Theo em đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của ngành luật là gì

Theo em đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của ngành luật là gì
Phương pháp nghiên cứu khoa học và phương pháp luận là 2 cụm từ thường gặp trong nghiên cứu nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về 2 cụm từ này. Vậy sự khác biệt giữa chúng là gì? Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu có liên quan gì tới nhau? Hãy cùng RCES tìm hiểu về những nội dung đó qua bài viết này.

Theo em đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của ngành luật là gì
 Phương pháp nghiên cứu khoa học

Trước hết để hiểu được thế nào là phương pháp nghiên cứu khoa học, các khái niệm, các đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học, chúng ta cần phải hiểu được khái niệm khoa học là gì?

Khoa học là một khái niệm có nội hàm phức tạp, tùy theo mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận ta có thể phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau. ở mức độ chung nhất, khoa học được hiểu như sau: Khoa học là hệ thống tri thức được rút ra từ hoạt động thực tiễn và được chứng minh, khẳng định bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học.

Từ hiểu biết trên đây về khoa học ta thấy rõ ràng rằng phương pháp là phạm trù trung tâm của phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Vậy phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?

Phương pháp không chỉ là vấn đề lý luận mà còn là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi vì chính phương pháp góp phần quyết định thành công của mọi quá trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp là công cụ, giải pháp, cách thức, thủ pháp, con đường, bí quyết, quy trình công nghệ để chúng ta thực hiện công việc nghiên cứu khoa học. Bản chất của nghiên cứu khoa học là từ những hiện tượng chúng ta cảm nhận được để tìm ra các quy luật của các hiện tượng đó. Nhưng bản chất bao giờ cũng nằm sâu trong nhiều tầng hiện tượng, vì vậy để nhận ra được bản chất nằm sâu trong nhiều tầng hiện tượng và nhận ra được quy luật vận động của chúng đòi hỏi chúng ta phải có phương pháp nghiên cứu khoa học. Như vậy phương pháp chính là sản phẩm của sự nhận thức đúng quy luật của đối tượng nghiên cứu. Đến lượt mình, phương pháp là công cụ có hiệu quả để tiếp tục nhận thức sâu hơn và cải tạo tốt hơn đối tượng đó. Trong thực tế cuộc sống của chúng ta người thành công là người biết sử dụng phương pháp.

Như vậy, bản chất của phương pháp nghiên cứu khoa học chính là việc con người sử dụng một cách có ý thức các quy luật vận động của đối tượng như một phương tiện để khám phá chính đối tượng đó. Phương pháp nghiên cứu chính là con đường dẫn nhà khoa học đạt tới mục đích sáng tạo.

  • Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học:

– Phương pháp bao giờ cũng là cách làm việc của chủ thể nhằm vào các đối tượng cụ thể, ở đây có hai điều chú ý là: chủ thể và đối tượng.

– Phương pháp là cách làm việc của chủ thể, cho nên nó gắn chặt với chủ thể và như vậy phương pháp có mặt chủ quan. Mặt chủ quan của phương pháp chính là năng lực nhận thức, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo của chủ thể, thể hiện trong việc ý thức được các quy luật vận động của đối tượng và sử dụng chúng để khám phá chính đối tượng.

– Phương pháp là cách làm việc của chủ thể và bao giờ cũng xuất phát từ đặc điểm của đối tượng, phương pháp gắn chặt với đối tượng, và như vậy phương pháp có mặt khách quan. Mặt khách quan quy định việc chọn cách này hay cách kia trong hoạt động của chủ thể. Đặc điểm của đối tượng chỉ dẫn cách chọn phương pháp làm việc, Trong nghiên cứu khoa học cái chủ quan phải tuân thủ cái khách quan. Các quy luật khách quan tự chúng chưa phải là phương pháp, nhưng nhờ có chúng mà ta phát hiện ra phương pháp. Ý thức về sự sáng tạo của con người phải tiếp cận được các quy luật khách quan của thế giới.

– Phương pháp có tính mục đích vì hoạt động của con người đều có mục đích, mục đích nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học chỉ đạo việc tìm tòi và lựa chọn phương pháp nghiên cứu và ngược lại nếu lựa chọn phương pháp chính xác, phù hợp sẽ làm cho mục đích nghiên cứu đạt tới nhanh hơn, và đôi khi vượt qua cả yêu cầu mà mục đích đã dự kiến ban đầu.

