Trái hồng giòn ăn có tốt không

Quả hồng giòn chứa nhiều Vitamin C, A, chất sắt giúp da hồng hào nhưng ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ thủng ruột.

Những sai lầm chết người khi ăn quả hồng

Quả hồng là loại quả ưa thích của nhiều người vì nó có vị ngọt, dễ ăn. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư, hồng là một loại cây ăn trái thuộc chi Thị và có nguồn gốc từ Trung Quốc. Quả hồng sắc vàng cam đến đỏ cam tùy theo giống. Cứ vào độ tháng 9 – 10, nhắc đến những trái cây của mùa thu người ta lại không thể quên cái vị thơm ngọt, dòn dòn của trái hồng.

Quả hồng có vị ngọt, chát, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt khứ táo, nhuận phế tiêu đờm, nhuyễn kiên, chỉ khát sinh tân, kiện tì, trị lị, chỉ huyết… giúp giảm táo bón, đau nhức do bệnh trĩ hoặc các chứng bệnh như là xuất huyết, ho khan, đau họng, huyết áp cao.  Tuy nhiên, khi ăn chúng, bạn cần lưu ý những cấm kị sau đây:

Do quả hồng chứa khá nhiều tanin và pectin, nếu ăn lúc đói chúng sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày. Nếu những khối kết tụ này không xuống được ruột non thông qua môn vị, sẽ lưu lại trong dạ dày và hình thành sỏi trong đó. Nếu sỏi này không được đào thải ra ngoài theo đường tự nhiên, sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, xuất hiện các triệu chứng như đau quặn bụng trên, nôn mửa, thậm chí nôn ra máu…

Phần lớn tanin trong quả hồng đều tập trung ở phần vỏ, khi khử vị chát của hồng, không thể khử sạch toàn bộ tanin trong đó. Vì vậy, bạn không nên ăn vỏ hồng. Nếu ăn cả vỏ dễ hình thành sỏi trong dạ dày.

Trái hồng giòn ăn có tốt không

Không ăn hồng cùng lúc với món ăn có cua

Trong Đông y, cua và hồng đều thuộc thực phẩm tính hàn, vì thế không thể ăn cùng nhau. Còn theo góc độ y học hiện đại, cua, cá, tôm giàu protein dưới tác dụng của tanin có trong hồng rất dễ dẫn đến kết tủa, hình thành các sỏi trong dạ dày.

Người bị tiểu đường tránh ăn hồng

Trong quả hồng chứa 10,8% carbohydrate, hơn nữa hầu hết là disaccharides và monosacarit đơn giản, do đó sau khi ăn rất dễ bị hấp thụ, khiến đường huyết tăng lên. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người kém kiểm soát đường huyết là vô cùng có hại. Đặc biệt, những người bị tiêu chảy, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh và những người bị cảm lạnh không nên ăn; những người có chức năng dạ dày kém, viêm dạ dày mãn tính, khó tiêu, những người bị cắt dạ dày cũng không được ăn.

Không ăn hồng cùng lúc với thịt ngỗng

Thịt ngỗng giàu chất đạm, protein chất lượng cao. Protein khi gặp tanin trong quả hồng, dễ ngưng tụ thành protein acid tannic, tích tụ trong dạ dày, trường hợp nặng có thể gây tử vong.

Không ăn hồng khi uống rượu

Hồng tính hàn, còn rượu vị cay hơi đắng, tính nóng có độc. Các loại rượu khi vào dạ dày sẽ kích thích bài tiết đường ruột, tanin trong quả hồng đi vào dạ dày sẽ tạo thành một chất sền sệt, dính nhầy, dễ kết hợp với cellulose tạo thành cục máu đông, vừa khó tiêu hóa vừa không thải ra ngoài, lâu dần sẽ gây tắc ruột.

1. Trái hồng có giá trị dinh dưỡng cao, giàu glucose, fructose, sucrose, protein, carotene, vitamin C, citrulline, iốt, canxi… Hàm lượng khoáng chất của nó vượt qua táo, lê, đào và các loại trái cây khác. 

2. Trái hồng có hàm lượng vitamin C cao gấp 1-2 lần các trái cây thông thường nên là thực phẩm lý tưởng khi cần bổ sung vitamin C.

3. Trái hồng còn chứa lượng iốt khá cao nên giúp ngăn ngừa được bệnh bướu cổ đơn thuần.

4. Trái hồng chứa pectin là một loại chất xơ hòa tan trong nước có tác dụng nhuận tràng, giúp tránh táo bón và duy trì hệ vi sinh đường ruột.

