Tại sao cần phân tích marketing

Phân tích content marketing đối thủ là một việc hết sức quan trọng đối với các marketers. Hoạt động trong lĩnh vực nào cũng vậy, ai cũng muốn giành được lợi thế cạnh tranh. Và để muốn giành được lợi thế cạnh tranh, bạn cần phải đánh giá được các đối thủ cạnh tranh của mình. Các cụ đã nói “biết người biết ta trăm trận trăm thắng” quả không có sai!

Phân tích content marketing đối thủ là bước để bạn vận dụng những điểm mạnh của đối thủ để từ đó cải thiện hiệu quả chiến lược tiếp thị nội dung của mình. 

Vậy hãy cùng tìm hiểu phân tích content marketing đối thủ với Digifox nhé!

1. Phân tích content marketing đối thủ là gì?

Phân tích content marketing đối thủ là quá trình nghiên cứu và phân tích các chiến lược tiếp thị nội dung của đối thủ cạnh tranh. 

Sau khi phân tích, bạn sẽ có được cái nhìn sâu sắc về nội dung và chiến lược của họ. Bạn có thể học hỏi và vận dụng được những điểm xuất sắc trong mỗi chiến lược họ sử dụng.

2. Tại sao phải phân tích content marketing của đối thủ?

Phân tích content của đối thủ để làm tốt hơn tại sao không!

Những doanh nghiệp vượt trội hơn là những doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của việc học hỏi chiến lược từ đối thủ của mình và làm tốt hơn. 

Phân tích content của đối thủ sẽ giúp bạn có được toàn bộ thông tin về chiến lược tiếp thị nội dung của họ.

Bạn có thể dựa vào những nội dung của đối thủ cạnh tranh đang làm tốt để đảm bảo nội dung của bạn phù hợp với đối tượng mục tiêu. Hay bạn có thể tránh được những chủ đề không hấp dẫn cái mà đối thủ của bạn đã làm trước đó. Hay thậm chí, bạn phát hiện ra những nội dung của đối thủ đang thiếu yếu tố nào mà bạn có thể cải thiện.

3. Làm thế nào để phân tích content marketing của đối thủ?

3.1. Xác định đối thủ cạnh tranh

Tại sao cần phân tích marketing

Phân tích đối thủ cạnh tranh là gì

Đầu tiên, bạn cần lên danh sách đối thủ cạnh tranh của mình. 

Đối thủ cạnh tranh được chia ra làm hai loại:

  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hay dịch vụ tương tự như bạn và cùng nhắm đến một đối tượng mục tiêu cụ thể.
  • Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là những doanh nghiệp không cung cấp sản phẩm hay dịch vụ như bạn nhưng có thể giải quyết tương tự cùng một vấn đề mà khách hàng gặp phải. 

Bạn cần phải xác định đâu là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là bạn bỏ qua, không để mắt đến đối thủ cạnh tranh gián tiếp bởi họ có thể thay đổi hoặc lấn sân sang lĩnh vực của bạn bất cứ lúc nào. 

Thị trường là nơi có nhiều biến động, nó có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Do đó, điều quan trọng nhất là bạn phải liên tục theo dõi và phân tích đối thủ cạnh tranh của mình.

3.2. Xác định nội dung mà đối thủ cung cấp

3.2.1. Các danh mục nội dung chính

Bạn có thể xem danh mục các nội dung chính trong mục Blog trên website của đối thủ.

Việc này sẽ giúp bạn biết được nội dung nào đang phổ biến trong lĩnh vực của bạn. 

Tại sao cần phân tích marketing

Ví dụ các danh mục trên Blog của Tomorrow Marketers

3.2.2. Chất lượng nội dung blog

Phân tích chất lượng nội dung của blog là cách tốt để xem đối thủ của bạn đang hoạt động tốt như thế nào.

Một số những câu hỏi bạn có thể sử dụng khi phân tích chất lượng nội dung các bài đăng của đối thủ là:

  • Nội dung bài đăng của họ có chính xác không? Và chính xác đến mức nào?
  • Những nội dung đó chuyên sâu hay sơ sài?
  • Nội dung của họ có dễ nhìn, dễ đọc, dễ hiểu hay không? Hay bài viết của họ toàn chứa những thuật ngữ chuyên ngành, không giải thích,…
  • Trong bài viết của họ có chứa hình ảnh không? Các bài đăng cần có tối thiểu 3 hình ảnh.
  • Họ có phạm phải bất kỳ lỗi ngữ pháp hay chính tả nào không?