– Phương pháp nghiên cứu gắn chặt với nội dung của các vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp là hình thức vận động của nội dung. Nội dung công việc quy định phương pháp làm việc. Trong mỗi đề tài khoa học đều có phương pháp cụ thể, trong mỗi ngành khoa học có một hệ thống phương pháp đặc trưng.

– Phương pháp nghiên cứu khoa học có một cấu trúc đặc biệt đó là một hệ thống các thao tác được sắp xếp theo một chương trình tối ưu. Sự thành công nhanh chóng hay không của một hoạt động nghiên cứu chính là phát hiện được hay không lôgic tối ưu của các thao tác hoạt động và sử dụng nó một cách có ý thức.

– Phương pháp nghiên cứu khoa học luôn cần có các công cụ hỗ trợ, cần có các phương tiện kỹ thuật hiện đại với độ chính xác cao. Phương tiện và phương pháp là hai phạm trù khác nhau nhưng chúng lại gắn bó chặt chẽ với nhau căn cứ vào đối tượng nghiên cứu mà ta chọn phương pháp nghiên cứu, theo yêu cầu của phương pháp nghiên cứu mà chọn các phương tiện phù hợp, nhiều khi còn cần phải tạo ra các công cụ đặc biệt để nghiên cứu một đối tượng nào đó. Chính các phương tiện kỹ thuật hiện đại đảm bảo cho quá trình nghiên cứu đạt tới độ chính xác cao.

Trong nghiên cứu khoa học phương pháp và phương pháp luận là hai khái niệm gần nhau nhưng không đồng nhất. Phương pháp luận là hệ thống các nguyên lý, quan điểm (trước hết là những nguyên lý, quan điểm liên quan đến thế giới quan) làm cơ sở, có tác dụng chỉ đạo, xây dựng các phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phương pháp và định hướng cho việc nghiên cứu tìm tòi cũng như việc lựa chọn, vận dụng phương pháp. Nói cách khác thì phương pháp luận chính là lý luận về phương pháp bao hàm hệ thống các phương pháp, thế giới quan và nhân sinh quan của người sử dụng phương pháp và các nguyên tắc để giải quyết các vấn đề đã đặt ra.

Các quan điểm phương pháp luận nghiên cứu khoa học có tính lý luận cho nên thường mang màu sắc triết học, tuy nhiên nó không đồng nhất với triết học (như thế giới quan) để tiếp cận và nhận thức thế giới.

Phương pháp luận được chia thành phương pháp bộ môn – lý luận về phương pháp được sử dụng trong một bộ môn khoa học và phương pháp luận chung cho các khoa học. Phương pháp luận chung nhất, phổ biến cho hoạt động nghiên cứu khoa học là triết học.

Những phương pháp nghiên cứu khoa học riêng gắn liền với từng bộ môn khoa học( toán học, vật lý học, sinh vật học, kinh tế học v.v…). Do vậy những phương pháp riêng này sẽ được làm sáng tỏ khi nghiên cứu những môn học tương ứng. Dựa trên những đặc điểm cơ bản của phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học, chúng ta có thể phân loại nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau.

>> Xem thêm: Ebook Phương pháp luận nghiên cứu khoa học của tác giả Vũ Cao Đàm

 (Theo Thư viện học liệu mở Việt Nam – VOER)

Phương pháp nghiên cứu khoa học là những vấn đề chính quan trọng trong nhiều đề tài luận văn hiện nay. Trong bài viết này, Luận văn Việt sẽ phân tích sâu những kiến thức về các phương pháp nghiên cứu khoa học. Đưa ra những đặc điểm về từng phương pháp để bạn có những nhận định chi tiết nhất về chúng. 

Theo em đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của ngành luật là gì
Khái niệm phương pháp nghiên cứu khoa học

1. Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?

Phương pháp nghiên cứu khoa học được định nghĩa là các hoạt động, phương thức mà người nghiên cứu sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong quá trình nghiên cứu của mình.

