Trình bày chính sách giáo dục thời Lê sơ

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCHBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI********NGUYỄN THÀNH NAMGIÁO DỤC THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527)NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA HỌCChuyên ngành: Văn hóa họcMã số: 62310640TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌCHÀ NỘI, 2017Công trình được hoàn thành tại:TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘIBỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCHNgười hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Ngọc VươngPhản biện 1: PGS.TS. Trần Lê BảoTrường Đại học Sư phạm Hà NộiPhản biện 2: PGS.TS. Trần Nguyên ViệtViện Triết họcPhản biện 3: PGS. TS. Phạm Duy ĐứcHọc viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí MinhLuận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sỹcấp Trường Tại trường Đại học Văn hóa Hà NộiSố 418, đường La Thành, Đống Đa, Hà NộiVào hồi: … giờ …, ngày … tháng … năm 2017Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia Việt Nam- Thư viện trường Đại học Văn hóa Hà Nội1MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiỞ bất kỳ quốc gia nào, phát triển giáo dục chính là điều kiện tiên quyếtđể phát triển đất nước lành mạnh và bền vững. Truyền thống giáo dục luôncó vị trí quan trọng trong lịch sử mọi xã hội. Ngày nay, sự phát triển củamột quốc gia không chỉ thể hiện ở những chỉ số kinh tế, mà còn ở tất cả cáclĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Tại nhiều quốcgia trên thế giới, giáo dục không chỉ nâng cao đời sống tinh thần của ngườidân trong nước mà còn thực sự trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội, tạo tiền đề vững chắc trong củng cố vị thế quốc gia. Giáo dục làmột trong những nội dung quan trọng thể hiện và định rõ bản chất, sứcmạnh của văn hóa mỗi dân tộc, mỗi thời kỳ.Là quốc gia có vị trí địa - văn hóa nằm ở điểm giao cắt và hội tụ của nhiềunền văn hóa, Việt Nam đã tiếp thu ảnh hưởng từ nhiều nền văn hóa khác nhau.Trong mạch chảy đó, trải qua hàng nghìn năm lịch sử, giáo dục ở Việt Nam đãxác lập được các thành tố thuộc truyền thống nội sinh và các thành tố có được dobản địa hóa các yếu tố du nhập từ bên ngoài, mang dấu ấn của giáo dục Phật giáoẤn Độ, Nho giáo Trung Hoa, giáo dục của Âu – Mỹ… Đến thời kỳ hiện đại, nềngiáo dục Việt Nam vẫn tiếp tục con đường vừa tiếp xúc giao lưu, vừa phát huynhững yếu tố từ bên trong và điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.Trong chiến lược phát triển đất nước hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam địnhhướng phát triển giáo dục theo hướng tiên tiến, hiện đại, song không bỏ quatruyền thống.Liên quan đến yếu tố lịch sử và truyền thống, ở Việt Nam, trong nhiều giaiđoạn khác nhau, tại những thời điểm khi mà giáo dục được kết tinh với nhữngthành tựu nổi bật, thì điều đó đồng nghĩa với việc đó là những giai đoạn mà xãhội Việt Nam tương đối phát triển. Một trong những giai đoạn như thế là nhữngnăm 1428 – 1527 – khoảng thời gian tiếp nối lịch sử hào hùng của dân tộc thựchiện khát vọng xây dựng một quốc gia độc lập sau khi chiến thắng kẻ thù xâmlược. Thời kỳ Lê Sơ, đặc biệt là giai đoạn vua Lê Thánh Tông trị vì, là một trongnhững thời kỳ với rất nhiều chuyển biến quan trọng trên mọi phương diện củađời sống kinh tế - xã hội, đất nước trở thành một quốc gia hùng cường trong khuvực Đông Nam Á. Các triều vua trị vì ở thời kỳ này đều rất quan tâm đến giáodục, nhất là đào tạo và sử dụng đội ngũ quan lại nhằm phát triển đất nước. Giáodục thời Lê Sơ đã để lại nhiều di sản quý giá, bắt mạch, bám rễ và phát triểntrong dòng chảy văn hóa dân tộc.2Như đã nói ở trên, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, ĐảngCộng sản Việt Nam luôn chú trọng đến phát triển văn hóa- giáo dục, đặcbiệt là thời kỳ đổi mới. Với những nỗ lực to lớn, giáo dục Việt Nam đã cónhững bước tiến dài, đạt những thành tựu quan trọng không thể phủ nhận.Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu phát triển bền vững, đạt chu n quốc tế, quảthật, giáo dục Việt Nam vẫn còn có rất nhiều hạn chế, nhược điểm. Để giáodục thực sự phát huy vai trò động lực của các quá trình kinh tế - xã hội, rấtcần huy động/động viên các nguồn lực nội sinh, các di sản giáo dục vốn cótrong lịch sử dân tộc kết hợp với các yếu tố ngoại sinh, tạo ra sức mạnhtổng hợp thúc đ y giáo dục đi lên một cách mạnh mẽ.Dưới góc độ tiếp cận đó và trên ý nghĩa ấy, chúng tôi lựa chọn đề tài“Giáo dục thời Lê Sơ (1428 – 1527) nhìn từ góc độ văn hóa học” làmluận án tiến sĩ Văn hóa học, nhằm không chỉ nhận chân nội dung, đặc điểmcủa nền giáo dục thời kỳ Lê Sơ, mà còn làm sáng tỏ những giá trị trườngtồn của nó, rút ra những điều bổ ích tham khảo cho hiện tại.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu2.1. Mục đích nghiên cứuTrên cơ sở làm rõ khung lý thuyết, phân tích bổi cảnh lịch sử, luận án mô tảdiện mạo và di sản văn hóa thời Lê Sơ; chỉ ra vai trò, ảnh hưởng, giá trị văn hóacủa nền giáo dục Lê Sơ đối với đời sống xã hội thời kỳ đó cũng như ở hiện tại; từđó, nhận thức đúng vị trí, vai trò, ảnh hưởng của giáo dục thời kỳ này trong dòngchảy giáo dục dân tộc; đồng thời, đúc rút một số kinh nghiệm tham khảo chohiện tại và nêu lên ý nghĩa thực tiễn.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án- Trình bày và làm sáng tỏ những thành tựu và khoảng trống liên quan đếnđề tài nghiên cứu thông qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu có liênquan; đồng thời, làm rõ khung lý thuyết của luận án.- Phân tích bối cảnh chính trị- xã hội tác động đến quá trình hình thành, pháttriển nền giáo dục Lê Sơ.- Trình bày diện mạo nền giáo dục thời kỳ Lê Sơ trên mọi chiều cạnhcủa nó.- Trình bày và làm rõ di sản văn hóa của nền giáo dục thời Lê Sơ- Chỉ ra vai trò, ảnh hưởng, giá trị văn hóa của nền giáo dục Lê Sơ đối vớiđời sống xã hội đương đại cũng như ở hiện tại; đồng thời, đúc rút một số bài họckinh nghiệm tham khảo cho hiện tại.33. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của luận án là giáo dục thời Lê Sơ tiếp cận từ góc độvăn hóa học. Cụ thể: luận án nghiên cứu giáo dục thời Lê Sơ như một thực thểvăn hóa, xem xét giáo dục thời Lê Sơ với một cấu trúc văn hóa chặt chẽ. Ngoàira, luận án nghiên cứu vai trò, giá trị của giáo dục thời Lê Sơ ở những chiều cạnhvăn hóa. Với tư cách là một thực thể văn hóa, giáo dục thời Lê Sơ có những ảnhhưởng, đóng góp nhất định trong dòng chảy văn hóa chung của dân tộc - đó đồngthời cũng là một chiều cạnh/góc độ nghiên cứu quan trọng của luận án.3.2. Phạm vi nghiên cứu- Phạm vi về không gian: Không gian chính, chủ yếu là nước Đại Việtthời kỳ Lê Sơ gồm 13 đạo Thừa tuyên kéo dài từ Lạng Sơn đến Quảng Nam (tứcđến đèo Cù Mông - ranh giới giữa hai tỉnh Bình Định và Phú Yên); tuy nhiên, đểcó cái nhìn tổng thể, phạm vi nghiên cứu về không gian được mở rộng ở mộtmức độ nhất định.- Phạm vi về thời gian: luận án sẽ tập trung nghiên cứu văn hóa giáo dụcthời Lê Sơ, giai đoạn thế kỷ XV. Vì thời Lê Sơ kéo dài 99 năm (1428- 1527), với10 đời vua. Tuy nhiên, thời hưng thịnh của triều Lê Sơ chủ yếu tập trung vào giaiđoạn thế kỉ XV, mà đỉnh cao nhất là thời kỳ vua Lê Thánh Tông.- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu giáo dụcNho học thời Lê Sơ nhưng tập trung nghiên cứu nền giáo dục do triều đình tổchức, quản lý, không nghiên cứu giáo dục các dân tộc ít người hay giáo dục theocác hệ tư tưởng khác ngoài Nho giáo.- Phạm vi về tư liệu: luận án sẽ khảo sát chủ yếu trên cơ sở những tài liệuliên quan đến giai đoạn lịch sử này như các văn bản chiếu, chỉ, lệnh dụ của cáctriều đại phong kiến thời Lê Sơ, qua một số lời nói, việc làm của các vua thờiLê Sơ trong lãnh đạo, quản lý giáo dục được ghi chép trong các bộ sách lịch sửchính yếu.4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu4.1. Cơ sở phương pháp luậnLuận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩaduy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để khảo sát, tìm hiểu, làm rõ đặcđiểm tình hình, bối cảnh lịch sử trên đó hình thành, phát triển nền giáo dục thờiLê Sơ; đồng thời, làm rõ vai trò, ảnh hưởng của nền giáo dục ấy đối với mọi mặtđời sống xã hội của thời kỳ đó cũng như ở hiện tại.45.2. Phương pháp tiếp cậnĐối tượng nghiên cứu của luận án là giáo dục thời Lê Sơ dưới gócnhìn văn hóa học – đó là một hiện tượng văn hóa tổng thể, nên muốn hiểunó một cách toàn diện và sâu sắc (cấu trúc bề mặt và cấu trúc chiều sâu),người ta phải sử dụng những phương pháp nghiên cứu của các chuyênngành khác nhau trong sự kết hợp hợp lý; do đó, chúng tôi lựa chọn phươngpháp tiếp cận liên ngành văn hóa học để làm rõ những thể chế, thiết chếgiáo dục thời kỳ này và tìm hiểu những tác động của nó đối với đời sống xãhội.Giáo dục thời Lê Sơ là một phạm trù tương đối rộng và để có thể giải quyếttừng thành tố liên quan đến nội dung của đề tài đặt trong một chỉnh thể, cách tiếpcận hệ thống được sử dụng tích cực bởi giáo dục theo cách thức phân loại nàocũng có tính đa dạng, phức tạp với nhiều yếu tố cấu thành.5.3. Phương pháp nghiên cứuĐể hoàn thành mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, các phương pháp sau đượcsử dụng phù hợp với từng nội dung cụ thể của luận án:- Phương pháp lịch sử, phương pháp logic- Phương pháp phân tích văn bản, hồi cứu tài liệu- Phương pháp chuyên gia- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh…- Phương pháp hệ thống – cấu trúc5. Những kết quả và đóng góp của luận ánLà luận án Tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu về giáo dục thời Lê Sơ dưới gócđộ văn hóa học, kết quả nghiên cứu của luận án góp một góc nhìn mới vềgiáo dục nói chung, giáo dục thời Lê Sơ nói riêng từ cách tiếp cận văn hoáhọc. Kết quả nghiên cứu của luận án còn góp phần tác động đến nhận thứccủa cộng đồng về những giá trị văn hóa – giáo dục truyền thống đối với việcphát triển giáo dục ở thời kỳ hiện tại; đồng thời, góp một cái nhìn toàn diện,hệ thống về sự cần thiết phải phát huy các giá trị giáo dục truyền thống trongxây dựng và phát triển giáo dục hiện nay. Với tư cách là một thực thể vănhóa, việc phát triển giáo dục phải trên nguyên tắc tôn trọng/tuân thủ sự tổngthể, coi trọng yếu tố truyền thống song phải tính đến các điều kiện bối cảnhđương đại. Bên cạnh đó, kết quả của luận án còn có thể được dùng làm tư liệutham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề có liên quan đếnlĩnh vực giáo dục, văn hóa, văn hóa học…56. Bố cục của luận ánNgoài phần Mở đầu, Kết luận, Nội dung luận án gồm có 4 chương:Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận của luận ánChương 2: Khái lược về thời Lê Sơ và diện mạo nền giáo dục thời Lê SơChương 3: Di sản văn hóa của nền giáo dục thời Lê SơChương 4: Giáo dục thời Lê Sơ trong dòng chảy giáo dục dân tộcChương 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨUVÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu1.1.1. Nhóm những công trình viết về bối cảnh lịch sử, hệ tư tưởngliên quan