3.2.3. Thời lượng hoặc độ dài của nội dung

Nội dung của đối thủ của bạn có độ dài trung bình là bao nhiêu? Nhìn vào độ dài văn bản của họ giúp bạn điều chỉnh độ dài tối ưu cho nội dung của riêng bạn.

3.2.4. Các định dạng nội dung chính

Cuối cùng, bạn cần nắm bắt được các định dạng nội dung mà họ đang sử dụng:

  • Blog
  • Webinar
  • Ebook
  • Podcast
  • Video
  • Case Study

Việc liệt kê các định dạng nội dung mà đối thủ đang sản xuất cũng là cách để bạn biết được mức độ đầu tư và nguồn lực cho nội dung đó. Đây là cách tốt để bạn có thể phát hiện ra ý tưởng khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

3.3. Phân tích mức độ tương tác nội dung của đối thủ

Tại sao cần phân tích marketing

Việc phân tích mức độ tương tác nội dung của đối thủ sẽ giúp bạn đánh giá được chiến lược tiếp thị nội dung của đối thủ. Qua đó, bạn có thể áp dụng linh hoạt vào chiến lược marketing của mình.

Ví dụ, bạn có thể học hỏi từ những nội dung nhận được nhiều lượt yêu thích và tương tác của đối thủ. Bạn có thể tránh được “vết xe đổ” đó những nội dung không nhận được sự quan tâm và thu hút, hoặc bạn cũng có thể cải thiện và làm tốt hơn đối thủ.

3.4. Phân tích trang web của đối thủ

“Nghía” vào website của đối thủ, hãy tìm những kẽ hở, những điểm còn thiếu của doanh nghiệp, từ đó bạn nghĩ ra những chiến lược làm tốt hơn đối thủ để thu hút khách hàng mục tiêu. 

Bên cạnh đó, bạn cũng đừng chỉ chăm chăm tìm những điểm yếu của họ, hãy học hỏi những ý tưởng sáng tạo, thu hút của họ. Chỉ có thế, nội dung bạn mới ngày càng cải thiện và hấp dẫn hơn.

Bạn có thể tham khảo một số công cụ giúp bạn phân tích website của đối thủ cạnh tranh Digifox đề cập ở phía sau.

3.5. Xem xét sự hoạt động trên mạng xã hội của họ

Cuối cùng, bạn cần xem xét hoạt động trên mạng xã hội của đối thủ cạnh tranh.

Trước tiên, bạn hãy kiểm tra xem những nền tảng nào đối thủ cạnh tranh đang hoạt động. Cân nhắc việc tạo tài khoản mạng xã hội mà đối thủ có, bạn không có trong thời gian tới, những mạng xã hội mà đánh giá có tiềm năng đối với bạn.

Sau đó, hãy phân tích chiến lược truyền thông xã hội của họ. 

Họ thường sản xuất những loại nội dung nào? 

Họ làm thế nào để thúc đẩy tương tác trên các phương tiện đó? 

Cách họ tương tác với người theo dõi? Nội dung nào của họ nhận được nhiều lượt tương tác? Tần suất đăng bài của họ ra sao? 

Trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ biết được điểm nào đối thủ đang làm vượt trội hơn, điểm nào đối thủ đang làm kém hơn bạn.

4. Tổng hợp các công cụ phân tích content marketing của đối thủ

4.1. Công cụ phân tích website đối thủ

SimilarWeb

Nếu bạn đang tìm kiếm một công cụ nào đó giúp bạn phân tích website của đối thủ cạnh tranh, SimilarWeb sẽ là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.

SimilarWeb cung cấp những dữ liệu như lưu lượng truy cập của website, của quảng cáo trả phí, thứ hạng, từ khóa,… tương đối chính xác, từ đó giúp bạn đánh giá được toàn diện website của đối thủ. 

Với số liệu được thống kê chi tiết, bạn sẽ thu thập được nhiều thông tin hữu ích, là cơ sở giúp bạn so sánh website của mình với đối thủ cạnh tranh.

Ưu điểm:

  • Giao diện dễ nhìn, dễ dàng thao tác và sử dụng. 
  • SimilarWeb còn cung cấp lưu lượng truy cập trên cả Việt Nam lẫn các quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên, với phiên bản miễn phí, nó chỉ hiển thị 5 quốc gia hàng đầu. 
  • Bên cạnh đó, SimilarWeb còn giúp bạn thống kê các website trong cùng một lĩnh vực, từ đó, có được cái nhìn bao quát nhất về thị trường mà bạn đang hoạt động. 

