Thuốc trị kiết lỵ cho bé

1.Nguyên nhân sinh bệnh

Biểu hiện trẻ đi đại tiện vặt, phân không thành khuôn, màu trắng có dính chất nhày hoặc lùng nhùng máu cá do xuất tiết, bụng đau quặn, có lúc đau nhiều, bứt rứt khó chịu.

Nguyên nhân là do cảm nhiễm ngoại tà, thử thấp xâm phạm vào cơ thể nung nấu dương minh phủ làm trường vị tổn thương, chức năng tỳ, vị yếu gây tích trệ, cơ năng chuyển hóa bất bình thường gây ra bệnh.

Ngoài ra một nguyên nhân không kém phần quan trọng đối với trẻ em là do chế độ nuôi dưỡng không hợp lý, ăn uống thiếu điều độ, quá nhiều về lượng hoặc chất, ăn thức ăn sống, lạnh, thiếu vệ sinh dịch tà truyền nhập vào trường vị cũng gây tích trệ phát sinh ra lỵ.

Thuốc trị kiết lỵ cho bé

Bột tam thất chữa kiết lỵ ra máu

2.Bài thuốc điều trị chứng kiết lỵ cho trẻ

Bài 1: Giới bạch (củ kiệu) giã sống cho nát, bột gạo tẻ (trần mễ) mỗi thứ một nửa, thêm mật trộn đều nặn thành bánh, đem nướng chín cho trẻ ăn, ngày 2 lần mỗi lần 10-20g, tùy theo tuổi. Hoặc dùng bột thanh đại hòa với nước cơm cho trẻ uống mỗi lần 0,5g - 2g tùy theo tuổi.

Bài 2: Trường hợp trẻ bị bệnh nặng dùng lá ích mẫu non, nấu cháo cho ăn đến khỏi thì thôi. Cũng có thể giã nhỏ, vắt nước cho uống.

Bài 3: Nếu trẻ đi ngoài có ra máu dùng mã sỉ hiện (rau sam) rửa sạch, nghiền nát, giã, vắt lấy nước độ 3 chén, đem đun sôi rồi pha thêm một chén mật ong cho uống.

Bài 4: Sinh địa giã nhỏ, vắt lấy nước mỗi lần cho uống một chén nhỏ ngày 2 lần, điều trị 3-4 ngày. Hoặc có thể dùng địa du sắc đặc rồi cô thành cao cho uống mỗi lần 0,5 - 2g ngày 2-3 lần, tùy theo tuổi.

Bài 5: Lá mơ lông 10g, ngải cứu tươi 10g, củ nâu non (bỏ vỏ ngoài) 30g, vỏ gừng tươi 10g, mề gà đen  2 cái rửa sạch. Các thứ băm nhỏ rồi bọc trong lá môn sáp nướng chín cho trẻ ăn ngày 2 lần, 3-4 ngày sẽ khỏi.

Thuốc trị kiết lỵ cho bé

Nước rau sam chữa kiết lỵ cho trẻ

Bài 6: Ý dĩ nhân 30g, đậu xanh 30g, ngải cứu 30g. Ba thứ trên đem giã nát rồi hầm với gà, lấy nước cho trẻ uống mỗi tuần uống 2 lần.

Bài 7: Nếu đi đồng chất nhày ra nhiều cả máu và mũi dùng tang ký sinh 40g, phòng phong, xuyên khung, mỗi thứ 5g, trích thảo 3g, tán thành bột, mỗi lần dùng 5-10g, sắc đặc cho trẻ uống.

Bài 8: Trường hợp đi lỵ ra máu dùng tam thất tán thành bột hòa với nước cơm cho uống ngày 2 lần mỗi lần 1-3g.

Bài 9: Chi tử nhân sao cháy, mỗi lần 1-3g hòa nước uống, ngày hai lần (đi lỵ ra máu).

Bài 10: Nếu trẻ bị kiết lỵ đi ngoài phân trắng đỏ lẫn lộn dùng cam thảo trích 10g, nhục đậu khấu 2 quả, thái nhỏ, sắc đặc cho trẻ uống, ngày 1 thang chia 2-3 lần.

