Theo thuyết electron phát biểu nào sau đây là sai một vật nhiễm điện âm khi nó chứa nhiều electron

19/06/2021 2,730

A. Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác

B. Vật nhiễm điện âm khi chỉ số electron mà nó chứa lớn hơn số proton

C. Nguyên tử nhận thêm electron sẽ trở thành ion dương

Đáp án chính xác

D. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành ion dương

Đáp án cần chọn là: CA, B, D - đúng C - sai vì nguyên tử nhận thêm electron sẽ trở thành ion âm

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Nguyên tử trung hòa về điện, khi mất bớt electron sẽ trở thành:

Xem đáp án » 19/06/2021 866

Chọn câu sai?

Hạt nhân của một nguyên tử:

Xem đáp án » 19/06/2021 440

Chọn phát biểu đúng

Xem đáp án » 19/06/2021 368

Môi trường nào dưới đây không chứa điện tích tự do?

Xem đáp án » 19/06/2021 325

Theo nội dung của thuyết electron, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án » 19/06/2021 236

Nguyên tử trung hòa về điện, khi nhận thêm electron sẽ trở thành:

Xem đáp án » 19/06/2021 225

Hai thành phần mang điện trong nguyên tử là:

Xem đáp án » 19/06/2021 190

Cọ xát thanh êbônit vào miếng dạ, thanh êbônit tích điện âm vì:

Xem đáp án » 19/06/2021 176

Chọn phát biểu sai.

Xem đáp án » 19/06/2021 172

Nguyên tử gồm có:

Xem đáp án » 19/06/2021 159

Nguyên tử trung hòa về điện là nguyên tử có:

Xem đáp án » 19/06/2021 157

Muối ăn NaCl kết tinh là điện môi. Chọn câu đúng:

Xem đáp án » 19/06/2021 127

Trong các chất nhiễm điện :

I- Do cọ sát;

II- Do tiếp xúc;

III- Do hưởng ứng.

Những cách nhiễm điện có thể chuyển dời electron từ vật này sang vật khác là:

Xem đáp án » 19/06/2021 123

Chọn câu đúng?

Hạt nhân của một nguyên tử:

Xem đáp án » 19/06/2021 121

Xét các trường hợp sau với quả cầu B đang trung hòa điện:

I- Quả cầu A mang điện dương đặt gần quả cầu B bằng sắt

II- Quả cầu A mang điện dương đặt gần quả cầu B bằng sứ

III-Quả cầu A mang điện âm đặt gần quả cầu B bằng thủy tinh

IV-  Quả cầu A mang điện âm đặt gần quả cầu B bằng đồng

Những trường hợp nào trên đây có sự nhiễm điện của quả cầu B

Xem đáp án » 19/06/2021 113

Cùng Top lời giải trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Theo thuyết electron phát biểu nào sau đây không đúng?” kết hợp với những kiến thức mở rộng về Vật lí 11 là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.

Trắc nghiệm: Theo thuyết electron phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.

B. Một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.

C. Một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.

D. Một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm electron.

Trả lời:

Đáp án: C Một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về thuyết electron dưới đây nhé

Kiến thức mở rộng về thuyết electron

I. Thuyết êlectron

1. Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện.

- Nguyên tử cấu tạo gồm một hạt nhân mang điện dương nằm ở trung tâm và các êlectronmang điện âm chuyển động xung quanh. Hạt nhân có cấu tạo gồm hai loại hạt là notron không mang điện và proton mang điện tích dương.

+ Êlectroncó điện tích là e = - 1,6.10-19C và khối lượng là me= 9,1.10-31kg.

+ Proton có điện tích là q = +1,6.10-19C và khối lượng là mp= 1,6.10-27kg.

+ Khối lượng của notron xấp xỉ bằng khối lượng của proton.

- Số proton trong hạt nhân bằng số êlectronquay xung quanh hạt nhân nên độ lớn điện tích dương của hạt nhân bằng độ lớn điện tích âm củaêlectron.

- Điện tích của êlectronvà điện tích của proton là điện tích nhỏ nhất mà ta có thể có được. Vì vậy ta gọi chúng là những điện tích nguyên tố (âm hoặc dương).

2. Thuyếtêlectron

- Thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích các hiện tượng điện và tính chất điện gọi là thuyết electron.

- Nội dung:

+ Êlectron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành một hạt mang điện dương gọi là ion dương.

+ Một nguyên tử trung hòa có thể nhận them một electron để tạo thành một hạt mang điện âm gọi là ion âm.

+ Sự cư trú và di chuyển của các electron tạo nên các hiện tượng về điện và tính chất điện muôn màu muôn vẻ của tự nhiên.

II. Vận dụng thuyết Electron

1. Vật (chất) dẫn điện và vật (chất) cách điện

- Vật (chất) dẫn điện là vật (chất) có chứa nhiều điện tích tự do. Điện tích tự do là điện tích có thể di chuyển từ điểm này đến điểm khác trong phạm vi thể tích của vật dẫn.

- Các chất dẫn điện: Kim loại; các dung dịch axit, bazo và muối.

- Vật (chất) cách điện là vật (chất) không chứa hoặc chứa rất ít điện tích tự do. Các chất cách điện như: Không khí khô, dầu, thuỷ tinh, sứ, cao su, một số nhựa,.

2. Sự nhiễm điện do tiếp xúc

- Nếu cho một vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện thì nó sẽ bị nhiễm điện cùng dấu với vật đó. Đó là sự nhiếm điện do tiếp xúc.

