Tính phần trăm lãi suất vay ngân hàng mới nhất năm 2022

Lưu ý: 

  1. Số tiền phải trả được tạm tính dựa trên lãi suất tại thời điểm tính. Lãi suất áp dụng có thể thay đổi vào thời điểm nộp hồ sơ vay và giải ngân.
  2. Bảng ước tính chỉ mang tính tham khảo và không tạo thành một chấp thuận về khoản vay hay đề nghị cung cấp bất cứ tiện ích nào của HSBC.

1.1. Cách tính lãi suất vay theo số dư nợ gốc

Với cách tính lãi suất vay theo số dư nợ gốc, tiền lãi của mỗi kỳ trả lãi sẽ bằng nhau trong toàn bộ quá trình vay và được tính dựa theo số tiền gốc ban đầu.

Tiền lãi hằng tháng = Dư nợ gốc x Lãi suất vay/Thời gian vay

Ví dụ :

A vay 30 triệu đồng trong 12 tháng với mức lãi suất là 12%/năm. 

Số tiền gốc phải trả ngân hàng hằng tháng là: 30 triệu/12 tháng = 2,5 triệu đồng

Số lãi phải trả ngân hàng hằng tháng là: (30 triệu x 12%)/12 tháng = 300.000 đồng

Số tiền phải trả hằng tháng là 2,8 triệu đồng

1.2. Cách tính lãi suất vay theo số dư nợ giảm dần

Cách tính lãi này dựa trên số tiền thực tế còn nợ sau khi đã trừ đi phần nợ gốc người vay đã trả trong những tháng trước đó. Số số dư nợ giảm dần thì tiền lãi mà người vay phải trả cũng sẽ giảm dần.

Công thức tính lãi suất theo dư nợ giảm dần:

- Tiền gốc hằng tháng = Số tiền vay/Số tháng vay

- Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay x Lãi suất vay theo tháng

- Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại x Lãi suất vay

Ví dụ: B vay 60 triệu đồng, thời hạn trong 12 tháng với mức lãi suất 12%/năm

Tiền gốc trả hằng tháng = 60 triệu/12 = 05 triệu

Tiền lãi tháng đầu = (60 triệu x 12%)/12 = 600.000 đồng

Tiền lãi tháng thứ 2 = (60 triệu - 05 triệu) x 12%/12 = 550.000 đồng

Các tháng tiếp theo tính tương tự như vậy cho đến khi trả hết nợ.

Tính phần trăm lãi suất vay ngân hàng mới nhất năm 2022
Hướng dẫn cách tính lãi suất vay ngân hàng (Ảnh minh họa)
 

Hiện nay, có 03 loại lãi suất thường được các ngân hàng áp dụng khi cho vay:

- Lãi suất cố định;

- Lãi suất thả nổi;

- Lãi suất hỗn hợp.

2.1. Lãi suất cố định 

Cách tính lãi vay cho loại lãi suất này là như nhau cho từng tháng. Tức lãi suất cho khoản vay của khách hàng sẽ không thay đổi trong suốt thời hạn vay.

Ưu điểm của lãi suất cố định là người vay biết được chính xác chi phí lãi vay là bao nhiêu để có sự chuẩn bị về tài chính. Ngoài ra, với mức lãi suất không đổi, người vay sẽ tránh được các rủi ro về lãi suất trong suốt quá trình vay.

2.2. Lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi là lãi suất có sự thay đổi theo thời gian. Khi áp dụng loại lãi suất này, ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất vay cho khách hàng theo định kỳ 03 tháng hoặc 06 tháng một lần. Mức lãi suất thả nổi có thể tăng hoặc giảm theo thị trường và theo chính sách của ngân hàng trong thời điểm đó.

Lãi suất thả nổi được tính theo công thức:

Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + Biên độ lãi suất

Trong đó:

- Lãi suất cơ sở: thường được các ngân hàng tính theo lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng hoặc 24 tháng lĩnh lãi cuối kỳ.

- Biên độ lãi suất được áp dụng một mức cố định trong suốt thời gian vay vốn và được ghi cụ thể trong hợp đồng vay.

