Tâm lý quá tự tin trong quản lý ví dụ

Những thiệt hại, tổn thất lớn nhất thường tìm đến NĐT khi họ tự tin một cách thái quá về khả năng chiến thắng của mình. Đừng bao giờ ngủ quên trên chiến thắng, luôn luôn kiềm chế, tuân thủ kỷ luật vào những thời điểm hưng phấn nhất là bí quyết bảo toàn thành quả. 

Tâm lý quá tự tin trong quản lý ví dụ

Sự quá tự tin có thể được hiểu như một niềm tin thiếu cơ sở về khả năng nhận thức, đánh giá và lý luận mang tính trực giác của một người. Những NĐT mắc khuynh hướng này đánh giá quá cao cả khả năng dự đoán và độ chính xác của những thông tin mà họ đang sở hữu. Người ta thường ước lượng kém xác suất đo lường – những sự kiện họ nghĩ chắc chắn xảy ra thường cách rất xa xác suất 100% chắc chắn xảy ra. Trong ngắn hạn, NĐT thường nghĩ rằng họ thông minh hơn và có những thông tin tốt hơn mức mà họ thực sự sở hữu. Ví dụ, họ có thể nhận được 1 nhận định nào đó từ nhà môi giới hoặc đọc vài thông tin trên internet, sau đó, ngay lập tức họ hành động, đưa ra một quyết định đầu tư dựa trên những hiểu biết trước đó.

Cụ thể, có 2 loại quá tự tin là: quá tự tin về dự báo và quá tự tin về tính chắc chắn.

Quá tự tin về khả năng dự báo: khi định giá giá trị của 1 cổ phiếu, một NĐT quá tự tin sẽ đưa ra một phạm vi quá hẹp đối với độ dao động của cổ phiếu, chẳng hạn dự đoán 1 cổ phiếu chỉ dao động trong tầm 10% thua lỗ tối đa, trong khi lịch sử cho thấy những biến động lớn hơn nhiều. Hàm ý của điều này là những NĐT đã đánh giá quá thấp khía cạnh rủi ro của danh mục đầu tư.

Quá tự tin về tính chắc chắn: những NĐT thường quá chắc chắn về những nhận định của họ. Ví dụ, khi cho rằng một công ty là một khoản đầu tư tốt, người ta thường bị che mờ trước những khả năng thua lỗ và sau đó cảm thấy ngạc nhiên hoặc thất vọng khi khoản đầu tư cho hiệu quả kém. Hành vi này đưa nhà đầu tư rơi vào một khuynh hướng sai lầm là cố gắng tìm kiếm “cổ phiếu nóng tiếp theo”. Do đó, những NĐT có khuynh hướng mắc phải sự quá tự tin về tính chắc chắn thường giao dịch quá nhiều, liên tục đưa ra các “quyết định trong phiên” và có thể nắm giữ một danh mục không được đa dạng hóa đủ tốt.
Khuynh hướng sai lầm do quá tự tin về dự đoán cũng như quá tự tin về tính chắc chắn đều đưa NĐT đến các loại sai lầm đầu tư như bên dưới:

1. Những NĐT quá tự tin đánh giá quá cao khả năng của họkhi đánh giá một công ty như một khoản đầu tư tiềm năng. Kết quả là, họ có thể bị che mờ trước bất cứ thông tin tiêu cực mà thông thường có thể chỉ ra một dấu hiệu cảnh báo rằng hoặc là không nên mua cổ phiếu đó hoặc là nên bán cổ phiếu mà họ đã mua.

Ví dụ: một NĐT đưa ra nhận định rất lạc quan về cổ phiếu HPG, sau đó, DN công bố thông tin phát hành thêm. NĐT sẽ chậm thay đổi quyết định của mình do hầu như bị che mờ bởi khía cạnh rủi ro mà thông tin này có thể tác động tiêu cực lên giá cổ phiếu.

