Thái độ của giai cấp công nhân Việt Nam đối với phong trào cách mạng như thế nào

Thứ Hai, 27/04/2020 08:30:00

Thái độ của giai cấp công nhân Việt Nam đối với phong trào cách mạng như thế nào

Giai cấp công nhân là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Ảnh: TTXVN


Lực lượng tiên phong của cách mạng Việt Nam Sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam cơ bản gắn với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp những năm nửa cuối thế kỷ XIX. Đặc biệt, sự mở rộng quy mô khai thác thuộc địa và phát triển công nghiệp của thực dân Pháp đã làm cho đội ngũ những người công nhân Việt Nam ngày càng đông đảo và dần hình thành một giai cấp. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, do ảnh hưởng sâu sắc của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân Việt Nam đã có bước chuyển biến sâu sắc về chất. Giai cấp công nhân đã từng bước giác ngộ về địa vị, vai trò của mình trong xã hội, trong cách mạng Việt Nam. Sự ra đời của Công hội đỏ Bắc Kỳ (28/7/1929) và Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930) là mốc lịch sử đánh dấu bước phát triển mới về chất của giai cấp công nhân Việt Nam từ tự phát lên tự giác. Từ đây, giai cấp công nhân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngừng vươn lên và phát triển mọi mặt, từng bước giác ngộ và hiện thực hoá sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình. Cũng từ đây, giai cấp công nhân Việt Nam - thông qua đội tiên phong của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam - bước lên vũ đài chính trị nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Trong các giai đoạn lịch sử của Việt Nam, giai cấp công nhân luôn là lực lượng tiên phong của cách mạng, luôn đứng ở trung tâm các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Đặc biệt là sau hơn 30 năm đổi mới, giai cấp công nhân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đang có mặt trong tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, là lực lượng quan trọng, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Với đội ngũ chiếm khoảng 14% dân số và 27% lực lượng lao động xã hội, hằng năm, giai cấp công nhân đã tạo ra trên 65% giá trị tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% NSNN. Trên khắp các lĩnh vực đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến, công nhân, viên chức, lao động đi đầu và thành công trong lao động sản xuất kinh doanh… Đặc biệt, công nhân Việt Nam đã xây dựng một tổ chức công đoàn có hệ thống từ T.Ư tới cơ sở, với gần 130.000 công đoàn cơ sở và trên 10 triệu đoàn viên (tính đến cuối năm 2017). Công đoàn cơ sở luôn đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, giáo dục, góp phần nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp công nhân, viên chức, lao động; cũng như nâng cao giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp cho công nhân, viên chức, lao động. Cùng với đó, công đoàn cơ sở chủ động tham gia xây dựng, hoàn thiện nội quy, quy chế cơ quan, DN; kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ, chính sách đối với công nhân, viên chức, lao động; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động.

Thái độ của giai cấp công nhân Việt Nam đối với phong trào cách mạng như thế nào

Tranh cổ động ngày Quốc tế Lao động


Phát huy vai trò tiên phong của giai cấp công nhân trong thời kỳ hội nhập Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta đã xác định vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng, nòng cốt trong khối liên minh công - nông. Trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, Đảng ta xác định sứ mệnh lịch sử to lớn của giai cấp công nhân là: giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; tiên phong trong sự nghiệp xây dựng CNXH, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, trong giai đoạn cách mạng mới, trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và cạnh tranh gay gắt, giai cấp công nhân Việt Nam đứng trước những thách thức mới. Cụ thể, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, với yêu cầu hội nhập sâu rộng và đổi mới; việc tham gia vào ngày càng nhiều các hiệp định thương mại tự do cũng đưa ra đòi hỏi cao đối với đội ngũ lao động. Trong khi đó, đa phần công nhân Việt Nam là lao động giản đơn, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng (trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế); còn thiếu các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động cũng còn nhiều hạn chế…

Vì vậy, việc xây dựng giai cấp công nhân nước ta lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Ðảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, của mỗi người công nhân và toàn xã hội, trong đó, tổ chức công đoàn có vai trò, trách nhiệm to lớn.