Trong quá trình nghiên cứu, chủ thể nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học tác động lên đối tượng nghiên cứu để tìm hiểu cụ thể về đặc điểm, bản chất, xu hướng của đối tượng. Từ đó tìm hiểu, đưa ra các kết luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu. 

Phương pháp nghiên cứu khoa học có chủ thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu xác định. Chủ thể nghiên cứu sử dụng các cách thức, thủ thuật nhằm khám phá các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.

Có các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau. Mỗi phương pháp lại có những đặc điểm riêng. Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học sẽ được giới thiệu cụ thể trong phần hai của bài viết này.

2. Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cũng có những đặc điểm nhất định. Đặc điểm của các phương pháp nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào đặc điểm của từng nghiên cứu khoa học. 

Phương pháp nghiên cứu khoa học được chia ra thành nhiều cấp bậc khác nhau. 

  • Phương pháp luận: là hệ thống các quan điểm chỉ đạo nghiên cứu khoa học. Đây là phương pháp được áp dụng trong tất cả các loại nghiên cứu khoa học. 
  • Phương pháp hệ: Nhằm thực hiện một nghiên cứu khoa học xác định, người nghiên cứu sử dụng kết hợp nhiều phương pháp với nhau. 
  • Phương pháp cụ thể: Đây là các cách thức cụ thể mà người nghiên cứu sử dụng để nghiên cứu khoa học. 
Theo em đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của ngành luật là gì
Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học

Đặc điểm chung của các phương pháp nghiên cứu khoa học như sau: 

  • Tính khách quan và chủ quan: Các phương pháp nghiên cứu khoa học thường được áp dụng trên một lượng lớn đối tượng nghiên cứu nên kết quả thu được mang tính khách quan. Song lại được đánh giá dựa trên quan điểm của chủ thể nghiên cứu, mang đến tính chủ quan cho kết quả.
  • Tính mục đích, có nội dung cụ thể, mục tiêu xác định: các loại phương pháp nghiên cứu đều thực hiện các nhiệm vụ nhất định trong một nghiên cứu khoa học.
  • Tính logic và kế hoạch: các phương pháp trong nghiên cứu khoa học là những hoạt động được tổ chức một cách hợp lý, khoa học để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra trước đó.

Cuối cùng, các phương pháp nghiên cứu luôn cần có sự hỗ trợ của các công cụ và phương tiện kỹ thuật nhất định. Chúng sẽ giúp hoạt động diễn ra dễ dàng và đạt được những hiệu quả cao hơn.

3. Phân loại các phương pháp nghiên cứu khoa học

Dựa vào cách thức thực hiện mà các phương pháp nghiên cứu khoa học được chia thành 3 loại. Đó là: phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp nghiên cứu thực tiễn và phương pháp toán học.

3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là phương pháp nghiên cứu chủ yếu thu thập thông tin qua các tài liệu hay văn bản. Trong phương pháp này, chủ thể nghiên cứu tham khảo, tìm kiếm thông tin ở các văn bản liên quan. Từ đó, bằng các tư duy logic rút ra kết luận cụ thể. 

Dưới đây là 5 phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết.

3.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

Theo em đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của ngành luật là gì
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết là phương pháp phân chia các thông tin thu thập được thành các bộ phận riêng biệt từ những tài liệu có sẵn. Từ đó, phát hiện ra những xu hướng hay đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. 

Trong phương pháp này, những thông tin quan trọng liên quan trực tiếp đến mục đích nghiên cứu của nghiên cứu khoa học sẽ được lựa chọn và lưu lại. Đây là phương pháp liên kết, sắp xếp tài liệu, thông tin lý thuyết đã thu được. Từ đó tạo tiền đề, hệ thống lý thuyết về chủ đề của nghiên cứu.

Tham khảo ngay: Cách viết đề cương nghiên cứu khoa học

3.1.2. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết

Phân loại lý thuyết là phương pháp sắp xếp các tài liệu đã thu thập thành một hệ thống chặt chẽ. Phân chia chúng thành từng đơn vị và từng vấn đề khoa học cụ thể, có chung dấu hiệu hoặc cùng hướng phát triển.