Lời khuyên: Đối với những NĐT có khuynh hướng liên tục tìm kiếm các cổ phiếu nóng, nhà tư vấn nên yêu cầu họ xem xét lại lịch sử giao dịch của mình trong 2 năm gần nhất và tính toán hiệu quả của nó. Thông thường thì, kết quả giao dịch sẽ cho ra những hiệu quả thấp kém.

2. Những NĐT quá tự tin có thể giao dịch một cách quá mứcnhư một hệ quả của niềm tin rằng họ sở hữu những kiến thức đặc biệt mà những người khác không có. Hành vi giao dịch quá mức thường dẫn đến những kết quả giảm sút theo thời gian.

Ví dụ: NĐT mắc phải sai lầm này thường liên tục tìm kiếm các cổ phiếu tiềm năng mới và đưa ra các “quyết định trong phiên”. Tức là sau khi chốt lời hoặc thậm chí là cắt lỗ mã cổ phiếu nào đó, NĐT nhanh chóng đưa ra quyết định mua một cổ phiếu khác một cách thiêu suy xét. Tần suất các quyết định đầu tư càng dày rõ ràng chất lượng các quyết định đó càng giảm sút do ít mức độ đầu tư thời gian để tìm hiểu, ngâm cứu. Hơn nữa, các “quyết định trong phiên” thường bị chi phối bởi các biến động thị trường, do đó nó thường là hệ quả của sự bốc đồng về tâm lý hơn là các quyết định đầu tư có lý trí; các công cụ PTKT lại càng tiếp tay nhanh cho các quyết định kiểu này. Rõ ràng, trading với tần xuất càng nhiều hiệu quả đầu tư sẽ càng giảm, không những gây phát sinh chi phí giao dịch mà hiệu quả của quyết định đầu tư bị giảm sút do thiếu mức độ tìm hiểu, phân tích. Nhưng thông thường, các NĐT ít chịu nhìn nhận lại điểm này, như thế họ là một thiên tài có thể nhanh chóng tìm các cổ phiếu tiềm năng chỉ sau vài cú click chuột.

Lời khuyên: Khi 1 NĐT đang cho thấy dấu hiệu giao dịch quá nhiều, cách tốt nhất là yêu cầu họ giữ lại lịch sử từng giao dịch cụ thể và tính toán hiệu quả của các giao dịch đó. Điều này sẽ chứng minh được mức độ tác hại của việc giao dịch quá mức. Bởi vì sự quá tự tin là một loại sai lầm mang tính nhận thức nên những thông tin cập nhật sẽ giúp họ hiểu những sai lầm mà họ đang mắc phải.

3. Bởi vì họ không biết, hoặc không hiểu, hoặc không lật lại các thống kê về hiệu quả đầu tư quá khứ, những NĐT quá tự tin có thể đánh giá quá thấp khía cạnh rủi ro.Kết quả là, họ có thể thất vọng khi chứng kiến hiệu quả danh mục nghèo nàn.

Ví dụ: trong đầu tư hoặc khuyến nghị đầu tư, các NĐT thường tưởng tượng về các thành quả lợi nhuận “bất thường” hơn là tập trung đánh giá đầy đủ các khía cạnh rủi ro khi đầu tư vào 1 cổ phiếu. Do đó, khi các biến động bất lợi cổ phiểu xảy ra, NĐT thường hay bị động và phản ứng chậm trong các quyết định quan trọng như nên nắm giữ hay cắt lỗ, để rồi rơi vào trạng thái kẹp hàng thụ động, “tự phong” cho mình là NĐT dài hạn trong khi ban đầu mục đích của họ là đầu cơ ngắn hạn.

Lời khuyên: nhà tư vấn nên yêu cầu NĐT đánh giá vấn đề ở cả 2 mặt: lợi nhuận và rủi ro. Thứ nhất, review lại giao dịch hoặc những cổ phiếu đang nắm giữ có thể là một cổ phiếu có tiềm năng lợi nhuận kém, sử dụng bằng chứng này để phát họa ra sự nguy hại của sự quá tự tin. Thứ hai, chỉ ra những nghiên cứu và thực nghiệm thị trường để chứng minh thị trường thường biến động mạnh hơn dự kiến.