MINH DUYÊN

Thái độ của giai cấp công nhân Việt Nam đối với phong trào cách mạng như thế nào

Thái độ của giai cấp công nhân Việt Nam đối với phong trào cách mạng như thế nào

Thái độ của giai cấp công nhân Việt Nam đối với phong trào cách mạng như thế nào

Thái độ của giai cấp công nhân Việt Nam đối với phong trào cách mạng như thế nào

Thái độ của giai cấp công nhân Việt Nam đối với phong trào cách mạng như thế nào

Thái độ của giai cấp công nhân Việt Nam đối với phong trào cách mạng như thế nào

  • Đang truy cập160
  • Máy chủ tìm kiếm34
  • Khách viếng thăm126
  • Hôm nay33,111
  • Tháng hiện tại889,070
  • Tổng lượt truy cập16,380,782

- Select website - Đảng Cộng sản Việt Nam Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam Tổng Liên đoàn Lao Động Đảng bộ tỉnh Quảng Trị Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị

Thái độ của giai cấp công nhân Việt Nam đối với phong trào cách mạng như thế nào

Thái độ của giai cấp công nhân Việt Nam đối với phong trào cách mạng như thế nào

Thái độ của giai cấp công nhân Việt Nam đối với phong trào cách mạng như thế nào

Thái độ của giai cấp công nhân Việt Nam đối với phong trào cách mạng như thế nào

Thái độ của giai cấp công nhân Việt Nam đối với phong trào cách mạng như thế nào

Thái độ của giai cấp công nhân Việt Nam đối với phong trào cách mạng như thế nào

Trang thông tin điện tử Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng TrịĐịa chỉ: 39 Hùng Vương – Thành phố Đông Hà – Tỉnh Quảng Trị - Điện thoại: +84.233.3852354 - Fax: +84.233.3856.904

Thiết kế và phát triển: Trung tâm Tin học tỉnh Quảng Trị

4/29/2021 6:42:40 AM

Thái độ của giai cấp công nhân Việt Nam đối với phong trào cách mạng như thế nào

1. Lịch sử và ý nghĩa Ngày Quốc tế Lao động 1/5

Từ nửa cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn độc quyền, sản xuất công nghiệp tăng nhanh; ở một số nước như Anh, Pháp, Đức, Mỹ,... phát triển mạnh mẽ. Cùng với những bước tiến của nền kinh tế tư bản, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột và bần cùng hóa công nhân lao động; mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc, dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản diễn ra với quy mô ngày càng lớn. Trong cuộc đấu tranh đó, vấn đề thời gian lao động có ý nghĩa quan trọng. Ngay sau khi thành lập Quốc tế I năm 1864, C.Mác coi việc rút ngắn thời gian lao động là một nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp vô sản. Tại Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế I họp tại Gieneve (Thụy Sĩ) tháng 9/1866, vấn đề đấu tranh đòi ngày làm việc 8 giờ được coi là nhiệm vụ quan trọng. Khẩu hiệu “Ngày làm 8 giờ” sớm xuất hiện ở một số nơi của nước Anh - nước có nền công nghiệp phát triển sớm nhất thế giới. Yêu sách này dần lan sang các nước khác. Nước Mỹ, từ một quốc gia có nền kinh tế lạc hậu, phụ thuộc vào châu Âu, đã mở rộng sản suất, nhanh chóng phát triển trở thành nước công nghiệp hàng đầu thế giới. Thành phố Chi-ca-gô trở thành trung tâm thương nghiệp của Mỹ. Nước Mỹ lao vào cuộc chạy đua cạnh tranh tư bản quyết liệt. Các guồng máy chạy hết công suất suốt ngày đêm, hàng vạn công nhân bị bắt buộc làm việc mỗi ngày từ 14 - 18 giờ, phụ nữ quần quật lao động không kém gì nam giới, nhưng đồng lương chỉ bằng 1/2 nam giới và suốt tuần không có ngày nghỉ; trẻ em phải làm việc 12 giờ/ngày.