đến thời Lê Sơ1.1.1.1. Nguồn sử liệuBộ sách không thể không nhắc đến khi nghiên cứu văn hóa, giáo dục triềuLê Sơ là Đại Việt Sử ký toàn thư, bộ sách Lê Quý Đôn tuyển tập, Lịch triều hiếnchương loại chí của tác giả Phan Huy Chú, cuốn Lê triều quan chế…Những côngtrình nêu trên là những tài liệu tra cứu, đối chiếu chủ yếu được sử dụng trong luậnán để làm rõ những vấn đề cần quan tâm như bối cảnh lịch sử, đời sống xã hội,những hoạt động của triều đình trong lĩnh vực giáo dục.1.1.1.2. Những công trình viết về lịch sử tư tưởng Nho giáoNho giáo được xem là hệ tư tưởng chủ đạo vào thời kỳ Lê Sơ nên khôngkhó hiểu khi nhiều nhà khoa học khi nghiên cứu thời kỳ này đều rất quan tâmđến mảng đề tài đó. Những tác giả, tác ph m tiêu biểu về vai trò của Nho giáotrong văn hóa giáo dục thời phong kiến nói chung cũng như thời Lê Sơ nói riêngphải kể đến là Trần Trọng Kim với cuốn Nho giáo, Đào Duy Anh với Việt Namvăn hóa sử cương, Nho giáo xưa và nay của Quang Đạm, Trần Đình Hượu vớiĐến hiện đại từ truyền thống, Phan Ngọc với Bản sắc văn hóa Việt Nam…Nghiên cứu về Nho giáo từ khía cạnh đặc điểm, ảnh hưởng, tác động củaNho giáo đối với giáo dục còn có hàng loạt các nhà nghiên cứu như Phan ĐạiDoãn (“Một số đặc điểm Nho giáo Việt Nam”); Nguyễn Đình Chú (“Hôm nayvới Nho giáo”); Lê Ngọc Anh (Về ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam”); VũDuy Mền (“Vài nét về giáo dục Nho học từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XX ở ViệtNam” )…. tiếp cận Nho giáo dưới nhiều góc độ khác nhau.61.1.2. Những công trình nghiên cứu về văn hóa - giáo dục và văn hóa,giáo dục thời Lê Sơ1.1.2.1. Nhóm công trình liên quan đến văn hóa - giáo dụcCác yếu tố truyền thống và sự hiện diện/tác động của nó đối với thời đạingày nay luôn là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu như cuốn Phương sáchdùng người của ông cha ta trong lịch sử của tác giả Phan Hữu Dật (chủ biên),Lược khảo về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sửViệt Nam (Phạm Hồng Tung chủ biên), Chính sách đào tạo sử dụng quan lại thờiLê Thánh Tông và công tác cán bộ hiện nay của hai tác giả Nguyễn Hoài Văn vàĐặng Duy Thìn, Suy nghĩ về văn hóa giáo dục Việt Nam của tác giả DươngThiệu Tống. Quan tâm tới vấn đề đổi mới giáo dục là các tác giả Nguyễn DuyBắc, Trần Hồng Quân, Đặng Quốc Bảo, Phạm Minh Hạc1.1.2.2. Nhóm công trình liên quan đến văn hóa thời Lê SơNằm trong seri sách kỷ niệm 15 năm thành lập Viện Chính trị học(12.1992 – 12.2007), cuốn sách Sự phát triển của tư tưởng chính trị ViệtNam thế kỷ X - XV của tác giả Nguyễn Hoài Văn góp thêm một cách nhìnvà những tri thức mới về cơ sở hình thành và quá trình phát triển của các tưtưởng chính trị Việt Nam trong lịch sử. Viết khá kỹ về ảnh hưởng của Nhogiáo trong hệ tư tưởng chính trị - xã hội thời kỳ nhà Lê là công trình Lịch sửtư tưởng chính trị - xã hội Việt Nam thời kỳ Lê - Nguyễn của tác giả Lê VănQuán. Tại Hội thảo kỷ niệm 500 năm ngày mất của Lê Thánh Tông, cuốnkỷ yếu Lê Thánh Tông (1442 – 1497) – con người và sự nghiệp có bài viếtbàn về đường lối trị nước và các chính sách thời Lê Thánh Tông trên cáclĩnh vực kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hoá – xã hội và an ninh - quốcphòng. Trong cuốn kỷ yếu có một số chuyên đề đáng chú ý như: Về đườnglối trị nước của Lê Thánh Tông của Nguyễn Thừa Hỷ; Vua Lê Thánh Tôngvà pháp luật của Bùi Xuân Đính; Cải cách quan lại địa phương dưới thờiLê Thánh Tông của tác giả Nguyễn Hoàng Anh...1.1.2.3. Nhóm công trình liên quan đến giáo dục thời Lê SơMột trong những công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến giáo dục,khoa cử thời Lê Sơ là cuốn Cuốn Lịch sử tư tưởng Việt