Hệ thống hóa là phương pháp sắp xếp các tri thức khoa học thành hệ thống. Dựa trên cơ sở một mô hình lý thuyết cụ thể, khiến cho sự hiểu biết về đối tượng nghiên cứu trở nên toàn diện và sâu sắc hơn.

Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết luôn đi liền với nhau. Có tác dụng làm rõ hơn đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này thường được sử dụng khi nghiên cứu các vấn đề mang tính lý thuyết. 

3.1.3. Phương pháp mô hình hóa

Theo em đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của ngành luật là gì
Phương pháp mô hình hóa

Phương pháp mô hình hóa là phương pháp nghiên cứu bằng việc xây dựng các mô hình giả định về đối tượng. Mà trong mô hình đó, đối tượng nghiên cứu thể hiện các đặc điểm, bản chất hay xu hướng. 

Có thể hiểu rằng, phương pháp mô hình hóa chính là chuyển từ những kế hoạch trừu tượng thành các đối tượng cụ thể, thuận tiện hơn cho quá trình nghiên cứu. Việc này sẽ giúp tìm hiểu về những tác động của thực tiễn đối với đối tượng nghiên cứu.

Ví dụ : mô hình trường chuẩn quốc gia, mô hình chăn nuôi kết hợp,….

3.1.4. Phương pháp giả thuyết

Phương pháp giả thuyết là phương pháp nghiên cứu đối tượng bằng cách dự đoán bản chất của đối tượng và tìm cách chứng minh dự đoán đó. Liệu rằng dự đoán, giả thuyết đó là đúng hay sai. 

Có hai cách được dùng để chứng minh giả thuyết trong phương pháp này: trực tiếp và gián tiếp. Có thể lấy ví dụ về phương pháp giả thuyết trong các bài toán hằng ngày.

Ví dụ: Để chứng minh xem liệu rằng điểm thi vào đại học của học sinh A có phải là 20 điểm hay không. Có thể căn cứ vào các điểm thành phần. Nếu điểm lý của học sinh là 8, điểm văn là 7 và điểm tiếng anh là 5 thì giả thuyết này là đúng. Đây là cách chứng minh trực tiếp.

Cách chứng minh gián tiếp thường sử dụng các phương pháp giải lập để chứng minh rằng giả thuyết là đúng. Nếu mệnh đề đối lập của giả thuyết là sai thì mệnh đề giả thuyết là đúng. 

3.1.5. Phương pháp lịch sử

Theo em đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của ngành luật là gì
Phương pháp nghiên cứu lịch sử

Phương pháp lịch sử là phương pháp tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu dựa trên quá trình hình thành và phát triển của nó. Bằng cách tìm nguồn gốc phát sinh cùng với các quá trình phát triển, biến hóa của đối tượng để tìm ra bản chất và quy luật của nó.

Phương pháp này thường được sử dụng để phân tích các tài liệu lý thuyết, chứng minh tính đúng đắn và phù hợp của lý thuyết với thời đại. Từ đây, hoàn thiện hơn các kiến thức về đối tượng nghiên cứu, hoàn thành mục đích nghiên cứu. 

Xem thêm: Lời cảm ơn trong nghiên cứu khoa học hay và ý nghĩa nhất

3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn là một trong những phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản. Trong phương pháp này, chủ thể nghiên cứu trực tiếp tác động vào các đối tượng nghiên cứu. Từ đó, các đối tượng nghiên cứu thể hiện, bộc lộ bản chất và quy luật vận động của đối tượng đấy. 

Các loại phương pháp nghiên cứu thực tiễn được chia thành: 

  • Phương pháp quan sát khoa học
  • Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
  • Phương pháp chuyên gia

Dưới đây là đặc điểm của từng phương pháp:

3.2.1. Phương pháp quan sát khoa học

Phương pháp quan sát khoa học là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng cách tri giác. Đây là phương pháp phổ biến và được sử dụng nhiều nhất.

Phương pháp quan sát khoa học mang tính chủ quan của chủ thể nghiên cứu. Có nhiều cách để có thể quan sát đối tượng nghiên cứu: trực tiếp và gián tiếp. Cần lựa chọn cách thức quan sát phù hợp với từng đối tượng cụ thể. 