Ngày 01/5/1886, tại thành phố Chi-ca-gô (Mỹ), hưởng ứng lời kêu gọi của “Liên đoàn lao động Mỹ”, hàng chục ngàn công nhân toàn thành phố tiến hành bãi công, tổ chức mít tinh và biểu tình trên đường phố (40 ngày không đến nhà máy làm việc). Khẩu hiệu “Ngày làm việc 8 giờ” trở thành tiếng nói chung của giai cấp công nhân, chính quyền tư sản rơi vào thế bị động. Cuộc đấu tranh vì mục tiêu dân sinh, dân chủ, vì sự tiến bộ xã hội bị đàn áp đẫm máu, song đã tạo được sự hưởng ứng, ủng hộ mạnh mẽ của công nhân nước Mỹ lên tiếng ủng hộ yêu sách của công nhân Chi-ca-gô. Công nhân Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan,… tổ chức nhiều cuộc mít tinh bày tỏ sự đồng tình với công nhân Mỹ. Để ghi nhận thành quả của phong trào công nhân các nước, ngay trong Đại hội thành lập Quốc tế thứ II, được triệu tập ngày 14/7/1889, các đại biểu của giai cấp công nhân đã thông qua Nghị quyết lấy ngày 1/5 làm ngày đoàn kết đấu tranh của công nhân lao động trên toàn thế giới. Từ đó ngày 1/5 trở thành ngày Quốc tế Lao động.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc tế thứ II, ngày 1/5/1889, lần đầu tiên, Ngày Quốc tế Lao động được kỷ niệm với quy mô thế giới. Công nhân ở các nước Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Áo, Đan Mạch, Bỉ, Thụy Điển, Hà Lan, Ý và nhiều nước khác tiến hành bãi công, mít tinh, xuống đường biểu tình mang theo biểu ngữ “Ngày làm 8 giờ”, “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”. Từ đó, Ngày Quốc tế Lao động 1/5 trở thành ngày Lễ tại nhiều quốc gia trên thế giới, dành để tôn vinh lao động; ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới, ngày đoàn kết giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

2. Giai cấp công nhân Việt Nam trong tiến trình cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng

Tháng 2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Ngay trong Cương lĩnh đầu tiên, Đảng xác định vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp lãnh đạo cách mạng, nòng cốt trong khối liên minh công - nông. Lần đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng và hướng dẫn, vận động của Công hội đỏ, công nhân cùng nông dân mít tinh, biểu tình kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1/5, đấu tranh đòi quyền lợi, bày tỏ tình đoàn kết với công nhân lao động thế giới. Ngày 18/2/1946, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 22c quy định ngày 1/5 là một trong những ngày lễ chính thức của nước ta. Ngày 29/4/1946, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 56 quy định công nhân được hưởng lương ngày nghỉ lễ Quốc tế Lao động 1/5. Ngày 1/5/1946, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, Ngày Quốc tế Lao động 1/5 được tổ chức kỷ niệm trọng thể tại Hà Nội, với sự tham dự của 20 vạn nhân dân lao động. Từ đó, Ngày Quốc tế Lao động (1/5) hằng năm là một trong những ngày lễ lớn của đất nước, ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam.

Ngày 1/5/1951, trong lời kêu gọi nhân ngày Quốc tế Lao động, Bác Hồ xác định “Trọng tâm thi đua là: Quân đội thi đua giết giặc lập công. Công nhân thi đua tăng gia sản xuất. Nông dân thi đua sản xuất lương thực. Trí thức thi đua sáng tác, phát minh. Cán bộ thi đua cần, kiệm, liêm, chính. Toàn dân thi đua tích cực tham gia kháng chiến”. Ngày 1/5/1958, Bác đưa ra “Lời kêu gọi nhân Ngày Quốc tế Lao động” khẳng định: “Hôm nay, cùng với nhân dân lao động toàn thế giới, chúng ta nhiệt liệt chào mừng Ngày 1/5 trong lòng đầy tin tưởng và phấn khởi quyết tâm vượt mọi khó khăn, tiến lên làm tròn những nhiệm vụ mới...”. Ngày 1/5/1964, nhân Ngày Quốc tế Lao động, Bác gửi điện khen ngợi thanh niên trên công trường khôi phục đường sắt Thanh Hoá - Vinh, trong đó có việc xây lại Cầu Hàm Rồng.