Ví dụ: A vay ngân hàng 600 triệu trong 1 năm. Ngân hàng quy định áp dụng lãi suất thả nổi định kỳ 03 tháng điều chỉnh 01 lần. Lãi suất thả nổi = Lãi suất tiết kiệm 12 tháng + 3%.

Tại thời điểm ký hợp đồng, lãi suất tiết kiệm 12 tháng là 7%/năm => Lãi suất vay trong 3 tháng đầu là 7% + 3% = 10%/năm.

Tại kỳ điều chỉnh lãi suất thứ nhất: lãi suất tiết kiệm 12 tháng tăng lên mức 8%/năm => Lãi suất vay trong 03 tháng tiếp theo sẽ là 8% + 3% = 11%/năm.

Tại kỳ điều chỉnh lãi suất thứ 2: lãi suất tiết kiệm 12 tháng giảm xuống còn 6%/năm => Lãi suất vay của khách hàng trong 03 tháng tiếp theo sẽ là 6% + 3% = 9%/năm

2.3. Lãi suất hỗn hợp

Lãi suất hỗn hợp là loại lãi suất kết hợp giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Đây là loại lãi suất phổ biến được áp dụng với các khoản vay mua nhà, vay mua xe.

Cụ thể, khách hàng sẽ được áp dụng cả lãi suất cố định và lãi suất thả nổi trong thời gian vay vốn. Thời gian đầu ngân hàng sẽ áp dụng một mức lãi suất cố định ưu đãi, thường là trong 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng hoặc 24 tháng tùy gói vay.

Sau thời gian này lãi suất sẽ được thả nổi theo công thức trên.

Loại lãi suất này có lợi cho khách hàng do được áp dụng mức lãi suất cố định ưu đãi. Tuy nhiên sau thời gian ưu đãi, khách hàng cũng phải chịu rủi ro do biến động của lãi suất.

Nếu có thắc mắc về cách tính lãi suất vay ngân hàng, bạn đọc liên hệ 1900.6192 để được giải đáp.

>> Vay tiền ngân hàng nhưng không trả được do Covid-19, cần làm gì? 

>> Vay tiêu dùng qua ngân hàng và công ty tài chính, bên nào lợi hơn? 

>> Vay tiền không trả có bị đi tù không? Trốn nợ xử lý thế nào? 

Z6_21E4H4S0PG9U20QMO2EEC42GP6

{}

Z7_21E4H4S0PG9U20QMO2EEC42G52

Tính phần trăm lãi suất vay ngân hàng mới nhất năm 2022
Component Action Menu Actions

Tính phần trăm lãi suất vay ngân hàng mới nhất năm 2022

  • Tính phần trăm lãi suất vay ngân hàng mới nhất năm 2022
    1900558818 / +842432053205

  • Tính phần trăm lãi suất vay ngân hàng mới nhất năm 2022
  • Tính phần trăm lãi suất vay ngân hàng mới nhất năm 2022
  • Tính phần trăm lãi suất vay ngân hàng mới nhất năm 2022

Tính phần trăm lãi suất vay ngân hàng mới nhất năm 2022

  • Tính phần trăm lãi suất vay ngân hàng mới nhất năm 2022
  • Tính phần trăm lãi suất vay ngân hàng mới nhất năm 2022

Tính phần trăm lãi suất vay ngân hàng mới nhất năm 2022
1900558818

Tính phần trăm lãi suất vay ngân hàng mới nhất năm 2022
+842432053205

Tính phần trăm lãi suất vay ngân hàng mới nhất năm 2022

Complementary Content

Cách tính lãi suất ngân hàng năm 2021 Mới Nhất

Việc tính toán số tiền hàng tháng phải trả bao nhiêu, cách tính lãi suất nào đang được các ngân hàng áp dụng hiện nay?

Với kinh nghiệm tài chính ngân hàng trên 15 năm, Kienbank sẽ tổng hợp tất cả các loại lãi suất ngân hàng hiện nay như: Cách tính lãi suất vay ngắn hạn, trung dài hạn; Lãi suất vay cá nhân, doanh nghiệp; Công thức tính lãi suất ngân hàng; Công thức tính lãi theo dư nợ giảm dần; Cho vay vay add – on; lãi suất vay mua nhà, tiêu dùng, kinh doanh,…

Tính phần trăm lãi suất vay ngân hàng mới nhất năm 2022
Cách tính lãi suất ngân hàng mới nhất

Lãi suất ngân hàng

Lãi suất là gì?

