Tại sao chúng ta phải nghiên cứu khoa học vật liệu

Mục lục

  • 1 Phân loại vật liệu
  • 2 Xem thêm
  • 3 Tham khảo
  • 4 Liên kết ngoài

Phân loại vật liệuSửa đổi

Vật liệu là đối tượng của ngành khoa học vật liệu gồm rất nhiều loại khác nhau về bản chất vật liệu, về cấu trúc vật liệu, về các tính chất,... Thông thường, nếu phân chia theo bản chất vật liệu thì chúng ta có các loại sau:

  1. Vật liệu kim loại
  2. Vật liệu silicat
  3. Vật liệu polymer
  4. Vật liệu composite
  5. Vật liệu tổng hợp

Nếu chia Vật liệu ra theo các ngành ứng dụng thì có:

  1. Vật liệu điện
  2. Vật liệu điện tử
  3. Vật liệu xây dựng
  4. Vật liệu Cơ khí

1. Đi tìm lời giải chính xác cho ngành khoa học vật vật liệu

1.1. Khoa học vật liệu là gì?

Trước khi tìm hiểu khoa học vật liệu là gì? Bạn cần hiểu vật liệu là gì? Vật liệu là chất hoặc có thể là các hợp chất khác nhau được con người dùng để sáng tạo ra các sản phẩm mới có ích và phục vụ cho đời sống của con người. Trong quá trình sản xuất thì vật liệu chính là đầu vào, hay trong một quá trình chế tạo nào đó thì vật liệu chính là thứ bạn dùng làm nguyên liệu ban đầu để chế tạo ra vật liệu mới, hay các sản phẩm có giá trị thiết thực hơn với cuộc sống của con người. Vật liệu là các sản phẩm chưa được hoàn thiện trong quá trình sản xuất công nghiệp sẽ biến các vật liệu đó thành các sản phẩm hoàn thiện và có thể sử dụng được rộng rãi và ứng dụng được ở lĩnh vực nào đó của cuộc sống. Vật tư là các loại vật liệu cần thiếtsử dụng trong quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm nhưng không trực tiếp cấu thành sản phẩm. Đó là sự khác nhau giữa vật tư và vật liệu.

Tại sao chúng ta phải nghiên cứu khoa học vật liệu
Khoa học vật liệu là gì?

Đi tìm đáp án chính xác cho câu hỏi khoa học vật liệu là gì? Khoa học vật liệu là một ngành nghiên cứu về các mối quan hệ của các thành tố, của cấu trúc, công nghệ xử lý, công nghệ chế tạo, cùng với tínhchất của vật liệu để từ đó tạo ra một sản phẩm vật chất mới có giá trị sử dụng cao hơn, và đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của con người. Với khoa học vật liệu có sự tham gia của các ngành khoa học chủ yếu đó là vật lý học, hóa học, toán học. Thông qua việc nghiên cứu vật liệu ở thể rắn, sau đó là nghiên cứu vật liệu ở thể lỏng và cuối cùng là nghiên cứu vật liệu ở thể khí.

Khi nghiên cứu về vật liệu, sẽ nghiên cứu đến các vấn đề sau: Cấu trúc của vật liệu đó, tính chất điện của vật liệu, tính từ, nhiệt và quang, cơ,… Sau khi nghiên cứu các tính chất đó của vật liệu các nhà nghiên cứu có chức nhưng tích hợp các tính chất của vật liệu lại với nhau theo một mục đích được đặt ra rõ ràng để thỏa mãn nhu cầu nào đó trong kỹ thuật và nhu cầu sử dụng của con người.

Nhu cầu về sử dụng vật liệu của con người ngày càng cao, không chỉ vậy con người luôn muốn tìm kiếm những vật liệu mới để tạo ra được hiệu quả tốt nhất cho sản xuất và các hoạt động trong đời sống con người. Chính vì vậy, ngành khoa học vật liệu là một ngành không thể thiếu và rất quan trọng trong sự phát triển của xã hội hiện nay. Nhờ có khoa học vật liệu mà các sản phẩm mới được ra đời phục vụ tốt hơn cho con người và trở nên phổ biến rộng rãi hơn trong xã hội.

