Thuốc kháng sinh có mặt hạn chế

Thuốc kháng sinh có mặt hạn chế

Bởi hiện nay nhiều tiệm thuốc dễ dàng bán thuốc kháng sinh cho người bệnh mà không cần toa thuốc của bác sĩ. Điều này khiến cho thuốc không những không trị được bệnh, mà còn làm cơ thể sản sinh ra các vi khuẩn kháng thuốc gây nguy hiểm cho người bệnh.

Có 5 nhóm bệnh chính gồm bệnh lý nhiễm trùng, bệnh lý chuyển hóa, bệnh lý ngộ độc, bẩm sinh và bệnh lý miễn dịch. Trong 5 bệnh lý trên chỉ có một phần trong bệnh lý nhiễm trùng là có chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Đa phần các bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn thì mới nên sử dụng kháng sinh.

Người dùng kháng sinh bao giờ cũng có hai mặt của nó, mặt tích cực là điều trị bệnh, diệt vi khuẩn gây bệnh, không cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở tiết ra các độc chất gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, còn có tác dụng phụ, phản ứng phụ và dị ứng. Điều này gây nguy hiểm cho người bệnh, tùy từng cơ địa của mỗi người mà thuốc có tác dụng phụ như gây suy gan, suy thận, các rối loạn khác trong cơ thể từ đó làm nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng thuốc. Tóm lại việc sử dụng kháng sinh là con dao hai lưỡi.

Hầu hết các trường hợp sốt do siêu vi, viêm họng, nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, tiêu chảy… thì không nên dùng kháng sinh.

Tuy nhiên, nhiều người thường lạm dụng thuốc kháng sinh để trị bất cứ bệnh gì với mong muốn nhanh chóng khỏi bệnh. Điều này gây ra mối nguy hiểm khôn lường bởi thuốc kháng sinh ngoài tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh thì còn tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi. Vì vậy, nếu sử dụng kháng sinh quá nhiều thì cơ thể sẽ dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn hơn.

Kháng sinh sử dụng bừa bãi thường gây tác dụng phụ như: tiêu chảy, ói, dị ứng, sốc phản vệ thậm chí tử vong. Nguy hiểm hơn, lạm dụng kháng sinh dễ dẫn đến đề kháng kháng sinh (hay còn gọi là lờn kháng sinh), về sau khi cần sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi trùng gây bệnh thì sẽ không còn tác dụng nữa, người bệnh dễ có nguy cơ bệnh nặng hơn và có thể gây tử vong.

Khi người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh, ít nhiều trên cơ thể sẽ có các vi khuẩn tiết ra các chất đề kháng lại kháng sinh mà người bệnh dùng. Vấn đề đề kháng với kháng sinh của vi khuẩn là quá trình có tích lũy, do đó, nếu sử dụng kháng sinh nhiều loại hoặc nhiều lần thì mức độ đề kháng với kháng sinh sẽ tăng lên, nếu càng nhiều loại thì cơ thể sẽ đề kháng càng nhiều kháng sinh. Cho nên, khi trẻ cần kháng sinh để diệt vi khuẩn hoặc quá trình điều trị bệnh sẽ khó khăn hơn ở các lần sau.

Khi trẻ bị bệnh, các bậc phụ huynh không nên tự ý lấy thuốc bừa bãi mà nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để có quá trình chẩn đoán, phân loại và điều trị bệnh phù hợp với từng loại thuốc. Tránh việc sử dụng kháng sinh tràn lan khi chúng ta chưa hiểu rõ về nguồn gốc gây bệnh khiến trẻ dễ đề kháng kháng sinh.

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh và thường được các bậc phụ huynh tự ý mua thuốc về uống, điều này gây nhiều nguy hiểm cho trẻ. Bởi nguyên tắc chung khi sử dụng kháng sinh cho trẻ là sử dụng phù hợp theo bệnh lý, theo lứa tuổi, cân nặng và cơ địa. Đối với những trẻ điều trị nhiễm trùng dai dẳng hoặc nhiễm trùng nhiều lần mà cần sử dụng kháng sinh nhiều thì nên sử dụng kháng sinh đồ cho trẻ để lựa chọn kháng sinh hợp lý nhất, tránh việc không đáp ứng hoặc đề kháng kháng sinh.