Định nghĩa đơn giản nhất: “Lãi suất là 01 tỷ lệ phần trăm nhất định mà người chủ số tiền được hưởng khi đem tiền của mình cho người khác mượn”

Có rất nhiều dạng lãi suất hiện nay trên thị trường tài chính và trong đời sống thực tế của người dân như:

+ Các dạng lãi suất người dân tự giao kèo – không được công bố như: Lãi suất vay tiền nóng, lãi suất vay tiền nhanh, lãi suất vay nóng xã hội đen, lãi suất góp hụi…

+ Các dạng lãi suất được niêm yết và công bố như: Lãi suất ngân hàng, lãi suất chiết khấu, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất đồng nội tệ, lãi suất đồng ngoại tệ…

Trong bài viết hôm nay của www.kienbank.com – chúng ta chỉ đi phân tích về lĩnh vực lãi suất ngân hàng để các bạn có thể nắm được một số dạng lãi suất ngân hàng,

Cũng như cách tính lãi suất vay ngân hàng, mà các ngân hàng hiện nay đang áp dụng các bạn nhé.

Lãi suất ngân hàng là gì?

– Lãi suất ngân hàng gồm 2 dạng chính: Lãi suất tiền vay và lãi suất tiền gửi

=> Như vậy, lãi suất ngân hàng chính là tỷ lệ phần trăm nhất định mà Ngân hàng trả cho người đi gửi tiền tiết kiệm hoặc Ngân hàng nhận được khi đem tiền cho người dân vay vốn để kinh doanh hoặc tiêu dùng…

=> Ví dụ:

+ Bạn gửi tiết kiệm Ngân hàng Agribank 1 tỷ kỳ hạn 01 tháng, lãi suất tiền gửi Agribank 01 tháng hiện nay là: 4.3%/năm

+ Còn bạn vay ngân hàng Agribank 1 tỷ đồng thời hạn 01 năm, lãi suất tiền vay Agirbank hiện nay đang áp dụng là: 8%/năm

Lãi suất vay tiền ngân hàng

– Lãi suất tiền vay hay lãi suất vay vốn: là phần lãi suất nhất định mà Người đi vay tiền phải trả cho Ngân hàng khi đến hạn thanh toán nợ vay.

– Có rất nhiều dạng lãi suất vay vốn, tùy vào góc độ thời gian hay căn cứ vào đặc tính cụ thể của từng sản phẩm cho vay, ta sẽ có được nhiều dạng lãi suất vay vốn khác nhau

Chi tiết như sau:

Lãi suất vay theo thời gian

a. Lãi suất vay ngắn hạn

Lãi suất vay ngắn hạn là lãi suất áp dụng cho các khoản vay có thời gian từ 12 tháng trở xuống như: vay cầm cố sổ tiết kiệm, vay thấu chi, vay hạn mức tín dụng, vay tiêu dùng 12 tháng….

b. Lãi suất vay trung – dài hạn

Lãi suất vay trung dài hạn là lãi suất áp dụng cho các khoản vay có thời gian từ trên 12 tháng trở lên như:

  • Vay tiêu dùng, vay mua nhà, xây sửa nhà, vay kinh doanh, vay đầu tư cố định, vay mua xe…
  • Các khoản vay này thường có thời hạn từ 24 tháng đến trên 20 năm.

Lãi suất vay theo chủ thể

Lãi suất vay cá nhân:

Áp dụng cho người đi vay là cá nhân vay vốn: gồm các khoản vay như: mua nhà để ở, mua xe, vay tiêu dùng cá nhân, vay tiền du học…

Lãi suất vay doanh nghiệp:

Áp dụng cho người đi vay là tổ chức kinh tế, là công ty, gồm các khoản vay như:

Vay vốn kinh doanh công ty, vay mua nhà xưởng, vay mua máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh,

Và các khoản vay liên quan đến hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của doanh nghiệp…

Tính phần trăm lãi suất vay ngân hàng mới nhất năm 2022
Công thức tính lãi suất vay ngân hàng