Ngoài chức năng thu thập thông tin, phương pháp quan sát khoa học còn giúp kiểm chứng thông tin và đối chiếu những kiến thức thu được với đối tượng nghiên cứu.

Theo em đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của ngành luật là gì
Phương pháp quan sát khoa học

3.2.2. Phương pháp điều tra

Phương pháp điều tra là phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng phổ biến khi tìm hiểu đặc điểm của một nhóm đối tượng nghiên cứu lớn. Để phát hiện ra những quy luật, bản chất và xu hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu thì đây là một phương pháp hợp lý.

Một trong những đại diện tiêu biểu cho phương pháp điều tra chính là các bảng hỏi Anket. Mỗi cá thể trong nhóm đối tượng nghiên cứu cần thực hiện cung cấp thông tin bằng cách trả lời các câu hỏi trong bảng hỏi Anket. Điều này sẽ giúp chủ thể nghiên cứu dễ dàng phân loại thông tin hơn.

3.2.3. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm

Trong phương pháp này, các nhà khoa học dùng lý luận để xem xét lại những thành quả thu được trong thực tiễn, từ những kinh nghiệm trong quá khứ rút ra những kết luận bổ ích, phù hợp với thực tiễn và khoa học.

Phương pháp này được sử dụng với mục đích cải tiến các lý luận đã tìm ra trước đó, phát triển nó phù hợp với yêu cầu của hiện tại. 

Ví dụ: Kinh nghiệm giáo dục học sinh kém

Xem thêm: 100+ đề tài mẫu môn phương pháp nghiên cứu khoa học

3.2.3. Phương pháp chuyên gia

Đây là phương pháp nghiên cứu đỡ tốn thời gian và công sức nhất. Ở đây, người nghiên cứu sử dụng đội ngũ những người có trí tuệ cao và hiểu biết sâu rộng về chủ đề có liên quan đến đối tượng nghiên cứu và phân tích nó. 

Trong phương pháp chuyên gia, người nghiên cứu sẽ xin ý kiến, đánh giá, nhận xét của họ về đối tượng nghiên cứu để tìm hiểu và phát triển nghiên cứu khoa học.

Theo em đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của ngành luật là gì
Phương pháp nghiên cứu chuyên gia

3.3. Phương pháp toán học

Phương pháp toán học là phương pháp chủ thể nghiên cứu sử dụng tư duy logic toán học để xây dựng logic nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng trong hầu hết các đề tài nghiên cứu khoa học.  

Người nghiên cứu thường sử dụng các phép toán để hỗ trợ thống kê các kết quả, dữ liệu tìm kiếm được trong quá trình nghiên cứu, tổng hợp các thông tin thu được qua bảng hỏi anket. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến ở hầu hết các nghiên cứu khoa học.

Trên đây là ba nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản thường xuyên được sử dụng. Đi kèm với đó là những phân tích về đặc điểm, bản chất của từng phương pháp. Mong rằng bạn sẽ hiểu hơn về phương pháp nghiên cứu khoa học sau bài viết này!

Để có thể được giải đáp cụ thể hơn về các chủ đề liên quan đến luận văn, liên hệ ngay đến Dịch vụ Luận Văn Việt qua số điện thoại 0915 686 999, hoặc gửi email về địa chỉ:

Theo dõi trang web Luận Văn Việt để bổ sung thêm những kiến thức bổ ích và cải thiện luận văn của bạn nhé!

Tài liệu tham khảo

[1] GS – TS. Nguyễn Văn Lê: Phương pháp luận NCKH, Nxb trẻ 1995. 

[2] PGS – TS. Lưu Xuân Mới : Phương pháp luận NCKH, Nxb ĐHSP 2003. 

[3] Lê Tử Thành: Logic học & Phương pháp luận NCKH, Nxb trẻ 2006. 

[4] PGS – TS. Phạm Viết Vượng: Phương pháp luận NCKH, NxbGD 2004. 

[5] Các tạp chí: Giáo dục, Khoa học giáo dục, Tâm lý học, Dạy & học.

[6] GS-Ths Nguyễn Thiện Thắng: Một số vấn đề cơ bản về phương pháp luận NCKH giáo dục

Theo em đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của ngành luật là gì

Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.

Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!