Để hạn chế việc lạm dụng kháng sinh, Bộ Y tế đã đưa ra nhiều biện pháp tích cực. Điển hình như việc yêu cầu các đơn vị phải điều trị chuẩn theo đúng phác đồ, mở các lớp tập huấn về vấn đề sử dụng kháng sinh trong bệnh viện, giúp các bác sĩ sử dụng kháng sinh theo phác đồ của bệnh. Đồng thời liên tục kiểm tra các đơn vị dược để giám sát, hướng dẫn việc sử dụng kháng sinh hợp lý, đạt hiệu quả tốt nhất.

Hiện nay, ở nước ta, tình trạng tự ý mua và sử dụng kháng sinh không có đơn thuốc vẫn còn phổ biến. Nhiều kháng sinh thuộc loại rất mới, chỉ dùng hạn chế trong bệnh viện nhưng lại bị dùng bừa bãi. Nhiều bệnh nhân có thói quen uống thuốc theo kinh nghiệm của người khác khi thấy triệu chứng bệnh tương tự nhau, điều này khiến cho bệnh có thể bị biến chứng, nặng thêm và làm vi khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở dẫn đến tình trạng kháng thuốc thêm trầm trọng. Do đó, để đảm bảo sức khỏe của bản thân cũng như gia đình, chúng ta chỉ nên dùng thuốc kháng sinh khi đã được khám và có chỉ định của bác sĩ, khi sử dụng thuốc kháng sinh phải hết sức thận trọng, không tự ý dùng, phải thăm khám lâm sàng và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đắk Lắk

Mặc dù có công dụng điều trị nhiễm trùng hiệu quả, thuốc kháng sinh cũng gây ra không ít tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng. Vậy, uống kháng sinh nhiều bị gì? Hãy cùng HelloBacsi tìm hiểu cách phòng ngừa và xử lý các tác dụng phụ của kháng sinh để đảm bảo sức khỏe nhé.

1. Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh gây mất cân bằng vi sinh đường ruột

Cơ chế hoạt động của một số thuốc kháng sinh có thể gây ảnh hưởng đến lợi khuẩn trong đường ruột, từ đó dẫn tới mất cân bằng hệ vi sinh vật trong hệ tiêu hóa. Sự mất cân bằng vi sinh vật đường ruột tạo điều kiện cho các vi khuẩn kháng thuốc và nấm gây hại phát triển mạnh, gây tiêu chảy, viêm đại tràng, nấm candida đường ruột…

Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, sau mỗi đợt điều trị kháng sinh, bạn nên sử dụng thuốc tái tạo hệ vi sinh vật của hệ tiêu hóa như enterogermina, biosubtyl, antibio… Lưu ý các men tiêu hoá này nên uống cách xa thuốc kháng sinh 30 phút. Bạn có thể uống men tiêu hoá ngay sau ăn và đợi 30 phút sau để sử dụng kháng sinh.

2. Uống kháng sinh nhiều bị gì? Cẩn thận vấn đề về tiêu hóa!

Nhiều loại thuốc kháng sinh như macrolide, cephalosporin, penicillin và fluoroquinolones… có thể khiến bạn bị đau dạ dày hoặc các vấn đề liên quan đến tiêu hóa như buồn nôn, nôn, chuột rút, tiêu chảy.

Nếu bắt buộc phải dùng các loại kháng sinh này, bạn nên hỏi bác sĩ về việc có thể uống thuốc trong khi ăn không. Thức ăn có thể giúp giảm khó chịu ở dạ dày do sử dụng kháng sinh nhưng chỉ phù hợp với một số loại thuốc nhất định.

Để hạn chế được tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, bạn nên hỏi cách dùng thuốc thật cẩn thận và cách giúp giảm đau dạ dày hay vấn đề tiêu hóa trước khi dùng thuốc.

3. Nhạy cảm với ánh sáng

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh tetracycline có thể làm người bệnh trở nên nhạy cảm với ánh sáng hơn. Tình trạng này sẽ hết sau khi bạn ngừng uống thuốc.