Công thức tính lãi suất vay ngân hàng

Công thức tính lãi suất tiền vay

Tương tự như lãi tiền gửi, các ngân hàng khác nhau thì cũng có cách tính lãi khác nhau. Nên chúng ta chỉ nên đề cập đến công thức tính lãi tiền vay chủ yếu hiện nay mà các ngân hàng lớn đang áp dụng như:

  • Cách tính lãi tiền vay tại Agribank, cách tính lãi tiền vay tại BIDV,
  • Cách tính lãi tiền vay tại Vietcombank, cách tính lãi tiền vay tại ACB…

Công thức tính lãi tiền vay như sau:

Lãi tiền vay = [( Số tiền vay * Lãi suất vay ) / 365 ngày ] * số ngày vay thực tế trong kỳ

Ví dụ thực tế: Bạn vay ngân hàng BIDV 500 triệu đồng – kỳ hạn 12 tháng từ ngày 01/01/2018 đến ngày 01/01/2019, lãi trả hàng tháng, gốc cuối kỳ với lãi suất tiền vay 12 tháng là: 10%/năm

=> Ta có công thức như sau:

* Lãi vay phải trả của tháng 01/2019 (tháng 01 có 31 ngày)

Lãi tháng 01 = [ ( 500.000.000 vnđ * 10%/năm ) / 360 ngày ] * 31 ngày = 4,305,556 vnđ

* Lãi vay phải trả của tháng 0/2019 (tháng 02 có 28 ngày)

Lãi tháng 02 = [ ( 50.000.000 vnđ * 10%/năm ) / 360 ngày ] * 28 ngày = 3,888,889 vnđ

Tính phần trăm lãi suất vay ngân hàng mới nhất năm 2022
Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng

Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng

Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng được đa số ngân hàng tại Việt Nam áp dụng, trong đó có hai phương thức ngân hàng hay áp dụng đó là cho vay theo dư nợ cố định và vay theo dư nợ giảm dần.

Cho vay hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng:

– Là 01 hạn mức vay vốn (số tiền tối đa khách có thể giải ngân) mà Ngân hàng cấp cho khách hàng, trong đó:

  • Khách hàng có thể giải ngân nhiều lần, số tiền giải ngân cho từng lần là khác nhau và tổng dư nợ mà khách hàng giải ngân không vượt quá hạn mức được cấp,
  • Thời gian giải ngân không được vượt quá thời hạn còn hiệu lực được ghi trên hợp đồng cấp hạn mức tín dụng.

– Hạn mức tín dụng thường áp dụng cho các khoản vay kinh doanh (cá nhân hoặc doanh nghiệp vay kinh doanh) hoặc tiêu dùng hạn mức có tài sản bảo đảm.

Công thức tĩnh lãi vay hạn mức tín dụng:

Lãi phải trả = (Dư nợ vay thực tế * lãi suất vay * số ngày vay thực tế trong kỳ)/ 365 ngày

* Lưu ý: Lãi tính trên dư nợ vay thực tế chứ không phải là tổng số tiền theo hạn mức được cấp, các bạn nhé.

Ví dụ điển hình:

Bạn vay hạn mức tại ngân hàng VietcomBank là 2 tỷ đồng, lãi suất vay 11%/năm – kỳ hạn 12 tháng từ ngày 01/01/2018 đến ngày 01/01/2019, lãi trả hàng tháng, gốc cuối kỳ theo từng Giấy nhận nợ / từng khế ước nhận nợ / từng khoản vay cụ thể khi giải ngân. Thời hạn của mỗi Khế ước nhận nợ / Giấy nhận nợ không quá 06 tháng/lần

=> Số tiền giải ngân tối đa là bao nhiêu? => là tổng hạn mức được cấp: tối đa 2 tỷ đồng

=> Số lần giải ngân là bao nhiêu lần? => Không giới hạn, có thể giải ngân 1 lần với số tiền 2 tỷ hoặc giải ngân 20 lần với số tiền 100 triệu đồng/lần hoặc hơn thế nữa…

=> Ngày giải ngân cuối cùng của hạn mức tín dụng là ngày nào? => là ngày 01/01/2019

=> Ngày trả nợ cuối cùng của hạn mức tín dụng có phải là ngày 01/01/2019?