4. Những NĐT quá tự tin nắm giữ những danh mục cô đặc, bằng cách chấp nhận rủi ro nhiều hơn mà không có một sự thay đổi trong mức chấp nhận rủi ro. Thường thì những NĐT quá tự tin thậm chí không nhận thức được rằng họ đang chấp nhận rủi ro nhiều hơn mức rủi ro thông thường mà họ có thể chấp nhận.

Những NĐT quá tự tin đánh giá quá cao nhận định của bản thân họ về một cổ phiếu nào đó hơn là nhận định của người khác. Sự tự tin không cân đối trong đánh giá cá nhân của 1 người dẫn đến sự khác biệt trong ý kiến, là cái tác động lên giao dịch. Những NĐT lý trí chỉ giao dịch và mua thông tin khi nó làm tăng lợi nhuận của họ. Những NĐT quá tự tin giảm lợi nhuận của họ bằng cách giao dịch quá nhiều; họ có 1 niềm tin không thực tế về mức lợi nhuận cao chót vót và tính chắc chắn của những khoản lợi nhuận mà họ nghĩ là có thể đạt được, và chi tiêu quá nhiều nguồn lực bao gồm đầu tư vào thông tin. Thậm chí họ có thể đẩy mạnh giao dịch khi sự thực rằng họ đang thua lỗ.

Mô hình về sự quá tự tin của NĐT cho thấy rằng do đàn ông là tự tin hơn phụ nữ, nên họ sẽ giao dịch nhiều hơn và kết quả là hiệu quả kém hơn phụ nữ. Trong nghiên cứu của Barber và Odean chỉ ra rằng hiệu quả danh mục sẽ tốt hơn mức trung bình nếu cả đàn ông và phụ nữ nắm giữ 1 danh mục không đổi từ đầu năm đến cuối năm.

Nhìn chung, những cổ phiếu mà những NĐT cá nhân đã bán lại có tỷ suất sinh lời lớn hơn tỷ suất sinh lời của những cổ phiếu mà họ mua mới. Cổ phiếu mà đàn ông đã mua có tỷ suất sinh lời thấp hơn 20% so với cổ phiếu mà họ đã bán, đối với phụ nữ là 17%.

Tóm lại, sự quá tự tin là một nhân tố gây nguy hại đến tài sản của bạn.

Thực tế chứng minh rằng các quỹ và các NĐT cá nhân có tần suất giao dịch cao nhất lại kiếm được lợi nhuận thấp nhất trên thị trường.

P/S: khuynh hướng quá tự tin là sai lầm mà bất cứ NĐT trên TT nào cũng khó tránh khỏi. Do đó, trong quá trình đầu tư, luôn luôn thực hiện các bài test bên trên, nhìn lại hiệu quả và lịch sử giao dịch để sớm nhận diện ra các sai lầm như vậy nhằm hạn chế những rủi ro tiềm tàng do đặc tính sai lầm do quá tự tin gây ra.

VIET EURO

Biên soạn từ “Behavioral Finance and Wealth Management”. Micheal M.Pompian.

Ads by Adpia

Tâm lý quá tự tin trong quản lý ví dụ


Tìm hiểu những nguy hiểm của việc quá tự tin, và khám phá làm thế nào bạn có thể quản lý một người quá tự tin.

1. Mối nguy hiểm của việc quá tự tin

Quá tự tin, đáng ngạc nhiên, là một hiện tượng phổ biến. Nhiều người trong chúng ta thường quá tự tin về điều gì đó, ví dụ như:

  • Kỹ năng lái xe của chúng ta, năng khiếu của chúng ta đối với công nghệ,
  • Niềm tin của chúng ta rằng chúng ta tài năng hơn hay thông minh hơn so với các đồng nghiệp của mình.
    Tâm lý quá tự tin trong quản lý ví dụ

Trong khi nó có vẻ như là một lỗ hổng nhân cách, thì tự tin thái quá có thể lại là một điều tốt trong quá khứ. Các nghiên cứu khác cho thấy rằng quá tự tin đã giúp tổ tiên chúng ta tồn tại, bởi vì họ thấy họ nhanh hơn, và có thể làm nhiều hơn với ít nguồn lực hơn.