Nam tập I do tác giảNguyễn Tài Thư chủ bien, cuốn Lịch sử giáo dục Việt Nam trước Cách mạngTháng 8 - 1945 (do tác giả Nguyễn Đăng Tiến chủ biên). Trong năm 1997, tácgiả Đặng Kim Ngọc đã bảo vệ thành công Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Lịch sửvới đề tài Chế độ đào tạo và tuyển dụng quan chức thời Lê Sơ (1428-1527), trongđó có một số kết quả nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục và đào tạo thời Lê Thánh7Tông. Năm 1996, NCS. Nguyễn Văn Thịnh bảo vệ thành công luận án Tiến sĩNgữ văn Bước đầu tìm hiểu văn chương khoa cử thời Lê Sơ…1.1.3. Kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án tập trung giải quyết1.1.3.1. Kết quả nghiên cứuVề mặt tiếp cận và phương pháp: Với nhiều góc độ tiếp cận, đa dạng vàphong phú, các tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau nhưlịch sử, logic, phân tích, tổng hợp, điền dã, liên ngành...Những cách tiếp cận nàyđã giúp nghiên cứu con đường, cách thức để có được bức tranh khá đầy đủ và rõnét về bối cảnh xã hội, điều kiện lịch sử và những nguyên nhân dẫn đến việc Nhogiáo dần thay thế Phật giáo để trở thành học thuyết chủ đạo chi phối mọi quan hệtrong đời sống xã hội thời Lê Sơ.Về mặt tư liệu: Với sự tham gia của nhiều tác giả nghiên cứu thuộc nhiềuchuyên ngành và lĩnh vực, về cơ bản các công trình đi trước đã cung cấp đượcmột cách hệ thống những tư liệu có giá trị liên quan đến thời kỳ lịch sử, hệ tưtưởng, thiết chế - thể chế giáo dục, những thành tựu giáo dục nổi bật của thời kỳLê Sơ...Về mặt nội dung: Các công trình nêu trên đã có những đóng góp nhất địnhqua việc chỉ ra trên phương diện tổng quát những đặc trưng của giáo dục thời kỳLê Sơ, những mặt tích cực, hạn chế của Nho giáo đối với văn hóa giáo dục thờikỳ này.1.1.3.2. Những nội dung luận án tập trung giải quyếtCác công trình nêu trên chủ yếu tiếp cận giáo dục thời Lê Sơ dưới góc độsử học, giáo dục học, chính trị học, văn học, triết học, lịch sử tư tưởng…. Tiếpcận giáo dục thời Lê Sơ dưới góc độ văn hóa học, quả thật cho đến nay chưa cómột công trình nào, nhất là lại nghiên cứu nền giáo dục này như một một chỉnhthể, bao gồm hệ tư tưởng và ý thức giáo dục, hệ thống giáo dục và các thiết chếgiáo dục, triết lý giáo dục…1.2. Cơ sở lý luận của luận án1.2.1. Cơ sở lý thuyết và quan điểm tiếp cận* Lý thuyết được lựa chọnĐó Lý thuyết cấu trúc - chức năng, mà đại diện tiêu biểu của lý thuyết nàylà ba học giả là Bronislaw Malinowski, Claude Lévi-Strauss và Robert K.Merton.Ngoài lý thuyết cấu trúc- chức năng, nghiên cứu giáo dục triều Lê Sơdưới góc nhìn văn hóa, luận án còn dựa trên lý thuyết hệ thống. Lý thuyếthệ thống được đề xướng năm 1940 bởi nhà sinh học người Áo Ludwig vonBertalanffy (Lý thuyết những hệ thống Chung – General Systems Theory,81968). Nghiên cứu giáo dục triều Lê Sơ dưới góc nhìn văn hóa, luận án còndựa trên lý thuyết về giá trị.* Vận dụng lý thuyết:Áp dụng lý thuyết cấu trúc- chức năng vào giải quyết những nội dungnghiên cứu của Luận án, tác giả đặt đối tượng nghiên cứu (giáo dục thời Lê Sơdưới góc nhìn văn hóa) trong các mối liên hệ, bởi vì đối tượng nghiên cứu cóchức năng nhất định. Giáo dục thời Lê Sơ được nhìn nhận như một bộ phận trongmột chỉnh thể thống nhất văn hóa nói riêng, đời sống – xã hội thời kỳ này nóichung. Các biểu hiện/thành tố của giáo dục thời Lê Sơ có vị trí, chức năng nhấtđịnh nhưng có mối liên hệ thống nhất và tồn tại trong một chỉnh thể của giáo dụcthời kỳ này.Dựa trên lý thuyết hệ thống để nghiên cứu giáo dục thời Lê Sơ là nhậnthức/chỉ ra diện mạo của nền giáo dục Lê Sơ được tạo thành nhờ hệ thống cácyếu tố như hệ tư tưởng giáo dục, thể chế giáo dục, hệ thống trường học, nội