  • Ngày 01/01/2019 là ngày hiệu lực cuối cùng của hạn mức tín dụng (không phải là ngày trả nợ cuối cùng), ngày trả nợ cuối cùng là 06 tháng theo Khế ước nhận nợ.
  • Tức bạn giải ngân lần cuối 1 tỷ đồng vào ngày 01/01/2019 thì ngày trả nợ cuối cùng của Hạn mức và của Khế ước cuối là ngày 01/06/2019

=> Nếu dư nợ đã giải ngân vào 01/01/2018 là 2 tỷ, hàng tháng lãi trả bao nhiêu?

Lãi phải trả = [( 02 tỷ * 11%/năm ) / 365 ngày ] * số ngày vay thực tế trong kỳ

=> Lãi tháng 01/2018 (31 ngày) là 18,944,444 vnđ, lãi tháng 02/2018 (28 ngày) là: 17,111,111 vnđ, tháng 03/2018 (31 ngày) là 18,944,444 vnđ, tháng 04/2018 (30 ngày) là: 18,333,333 vnđ

=> Nếu đến tháng 06/2018, dư nợ giảm còn 01 tỷ, thì hàng tháng lãi trả bao nhiêu?

Lãi phải trả = [ (01 tỷ * 11%/năm) / 365 ngày ] * số ngày vay thực tế trong kỳ

=> Lãi tháng 06/2018 (30 ngày) là 9,116,667 vnđ, lãi tháng 07/2018 (31 ngày) là 9,472,222 vnđ => Lãi tháng có 31 ngày sẽ cao hơn lãi tháng 30 ngày 1 ít.

Tính phần trăm lãi suất vay ngân hàng mới nhất năm 2022
Công thức tính lãi suất ngân hàng theo dư nợ giảm dần

Cho vay lãi theo dư nợ giảm dần

Định nghĩa:

Cho vay lãi theo dư nợ giảm dần tức là lãi được tính theo dư nợ thực tế còn lại của khoản vay tại kỳ trả nợ; Thường áp dụng cho các khoản vay trả góp như: vay tiêu dùng trả góp, vay kinh doanh trả góp, vay mua nhà trả góp…

Công thức tính lãi theo dư nợ giảm dần

Lãi phải trả = [ ( Dư nợ còn lại * Lãi suất vay trong kỳ ) / 365 ngày ] * số ngày vay thực tế trong kỳ

Ví dụ điển hình:

+ Bạn vay tiêu dùng VPBank là 500 triệu đồng, lãi suất vay 11%/năm cố định trong 12 tháng đầu, sau đó thay đổi theo biên độ (ví dụ là 12% cho các tháng còn lại)

Nếu anh/chị có nhu cầu vay thế chấp hãy tìm hiểu thêm gói vay vay thế chấp ngân hàng agribank lãi suất thấp ưu đãi, được hỗ trợ chứng minh thu nhập

+ Thời hạn vay 24 tháng từ ngày 01/01/2018 đến ngày 01/01/2020, ta có bảng tính lãi như sau:

Kỳ trả nợ Dư nợ thực tế Lãi suất vay Lãi phải trả Gốc phải trả Tổng nợ trả trong kỳ
01/01/2018 500,000,000 11% 20,834,000
30/01/2018 479,166,000 11% 4,520,548 20,834,000 25,354,548
28/02/2018 458,332,000 11% 4,332,186 20,834,000 25,166,186
30/03/2018 437,498,000 11% 4,143,824 20,834,000 24,977,824
30/04/2018 416,664,000 11% 3,955,461 20,834,000 24,789,461
30/05/2018 395,830,000 11% 3,767,099 20,834,000 24,601,099
30/06/2018 374,996,000 11% 3,578,737 20,834,000 24,412,737
30/07/2018 354,162,000 11% 3,390,375 20,834,000 24,224,375
30/08/2018 333,328,000 11% 3,202,013 20,834,000 24,036,013
30/09/2018 312,494,000 11% 3,013,650 20,834,000 23,847,650
30/10/2018 291,660,000 11% 2,825,288 20,834,000 23,659,288
30/11/2018 270,826,000 11% 2,636,926 20,834,000 23,470,926
30/12/2018 249,992,000 11% 2,448,564 20,834,000 23,282,564
30/01/2019 229,158,000 12% 2,260,202 20,834,000 23,094,202
29/02/2019 208,324,000 12% 2,260,188 20,834,000 23,094,188
30/03/2019 187,490,000 12% 2,054,702 20,834,000 22,888,702
30/04/2019 166,656,000 12% 1,849,216 20,834,000 22,683,216
30/05/2019 145,822,000 12% 1,643,730 20,834,000 22,477,730
30/06/2019 124,988,000 12% 1,438,244 20,834,000 22,272,244
30/07/2019 104,154,000 12% 1,232,758 20,834,000 22,066,758
30/08/2019 83,320,000 12% 1,027,272 20,834,000 21,861,272
30/09/2019 62,486,000 12% 821,786 20,834,000 21,655,786
30/10/2019 41,652,000 12% 616,300 20,834,000 21,450,300
30/11/2019 20,818,000 12% 410,814 20,834,000 21,244,814
30/12/2019 0 205,328 20,818,000 21,023,328
Tổng cộng     57,635,214 500,000,000