Bài 11: Thân thạch lựu đem nướng vàng rồi tán bột, luyện với nhục đại táo thành viên bằng hạt ngô. Cho trẻ uống 5 10 viên vào lúc đói, ngày 3 lần, chiêu với nước cơm (kiết lỵ đi ngoài phân trắng đỏ lẫn lộn).

Bài 12: Trẻ mắc kiết lỵ khát nước nhiều dùng mạch môn bỏ lõi 8g, ô mai nhục 2-3 quả thái nhỏ, sắc đặc cho trẻ uống. Chia 2-3 lần trong ngày.

Mời bạn xem thêm video:

Đẩy nhanh chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ trước thềm năm học mới

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ. Bác sĩ Đặng Thị Ngoan - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em là nỗi băn khoăn của hầu hết bố mẹ vì khi bị kiết lỵ, bé vừa khó chịu vừa mệt mỏi do phải đi ngoài nhiều lần trong ngày. Thế nên bạn cần chú ý các triệu chứng bệnh kiết lỵ sau ở trẻ em để phát hiện kịp thời, chữa trị cũng như phòng tránh bệnh cho bé yêu sớm nhất, không để biến chứng thành những bệnh nguy hiểm khác.

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em là tình trạng trẻ bị nhiễm trùng ở ruột do một số vi khuẩn, ký sinh trùng gây nên. Bệnh sẽ khiến trẻ bị đại tiện liên tục kèm dịch nhầymáu trong phân. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em và sẽ gây nguy hiểm tính mạng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

2. Dấu hiệu trẻ bị kiết lỵ

  • Trẻ mắc bệnh kiết lỵ sẽ bị đại tiện nhiều lần, thậm chí không muốn rời bồn cầu hoặc đòi ngồi bô liên tục vì sẽ luôn cảm thấy muốn đi ngoài giống cảm giác mót rặn ở người lớn
  • Bụng sẽ quặn đau mỗi lần đại tiện.
  • Phân ít, dạng lỏng, có lẫn với dịch nhầy, máu tươi, bọt hơi.
  • Trẻ nhỏ sẽ có biểu hiện quấy khóc trước khi đại tiện. Đại tiện xong thì giảm đau bụng và giảm quấy khóc.

Thuốc trị kiết lỵ cho bé

Khi bị kiết lỵ, trẻ nhỏ sẽ có biểu hiện quấy khóc trước khi đại tiện

Bệnh kiết lỵ thường được chia ra 2 dạng chính:

  • Kiết lỵ amip: Trẻ bị đau quặn bụng theo từng cơn, sốt nhẹ hoặc không sốt, cảm giác cơ thể bị ớn lạnh, đi ngoài nhiều lần trong ngày. Đồng thời, trong phân sẽ có nhiều chất nhầy như đờm kèm theo có máu.
  • Kiết lỵ trực trùng: Trẻ có các dấu hiệu sốt cao liên tục, tiêu chảy nhẹ, phân lỏng nước, đau bụng. Ngoài ra, còn có triệu chứng hậu môn bị đau rát, luôn muốn đi đại tiện, phân có nhầy máu và diễn ra nhiều lần trong ngày.

Nếu phụ huynh không điều trị kịp thời, bé sẽ có những biến chứng nguy hiểm như: Thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm loét đại tràng sau lỵ, viêm ruột thừa do amip,...

3. Nguyên nhân trẻ bị kiết lỵ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như kiết lỵ. Nguyên do là bởi hệ thống miễn dịch và lợi khuẩn đường ruột của các bé còn yếu, hoạt động chưa thật sự hiệu quả nên khi có vi khuẩn hay các tác nhân gây xâm hại xâm nhập ồ ạt sẽ dẫn đến tình trạng viêm, rối loạn hệ tiêu hóa.

Khoa học hiện đại đã tìm ra các nguyên nhân khiến trẻ bị kiết lỵ một cách cụ thể nhất, đó chính là các chủng vi khuẩn gây hại cho đường ruột:

  • Khuẩn Amip: Đây là loại vi khuẩn gây ra rất nhiều loại bệnh liên quan đến đường ruột như tiêu chảy, kiết lỵ,...
  • Trực khuẩn ngắn, bất động: Thường là các loại trực khuẩn thuộc nhóm Shigella như Shigella Amigua, Paradystenteria,...

