽ gây tăng cân. Tuy nhiên không phải kẻ thù lớn nhất của cân nặng chính là chất ngọt hay còn gọi là tinh bột. lý do nếu cơ thể nạp quá nhiều chất béo cơ thể sẽ thải ra bớt. Nhưng đường bột ăn vào bao nhiêu cơ thể sẽ hấp thụ hết để chuyển thành vận động và tích trữ.

Ăn không đúng bữa: mặc dù bạn nhịn ăn cả ngày nhưng vẫn ăn nhiều vào buổi tối và đi ngủ ngay. Thì nguy cơ tăng cân vẫn rất cao, một chén cơm là đủ năng lượng để bạn chạy bộ một tiếng. Chất đường bột có khả năng hấp thụ rất nhanh, vì vậy nếu không vận động để tiêu hao thì sẽ tạo thành mỡ thừa.

Thói quen: có nhiều người có thói quen đi rất nhanh, có người lại đi rất chậm. Có nhiều người rất hay tư duy, suy nghĩ về mọi thứ trong khi những người khác có lối suy nghĩ chậm hơn. Vì thế những người có thói quen hoạt động, suy nghĩ chậm chạp khiến năng lượng tiêu hao trong ngày của họ rất thấp. Vì thế dù họ có hít khí trời họ vẫn mập.

Thể chất: mỗi người có cấu trúc bộ não khác nhau. Theo nghiên cứu những người mập thường có lối suy nghĩ vui vẻ, lạc quan hơn phần còn lại. Những người hay lo lắng, trầm cảm thường có cơ thể ốm yếu. Do họ tốn quá nhiều năng lượng cho việc suy nghĩ, cảm giác, tưởng tượng và lo lắng. Những cảm xúc tiêu cực này khiến cơ thể tiết ít hormone hơn từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơn thèm ăn của họ.

Ăn sai cách: cùng một lượng thức ăn nhưng mỗi loại thực phẩm có giá trị calo, đường khác nhau. Những người có thói quen ăn nhiều đường bột như cơm, khoai, bánh kẹo sẽ có cơ thể phì nhiêu hơn. Những người có thói quen ăn nhiều rau xanh và trái cây sẽ có cơ thể thon gon. Vì rau xanh là nhóm thực phẩm chứa ít năng lượng hơn các nhóm còn lại. Vì vậy nếu muốn giảm cân hãy xem lại thực đơn hàng ngày của bạn.

Thích các hoạt động thể chất: có những đứa trẻ khi sinh ra đã rất hiếu động, chúng thích tìm tòi mọi thứ tò mò khiến chân tay hoạt động liên tục. Nhóm trẻ này thường có dáng người mảnh và cao. Nếu bạn không thích các hoạt động thể chất thì dù có người nói về các tác hại của nó. Cũng rất khó để kéo bạn ra khỏi giường, khi cơ thể càng phì nhiêu người ta càng vận động khó khăn. Điều đó khiến họ càng khó có thể cải thiện được cân nặng của mình dù rằng họ đã cố ăn rất ít.

Gen di truyền: nếu cha hoặc mẹ bạn là người béo phì, tỷ lệ bạn cũng bị mắc bệnh này rất cao có thể lên tới 40%. Cha mẹ thường để lại cho con cái cấu trúc cơ thể và các thói quen sinh hoạt hàng ngày khá giống nhau. Điều này giải thích tại sao tỷ lệ di truyền béo phì lại cao như vậy.

>> Tham khảo thêm: 

Tại sao ăn kiêng rồi mà vẫn tăng cân?

Tại sao an it nhưng vẫn lên cân

Tại sao ăn kiêng rồi mà vẫn tăng cân?

Chọn sai thực phẩm: có nhiều người biết là ăn kiêng thường là phải kiêng tinh bột. Vì thế họ thay thế bằng các loại trái cây. Tuy nhiên những loại trái cây có vị ngọt như xoài, đu đủ, chuối… cũng chứa nhiều năng lượng và làm tăng đường trong máu. Chưa hết việc ăn kiêng sai cách sẽ khiến cơ thể suy nhược do thiếu chất khiến bạn duy trì chế độ giảm cân không được lâu.

Kết hợp: tất cả các chế độ giảm cân sẽ có hiệu quả rất thấp nếu bạn không kết hợp với chế độ thể dục thể thao phù hợp. Những người mập thường có cơ địa hấp thụ năng lượng rất tốt khiến họ dù ăn ít nhưng vẫn mập và các chế độ giảm cân áp dụng với họ rất kém hiệu quả. Khi bạn có cân nặng lớn việc vận động là tương đối khó khăn nhưng hãy kiên trì chỉ sau 02 tuần cơ thể bạn sẽ làm quen với nó.