Việc làm nhân viên kinh doanh vật liệu xây dựng

1.2. Phân loại các loại vật liệu hiện nay

Có rất nhiều các loại vật liệu đã được tìm kiếm và đưa vào sử dụng để phục vụ cho đời sống của con người nhưng cũng có những loại vật liệu chưa hề được biết đến, cũng như rất nhiều loại vật liệu vận còn trong quá trình nghiên cứu để đưa ra những sản phẩm tốt nhất để có thể phục vụ được số đồng con người trong cuộc sống. Mỗi loại vật liệu khác nhau sẽ có cấu trúc, tính chất và bản chất vật liệu khác nhau. Nên thường ta sẽ có cách phân loại vật liệu như sau:

+ Phân loại của vật liệu dựa trên bản chất của chúng thì cụ thể như sau: Vật liệu kim loại, vật liệu gốm, vật liệu chất dẻo, vật liệu composite, vật liệu xi măng, và vật liệu vô định hình

+ Phân loại vật liệu theo lĩnh vực ứng dụng trong cuộc sống thì sẽ chia như sau: Vật liệu điện, vật liệu điện tử, vật liệu xây dựng, vật liệu cơ khí.

Với mỗi tính chất và ứng dụng khác nhau của vật liệu thì sẽ được phân loại phù hợp cách dùng của vật liệu đó.

1.3. Tố chất cần có khi bạn muốn theo đuổi ngành khoa học vật liệu?

Khi bạn mong muốn được học và theo đuổi sự nghiệp với ngành khoa học vật liệu bạn cần có những tố chất như sau:

Đầu tiên, bạn cần có niềm đam mê và yêu thích khám phá khoa học về vật chất để theo đuổi với nghề.

Thứ hai, bạn cần có một tư duy tự nhiên, tư duy logic và tư chất thông minh để có thể khám phá và kết nối các vật liệu lại với nhau tạo ra một vật liệu mới có ích cho xã hội và cộng đồng.

Thứ ba, bạn cần có khả năng tập trung cao sẽ giúp bạn đạt hiệu quả tốt nhất cho công việc của mình, việc tâm trung cũng giúp bạn phát huy được sự sáng tạo và tìm tòi của bản thân để cho ra được những sản phẩm vật liệu chất lượng.

Thứ tư, là bạn cần là một người có tính kiên trì, thận trọng và tỉ mỉ với công việc của mình để đạt hiệu quả tốt nhất và cũng tránh nhầm lẫn trong công việc của mình.

Cuối cùng để có thể tiến xa hơn với ngành và đi xa hơn với nghề bạn luôn cần có một tinh thân ham học hỏi, tìm hiểu các kiến thức mới và khám phá ra các loại vật liệu mới phục vụ tốt hơn cho cuộc sống của con người. Ngoài ra bạn có thể tham khảo ngành kỹ thuật vật liệu nữa.

Tại sao sinh viên cần tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học?

10/3/2019 4:18:47 PM

Nhắc đến nghiên cứu khoa học (NCKH) nhiều người thường nghĩ đó là một công việc vất vả, đầy chông gai, lấy đi rất nhiều thời gian, công sức của người tham gia. Nhưng tại sao sinh viên vẫn thường được khuyên nên tham gia NCKH?

Nhiều lợi ích không ngờ
Vậy trên thực tế, hoạt động nghiên cứu khoa học mang lại cho sinh viên những lợi ích như thế nào?

Trước hết, thông qua việc thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, sinh viên hiểu sâu hơn về những kiến thức đã học trên giảng đường, đồng thời được bổ sung thêm những kiến thức ngoài sách vở. Và nhiều khi trong quá trình làm các em lại nhận ra những bài học tưởng chừng như cằn cỗi trong sách vở hóa ra lại sinh động ở trong đời sống thực tế. Quá trình đi khảo sát, điều tra, phỏng vấn … sinh viên sẽ được làm những công việc của một cử nhân thực thụ đang làm việc trong một công ty, cơ quan nào đó. Đây thực sự là một trải nghiệm mới về những điều chúng ta quan tâm, yêu thích xung quanh nhằm khám phá bản thân.

Tại sao chúng ta phải nghiên cứu khoa học vật liệu


Nhóm sinh viên làm nghiên cứu trình bày tạiHội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên lần thứ XI.