Thuốc trị kiết lỵ cho bé

Một loại trực khuẩn thuộc nhóm Shigella

4. Những con đường lây lan bệnh kiết lỵ ở trẻ

  • Việc cho trẻ ăn thức ăn, đồ uống không sạch, không hợp vệ sinh là một trong những nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ ở trẻ.
  • Trẻ có thể bị lây nhiễm bệnh kiết lỵ từ các nguồn như thức ăn, nước uống, rau quả,... bị ôi thiu.
  • Các loài động vật mang mầm bệnh như chó, mèo, ruồi,... có thể gây bệnh kiết lỵ cho trẻ.
  • Trẻ dùng tay bị dơ bẩn bốc thức ăn cũng có thể khiến vi trùng gây bệnh vào cơ thể gây ra bệnh.

Thuốc trị kiết lỵ cho bé

Con đường gây bệnh kiết lỵ ở trẻ thường là do ăn uống mất vệ sinh hoặc lây nhiễm từ các loài động vật/côn trùng.

5. Chẩn đoán và điều trị bệnh kiết lỵ

Việc chẩn đoán kiết lỵ cần dựa vào các dấu hiệu như đã mô tả ở trên. Xét nghiệm phân và xét nghiệm máu sẽ giúp chẩn đoán xác định để đưa ra liệu trình điều trị cụ thể cho từng trường hợp. Vì vậy, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán khi trẻ có các triệu chứng như trên, không nên tự ý điều trị để tránh biến chứng cho trẻ.

6. Trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì?

  • Khi bị kiết lỵ, trẻ cần được bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất chính để tăng cường hệ miễn dịch là chất xơ, tinh bột, chất đạm và vitamin vốn có nhiều trong các loại ngũ cốc, thịt, trái cây và rau xanh.
  • Nên cho trẻ ăn các đồ ăn lỏng để dễ dàng hấp thụ và không gây áp lực nên dạ dày. Theo đó, các món ăn như cháo, ngó sen, nước ổi, đậu xanh,... sẽ rất tốt cho trẻ bị kiết lỵ.

Thuốc trị kiết lỵ cho bé

Các món ăn lỏng sễ tốt cho dạ dày của trẻ.

  • Bổ sung rau quả tươi trong chế độ ăn cho trẻ, nên luộc hoặc ép thành nước cho trẻ uống.
  • Tăng cường ăn hoặc uống nước ép trái cây, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin C.
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn và tránh cho bé ăn một bữa quá no, khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém.
  • Bổ sung thêm nước hoặc Oresol mỗi ngày để tránh tình trạng mất nước do đi ngoài nhiều lần. Bên cạnh đó, có thể cho trẻ uống nước muối, nước gạo rang hoặc nước dừa để tăng cường chất điện giải cho cơ thể mau hồi phục sau khi ốm dậy.
  • Tăng cường cho bé thức uống lợi khuẩn probiotic nhằm cải thiện hoạt động ruột kết.

7. Cách phòng tránh trẻ bị kiết lỵ

  • Luôn tuân thủ nguyên tắc “ăn chín, uống sôi” cho trẻ.
  • Nhắc nhở trẻ phải rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh xong.

Thuốc trị kiết lỵ cho bé

Hình thành thói quen rửa sau khi đi vệ sinh cho trẻ

  • Thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng; vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.
  • Ðặc biệt, người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải luôn giữ vệ sinh sạch sẽ.

Khoa Nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ, kiết lỵ,....Vinmec sở hữu trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng giúp giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Bên cạnh đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Bác sĩ Đặng Thị Ngoan từng là giảng viên Bộ môn Nhi - trường Đại học Y dược Hải Phòng. Từng được cấp chứng chỉ về Nhi khoa trong và ngoài nước như: Bệnh viện Westmead, Australia; Trường Đại học Y Hải Phòng. Hiện tại, Bác sĩ Ngoan là bác sĩ Nhi - Sơ sinh tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Đặt lịch nhanh chóng và theo dõi lịch hẹn thuận tiện hơn qua ứng dụng MyVinmec. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Làm gì khi trẻ bị sốt? Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sốt

XEM THÊM:

  • Alverin là thuốc chống co thắt đường tiêu hoá
  • Những bệnh nào thường gặp ở đường tiêu hóa?
  • Vi khuẩn proteus gây bệnh đường ruột

Dịch vụ từ Vinmec