Không có kế hoạch: nếu bạn không biết bắt đầu giảm cân từ đâu thì có thể áp dụng các chế độ nổi tiếng như ketogenic, general motor diet… Bạn nên thử nhiều cách để biết chế độ nào phù hợp với cơ thể mình. Bạn nên tìm cho mình một người bạn đồng hành hoặc các hội nhóm trên facebook để cùng nhau hành động. Điều này sẽ giúp bạn có động lực và kiên trì hơn.

Với những thông tin giải đáp trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn vềviệc tại sao ăn kiêng, ăn ít nhưng vẫn không xuống được cân. Hãy lên một kế hoạch ăn uống hợp lý hoặc nhờ đến các chuyên gia dinh dưỡng lập lên một chếđộ ăn giảm cân dành riêng cho mình nhé. Ngoài việc lên kế hoạch ăn để giảm cân thì bạn có thể dùng thêm các loại thuốc giảm cân để quá trình giảm cân xuống nhanh hơn. Tham khảo thêm các loại thuốc giảm cân đang được bán chạy nhất hiện nay TẠI ĐÂY!

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết!

Tại sao an it nhưng vẫn lên cân

Chắc chắn rằng có đôi lúc bạn cảm thấy ganh tỵ với một đứa bạn nào đó rằng tại sao nó “ăn cả thế giới mà vẫn không mập” còn bạn chỉ cần “hít không khí thôi cũng đã mập”.Đây là câu hỏi mà rất nhiều chị em đã gặp và đang mắc phải nhưng lại không hiểu nguyên nhân tại sao? Và cách khắc phục cho hiện tượng ăn ít vẫn mập này như thế nào.

Nguyên nhân 1: Ăn quá nhiều thực phẩm giàu Calo.

Tại sao an it nhưng vẫn lên cân

Giàu năng lượng ở đây có nghĩa là mặc dù khối lượng thực phẩm của bạn ăn vào là rất nhỏ nhưng nó lại mang một lượng calo rất lớn vào cơ thể của bạn.

Ví dụ như bạn ăn 100g ức gà với tổng calo chỉ 120 calo, nhưng ở đây bạn lại 50g da heo cháy tỏi thì năng lượng bạn nạp vào khoảng 150-200 calo.

Điều này cực kỳ không tốt cho cơ thể bạn, thay vì bạn ăn 100g ức gà bạn sẽ được lợi về mặt dinh dưỡng lẫn về số lượng thực phẩm, có nghĩa là bạn sẽ cảm thấy no hơn ăn 50g da heo cháy tỏi rồi phải không? Trong khi với món năng lượng cao, có thể bạn đã ăn rất ít nên không thỏa mãn được cơn đói của cơ thể và nó càng thoi thúc bạn ăn nhiều hơn. Đây chính là lý do bạn nạp quá nhiều calo mà bạn không hề hay biết.

Cách khắc phục:

  • Hạn chế các món giàu năng lượng đến từ Chất béo/Fat
  • Đừng bao giờ ăn thỏa thích bất cứ món gì, mà hãy lấy ra 1 lượng nhất định để ăn, và tuyệt đối không được “thêm chút nữa có sao đâu”.
  • Tính toán lượng calo cần nạp vào cơ thể thông qua thức ăn

Xem thêm : Cách tính toán và lên thực đơn giảm cân cho bạn nữ tập gym

Nguyên nhân 2: Ăn quá ít so với khẩu phần tiêu chuẩn của bạn.  

Tại sao an it nhưng vẫn lên cân

Đây là nguyên nhân chính mà các bạn đang có mục tiêu tập gym để giảm cân thường xuyên mắc phải. Thoạt đầu nghĩ, càng ăn ít thì sẽ giảm càng nhanh. Nhưng nó đúng trong vòng 1-2 tuần đầu tiên trong quá trình giảm cân của bạn. Càng về sau của quá trình thì nó lại càng phản tác dụng khiến bạn tăng cân nhanh chóng.

Tại sao lại như vậy? Chúng ta cùng nhau giải thích trên mặt khoa học nhé.

Đầu tiên chúng ta sẽ đề cập đến các chỉ số: BMR (Số calo tối thiểu để cơ thể hoạt động:tim đập, hít thở, tiêu hóa…)

Chỉ số BMR của mỗi người là hoàn khác nhau nên nếu 2 bạn ăn cùng 1 thực đơn thì số cân sẽ giảm cũng khác nhau. Vì vậy các bạn đừng nên lấy thực đơn có sẵn trên mạng về áp dụng cho mình, may mắn thì bạn có thể giảm cân được đấy, nhưng không may thì sẽ lên cân không kiểm soát được.