Nhược điểm:

  • Với phiên bản miễn phí, các thông tin bạn được xem còn khá hạn chế. Để xem được đầy đủ các thông tin bạn cần phải trả phí.
  • Công cụ này chỉ sử dụng Tiếng Anh. 
  • SimilarWeb chỉ tập trung vào theo dõi lưu lượng truy cập, từ khóa,… chứ không phân tích chuyên sâu nội dung của website.

Tại sao cần phân tích marketing

Thống kê về lưu lượng truy cập từ nền tảng mạng xã hội của Tomorrow Marketers

Google Analytics

Chắc hẳn bạn đã không cảm thấy gì xa lạ với công cụ này nữa rồi. Google Analytics được xem là công cụ phân tích website phổ biến, cung cấp nhiều thông tin hữu ích về đối thủ cạnh tranh cho nhà quản trị web, những người làm marketing,… 

Thông qua các thống kê về lưu lượng truy cập, tỷ lệ thoát, thời gian người dùng ở lại trên website cùng với vô số các số liệu khác, bạn có thể biết được website của đối thủ liệu có đang hoạt động hiệu quả hay không.

Tại sao cần phân tích marketing

Kết quả phân tích của Google Analytics

Với nhiều tính năng hữu ích, lại hoàn toàn miễn phí, chắc chắn đây sẽ là công cụ mà bạn không thể bỏ qua.

4.2. Công cụ phân tích từ khóa

SpyFu

Tại sao cần phân tích marketing

Giao diện của SpyFu

Nổi tiếng từ lâu với khả năng phân tích dữ liệu liên quan đến từ khóa của đối thủ, đây là công cụ chắc chắn mà bạn đang mong chờ.

SpyFu giống như một gián điệp của bạn dùng để theo dõi những từ khóa hay Adwords của đối thủ vậy. Nhờ đó, bạn có thể biết được những chiến dịch Google Adwords nào của đối thủ đang thực hiện hiệu quả, những từ khóa nào đối thủ đang sử dụng, những từ khóa nào bạn và đối thủ đang cùng sử dụng trên website. Các dữ liệu này sẽ giúp bạn điều chỉnh lại từ khóa, từ đó cải thiện và nâng cao từ khóa của bạn, gia tăng được lượng traffic.

SpyFu còn đặc biệt hữu ích khi giúp bạn sắp xếp lại các dữ liệu lớn để bạn có thể dễ dàng hình dung được chiến lược của đối thủ đang áp dụng, từ đó bạn có thể điều chỉnh lại chiến lược của mình sao cho hiệu quả.

Việc sử dụng cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần nhập URL website của đối thủ, đợi vài giây để công cụ phân tích là đã có thể xem được rồi.  

Tại sao cần phân tích marketing

Hình ảnh minh họa phân tích website của Tomorrow Marketers

Tuy nhiên, nếu bạn muốn xem được hết các dữ liệu báo cáo thì bạn cần phải trả phí với mức 33$/tháng. Với mức giá như vậy, cùng lợi ích mà công cụ này đem lại thì công cụ này vẫn đáng để bạn thử mà phải không? 

Ahrefs

Công cụ này gần như tương tự SpyFu, nó cũng cho phép bạn nghiên cứu cách đối thủ họ triển khai để tối ưu hóa tìm kiếm, lượng truy cập tự nhiên và trả phí. Thông qua nhưng dữ liệu được báo cáo, bạn có thể học hỏi từ đối thủ ở những hoạt động họ làm hiệu quả, đồng thời thiết kế lại chiến lược để làm tốt hơn họ.

Tại sao cần phân tích marketing

Giao diện Ahrefs

4.3. Công cụ phân tích mạng xã hội

Simply Measured

Nhờ Simply Measured, bạn hoàn toàn có thể phân tích các nền tảng xã hội như Facebook, Instagram, Google+, Twitter, Youtube mà đối thủ của bạn đang hoạt động.  

Bạn có thể xem được các số liệu về Fanpage Facebook và mức độ cạnh tranh, người theo dõi trên Instagram, Twitter,… tùy thuộc vào nhu cầu muốn xem cái gì của bạn. Tất cả các số liệu này sẽ được báo cáo một cách đầy đủ và chi tiết giúp bạn biết được “tình hình” phía đối thủ trên các trang mạng xã hội này, “biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. 

