Thủ tướng chỉ đạo xử lý tín dụng đen

Thứ sáu, ngày 26/04/2019 - 10:40

Lưu tin

VietTimes -- Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm trên phạm vi toàn quốc và trên không gian mạng để đấu tranh quyết liệt các loại tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”,

Chủ tịch LienVietPostBank: “Tập trung nguồn lực đầu tư, vững mạnh và hiệu quả thời gian tới”
Lần đầu tiên tại Việt Nam xuất hiện ứng dụng tính điểm tín dụng cá nhân độc lập và trực tuyến
Vung tiền "ngay và luôn", giới trẻ Trung Quốc nguy cơ kéo đất nước vào khủng hoảng
Chấn chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại các TCTD

Thủ tướng chỉ đạo xử lý tín dụng đen

Lãi suất "tín dụng đen" thường từ 100% đến, 300%, thậm chí 700%/năm đối với khoản tiền tại thời điểm vay, nhằm thu lợi bất chính.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen, ngày 25/4. 

Chỉ thị nêu rõ: "Các đối tượng lợi dụng mạng viễn thông, internet, núp bóng các doanh nghiệp có chức năng cho vay tài chính, dịch vụ đòi nợ, kinh doanh cầm đồ, tạo vỏ bọc đối phó với cơ quan chức năng để tổ chức các hoạt động cho vay không thế chấp huy động vốn kinh doanh tài chính, góp vốn góp tài sản kinh doanh với lãi suất rất cao. Lãi suất này thường từ 100% đến, 300%, thậm chí 700%/năm đối với khoản tiền tại thời điểm vay, nhằm thu lợi bất chính". 

Thực tế cho thấy “tín dụng đen” là hình thức cho vay, đi vay hoặc huy động vốn với lãi suất vượt quá mức lãi suất pháp luật quy định, hoặc thực hiện bởi các cá nhân, nhóm người hoặc tổ chức kinh doanh dịch vụ tài chính, thường gắn với các hành vi đòi nợ chiếm đoạt tài sản trái pháp luật. Chủ nợ thường thuê các băng nhóm tội phạm đối tượng có tiền án, tiền sự sử dụng vũ khí, hung khí nguy hiểm, có thể thực hiện các tội phạm xâm hại đến khỏe, nhân phẩm, danh dự, tổn hại về tinh thần và chính là hủy hoại tài sản của người đi vay, gây lo lắng bức xúc trong nhân dân.

Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm trên phạm vi toàn quốc và trên không gian mạng để đấu tranh quyết liệt với các loại tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, gắn với đấu tranh, triệt xóa các đường dây đánh bạc, tổ chức đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua các hình thức huy động vốn, tham gia hụi, họ, biêu phường, triệt phá các băng nhóm tội phạm có tổ chức, tội phạm sử dụng công nghệ cao, sử dụng vũ khí quân dụng, núp bóng doanh nghiệp để hoạt động.

Thủ tướng chỉ đạo xử lý tín dụng đen

Các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang chấp hành nghiêm pháp luật về giao dịch, vay mượn, huy động, sử dụng vốn an toàn; nghiêm cấm tham gia hoạt động góp vốn, huy động vốn và môi giới, bao che, tiếp tay cho các đối tượng hoạt động “tín dụng đen”, cho vay lãi nặng, thành lập doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh tài chính, dịch vụ cầm đồ, đòi nợ… vi phạm pháp luật; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ việc đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh dịch vụ cầm đồ, đòi nợ; phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an trong việc xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho các cơ sở kinh doanh cầm đồ, đòi nợ; cung cấp thông tin của doanh nghiệp phục vụ công tác điều tra các vụ án hình sự liên quan đến “tín dụng đen”; phối hợp tổ chức hậu kiểm việc chấp hành quy định của pháp luật về đầu tư, kinh doanh.

Thủ tướng chỉ đạo xử lý tín dụng đen

Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Đào Minh Tú làm rõ các vấn đề liên quan đến tín dụng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 29/5, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại trực tiếp với nông dân Việt Nam, với chủ đề "Tiếp sức, hỗ trợ nông dân phục hồi, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững".

Giúp nông dân hạn chế đến với tín dụng đen

Tại hội nghị, một số đại biểu đã có ý kiến về vấn đề: Các ngân hàng có nhiều chương trình cho người dân vay vốn phát triển sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người dân khó tiếp cận vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi, khiến nạn tín dụng đen vẫn còn đất để tồn tại.

Đối với lĩnh vực này, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, NHNN đã có rất nhiều chính sách, kể cả những chính sách rất cụ thể để giúp người dân hạn chế đến với tín dụng đen.

Theo đó, NHNN đã có Nghị định tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại mở rộng mạng lưới tới tất cả các cơ sở, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa trên cả nước để người dân có thể dễ dàng đến với các tổ chức tín dụng.

Ngoài ra, NHNN cũng xây dựng cơ chế tạo điều kiện cho vay tiêu dùng phát triển. Trong những năm vừa qua, tín dụng tiêu dùng phát triển rất nhanh, đã đạt được những kết quả tích cực, có sự quản lý rất chặt chẽ để tránh những biến tướng và giúp cho người dân tiếp cận rất nhanh.

