Tảo hôn la gì hậu quả

Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau: Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.

Để được kết hôn theo quy định pháp luật căn cứ tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định :

“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Tảo hôn la gì hậu quả

Tảo hôn

Hậu quả pháp lý của việc tảo hôn?

Theo Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:

(1) Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

(2) Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

(3) Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

(4) Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.

Vì tảo hôn thuộc một trong các trường hợp bị cấm có quy định rõ ràng theo quy định trên. Cho nên chủ thể nào cố ý thực hiện hành vi tảo hôn, cưỡng ép việc kết hôn sớm là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật và đều cần phải xử lý nghiêm khắc, đúng theo luật định.

- Khi tảo hôn sẽ có những hậu quả pháp lý sau đây có thể xảy ra, cụ thể là:

Bị hủy kết hôn vì trái với quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, bị xử phạt hành chính và một số hậu quả pháp lý khác theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định.

Nếu tổ chức đám cưới cho hai cháu, có bị xử phạt không?

Theo Điều 58 Nghị định 82/2020/ NĐ-CP quy định về hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn như sau :

(1) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

(2) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Như vậy, con gái của anh chị chưa đủ tuổi kết hôn. Nếu hai bên gia đình cho các cháu lấy nhau sẽ được xem là hành vi tổ chức tảo hôn và bị xử phạt hành chính theo quy định trên. Đây là mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 4 Điều 4 Nghị định này).

Tảo hôn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ theo Điều 183 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội tổ chức tảo hôn như sau: Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Theo quy định trên thì nếu người nào tổ chức việc tảo hôn cho những người chưa đến tuổi kết hôn và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu - 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ lên đến 02 năm.

Theo Khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn, cụ thể là nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

Hậu quả của tảo hôn:

- Làm tăng nhanh dân số và giảm chất lượng dân số, ảnh hưởng trực tiếp đến việc chăm sóc, giáo dục phát triển trẻ em.

- Ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất, tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản của người phụ nữ, nhất là trẻ em gái.

Kết hôn khi còn sớm, khi mang thai và sinh con sẽ dễ gặp các về sức khỏe do cơ thể chưa phát triển dẫn đến con sinh ra mắc các bệnh về nhiễm sắc thể, con bị đao, bị dị tật, suy dinh dưỡng, thường xuyên mắc bệnh và sức khỏe của người mẹ cũng không được đảm bảo, có thể sinh non, sảy thai hoặc thậm chí là tử vong.

- Tăng nguy cơ đói nghèo, lạc hậu, con cái không được nuôi dạy đầy đủ không thể phát triển được về thể chết và trí tuệ.

Kết hôn sớm khi chưa đủ tuổi, lúc này kiến thức sinh sản không có nên việc chăm sóc để con phát triển tốt là không đảm bảo.

Xử lý trường hợp tảo hôn:

- Xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 47 Nghị định 110/2013/NĐ-CP

+ Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.

- Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức tảo hôn Điều 183 Bộ luật hình sự 2015.

Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.