3. Sự nhiễm điện do hưởng ứng

- Đưa một quả cầu A nhiễm điện dương lại gần đầu M của một thanh kim loại MN trung hoà về điện. Ta thấy đầu M nhiễm điện

âm, còn đầu N nhiễm điện dương. Sự nhiễm điện của thanh kim loại MN là sự nhiễm điện do hưởng ứng (hay hiện tượng cảm ứng tĩnh điện).

III. Định luật bảo toàn điện tích

- Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là không đổi.

- Hệ vật cô lập về điện là hệ vật không có trao đổi điện tích với các vật khác ngoài hệ.

IV. Bài tập vận dụng

Câu 1:Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Hạt êlectron là hạt có mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10-19(C).

B. Hạt êlectron là hạt có khối lượng m = 9,1.10-31(kg).

C. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion.

D. êlectron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác.

Hướng dẫn:

Chọn D.

Theo thuyết electron thì electron có thể di chuyển từ vật này sang vật khác.

Câu 2:Trong trường hợp nào dưới đây sẽ không xảy ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng? Đặt một quả cầu mang điện ở gần một

A. thanh kim loại không mang điện

B. thanh kim loại mang điện dương

C. thanh kim loại mang điện âm

D. thanh nhựa mang điện âm

Hướng dẫn:

Chọn D.

Nhiễm điện do hưởng ứng xảy ra với một vật tích điện đặt gần một vật dẫn điện.

→ nhựa không phải vật dẫn điện nên trường hợp đặt quả cầu mang điện gần thanh nhựa sẽ không xảy ra hiện tượng hưởng ứng.

Câu 3:Vào mùa hanh khô, nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lốp đốp nhỏ. Đó là do

A. hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc

B. hiện tượng nhiễm điện do cọ xát

C. hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng

D. cả ba hiện tượng nhiễm điện nêu trên

Hướng dẫn:

Chọn B.

Khi kéo áo len qua đầu có tiếng nổ lốp đốp là do hiện tượng nhiễm điện do cọ xát giữa len và tóc.

Câu 4:Theo thuyết êlectron phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.

B. Một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.

C. Một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.

D. Một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm electron.

Hướng dẫn:

Chọn C.

Theo thuyết electron thì một vật nhiễm điện là do nó nhận thêm hay bị mất đi electron.

⇒ Một vật nhiễm điện dương là do vật bị mất electron.

Câu 5:Xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Trong các nhận định sau, nhận định nào không đúng?

A. Proton mang điện tích là + 1,6.10-19C.

B. Khối lượng notron xấp xỉ khối lượng proton.

C. Tổng số hạt proton và notron trong hạt nhân luôn bằng số electron quay xung quanh nguyên tử.

D. Điện tích của proton và điện tích của electron gọi là điện tích nguyên tố.

Hướng dẫn:

Chọn C.

Trong một nguyên tử thì tổng số hạt proton = số electron.

Câu 6:Hạt nhân của một nguyên tử oxi có 8 proton và 9 notron, số electron của nguyên tử oxi là

A. 9.

B. 16.

C. 17.

D. 8

Hướng dẫn:

Chọn D.

Trong một nguyên tử thì số proton = số electron⇒ số electron của nguyên tử oxi là 8e.

Câu 7:Hai quả cầu kim loại giống nhau mang điện tích q1và q2với |q1| = |q2|, đưa chúng lại gần thì chúng hút nhau. Nếu cho chúng tiếp xúc nhau rồi sau đó tách ra thì mỗi quả cầu sẽ mang điện tích

A. q = q1.

B. q = 0.

C. q = 2q1.

D. q = 0,5q1.

Hướng dẫn:

Chọn B.

Vì hai điện tích đưa lại gần thì hút nhau⇒ 2 điện tích trái dấu.

Theo bài ra có độ lớn hai điện tích bằng nhau⇒ q1= -q2.

⇒ Cho hai điện tích tiếp xúc thì khi tách ra thì mỗi quả mang điện tích là

Câu 8:Một thanh thép mang điện tích -2,5.10-6C, sau đó nó lại được nhiễm điện để có điện tích

5,5.10-6C. Trong quá trình nhiễm điện lần sau, thanh thép đã

A. nhận vào 1,875.1013electron.

B. nhường đi 1,875.1013electron.

C. nhường đi 5.1013electron.

D. nhận vào 5.1013electron.

Hướng dẫn:

Chọn C.

Thanh thép đang mang điện tích -2,5.10-6để có điện tích 5,5.10-6thì thanh thép đã mất đi 5,5.10-6- (-2,5.10-6) = 8.10-6C.

⇒ Thanh thép đã nhường đi

Câu 9:Nếu nguyên tử oxi bị mất hết electron nó mang điện tích

A. +1,6.10-19C.

B. –1,6.10-19C.

C. +12,8.10-19C.

D. -12,8.10-19C.

Hướng dẫn:

Chọn C.

Nguyên tử có 8 electron nên khi mất hết e thì nguyên tử mang điện tích dương với độ lớn:

|q| = n.|e| = 8.1,6.10-19= 1,28.10-18= C. +12,8.10-19C.

Câu 10:Hai quả cầu nhỏ giống hệt nhau bằng kim loại A và B đặt trong không khí, có điện tích lần lượt là q1= -3,2.10-7C, q2= 2,4.10-7C, cách nhau một khoảng 12 cm. Cho hai quả cầu tiếp xúc điện với nhau rồi đặt về chỗ cũ. Lực tương tác tĩnh điện giữa hai quả cầu đó là:

A. 10-4N

B. 10-3N

C. 10N

D. 1N

Hướng dẫn:

Chọn B.

Khi cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi tách chúng ra thì điện tích của mỗi quả cầu sau này là

Lực tương tác giữa chúng bây giờ là lực hút