"Đến nay, có khoảng 2,1 triệu tỷ đồng vay phục vụ cho tiêu dùng. Tiêu dùng mang tính chất ngắn hạn, phục vụ cho những nhu cầu bức thiết với cuộc sống hằng ngày thì khoảng trên 700 nghìn tỷ đồng. Sau hội nghị đối thoại tại Gia Lai, chúng tôi đã giao cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gói 5.000 tỷ đồng để triển khai. Trong hơn 4 năm vừa qua, doanh số quay vòng của 5.000 tỷ đồng này đã lên đến 65.000 tỷ đồng", Phó Thống đốc Đào Minh Tú nêu rõ.

Mặc khác, hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội đã "chạy xuống" tận từng xã, đặc biệt có 23 chương trình với 250.000 tỷ đồng, trong đó có rất nhiều chương trình giúp người dân, đặc biệt là người nghèo.

"Đây là chính sách rất lớn cả Đảng, Nhà nước và Chính phủ rất hiệu quả. Nếu nhìn tỉ lệ tín dụng đen so với năm 2017, thì thấy giảm trên một nửa, bức xúc về những câu chuyện đau lòng cũng giảm đi đáng kể", ông Đào Minh Tú nói.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, NHNN sẽ thực hiện nhiều giải pháp để có thể mở rộng hơn tín dụng chính thức, trong đó cần tuyên truyền để người dân thấy quy trình vay tín dụng không quá khó khăn, đồng thời chính quyền cơ sở nơi quản lý người dân để làm sao ngân hàng nắm được thân nhân, mục đích vay vốn chính đáng…

Thủ tướng chỉ đạo xử lý tín dụng đen

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng.  Ảnh: Dân Việt.

"Chống tín dụng đen phải có sự vào cuộc của các cấp chính quyền"

Về phần mình, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng cho biết, trong thời gian qua, lợi dụng khó khăn, bất cập trong tiếp cận nguồn vốn, vay vốn để sản xuất của nông dân, một số loại tội phạm đã hình thành các đường dây, ổ nhóm cho vay nặng lãi hay gọi là tín dụng đen.

Ngay sau khi phát hiện tình hình đó nổi lên ở các địa phương, nhất là vùng liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn, Bộ Công an đã kịp thời tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 12 ngày 25/4/2019 về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh liên quan đến hoạt động tín dụng đen.

Đồng thời, cơ quan cũng chỉ đạo công an các địa phương mở nhiều đợt cao điểm tấn công triệt xóa, quyết liệt, rốt ráo các ổ nhóm liên qua đến tín dụng đen; bắt và xử lý hàng nghìn đối tượng, với phương châm phát hiện đến đâu xử lý đến đấy, mức xử lý hành chính thì xử lý hành chính, mức xử lý hình sự thì thu thập xử lý hình sự. Do đó nạn tín dụng đen đã giảm xuống. Đến nay đã bảo đảm an ninh trật tự ở nông thôn, nạn tín dụng đen đã có sự thuyên giảm.

"Ngoài ra, chúng tôi tập trung chỉ đạo công an địa phương phối hợp với ngành ngân hàng tăng cường công tác tuyên truyền phòng ngừa, nắm tình hình, phát hiện cập nhật kịp thời các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của đối tượng này ngay ở địa bàn cơ sở. Đồng thời, tăng cường tham mưu xây dựng, sửa đổi, bổ sung thể chế liên quan đến phòng ngừa, xử lý loại tội phạm này", Thứ trưởng Lê Quốc Hùng nói.

Vừa qua, Bộ Công an đã kịp thời tham mưu Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự, giao thêm quyền xác minh xử lý ban đầu đối với các loại tội phạm, trong đó có loại tội này, cho công an xã. Cho đến nay, thực hiện chủ trương tăng cường lực lượng công an chính quy để bảo đảm an ninh chính trị tại các xã, Bộ Công an tăng cường trên 50.000 sĩ quan chính quy để đảm nhiệm các chức danh công an xã. Tỉ lệ thông tin liên quan đến cho vay tín dụng đen và lừa đảo tài sản qua lợi dụng công nghệ cao được lực lượng công an xã xác minh giải quyết ngay từ đầu đã thuyên giảm… góp phần ngăn chặn hiệu quả tín dụng đen và cho vay nặng lãi.

Bên cạnh đó, Bộ Công an cũng đã phối hợp kịp thời với ngành ngân hàng tham mưu cho Chính phủ kịp thời xử lý các vấn đề vướng mắc liên quan đến việc tiếp cận nguồn vốn, bảo đảm tín dụng để giảm bớt sơ hở trong lĩnh vực này. Tình hình an ninh trật tự ở nông thôn đã được bảo đảm. 

Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, trong chương trình phục hồi và phát triển, chính sách hỗ trợ đã rõ, nhưng trong tổ chức thực hiện, việc tiếp cận vốn tín chấp còn khó khăn.

Thủ tướng đề nghị ngân hàng nghiên cứu thêm về vấn đề này; chính quyền địa phương phối hợp với ngân hàng trong việc thẩm định các hồ sơ vay vốn tín chấp; các hộ nông dân cũng phải có dự án, rõ ràng, khả thi, hiệu quả thì ngân hàng sẽ chia sẻ nhiều hơn.

Thủ tướng cho rằng, việc chống tín dụng đen phải có sự vào cuộc của các cấp chính quyền, người dân. Bộ Công an phối hợp với NHNN nghiên cứu việc sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để hỗ trợ thẩm định hồ sơ vay vốn, đánh giá các thông tin cơ bản của người vay, giúp người dân có thể vay vốn ngân hàng thuận tiện hơn, hạn chế tín dụng đen.