Tại sao càng ăn ít càng lên cân? Do bạn đã vô tình ăn ít hơn lượng BMR tối thiểu mà cơ thể cần. Nếu quá trình này xảy ra lâu dài thì cơ thể sẽ kích hoạt chế độ tự bảo vệ chống lại việc lượng thức ăn nạp vào cơ thể bị thiếu hụt trầm trọng bằng cách: hạ nhịp tim, tuần hoàn máu chậm lại, hạ nhịp thở, tăng khả năng tích mỡ của cơ thể. Vì lúc này, cơ thể đang trong trạng thái thiếu hụt thức ăn nên nó sẽ ưu tiên cho việc tích mỡ trước. Bạn sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, không tập trung được, đề kháng yếu. Nếu quá trình này kéo dài thì bạn biết rồi đấy, cân nặng không những không giảm mà còn tăng lên.

Cách khắc phục:

  • Trước khi ăn kiêng bạn nên tính toán BMR phù hợp cho mình bằng rất nhiều công cụ có trên mạng.
  • Tính toán lượng calo từ thực phẩm cần nạp trong ngày.
  • Chắc chắn rằng bạn không ăn thấp hơn BMR cho phép
  • Nếu đã lỡ rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải do ăn dưới mức Calo của BMR thì cũng không nên quá lo lắng, bạn hãy ăn uống bình thường trở lại khoảng 1 tuần để BMR tăng lên rồi lúc này hãy tính toán thật kỹ lại lượng calo cần thiết.
  • Đừng quên vận động để cơ thể luôn trong trạng thái thoải mái nhất các bạn nhé.

Xem thêm: Cách tính chỉ số BMR để giúp tăng cân hay giảm cân hợp lý​

Nguyên nhân 3: Khả năng hấp thụ thức ăn của cơ thể

Tại sao an it nhưng vẫn lên cân

Ở người bình thường thì khả năng hấp thu ở mức 60-80% là bình thường, nhưng có một số bạn thì khả năng này giao động từ 80-100%. Có nghĩa là khi bạn ăn 200 calo thì cơ thể hấp thu hoàn toàn 200 calo. Đây là một điều khá có lợi cho các VDV Thể Hình, nhưng đối với các bạn nữ đây là một điều hoàn toàn không vui chút nào. Có người sẽ nhạy về Tinh Bột, hoặc nhạy Chất béo. Điều bạn cần làm là xác định mình thuộc dạng nào thông qua việc theo dõi cơ thể mỗi khi thay đổi khẩu phần tinh bột/béo.

Cách khắc phục:

  • Tính toán lượng calo cần thiết trong ngày.
  • Dựa vào lượng calo trên hãy ăn và cảm nhận từ 2-3 ngày: nếu không hiệu quả thì tiếp tục hạ từ khoảng 100-200 calo/ngày
  • Chắc chắn rằng bạn không ăn thấp hơn BMR cho phép

Nguyên nhân 4: Bệnh lý cơ thể – Rối loạn chuyển hóa

Rối loạn chuyển hóa là tăng Lipid máu, Kháng Insulin, không dung nạp đường, tăng huyết áp… Đây là bệnh lý nên bạn hoàn toàn không  thể tự can thiệp bằng các phương pháp thông thường.

Các dấu hiệu:

  • Bụng ≥ 90cm đối với nam , Bụng ≥ 80cm đối với nữ.
  • Triglycerid máu ≥ 150mg/dl.
  • HDL-C
  • Huyết áp ≥ 130/85mmHg.
  • Tăng glucose máu khi đói ≥ 100mg/dl.

Cách khắc phục:

  • Vì là bệnh nên việc trước tiên phải đi kiểm tra và được sự tư vấn của bác sĩ.
  • Tăng cường vận động bằng cách tập gym với thời gian từ 30-60 phút mỗi ngày.
  • Tránh ăn các chất béo bão hòa, tăng cường rau quả, hạt các loại.
  • Không sử dụng chất kích thích: rượu bia, thuốc lá.

Nguyên nhân 3 và 4 là hai nguyên nhân rất ít người mắc phải. Hầu hết 90% các trường hợp đều rơi vào nguyên nhân 1 và 2. Nên các bạn đừng nghĩ mình thuộc nguyên nhân 3 và 4 mà nản lòng nhé. Chỉ cần các bạn tuân thủ đúng nguyên tắc về dinh dưỡng và vận động thì kết quả sẽ đến với các bạn. Đừng nôn nóng, tất cả đều là một quá trình. Mà đã là quá trình thì cần phải kiên nhẫn, không nên đốt cháy giai đoạn