Trái hồng giòn ăn có tốt không

Cách phòng tránh nguy hại khi ăn trái hồng giòn

1. Không ăn vỏ trái hồng, nhất là vỏ trái hồng còn xanh sẽ chứa nhiều tanin - chất gây chát, dễ khiến đầy bụng, khó tiêu, thậm chí còn có cảm giác buồn nôn, nôn mửa.

Lời khuyên: Nên gọt bỏ vỏ trái hồng khi ăn.

2. Không nên ăn trái hồng lúc bụng đói vì chất tanin trong trái hồng dưới tác động của axit dạ dày dễ kết tủa gây đầy bụng, khó tiêu. Hồng giòn tuy ngọt nhưng vẫn còn một lượng tanin trong đó.

Lời khuyên: Nên ăn lúc bụng no, hoặc khoảng 1 giờ sau ăn.

3. Hạn chế tối đa cho người già và trẻ nhỏ ăn trái hồng giòn: Ăn rất ít, chỉ 1-2 miếng nhỏ, nhai kỹ.

Lời khuyên: Người già và trẻ nhỏ nên đổi sang ăn trái hồng đã chín mềm hoặc trái hồng sấy khô (hồng mứt) để tránh bị nghẹn.

Trái hồng giòn ăn có tốt không
Người lớn và trẻ nhỏ nên ăn hồng trứng chín mềm của Đà Lạt

4. Không dùng cho những người bị viêm dạ dày mạn, người đã cắt một phần dạ dày hoặc vị hàn. Người bị viêm dạ dày mạn, cắt một phần dạ dày thường đầy bụng, khó tiêu nên ăn trái hồng không thích hợp.

5. Không dùng cho người thiếu máu, do trái hồng chứa nhiều tanin sẽ kết hợp với sắt tạo thành kết tủa gây cản trở sự hấp thu sắt trong thức ăn. Ngoài ra, cũng không ăn trái hồng khi uống thuốc có chứa sắt.

6. Thận trọng ở bệnh nhân bị tiểu đường. Vì trái hồng chứa 10,8% đường, phần lớn là disaccharides đơn giản và monosaccharides (glucose, fructose, sucrose) nên dễ dàng hấp thu vào máu sẽ gây tăng lượng đường trong máu.

Trái hồng giòn ăn có tốt không

Không phải ai ăn hồng giòn cũng bị tắc ruột. Các trường hợp tắc ruột do bã thức ăn thường gặp ở những bệnh nhân răng yếu, nhai không kỹ hoặc có bệnh lý ruột - đại tràng, người từng có tiền sử phẫu thuật ở khu vực bụng và dạ dày.

Ăn quả hồng giòn có tác dụng gì?

Nhờ đặc tính của chất chống oxy hóa và phòng chống ung thư, quả hồng giòn cũng hữu ích trong việc tăng cường hệ miễn dịch. Quả hồng giòn có chứa hàm lượng cao nhất các axit ascorbic (vitamin C) và có thể đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu hàng ngày của chất dinh dưỡng này đối với cơ thể.

Ăn hồng giòn có tác hại gì không?

Thậm chí nếu thường xuyên ăn với liều lượng cao sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư cổ họng hoặc mũi. Những người đang có vấn đề về dạ dày, gan, thận, mắc bệnh trĩ ăn hồng giòn dẫn đến tình trạng bệnh nặng thêm. Ngoài ra, tanin còn gây cản trở sự hấp thụ của chất sắt từ các loại rau trong các bữa ăn.

Không nên ăn hồng giòn khi nào?

Không nên ăn trái hồng lúc bụng đói, vì tanin trong trái hồng dưới tác động của axit dạ dày dễ kết tủa. Hồng giòn tuy ngọt nhưng vẫn còn một lượng tanin trong đó. Lời khuyên: Nên ăn lúc bụng no, hoặc khoảng 1 giờ sau ăn.

Ăn quả hồng có tác hại gì?

Ăn quá nhiều, nhất là lúc đói thì các chất tannin, pectin cộng với hàm lượng chất xơ trong quả hồng tương đối cao (100g hồng có 2,5g chất xơ) sẽ kết tụ dưới tác dụng của acid dạ dày; dễ khiến đầy bụng, khó tiêu, thậm chí còn có cảm giác buồn nôn, nôn mửa