Ngoài ra, công cụ này có một tính năng đặc biệt đó là giúp bạn phân loại khách hàng mục tiêu, từ đó bạn có thể phát triển một chiến lược tiếp thị phù hợp

Tại sao cần phân tích marketing

Các báo cáo về hoạt động trên mạng xã hội

4.3. Công cụ kiểm soát lượng Mentions

Google Alerts

Một công cụ nữa của Google được nhắc đến trong danh sách này đó chính là Google Alerts. 

Đây tiếp tục là một công cụ hoàn toàn miễn phí được phát triển bởi Google, có thể kiểm tra lượng mentions từ khóa và trên mạng xã hội của đối thủ. Trong lúc thực hiện việc theo dõi đối thủ, rất có thể bạn sẽ nảy ra ý tưởng tốt giúp cải thiện bộ từ khóa của mình. Bạn cũng có được thông tin về chiến lược SEO mà đối thủ cạnh tranh đang tiến hành. 

Tuy nhiên, với một vài từ khóa nâng cao, Google Alerts có thể không phân tích được hoặc sẽ tốn một khoảng thời gian. 

Hy vọng với những nội dung mà Digifox đã chia sẻ ở trên, bạn có thể hiểu được tầm quan trọng của việc phân tích và đánh giá content marketing của đối thủ. Digifox cũng cung cấp nhiều khóa học và tài nguyên hấp dẫn khác về Digital Marketing, bạn có thể tham khảo chi tiết hơn tại đây!


Page 2

Một trong những điều tuyệt vời về content marketing là bạn có thể tạo nội dung ở nhiều định dạng khác nhau. Bạn cũng có thể sử dụng lại nội dung của mình thành nhiều định dạng, có nghĩa là “được rồi, ít công việc hơn!”

Nhưng đôi khi bạn gặp khó khăn khi nghĩ “Tôi nên tạo loại nội dung nào?” Tôi nói đúng chứ?

Đó là lý do tại sao bạn nên biết về các định dạng content marketing khác nhau mà bạn sử dụng. Khi bạn tìm hiểu thị trường mục tiêu của bạn thích loại nội dung nào, bạn có thể cân nhắc điều đó khi lập kế hoạch cho lịch biên tập của mình.

Tạo hoặc định vị lại nội dung ở các định dạng khác nhau sẽ giúp bạn thu hút được nhiều đối tượng hơn. Bạn sẽ tiếp cận những người có phong cách học tập khác nhau. Ví dụ: một số người yêu thích nội dung trực quan, trong khi những người khác thích văn bản hoặc âm thanh.

Nếu bạn giới hạn bản thân ở một định dạng nội dung, thì bạn đang giới hạn phạm vi tiếp cận tiềm năng của mình. Nhưng nếu bạn tạo nội dung ở nhiều định dạng khác nhau, thì bạn có cơ hội tiếp cận những người mới.

Bạn có thể xem lại định nghĩa Content Marketing tại [Webinar Content Marketing #1] Bí mật Content Marketing là gì? Tại sao lại quan trọng đến vậy? Digifox 

Sau đây là 7 những định dạng Content Marketing phổ biến bạn có thể tham khảo

1. Kiểm soát nội dung

Hãy bắt đầu với nội dung văn bản, vì đó là điều mà hầu hết mọi người nghĩ đến khi họ nghe từ “nội dung”. Nội dung văn bản bao gồm bất kỳ thứ gì ở định dạng viết, chẳng hạn như bài đăng trên blog, bài báo, sách điện tử, sách trắng, v.v. Đây là tất cả nội dung mà mọi người tiêu thụ bằng cách đọc.

Tại sao cần phân tích marketing

Nội dung văn bản

Nhưng bạn cần kiểm soát nội dung một cách hiệu quả. Đưa ra các nguyên tắc để tạo nội dung có kiểm soát sẽ thông báo cho các nỗ lực tiếp thị của bạn.

  • Giáo dục người đọc về lợi ích của nội dung tìm kiếm.
  • Cung cấp ví dụ về các thương hiệu có nội dung được kiểm soát thành công.
  • Vạch ra kế hoạch chi tiết về nội dung có kiểm soát có thể được triển khai để phù hợp với chiến lược tiếp thị nội dung của công ty bạn.
  • Liệt kê các bước khác nhau mà bạn nên thực hiện để tạo nội dung có kiểm soát vượt trội hơn so với phần còn lại.