Sau 02 năm, bạn hoàn trả đủ 500 triệu gốc và tổng lãi đã đóng là 57,635,214 vnđ

Tính phần trăm lãi suất vay ngân hàng mới nhất năm 2022
Công thức tính lãi suất theo dư nợ ban đầu

5.3. Cho vay vay add – on

Định nghĩa:

Lãi suất add – on là lãi được tính cố định theo dư nợ ban đầu; Thường áp dụng cho các khoản vay không có tài sản bảo đảm như: cho vay tiêu dùng tín chấp, cho vay góp chợ, cho vay tiểu thương…

Công thức tính lãi theo dư nợ ban đầu

Lãi phải trả = (( Dư nợ vay ban đầu * Lãi suất vay )/365 ngày) * số ngày vay thực tế trong kỳ

Ví dụ điển hình:

Bạn vay tiêu dùng VPBank là 500 triệu đồng, lãi suất vay là 8%/năm; Thời hạn vay 24 tháng từ ngày 01/01/2018 đến ngày 01/01/2020;

Ta có bảng tính lãi như sau:

Kỳ trả nợ Dư nợ thực tế Lãi suất vay Lãi phải trả Gốc phải trả Tổng nợ trả trong kỳ
01/01/2018 500,000,000 8% 20,834,000
30/01/2018 479,166,000 8% 3,287,670 20,834,000 24,121,670
28/02/2018 458,332,000 8% 3,287,670 20,834,000 24,121,670
30/03/2018 437,498,000 8% 3,287,670 20,834,000 24,121,670
30/04/2018 416,664,000 8% 3,287,670 20,834,000 24,121,670
30/05/2018 395,830,000 8% 3,287,670 20,834,000 24,121,670
30/06/2018 374,996,000 8% 3,287,670 20,834,000 24,121,670
30/07/2018 354,162,000 8% 3,287,670 20,834,000 24,121,670
30/08/2018 333,328,000 8% 3,287,670 20,834,000 24,121,670
30/09/2018 312,494,000 8% 3,287,670 20,834,000 24,121,670
30/10/2018 291,660,000 8% 3,287,670 20,834,000 24,121,670
30/11/2018 270,826,000 8% 3,287,670 20,834,000 24,121,670
30/12/2018 249,992,000 8% 3,287,670 20,834,000 24,121,670
30/01/2019 229,158,000 8% 3,287,670 20,834,000 24,121,670
29/02/2019 208,324,000 8% 3,287,670 20,834,000 24,121,670
30/03/2019 187,490,000 8% 3,287,670 20,834,000 24,121,670
30/04/2019 166,656,000 8% 3,287,670 20,834,000 24,121,670
30/05/2019 145,822,000 8% 3,287,670 20,834,000 24,121,670
30/06/2019 124,988,000 8% 3,287,670 20,834,000 24,121,670
30/07/2019 104,154,000 8% 3,287,670 20,834,000 24,121,670
30/08/2019 83,320,000 8% 3,287,670 20,834,000 24,121,670
30/09/2019 62,486,000 8% 3,287,670 20,834,000 24,121,670
30/10/2019 41,652,000 8% 3,287,670 20,834,000 24,121,670
30/11/2019 20,818,000 8% 3,287,670 20,834,000 24,121,670
30/12/2019 0 3,287,670 20,818,000 24,105,670
Tổng cộng     78,904,080 500,000,000