Thứ hai, qua NCKH chúng ta biết cách thực hiện đề tài mang tính khoa học: lập kế hoạch, bố trí thời gian, phân công nhiệm vụ trong nhóm… Điều này sẽ tạo cho chúng ta tư duy logic, biện chứng và cái nhìn bao quát mọi việc - đó là tầm nhìn của người quản lý, của lãnh đạo - làm cơ sở để phấn đấu trong tương lai. Đồng thời, NCKH cũng giúp các em có tác phong làm việc tích cực, kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, kết hợp nhuần nhuyễn giữa các thành viên trong nhóm, cùng nhau giải quyết những khó khăn, rắc rối nảy sinh, nâng cao kỹ năng thuyết trình và bảo vệ đề tài trước hội đồng… Đó là kinh nghiệm rất quý khi sinh viên thực sự bắt tay vào làm việc tại các công ty.

Thứ ba, NCKH giúp chúng ta mở rộng mối quan hệ, không chỉ bó hẹp trong phạm vi của một vài lớp học thôi, mà còn nhiều bạn bè, anh chị, thầy cô trong Khoa. Nắm trong tay những mối quan hệ tốt đẹp ấy cũng là một lợi thế, để các em có thể học hỏi, mở mang tầm kiến thức đa đạng và phong phú hơn,…Điều đó sẽ tạo thuận lợi cho sinh viên sau này xin việc.

Tại sao chúng ta phải nghiên cứu khoa học vật liệu

Nhóm sinh viên chương trình Hệ thống thông tin quản lý đạt giải Khuyến khích Vòng Chung kết Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka năm 2018.

Cuối cùng, NCKH giúp sinh viên cải thiện tiếng Anh chuyên ngành, có kinh nghiệm trong việc đọc, tìm tài liệu, cách trích dẫn tài liệu, tổng hợp phân tích báo cáo cũng như viết báo cáo, làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp khi chuẩn bị ra trường và những kỹ năng viết báo cáo khi đi làm sau này. Những kinh nghiệm đó cũng sẽ rất quý nếu sau này chúng ta học lên cao hơn ở thạc sỹ, tiến sỹ, hoặc xin học bổng của trường đại học nước ngoài.

Vậy tại Khoa Quốc tế, sinh viên tham gia hoạt động NCKH sẽ có được những gì? Các em sẽ được Khoa hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài (2.000.000đ/đề tài) và sử dụng một số phương tiện, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu. Nhằm giúp sinh viên đạt được kết quả cao nhất trong quá trình thực hiện đề tài, Khoa cũng tổ chức các buổi tập huấn tiền nghiên cứu và hậu nghiên cứu, như tổ chức giới thiệu về hoạt động NCKH, quy trình nghiên cứu, thực hành phân tích dữ liệu trên phần mềm SPSS, kỹ năng viết báo cáo và thuyết trình nhằm trang bị cho sinh viên có đầy đủ nhận thức về hoạt động nghiên cứu khoa học, tiếp cận phương pháp và kỹ năng triển khai thực hiện đề tài.

Một điểm đặc biệt của hoạt động NCKH sinh viên ở Khoa Quốc tế là toàn bộ nghiên cứu được viết và bảo vệ trước hội đồng bằng tiếng Anh, nên chắc chắn vốn tiếng Anh chuyên ngành cũng như kỹ năng thuyết trình, phản biện bằng tiếng Anh của các em sẽ tốt lên rất nhiều sau mỗi lần thực hiện các nghiên cứu.

Ngoài ra, sau khi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình, các em sẽ được Khoa ưu tiên cử tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học; ưu tiên xét cấp học bổng, xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng nếu có thành tích trong NCKH; tính điểm rèn luyện sinh viên và cấp Giấy chứng nhận NCKH của Chủ nhiệm Khoa (khi xin việc bộ hồ sơ của các em sẽ được đánh giá cao hơn nếu có giấy chứng nhận này). Đối với những đề tài có tính khoa học cao, ứng dụng trong thực tiễn sẽ được phát triển bồi dưỡng thêm để tham dự tiếp các giải nghiên cứu khoa học ở cấp ĐHQHGN, cấp bộ, cấp quốc gia.