dungvà quy định trong học tập và thi cử. Áp dụng lý thuyết giá trị có thể phân biệtcác giá trị theo thời gian của giáo dục thời Lê Sơ, có được cái nhìn biệnchứng và khách quan trong đánh giá giá trị nền giáo dục này.1.2.2. Một số khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong Luận án1.2.1.1. Giáo dụcTrong luận án, giáo dục được hiểu là hoạt động xuất hiện từ chính nhu cầucủa xã hội loài người, lúc đầu là tự phát, trải qua một quá trình phát triển trởthành tự giác. Về bản chất: Giáo dục là quá trình truyền đạt và tiếp nhận nhữngkinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ loài người.1.2.1.2. Văn hóa họcVăn hóa học là khoa học tìm ra những quy luật tổng quát sự hình thành,phát triển và vận hành của văn hóa.1.2.1.3. Giáo dục từ góc độ văn hóa họcDưới góc độ văn hóa học, giáo dục trước hết được tiếp cận theo phươngdiện di sản văn hóa của nền giáo dục. Cũng như những sáng tạo văn hóa khác,giáo dục thời Lê Sơ cũng để lại những di sản quý báu đến ngày nay mà luận ántiếp cận nghiên cứu bao gồm di sản vật thể và phi vật thể.Dưới góc độ văn hóa học, giáo dục còn được tiếp cận theo phươngdiện giá trị văn hóa của nền giáo dục và những tác động, ảnh hưởng của nềngiáo dục đối với các lĩnh vực của đời sống - xã hội như kinh tế, chính trị, xãhội, văn hóa, khoa học - kỹ thuật…Giá trị văn hóa hoàn toàn được hiện diệntrong giáo dục đào tạo thông qua mục đích của nền giáo dục, tư tưởng giáo9dục hoặc nhân cách của chủ thể giáo dục hay các mối quan hệ ứng xử tronggiáo dục...Tiểu kếtDù là đối tượng quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu và nhữngcông trình nghiên cứu ấy đã cho ra những kết quả nghiên cứu to lớn, nhưngnghiên cứu về giáo dục thời kỳ Lê Sơ như một chỉnh thể thống nhất của nhiềuthành tố thì chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể. Về cơ sở lý luận, trên nềntảng của những công trình nghiên cứu trước, Luận án đã chỉ ra cách tiếp cận vănhóa học trong nghiên cứu giáo dục thời Lê Sơ. Giáo dục thời Lê Sơ bao hàmtrong nó các giá trị và hệ giá trị văn hóa của thời kỳ đó; do đó, nghiên cứu về giáodục thời kỳ này, tất yếu phải phân tích các chiều sâu văn hóa của giáo dục, xemnhững biểu hiện cụ thể của giáo dục dựa trên hoặc chính là sự hiện thực hóatrong thực tiễn của những giá trị và hệ giá trị văn hóa nhất định. Cuối cùng, gắnvới giáo dục thời Lê Sơ, tác giả luận án quan niệm giáo dục thời kỳ này bao gồmnhững thành tố cụ thể, tương đối ổn định, được thể hiện trong các hoạt động giáodục cụ thể.Chương 2KHÁI LƯỢC VỀ THỜI LÊ SƠ VÀ DIỆN MẠOCỦA NỀN GIÁO DỤC THỜI LÊ SƠ2.1. Khái lược về thời Lê Sơ2.1.1. Điều kiện ra đời của thời Lê SơTriều Lê Sơ được thành lập là kết quả của công cuộc kháng chiến cứuquốc lâu dài, gian khổ suốt gần 10 năm (1418– 1427) và có tính nhân dânsâu rộng nhất từ năm 938 đến thời điểm khởi nghĩa nổ ra. Các chính quyềnnhà nước Việt tự chủ trước đó như Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ ra đời là sựkế thừa, chuyển giao chính quyền từ tập đoàn dòng họ này, sang tập đoàndòng họ khác (Lê Hoàn kế nghiệp họ Đinh, Lý Công U n thay thế chínhquyền họ Lê, nhà Trần thay thế nhà Lý, nhà Hồ thay thế Trần suy yếu). Dođó, trong sự nhìn nhận, nhận thức của đương thời cũng như hậu thế, triềuđại Lê Sơ “chính danh” hơn, vẻ vang hơn bởi ý thức về độc lập và toàn vẹnlãnh thổ. Sự ra đời của triều đại Lê Sơ là kết quả thắng lợi của một cuộc đấutranh giải phóng dân tộc và đã thiết lập nên một nhà nước mới. Bộ máy nhànước triều đại Lê Sơ ra đời như là một hệ quả tất yếu của bối cảnh lịch sửnhằm giải quyết những vấn đề đặt ra của xã hội đương thời.102.1.2. Một số đặc điểm chính trị, xã hội thời Lê