2. Blog posts

Bài đăng trên blog là loại nội dung văn bản chính mà hầu hết mọi người tạo ra. Và viết blog thường tạo thành nền tảng cho các nỗ lực tiếp thị nội dung của bạn.

Điều tuyệt vời về các bài đăng trên blog là chúng rất dễ sản xuất và có thể được chuyển đổi thành nhiều định dạng nội dung khác.

Để làm cho các bài đăng trên blog trở thành một phần thành công trong chiến lược nội dung của bạn:

  • Trước tiên, bạn cần bắt đầu một blog.
  • Thu hút người đọc bằng các tiêu đề blog hấp dẫn.
  • Định dạng các bài đăng trên blog của bạn để dễ đọc trực tuyến.

3. Hình ảnh và đồ họa thông tin

Chúng ta đang ở trong thời đại trực quan. Mọi người bị thu hút bởi những hình ảnh đầy màu sắc và những hình ảnh đó có thể giúp bạn kết nối với độc giả của mình.

Nếu bạn hiểu giá trị của nội dung, bạn có thể biết rằng hình ảnh có thể tạo nên sự khác biệt về mức độ tương tác. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hình ảnh có màu làm tăng mức độ sẵn sàng đọc một phần nội dung của mọi người lên 80%.Và điều đó rất hợp lý khi chúng ta ít có xu hướng hứng thú khi đọc một bài báo 1.000 từ được viết trên TextEdit theo kiểu nhàm chán nhất so với một bài báo có hình ảnh chất lượng minh chứng cho những hiểu biết sâu sắc đó.

Tại sao cần phân tích marketing

Hình ảnh chia nhỏ các khối văn bản lớn giúp nội dung của bạn dễ đọc hơn.

Và đối với hầu hết các nền tảng truyền thông xã hội, hình ảnh sẽ tạo thành nền tảng cho nội dung của bạn. Trên thực tế, hình ảnh là nội dung cần thiết cho mạng xã hội.

Nếu bạn có bất kỳ nội dung dày đặc, chứa nhiều dữ liệu, thì hãy cân nhắc tạo đồ họa thông tin. Đồ họa thông tin là một cách tuyệt vời để chia sẻ dữ liệu và số liệu thống kê với khán giả của bạn theo cách dễ tiêu hóa hơn.

Bạn có thể tự tạo đồ họa thông tin bằng cách sử dụng các mẫu miễn phí có sẵn trên Canva

( Hướng dẫn tải Canva Pro cùng Digifox trong 5 phút

Tại sao cần phân tích marketing

Bạn cũng có thể thuê nhà thiết kế ngoài thay vào việc tự bản thân tạo một thiết kế đồ họa bằng cách đưa bản soạn thảo thông tin cho đối tác.

4. Video

Trong môi trường ngày nay, việc đưa video vào Content Marketing của bạn trên thực tế là một yêu cầu.

Dưới đây là một số thống kê về video và vị trí của nó trong thế giới tiếp thị:

  • Theo nghiên cứu của Wyzowl, 69% người tiêu dùng nói rằng họ thích tìm hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu thông qua video.
  • “Mỗi ngày mọi người xem hơn một tỷ giờ video”, theo YouTube.
  • Di động là thiết bị chính để xem video.
  • Bao gồm video trong các chiến dịch của bạn có thể dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi cao hơn 34%.

Khán giả của bạn có thể đang xem Trực tiếp trên Facebook, YouTube, IGTV, Tiktok hoặc các nền tảng video khác. Và điều đó có nghĩa là nội dung của bạn cũng cần phải ở đó.

5. Audio ( Âm thanh )

Cũng phổ biến như video, đừng quên âm thanh.

Nội dung âm thanh bao gồm podcast, sách nói, radio trực tuyến, v.v.

Nội dung âm thanh có tính di động. Khán giả của bạn có thể nghe nội dung đó trong xe hơi, khi rửa bát đĩa, khi tập thể dục hoặc ở bất cứ đâu.

Điều tuyệt vời về âm thanh đối với người tạo nội dung là nó rất dễ sản xuất. Và đặc biệt dễ dàng chuyển đổi các dạng nội dung khác thành âm thanh.