Nghiên cứu khoa học: khó mà không khó

Khi nói đến nghiên cứu khoa học, đa phần các bạn sinh viên đều nghĩ đến cái gì đó to lớn, là công việc rất vất vả và đầy khó khăn như: chọn đề tài gì? lấy số liệu thế nào? phân tích và xử lý số liệu ra sao…?
Để chọn được đề tài nghiên cứu, trước tiên các em cần đầu tư suy nghĩ và trao đổi với các giảng viên về lĩnh vực mình đam mê để hiểu hơn các vấn đề trong lĩnh vực đó, những vấn đề còn chưa được nghiên cứu hoặc còn đang có nhiều tranh cãi. Thực tế cho thấy bất kể lĩnh vực nào cũng có rất nhiều vấn đề cần được nghiên cứu để đưa ra những khuyến nghị, giải pháp, sản phẩm hữu ích cho con người.

Sau khi đã lựa chọn được đề tài nghiên cứu, chúng ta cần xác định rõ phạm vi, đối tượng và mục đích của việc nghiên cứu; tiếp đó cần lập kế hoạch cụ thể, như phân bố thời gian giữa học trên lớp và làm đề tài; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm; tìm kiếm tài liệu, viết đề cương, dự kiến tiến độ thực hiện đề tài, chuẩn bị cơ sở vật chất… Việc nghiên cứu cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu sẽ giúp chúng ta chuẩn bị tốt cho quá trình lấy số liệu hoặc làm thí nghiệm. Làm tốt được việc này thì các bước tiếp theo của quá trình nghiên cứu đề tài sẽ thuận lợi, tránh được lãng phí tài nguyên, nguồn lực do phải làm đi làm lại.

Tại sao chúng ta phải nghiên cứu khoa học vật liệu

Poster trình bày những điểm mới trong nghiên cứu của các nhóm sinh viên.

Trong quá trình thu thập thông tin, số liệu hoặc làm thí nghiệm cần thường xuyên trao đổi cùng giảng viên hướng dẫn để có thể lấy số liệu nhanh, chính xác và có giá trị nhất. Đây là quá trình thực hành, ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Dưới sự hướng dẫn của giảng viên với việc áp dụng kiến thức đã học, các khó khăn chắc chắn sẽ dần được giải quyết.

Công việc khó khăn nữa đó là quá trình viết báo cáo đề tài. Sau khi đã có số liệu, kết quả của quá trình nghiên cứu, chúng ta cần viết và trình bày báo cáo trước hội đồng nghiệm thu. Khi bắt tay vào viết báo cáo sẽ gặp một số vấn đề như việc trình bày như thế nào cho đúng với quy định, các chữ viết tắt, viết hoa, cách trình bày bảng biểu, hình vẽ, lỗi font chữ … Sự hỗ trợ của giảng viên hướng dẫn và Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác phát triển ngay từ khi bắt đầu bắt tay vào viết báo cáo sẽ là một gợi ý hay để tránh tình trạng phải sửa đi sửa lại nhiều lần.

Tại sao chúng ta phải nghiên cứu khoa học vật liệu


Các thầy, cô hướng dẫn sẽ luôn bên cạnh hỗ trợ, giúp đỡ sinh viên trên con đường làm nghiên cứu.

Và cuối cùng, tại buổi báo cáo trước hội đồng nghiệm thu, việc trao đổi và lắng nghe các câu hỏi phản biện của thầy cô giáo trong quá trình thực hiện đề tài cũng là một gợi ý rất tốt giúp chúng ta có được lý luận sắc bén hơn, đỡ tốn tiền bạc và công sức hơn, có được cách làm và trình bày báo cáo rõ ràng hơn.

Như vậy, NCKH là công việc lấy đi nhiều công sức và thời gian, nhưng qua NCKH chúng ta có thể thấy được một phần của đại dương kiến thức mênh mông, như Isaac Newton từng nói “Điều chúng ta biết là một giọt nước. Điều chúng ta không biết là cả một đại dương". NCKH giúp chúng ta học được, biết được nhiều điều hữu ích cho chính cuộc sống của mình và hơn thế nữa đó là cách để làm cho mỗi chúng ta trở nên có giá trị hơn đối với xã hội.

Liên Hương
P. KHCN&HTPT