Cuộc sống là phức tạp hơn, và hoàn cảnh của chúng ta đã thay đổi rất nhiều so với quá khứ, vì vậy xu hướng đánh giá quá cao khả năng của bản thân đang trở nên nguy hại hơn.

Ảnh hưởng của việc quá tự tin:

Quá tự tin là nó có thể gây tổn hại, và thậm chí nguy hiểm, tại nơi làm việc.

  • Khuyến khích các thành viên trong nhóm tiếp tục đẩy mạnh các dự án không hoàn thiện, hoặc ít tính toán, rủi ro.
  • Dẫn dắt các thành viên tự mãn hay kiêu ngạo với khách hàng hay nhà cung cấp có thể gây tổn hại danh tiếng của công ty.
  • Phá vỡ mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên và các đồng nghiệp, và hạ thấp tinh thần của nhóm.
  • Dẫn tới những sai lầm chiến lược lớn, chẳng hạn như thực hiện việc mở rộng thị trường trước khi tổ chức của bạn sẵn sàng, hoặc mất khả năng nhìn thấy những dấu hiệu cảnh báo sớm.
  • Thường dự toán về thị trường lạc quan, đưa đội hoặc tổ chức của bạn đến nguy hiểm.
  • Dẫn đến việc không đạt tiêu chuẩn từ nhân viên, bởi vì họ không bận tâm để kiểm tra công việc của họ có đúng hay không.
  • Gây nên tai nạn tại nơi làm việc.Điều này đặc biệt đúng trong nhà máy hoặc công nghiệp, nơi các thành viên nghiên cứu quá tự tin đặt bản thân và đồng nghiệp vào rủi ro.

Như bạn có thể thấy, một nhân viên quá tự tin có thể gây ra các vấn đề quan trọng trong đội nhóm và tổ chức của bạn. Đây là lý do tại sao bạn cần phải quản lý quá tự tin một cách thích hợp.

2. Quản lý cá nhân tự tin thái quá

Họ có thể không nhận ra thái độ của họ khiến công việc của họ, hoặc các mối quan hệ của rủi ro.

Bước 1: Hãy tìm dấu hiệu

Tìm một số dấu hiệu phổ biến:

  • Thể hiện bốc đồng, hay thiếu kiên nhẫn.
  • Cẩu thả, hoặc gây những sai lầm do thiếu sự chú ý đến chi tiết.
  • Thiếu chú ý đến quan điểm hay ý kiến của người khác.
  • Nói nhiều hơn những người khác trong hội thoại hoặc các cuộc họp, hoặc trở nên quá khăng khăng với ý kiến của mình.
  • Kháng cự lại phản hồi mang tính xây dựng
  • Làm cho người khác cảm thấy tệ hơn, kém hơn, dẫn đến các mối quan hệ làm việc căng thẳng, hoặc thậm chí họ bị cô lập.
  • Trở thành quá nhạy cảm với những lời chỉ trích.
  • Dựa quá nhiều vào những thành công trong quá khứ.

Hãy nhớ rằng đây không phải một danh sách đẩy đủ. Một số người có thể chỉ biểu hiện một số ít trong này, có người có thể có dấu hiệu khác. Sử dụng cách tốt nhất khi bạn đưa ra quyết định một người có quá tự tin không: Một số người đơn giản chỉ là có cá tính lớn hay hướng ngoại, có thể có dấu hiệu quá tự tin 1 vài lần.