Và hiện nay Podcast đang ngày càng trở nên phổ biến và chúng rất xuất sắc khi tiếp cận khán giả và đóng vai trò như một tài nguyên truy cập để bổ sung thêm kiến thức hoặc để thư giãn đầu óc. Ở đấy chúng ta có thể tìm thấy các chuyên gia tính năng sẽ cùng nhau thảo luận về các chủ đề hoặc xu hướng khác nhau trong các cuộc trò chuyện bình thường kích thích tư duy nhưng dễ hiểu. Nó cho phép khán giả hiểu rõ những cá nhân này (và công ty mà họ đại diện) thực sự là ai đồng thời giáo dục họ theo một cách khác.

Tại sao cần phân tích marketing

Giang ơi Radio là một Podcast của Youtuber nổi tiếng Giang ơi. Mang lại góc nhìn mới lạ và nguồn năng lượng tích cực cho giới trẻ.

6. Webinars

Tương tác với khán giả thông qua hội thảo trên web/fanpage facebook là một chiến lược mà hiện nay Digifox đang biết rõ và thích thực hiện đó là điều kiến khán giả của chúng tôi tiếp tục theo dõi.

Các Webinars của Digifox bạn có thể tham gia và nhận thông báo về các Webinars tiếp theo tại  Digifox – Home | Facebook  

Tương tự như podcast, lưu trữ hoặc hợp tác với một tổ chức khác cho hội thảo trên web là một cơ hội tuyệt vời để thu hút thị trường mục tiêu của bạn theo cách bình thường, nhưng đầy đủ thông tin và có giá trị. Thêm vào đó, nó mang lại cho bạn cơ hội sử dụng lại những đồ họa tuyệt vời mà bạn đã tạo bằng Canva hoặc Visage trong các trang trình bày của mình.

Hội thảo trên web là cơ hội để bạn đi sâu vào các chủ đề mà khán giả của bạn yêu thích bằng cách tổ chức các chuyên gia để thảo luận về xu hướng và sự phát triển, đồng thời bạn có thể cung cấp yếu tố con người quan trọng mà khán giả của bạn cần để cảm thấy được kết nối với thương hiệu của bạn – và thường là yếu tố mà họ không thể tìm thấy thông qua việc đọc nội dung blog một mình.

Rõ ràng, việc nằm trong ranh giới của khung nội dung bằng văn bản có thể ngăn bạn tương tác hoàn toàn với khán giả và đó là điều mà nhiều công ty phải vật lộn. Rất may, có các công cụ và nền tảng giúp bạn tận dụng tất cả các cách khác nhau để kết nối với khán giả của mình. Vì vậy, hãy bước ra ngoài bằng cách sử dụng nội dung blog chuẩn của bạn để tiếp sức cho các kênh khác. Bạn sẽ không hối tiếc.

7. Email marketing

Nếu bạn không có thói quen gửi Email Marketing cho khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng của bạn thì đây quả thật là một thiếu sót lớn. Sau khi đọc lợi ích dưới đây thì bạn nên thêm nó vào danh sách công việc hằng tuần.

Email marketing cho đến nay là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của việc phát triển blog và doanh nghiệp.Nó là một cách tuyệt vời để giới thiệu nội dung mà khách hàng tiềm năng của bạn có thể đã bỏ lỡ và nó đóng vai trò như một nguồn thông tin cập nhật và tin tức về ngành khác.

Để hiểu hơn về Email Marketing ban có thể tham khảo tại [ Webinar #7] Sự “thăng tiến” của Email Marketing trong thời đại số – Digifox  

Kết luận

Content formats (các định dạng nội dung) mà bạn có thể sử dụng để bổ sung thêm cho chiến lược content marketing của mình.

Vì vậy, bạn có nó rồi. Một loạt Content formats mới mà bạn có thể sử dụng để thêm cho chiến lược content marketing của mình. Khi bạn đang xem xét các ý tưởng về Content formats, hãy ghi nhớ hai điều.

  • Đối tượng mục tiêu của bạn thích loại nội dung nào?
  • Bạn thích tạo những loại nội dung nào?

Nếu bạn tập trung vào các định dạng phù hợp với cả hai danh mục đó, bạn sẽ có thể tạo nội dung hấp dẫn, lôi cuốn cho khán giả mà không gây thêm căng thẳng quá mức cho khối lượng công việc của mình.

Bạn muốn tìm hiểu để nhận được nhiều giá trị hơn liên quan đến Content Marketing? Tham khảo thêm tại Khóa học 7 ngày làm chủ Content Marketing – Digifox