Sơ2.1.2.1. Chính trịChính quyền của nhà Minh thi hành chế độ quận, huyện như ở Trung Quốc,xoá bỏ các đơn vị hành chính của nhà Trần. Quận Giao Chỉ là tổ chức chínhquyền gồm ba ty: Đô chỉ huy sứ ty hay Đô ty phụ trách về quân chính; Thừatuyên bố chính ty hay Bố chính ty phụ trách về dân chính và tài chính; Ty án sátnắm quyền tư pháp. Dưới cấp quận, nhà Minh lập ra các châu huyện và thiết lậpnhững cấp bộ chính quyền địa phương. Đứng đầu nắm giữ các chức quanVề mặt hành chính địa phương, vào những ngày đầu, khi Đại Việt đánhđuổi được giặc ngoại xâm, vua Lê Lợi phân chia các lộ, trấn làm 5 đạo, Lê ThánhTông đã cải tổ lại, chia thành 13 đạo (sau đổi là 13 thừa tuyên).Quân đội thời Lê Sơ là một quân đội mạnh, được huấn luyện kỹ, có nhiềukinh nghiệm chiến đấu. Sau cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi, Lê Lợi có35 vạn quân, sau khi hoàn thành công cuộc giải phóng đất nước, Lê Lợi cho giảingũ 25 vạn còn 10 vạn. Quân đội được chia thành Cấm binh và Ngoại binh.Cũng như thời Lý - Trần, nhà Lê đã áp dụng chính sách "ngụ binh ư nông", choquân lính thay phiên về làm ruộng.Về luật pháp: Sau khi lên ngôi, năm 1428, Lê Lợi đã cùng với các đại thầnbàn định một số luật lệ và lo đến việc lập pháp. Đến thời Hồng Đức, Lê ThánhTông đã cho ban hành bộ luật thành văn hoàn chỉnh, gồm 722 điều, được gọi làQuốc triều hình luật hay Bộ luật Hồng Đức và bộ luật này được duy trì và bổsung ở các thế kỷ sau.Về ngoại giao: Thời Lê Sơ lĩnh vực bang giao với nhà Minh vẫn rất phứctạp như các vấn đề giải quyết hậu quả sau cuộc chiến, vấn đề biên cương trên đấtliền và biển đảo, vấn đề buôn bán, cống nạp…2.1.2.2. Xã hộiĐại Việt thời Lê Sơ là một xã hội tương đối ổn định và phát triển, đồng thờilà một xã hội có tính chất đẳng cấp đã chín muồi. Có hai đẳng cấp chính: Quanliêu và thứ dân (chia thành 4 tầng lớp: sĩ. nông, công, thương). Thời Lê Sơ cácquan hệ giai cấp (địa chủ phong kiến và nông dân) đã đan chen vào các quan hệđẳng cấp.2.2. Diện mạo giáo dục thời Lê Sơ2.2.1. Hệ tư tưởng giáo dụcCác nhà vua thời Lê Sơ đã lựa chọn Nho giáo và Nho học, trong đó,Tống Nho đã được đề cao như một hệ tư tư tưởng chính thống nhà nước.Kh u hiệu chiến lược “Sùng Nho trọng Đạo là việc hàng đầu” (Bia Văn11Miếu - 1442) đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Nho giáo thời Lê Sơ cũngdần dần chuyển hóa cho phù hợp với bối cảnh xã hội.2.2.2. Thể chế giáo dụcTrong thời Lê Sơ, thể chế giáo dục được thể hiện ra bằng những chiếu,chỉ của triều đình liên quan đến hoạt động giáo dục. Ngay sau khi đất nướcđược thái bình, vua Lê Thái Tổ đã quan tâm đến việc khuyến khích con cácviên quan từ Đội trưởng trở lên theo học. Đến năm Hồng Đức thứ 15(1484), vua Lê Thánh Tông ban chiếu dựng bia có bài ký ghi tên các tiến sĩtừ khoa Nhâm Tuất năm Đại Bảo thứ 3 đời vua Thái Tông đến bấy giờ. Saunày, triều đình liên tục ra những lệnh dụ qui định cụ thể từng phép thi, đềmục thi, thời hạn vào trường thi Hương và chiếu số học trò của Thừa tuyênsứ ty các xứ nhiều hay ít mà liệu định ngày vào thi cho phù hợp. Như vậy,tựu chung lại thì thể chế giáo dục thời Lê Sơ đã ban hành qui định cụ thểtrong ba lĩnh vực lớn sau: một là, lấy việc thi cử làm đầu trong việc lựachọn nhân tài; hai là, định lệ 3 năm tổ chức một lần thi; ba là, cho dựng biađề danh khắc tên người đỗ đạt để lưu truyền muôn đời2.2.3. Mục tiêu của việc học tập - thi cử thời Lê SơVới chủ trương khuyến khích Nho học và một chế độ giáo dục khoa cử nềnếp, cùng một lúc, vua Lê Thánh Tông đã đạt được 2 mục tiêu: thứ nhất, tuyểnchọn được những người ưu tú cho bộ máy của nhà nước, thực hiện chuyển giaoquyền lực từ quý tộc sang quan liêu nho sĩ. Thứ hai, đưa được