Bước 2: Thu thập dữ liệu

Khi bạn nghi ngờ rằng ai đó trong nhóm của bạn quá tự tin, bắt đầu ghi lại các ví dụ cụ thể hỗ trợ hoặc mâu thuẫn với kết luận này.

  • Những hành vi vô ích,
  • Quyết định kém là kết quả trực tiếp của việc quá tự tin,
  • Những sai lầm công việc,
  • Hoặc các vấn đề khác mà bạn đã nhìn thấy như là một kết quả của dặc tính này
  • Ngoài ra, ghi chép ra bất kỳ hành động tích cực nào mà bạn nhìn thấy.

Bước 3: Gặp gỡ 1:1

Bước tiếp theo là sắp xếp một cuộc họp, một đối một với người này để giải quyết vấn đề.  Hãy nhớ rằng họ có thể sẽ không biết rằng họ quá tự tin, vì vậy bạn nên tiếp cận một cách nhạy cảm.

Hãy chắc chắn bạn giao tiếp để cho thấy giá trị của việc tự tin trong công việc, nhưng nó cũng ảnh hưởng trong đội nhóm. Sau đó, sử dụng các ví dụ từ Bước 2 để minh họa tính cách quá tự tin và sự ảnh hưởng đến công việc của họ, và phần còn lại của đội một cách tiêu cực.

Khuyến khích thành viên trong nhóm tập trung vào hành vi của họ. Họ có thể làm bằng cách họ nên chi tiết trong công việc khi cần, bằng cách chào đón các ý kiến và ý tưởng người khác, và bằng cách ghi nhớ không ai hoàn hảo và mọi người cần kiểm tra công việc của họ.

Một cách quan trọng để thay đổi hành vi là bằng việc phác thảo những lần có vấn đề nhất. Khuyến khích họ chia sẻ thông tin càng nhiều càng tốt và để kiểm tra bất kỳ quyết định nào với bạn trước khi họ thực hiện.

Bước 4: Giảm nhẹ sự tự tin thái quá

Là một lãnh đạo bạn có thể vô hình góp phần vào việc quá tự tin ở một số thành viên, với những lời khen, thiếu thông tin phản hồi  mang tính xây dựng, tự do kinh doanh theo phong cách quản lý. Bạn nên thực hiện các bước để đảm bảo mọi người trong nhóm không quá tự tin.

Thiết lập một khuôn khổ cho các thành viên trong nhóm của bạn để họ quan sát và theo dõi hoạt động của họ.

Yêu cầu họ báo cáo, đọc và đóng góp về nội dung công việc của họ theo khuôn khổ hàng tuần.

Sau đó, bạn có thể thường xuyên thảo luận về những điểm mạnh và điểm yếu của từng cá nhân và sự chuyển biến của họ. Thảo luận về những sai lầm một cách trung thực và cởi mở, nhưng không đổ lỗi.

Một cách khác để giảm bớt quá tự tin là để liên lạc với khách hàng của bạn trực tiếp. Yêu cầu họ cho ý kiến phản hồi về cách nhân viên của bạn đang làm việc.
Khen ngợi và phản hồi mang tính xây dựng một cách thường xuyên.

Những điểm chính

Mọi người cần tự tin để sống và làm việc thành công. Nhưng khi niềm tin đó vượt ra khỏi kiểm soát và biến thành thái quá, nó có thể dẫn đến những sai lầm, khiến tinh thần của đội bị thấp, và thậm chí tai nạn tại nơi làm việc.

Nếu một người nào đó trong nhóm của bạn có vẻ quá tự tin, hãy làm theo các bước sau để giải quyết vấn đề:

  1. Tìm dấu hiệu.
  2. Thu thập dữ liệu.
  3. Trao đổi một-một.
  4. Giảm bớt sự quá tự tin.

Hãy nhớ rằng người này có thể sẽ không có bất kỳ ý thức nào về mức độ tự tin cao quá  của mình. Khi bạn đề cập vấn đề này, hãy cẩn thận và tinh tế

Tâm lý quá tự tin trong quản lý ví dụ