Thực hiện lời huấn thị của Bác, nhất là sau khi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chính thức được thành lập (Ngày 20/7/1946), giai cấp công nhân Việt Nam đã khẳng định được vị thế là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua chính đảng của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam. Qua các giai đoạn cách mạng, giai cấp công nhân luôn đồng hành cùng dân tộc, sôi nổi hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, đấu tranh đòi giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, công nhân đã tham gia chiến đấu bảo vệ cơ sở sản xuất của chính quyền cách mạng, tham gia bãi công, bãi thị và tiến công phá hoại các cơ sở kinh tế quan trọng của thực dân Pháp trên địa bàn; thực hiện nhiệm vụ xây dựng các cơ sở sản xuất vũ khí, vận chuyển máy móc đến nơi an toàn. Trong giai đoạn này, nhiều phong trào công nhân đã được phát động và mang lại ý nghĩa thiết thực, như: “Tăng gia sản xuất vũ khí”, “Tăng gia sản xuất, tự túc ăn mặc”, “Thi đua tích cực cầm cự, chuẩn bị tổng phản công”, “Tích cực chuẩn bị tổng phản công”,… nhằm động viên toàn thể công nhân hoàn thành nhiệm vụ, phục vụ chiến đấu. Trong vùng địch tạm chiếm, Công đoàn bám lấy cơ sở, tuyên truyền giác ngộ công nhân, lao động, xây dựng và phát triển tổ chức Công đoàn, đẩy mạnh đấu tranh kinh tế, chính trị, góp phần làm suy yếu địch, góp phần tích cực vào chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, kết thúc vẻ vang 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp đầy hy sinh, gian khổ và anh dũng của dân tộc Việt Nam.

 Trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam. Ở miền Bắc tiến hành công cuộc tái thiết đất nước, với trách nhiệm chủ nhân của đất nước, đội ngũ công nhân viên chức lao động đã đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Nhờ vậy, chỉ trong thời gian ngắn hoạt động sản xuất tại các cơ sở công nghiệp đã phục hồi. Qua thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, những điển hình trong phong trào thi đua yêu nước của giai cấp công nhân được lan tỏa, như “Sóng Duyên Hải”, “Hợp tác xã Thành Công”, “Ba quyết tâm”… xuất hiện nhiều công nhân viên chức lao động tiêu biểu được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, là những tấm gương sáng trong học tập, lao động sản xuất và chiến đấu.

Ở miền Nam, phong trào công nhân, Công đoàn hoạt động trong điều kiện vô cùng khó khăn, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm ra sức khủng bố, đàn áp. Các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp bị đình đốn, đời sống của công nhân viên chức lao động hết sức khó khăn. Trước tình hình đó, Đảng đã chỉ đạo các cơ sở trong nội thành, trong các đồn điền phải tìm mọi cách bám đất, bám dân phát triển lực lượng, tổ chức cho công nhân đấu tranh. Năm 1965 Liên hiệp Công đoàn giải phóng miền Nam được thành lập đã không ngừng củng cố và phát triển, vừa tổ chức cho công nhân viên chức lao động các thành phố đấu tranh, vừa động viên công nhân viên chức lao động vùng giải phóng đẩy mạnh sản xuất, phục vụ chiến đấu. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân 1968 và Chiến dịch Hồ Chí Minh, Công đoàn giải phóng đã vận động công nhân viên chức lao động ở các đô thị đồng loạt nổi dậy, phối hợp với lực lượng vũ trang tiêu diệt địch, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các phong trào thi đua lao động sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong công nhân viên chức lao động, trong đó có công nhân viên chức lao động quốc phòng đã tạo được bước chuyển biến tích cực, nhiều điển hình tiên tiến và nhân tố mới đã hình thành, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác phát triển đoàn viên được Công đoàn chú trọng, số đoàn viên và Công đoàn cơ sở ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó, Công đoàn còn tham gia vào lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, đề nghị Nhà nước bổ sung phụ cấp ốm đau, thai sản, tại nạn lao động, trợ cấp khó khăn. Các chế độ nghỉ ngơi, tham quan du lịch và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao được duy trì, phát triển. Công đoàn các cấp phối hợp với các cơ quan chức năng tìm cách tháo gỡ khó khăn trong sản xuất và đời sống, tham gia với xí nghiệp, nhà máy về sản xuất và phân phối các ngành sản xuất công nghiệp; phát động phong trào thi đua nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất; tuyên truyền, giáo dục công nhân viên chức lao động các hiện tượng tiêu cực, thực hiện nghiêm luật pháp, chính sách của Nhà nước; thực hiện tốt chủ trương phát triển một số ngành công nghiệp nặng quan trọng phục vụ phát triển nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ đời sống nhân dân, tìm biện pháp chăm lo đời sống công nhân viên chức.