Sau 02 năm, bạn hoàn trả đủ 500 triệu gốc và tổng lãi đã đóng là 78,904,080 vnđ

Như vây, Nếu so với lãi theo dư nợ giảm dần, lãi add – on tuy là rẻ hơn: 8% so với 11% hoặc 12%

Phương thức này có nghĩa là mỗi tháng bạn sẽ phải đóng cho ngân hàng 1 con số số định. Mặc dù tiền gốc giảm (Do đã thanh toán tháng trước) và kéo theo tiền lãi giảm theo, thế nhưng tháng nào bạn vẫn sẽ phải đóng đúng 1 số mặc định.

Rất là thiệt cho khách hàng.

Đây là hình thức được các công ty cho vay Tín Chấp hay Áp Dụng. Cho vay theo cách này thì Rất Lời

So sánh lãi suất vay theo dư nợ add-on và dư nợ giảm dần

Tổng số tiền lãi mà bạn đóng trong 24 tháng vẫn nhiều hơn so với tổng tiền lãi đóng theo dư nợ giảm dần: ta có tổng lãi add – on theo 02 bảng ví dụ trên là 78,9 triệu đồng so với tổng lãi giảm dần là 57.6 triệu đồng.

=> Nếu ta so sánh cùng mức lãi suất 11%/năm như nhau thì tổng lãi add – on là 108.5 triệu đồng, cao gần gấp đôi so với lãi theo dư nợ giảm dần.

Kết luận:

Không nên vay theo dạng lãi suất add – one (lãi tính theo dư nợ ban đầu các bạn nhé).

KienBank chúng tôi hi vọng, sau khi đọc xong bài viết này, Quý khách hàng có thể tự lựa chọn các hình thức vay tiền và biết được công thức tính lãi suất các khoản vay hiện tại của mình.

Tính phần trăm lãi suất vay ngân hàng mới nhất năm 2022
Công cụ tính lãi suất ngân hàng

Công thức tính lãi suất ngân hàng 2021 Nhanh Chóng và Chính Xác

Công cụ tính toán lịch trả nợ vay cho cả 2 phương thức trả nợ phổ biến là:

  • Trả theo dư nợ ban đầu trả theo dư nợ giảm dần.

Theo đó dựa vào số tiền vay, kỳ hạn vay, lãi suất bạn có thể xem ngay:

  • Bảng tính số tiền phải trả hàng tháng cố định hoặc bảng tính số tiền trả hàng tháng giảm dần.

Dưới đây là công cụ tính lãi suất vay ngân hàng mới nhất do Kienbank tổng hợp.

  • Bước 1: Ở bảng dưới, các bạn Nhập Số Tiền Cần Vay
  • Bước 2:  “Lãi suất” thì các bạn nhập lãi suất theo năm, trung bình là 10%/Năm
  • Bước 3: “Thời Gian Tiền Vay” thì các bạn Nhập số Tháng mà bạn muốn vay. 1 Năm có 12 Tháng, các bạn nhập số tháng tương ứng mà bạn cần vay nhé
  • Bước 4: “Loại hình vay” có 2 cách đó là trả theo cố định hàng tháng, và trả theo dư nợ giảm dần. Thì các bạn chọn mục ”Trả lãi theo dư nợ giảm dần” NHÉ
  • Bước 5: Các bạn nhấn nút “Chi tiết lịch trả nợ” là sẽ ra số tiền phải trả hàng tháng trong khoản thời gian mà bạn mong muốn.

Tổng số tiền lãi phải trả

500.000.000 đ

Tổng số tiền phải trả

5.000.000.000 đ

Số kỳ trả Dư nợ đầu kỳ (VND) Gốc phải trả (VND) Lãi phải trả (VND) Gốc + Lãi(VND)
Tổng 0 0


Bài viết tham khảo thêm:

Nếu các bạn còn bất cứ thắc mắc nào, liên quan cách tính lãi suất vay ngân hàng; Công thức tính lãi suất ngân hàng; lãi suất gửi tiền tiết kiệm; hãy để lại bình luận bên dưới, kienbank sẽ nhanh chóng trả lời giúp bạn.

KienBank – Dịch vụ tư vấn toàn diện và hiệu quả – 24/7