Nếu bạn đang uống kháng sinh như tetracycline, bạn nên bôi kem chống nắng bảo vệ khỏi tia UV và có các biện pháp bảo vệ an toàn khỏi ánh nắng mặt trời khi ra ngoài như mặc quần áo chống nắng, đội mũ, đeo kính râm…

4. Tác dụng phụ của kháng sinh gây ra các triệu chứng sốt

Triệu chứng sốt là tác dụng phụ phổ biến của nhiều loại thuốc trong đó có thuốc kháng sinh. Bạn có thể bị sốt do phản ứng dị ứng khi dùng thuốc hoặc là do tác dụng phụ của thuốc. Các loại thuốc kháng sinh như beta lactam, cephalexin, minocycline và sulfonamides thường có khả năng gây triệu chứng sốt sau khi dùng.

Nếu sau khi uống thuốc kháng sinh bạn sốt cao trên 40°C, phát ban hoặc khó thở, hãy đến gặp bác sĩ hoặc gọi cấp cứu ngay.

5. Màu răng ố vàng do kháng sinh

Các loại thuốc kháng sinh như tetracycline và doxycycline có thể gây ố vàng răng, xỉn màu răng vĩnh viễn ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 8 tuổi. Nếu người mẹ sử dụng các loại thuốc kháng sinh này trong thời gian mang thai, răng sữa em bé sơ sinh có thể bị ảnh hưởng.

Nếu răng ố vàng sau khi đã thay răng sữa thì sẽ không hồi phục được vì răng sẽ không thay mới nữa.

Vết ố cũng có thể xuất hiện trên một số xương. Tuy nhiên, xương liên tục tự tái tạo, do đó, các vết ố của xương do kháng sinh thường có thể phục hồi được.

Trong trường hợp bạn có con nhỏ hoặc đang mang thai, bạn hãy trao đổi với bác sĩ hạn chế kê đơn các loại thuốc kháng sinh có thể gây ố vàng, xỉn màu răng.

6. Tác dụng phụ của kháng sinh làm giảm hiệu quả thuốc tránh thai

Hiệu quả của thuốc tránh thai có thể giảm đi đáng kể bởi ảnh hưởng từ kháng sinh. Vì vậy, bạn nên hỏi bác sĩ có thể dùng biện pháp tránh thai khác thay thế trong trường hợp này hay không. Ngoài ra, phụ nữ cũng có thể bị nhiễm nấm âm đạo khi đang dùng kháng sinh. Bạn có thể sử dụng kem kháng nấm để điều trị.

7. Dị ứng với thuốc kháng sinh

Trong lâm sàng hiệu quả kháng sinh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bao gồm

  • Dược động học Tổng quan về Dược động học Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hó... đọc thêm : Tiến trình thời gian của nồng độ kháng sinh, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như hấp thu Hấp thu thuốc Sự hấp thu thuốc được xác định bởi tính chất hóa lý, công thức và đường dùng của thuốc. Các dạng thuốc (ví dụ viên nén, viên nang, dung dịch) bao gồm hoạt chất cùng với các tá dược được sản... đọc thêm , phân bố Phân bố thuốc đến các mô Sau khi một loại thuốc xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn sẽ được phân bố đến các mô của cơ thể. Sự phân bố thuốc nói chung là không đều do sự tưới máu khác nhau, sự liên kết với mô (ví dụ do hàm... đọc thêm , nồng độ trong nước và mô, liên kết protein, tỷ lệ chuyển hóa Chuyển hóa thuốc Chuyển hóa thuốc xảy ra chủ yếu ở gan. Mặc dù sự chuyển hóa thường làm mất tác dụng của thuốc, một số chất chuyển hóa của thuốc có hoạt tính dược lý- thậm chí đôi khi còn mạnh hơn hợp chất gốc... đọc thêm và bài tiết Bài tiết thuốc Thận là cơ quan chính để bài tiết các chất tan trong nước. Hệ thống mật góp phần bài tiết đến mức thuốc không bị hấp thu lại từ đường tiêu hóa. Nói chung, sự đóng góp của ruột, nước bọt, mồ... đọc thêm )

