Thủy sản gồm những gì

Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuỷ sản 2017 thì “Hoạt động thủy sản là hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản.”

Về nguyên tắc hoạt động thì hoạt động thủy sản phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

1. Kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

2. Khai thác nguồn lợi thủy sản phải căn cứ vào trữ lượng nguồn lợi thủy sản, gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học; tiếp cận thận trọng, dựa vào hệ sinh thái và các chỉ số khoa học trong quản lý hoạt động thủy sản để bảo đảm phát triển bền vững.

3. Thích ứng với biến đổi khí hậu; chủ động phòng, chống thiên tai; bảo đảm an toàn cho người và phương tiện hoạt động thủy sản; phòng, chống dịch bệnh thủy sản, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.

4. Bảo đảm chia sẻ lợi ích, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc hưởng lợi từ khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản hoặc hoạt động trong ngành, nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi thủy sản.

5. Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Thủy hải sản là gì ? Thủy hải sản là cách gọi tên gọi chung để chỉ những sản vật bao gồm các loại động vật, thực vật dưới nước được sử dụng để làm nguồn lợi cho con người như kinh doanh, ăn uống, bán buôn, làm nguyên liệu sản xuất…

Vì vậy khi nói về ngành nghề thủy hải sản là đang nói về ngành nghề nuôi trồng, nghiên cứu, lai tạo, kinh doanh các loại thủy hải sản nhằm mục đích đêm lại nguồn lợi cho người. Việt Nam là đất nước có nguồn thủy hải sản vô cùng phong phú và đa dạng, vì vậy ngành thủy hải sản rất phát triển và đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế nước nhà.

Thủy sản gồm những gì

2. Phân Biệt Thủy Sản Và Hải Sản

Thủy hải sản là gì và thủy sản có giống với hải sản không là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Để phân loại thủy hải sản và có đáp án cho vấn đề này, chúng ta có thể tìm hiểu qua một số thông tin bên dưới:

Thủy Sản Là Gì ?

Thủy sản là cách gọi tên gọi chung để chỉ những sản vật bao gồm các loại động vật, thực vật dưới nước. Có thể liệt kê và phân loại một số nhóm thủy sản phổ biến như

  • Nhóm cá
  • Nhóm động vật có vỏ như ngao, sò, ốc, hến…
  • Nhóm động vật giáp xác như tôm, cua, ghẹ, tép…
  • Nhóm động vật cấp thấp như san hô, hải quỳ…
  • Nhóm thực vật tảo đa bào như rong biển, tảo biển…
  • Nhóm thực vật cơ bản như cỏ biển, súng, sen…

Hải Sản Là Gì ?

Cũng gần giống như thủy sản. Tuy nhiên hải sản là cách gọi chỉ những loại động thực vật dưới nước có khả năng được chế biến thành nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho con người. Tất cả các loại cá, ốc, ghẹ, rong biển, tảo biển được chế biến thành món ăn đều được gọi chung là hải sản.

Thủy Sản Và Hải Sản Khác Nhau Như Thế Nào ?

Như đã đề cập ở trên ta có thể rút ra được thủy sản và hải sản khác nhau như thế nào. Nếu thủy sản là cách gọi tên chung để chỉ những sản vật dưới nước có thể đem lại nguồn lợi cho người. Còn hải sản là cách gọi những loại động thực vật dưới nước có khả năng được chế biến thành nguồn thực phẩm. Vậy hải sản chính là những loại thủy sản có thể ăn được, trở thành nguồn dinh dưỡng đem lại lợi ích lớn đối với thể chất và sức khỏe của con người.

Thủy sản gồm những gì

3. Ngành Thủy Hải Sản Có Vai Trò Như Thế Nào Đối Với Sự Phát Triển Kinh Tế ?

Ngành thủy hải sản đóng góp nhiều vai trò trong đời sống và kinh tế nước nhà như:

  • Cung cấp lương thực, thực phẩm: Việc nuôi trồng và chế biến thủy hải sản mang đến một nguồn thực phẩm vô cùng lớn, đáp ứng nhu cầu ăn uống thiết yếu hằng ngày của người dân. Ngoài ra, nó chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho cơ thể chúng ta.
  • Tạo công ăn việc làm: Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành chính đòn bẩy thúc đẩy các doanh nghiệp, công ty, cơ sản xuất và chế biến thủy hải sản tăng trưởng mạnh. Chính vì vậy, nó tạo ra nhiều cơ hội công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là người dân sinh sống ở các khu vực ven biển.
  • Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến: Là nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở, xưởng sản chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản.
  • Xuất nhập khẩu: Trong nhiều năm ngành này đóng vai trò lớn trong sự phát triển kinh tế nước nhà, nó đóng góp giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn sang các thị trường nước ngoài.
  • Làm thực ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm: Một số loại thủy hải sản còn là nguyên liệu chính trong việc chế biến thức ăn chăn nuôi.
  • Ngoài ra nó còn nhiều vài trò khác như: Tăng hiệu suất sử dụng đất đai, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đảm bảo chủ quyền quốc gia, an ninh quốc phòng ở các vùng sâu.

4. Kinh Doanh Thủy Hải Sản – Một Cơ Hội Kinh Doanh Rất Lớn

Theo thông tin từ Hiệp Hội Chế Biến và Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Việt Nam giai đoạn 8 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt gần 7,7 tỷ USD (tăng 38%) so với cùng kì năm 2021. Vì vậy có thể nói thị trường kinh doanh thủy hải sản vẫn đang là một thị trường rất lớn với nguồn cung cầu cao. Cơ hội kinh doanh trong ngành thủy hải sản vẫn đang được các nhà kinh tế học đánh giá là một trong những cơ hội để các doanh nghiệp khai thác và đi đến tỉ lệ thành công rất lớn.