Qua 35 năm đổi mới, hơn 12 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X), giai cấp công nhân Việt Nam đã tăng về số lượng, trưởng thành về chất lượng và khẳng định, phát huy vai trò, địa vị của mình trong thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, tổng số lao động làm công hưởng lương trong các loại hình doanh nghiệp ở nước ta có khoảng 24,5 triệu người; trong đó, công nhân, lao động trong các doanh nghiệp chiếm khoảng 60%, chiếm tỉ lệ khoảng 14% số dân và 27% lực lượng lao động xã hội. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp công nhân ngày càng được cải thiện. Số công nhân có tri thức, nắm vững khoa học - công nghệ tiên tiến đã tăng lên. Hình thành lớp công nhân trẻ có trình độ học vấn, văn hóa, được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, phương pháp làm việc ngày càng tiên tiến.

Công tác Công đoàn và phong trào công nhân đã đạt được kết quả toàn diện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức lao động; đồng thời, có những sáng tạo, đề xuất và tổ chức được nhiều chương trình hoạt động mới, như: Chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn; tổ chức “Tết Sum vầy” cho người lao động; xây dựng các thiết chế công đoàn, góp phần tháo gỡ những vấn đề bức xúc về nhà ở, nhà trẻ, nơi sinh hoạt văn hoá… cho người lao động. Đã có nhiều biện pháp linh hoạt, kịp thời cùng hệ thống chính trị giải quyết những vụ, việc liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự, quyền lợi, đời sống của công nhân, viên chức, người lao động. Tổ chức đối thoại, thương lượng thoả ước lao động tập thể, góp phần bảo đảm chế độ, chính sách và từng bước nâng cao phúc lợi, bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục tạo được sức lan toả trong hệ thống. Phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động có sự chuyển biến tích cực. Tổ chức công đoàn ngày càng được củng cố và phát triển; công tác tập hợp công nhân, người lao động đạt nhiều kết quả, số lượng đoàn viên tăng nhanh so với các nhiệm kỳ trước, xuất hiện nhiều hình thức tập hợp công nhân, viên chức, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở rộng khắp trong các doanh nghiệp. Mô hình tổ chức bộ máy, tổ chức công đoàn đang được hoàn thiện; chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn từng bước được nâng cao. Trên khắp các lĩnh vực đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến, công nhân, viên chức, lao động đi đầu và thành công trong lao động sản xuất kinh doanh, khẳng định vai trò của tổ chức công đoàn trong hệ thống chính trị, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Công đoàn Việt Nam.

Trong thời gian tới, người lao động và tổ chức Công đoàn Việt Nam đứng trước thời cơ mới, thách thức mới khi đất nước ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng; khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được thực hiện. Vì vậy, tổ chức Công đoàn Việt Nam cần phát huy những kết quả đã đạt được, thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; trong đó, tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp sau:

Một là, tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức lao động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết Hội nghị TƯ 6 (khóa X) về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Hai là, chăm lo, làm tốt nhiệm vụ xây dựng giai cấp Công nhân, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chú trọng nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, trình độ cách mạng của giai cấp công nhân; đào tạo cán bộ xuất thân từ công nhân.

Ba là, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Công đoàn trong việc tham gia với Đảng, Nhà nước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động; thương lượng với người sử dụng lao động và tổ chức tốt việc ký kết thực hiện thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tốt các tranh chấp lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động.

Bốn là, chủ động phối hợp với chính quyền phát động sâu rộng và tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước; động viên đông đảo công nhân viên chức và người lao động phát huy quyền làm chủ đất nước, đi đầu trong các phong trào thi đua phát triển kinh tế xã hội.

Năm là, xây dựng bộ máy tổ chức tinh, gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, góp phần xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn vững mạnh, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

Thiếu tướng, TS. ĐỖ HỒNG LÂM, Tổng Biên tập Tạp chí Quốc phòng toàn dân