  • Sự hiện diện của vật liệu nhân tạo

Kháng sinh diệt vi khuẩn. Thuốc kháng vi khuẩn sẽ làm chậm hoặc ngừng sự phát triển của vi khuẩn trong ống nghiệm. Những định nghĩa này không tuyệt đối; thuốc diệt khuẩn có thể giết chết một số loài vi khuẩn nhạy cảm, và các loại thuốc diệt khuẩn chỉ có thể ức chế sự phát triển của một số loài vi khuẩn nhạy cảm. Các phương pháp định lượng chính xác hơn xác định nồng độ in vitro tối thiểu mà kháng sinh có thể ức chế sự tăng trưởng (nồng độ ức chế tối thiểu, MIC) hoặc giết chết vi khuẩn (nồng độ diệt khuẩn tối thiểu MBC). Thuốc kháng sinh có hoạt tính diệt khuẩn có thể cải thiện việc tiêu diệt vi khuẩn khi cơ chế bảo vệ cơ thể bị khiếm khuyết ở cơ quan nhiễm trùng (ví dụ như trong viêm màng não hoặc viêm nội tâm mạc) hoặc có hệ thống (ví dụ ở những bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính hoặc suy giảm miễn dịch theo cách khác). Tuy nhiên, có những dữ liệu lâm sàng hạn chế chỉ ra rằng một loại thuốc diệt khuẩn nên được lựa chọn trên một loại thuốc diệt khuẩn đơn giản dựa trên sự phân loại đó. Lựa chọn thuốc cho hiệu quả tối ưu nên dựa trên cách nồng độ thuốc thay đổi theo thời gian liên quan đến MIC hơn là liệu thuốc có hoạt tính diệt khuẩn hay không.

  • Phụ thuộc vào nồng độ: Cường độ theo đó nồng độ đỉnh vượt quá MIC (thường được biểu thị bằng tỷ số đỉnh-MIC) tương quan tốt nhất với hoạt tính kháng khuẩn

  • Phụ thuộc vào thời gian: Thời gian của khoảng thời gian dùng thuốc trong đó nồng độ kháng sinh vượt quá MIC (thường được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm thời gian trên MIC) tương quan tốt nhất với hoạt tính kháng khuẩn

  • Phụ thuộc vào tiếp xúc: Lượng thuốc liên quan đến MIC (lượng thuốc là 24 giờ dưới đường cong nồng độ [AUC24]; tỷ lệ AUC24-MIC tương ứng tốt nhất với hoạt tính kháng khuẩn)

Beta-Lactam Beta-lactam Beta-lactam là thuốc kháng sinh có vòng nhân beta-lactam. Các phân nhóm bao gồm Cephalosporin và cephamycins (cephems) Clavams Carbapenems Monobactams đọc thêm , clarithromycin và erythromycin có hoạt tính diệt khuẩn theo thời gian. Tăng nồng độ của chúng trên MIC không làm tăng hoạt tính diệt khuẩn, và việc giết chết cơ thể của chúng nói chung chậm. Ngoài ra, vì Không áp dụng hoặc rất ngắn ức chế sự phát triển của vi khuẩn sau khi nồng độ giảm xuống dưới MIC (tác dụng hậu kháng sinh), beta-lactam thường có hiệu quả nhất khi nồng độ thuốc trong huyết thanh (thuốc không liên quan đến protein huyết thanh) cao hơn MIC 50% thời gian. Bởi vì ceftriaxone có thời gian bán thải huyết thanh dài (khoảng 8 giờ), nồng độ tự do tự miễn dịch vượt quá MIC của các mầm bệnh rất dễ bị nhiễm bệnh trong suốt khoảng thời gian dùng 24 giờ. Tuy nhiên, đối với beta-lactam có thời gian bán hủy huyết thanh 2 giờ, cần phải dùng liều thường xuyên hoặc tiêm truyền liên tục để tối ưu hóa thời gian trên MIC.

Hầu hết các thuốc kháng sinh có hoạt tính kháng khuẩn phụ thuộc vào phơi nhiễm, đặc trưng bởi tỷ lệ AUC-MIC. Vancomycin, tetracyclines, và clindamycin là những ví dụ.

Có 3 thông số dược động học/dược lực học liên quan đến hiệu quả kháng khuẩn:

  • Tỷ lệ nồng độ đỉnh trong huyết thanh

  • Phần trăm thời gian trên MIC