Nho giáo thâmnhập sâu vào xã hội, khẳng định rõ đây là thời kỳ nhà nước gắn với sự cai trịcủa các quan văn và tuân theo những tư tưởng chính trị Nho giáo.2.2.4. Hệ thống trường họcCác vua thời Lê Sơ rất chú trọng đến các hệ thống này và có nhiều giảipháp để mở rộng chúng. Vua Lê ngay sau khi lập vương triều đã cho lập các nhàhọc để đào tạo nhân tài. Ở triều đình cho sửa sang tu bổ Văn Miếu - Quốc TửGiám và tại các địa phương là các Lộ hiệu. Hệ thống trường học thời Lê Sơ đãđược mở rộng và không chỉ con em quan lại, quyền quí trong triều được đi họcmà đối tượng tuyển sinh hướng đến cả những người xuất thân từ các gia đìnhbình dân cũng được tham gia học tập. Ở các địa phương, hệ thống trường học cóđến cấp phủ huyện, các lớp học có đến cấp xã.2.2.5. Nội dung học tập và thi cử2.2.5.1. Nội dung học tập thời Lê SơNội dung học tập thời kì này được thống nhất từ Quốc Tử Giám đếncác trường công cấp đạo, phủ, huyện trong cả nước, đó là có 3 phần: giảng12sách, làm văn và bình văn. Sách giáo khoa thời kỳ này được quan tâm, inấn kịp thời, đủ số lượng. Sách không chỉ có Tứ thư, Ngũ kinh mà còn gồmcả Hiếu kinh, Minh tâm Bảo giám, Minh đạo gia huấn, Tam tự kinh,Trạng Nguyên thu, Ấu học ngũ ngôn thi… được biên soạn và phát đến cáctrường học của phủ.2.2.5.2. Thi cử thời Lê SơCác triều Lê Sơ rất coi trọng việc tổ chức các kì thi để tuyển chọn nhân tàira làm quan. Phải từ nhà Lê, thi cử mới đi vào quy củ, nề nếp. Đến thời Lê Sơ,3 năm tổ chức một kì thi Hương. Năm trước thi Hương thì năm sau thi Hội.Người đỗ thi Hương chia thành hai hạng, hạng cao là Hương cống, hạng thấp làSinh đồ, người đỗ đầu gọi là Giải nguyên. Thi Hội được tổ chức cho nhữngngười đã đổ thi Hương, để lấy học vị cấp nhà nước. Ai đỗ thi Hội phải qua kìthi Đình, tổ chức ở sân rồng do vua ra đề để lấy từ tiến sĩ trở lên. Thời Lê Sơ,bắt đầu từ năm 1448, Tiến sĩ được chia thành ba loại: Đệ nhất giáp: Tiến sĩ cậpđệ ( 3 người đổ đầu gọi là tam khôi ): Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa;Đệ nhị giáp: Tiến sĩ xuất thân ( Hoàng Giáp); Đệ tam giáp: Đồng Tiến sĩ xuấtthân. Điều đáng chú ý nữa là việc xây dựng các trường thi, tổ chức các hộiđồng coi thi và chấm thi ở triều Lê Sơ làm rất nghiêm túc và quy mô. Triều LêSơ đã đặt ra những quy định trong thi cử chặt chẽ: Quy định về thời gian tổchức các kỳ thi, quy định về thí sinh và khảo quan, quy định về trường thi, quychế trông thi và chấm thi...Tiểu kếtCó thể nói, đến thời Lê Sơ đã có bước thay đổi quan trọng trong việclựa chọn cho mình một hệ tư tưởng mới. Sự lựa chọn Nho giáo của các vịvua triều Lê đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, bồi dưỡngnhân tài, tạo nên một đội ngũ quan lại mẫn cán, có trình độ từ trung ươngđến địa phương. Điều này được thể hiện rõ nét qua diện mạo giáo dục thờiLê Sơ ở những phương diện như hệ tư tưởng giáo dục, thể chế giáo dục, hệthống trường học, nội dung và quy định trong học tập và thi cử. Do yêu cầuphát triển của bộ máy phong kiến quan liêu, nhà Lê đã phát triển và mở rộngchế độ giáo dục thi cử nhằm đào tạo một đội ngũ trí thức Nho học cung ứngyêu cầu phát triển của bộ máy quan lại của chế độ quân chủ tập quyền. Mụcđích của nền giáo dục phong kiến thời Lê Sơ là đào tạo là nguồn nhân lựcxuất thân từ Nho học để mỗi người, tùy theo địa vị, chức phận của mìnhgiúp vua trong việc trị quốc an dân, bình thiên hạ. Họ chính là hạt nhân tiênphong trong việc truyền bá hệ tư tưởng Nho giáo sâu rộng trong nhân dân.13Chương 3DI SẢN VĂN HÓA CỦA NỀN GIÁO DỤC THỜI LÊ SƠDi sản là tài sản từ trong quá khứ lưu truyền đến ngày nay. Cũng nhưnhững sáng tạo văn hóa khác, giáo dục thời Lê Sơ cũng để lại những di sản quýbáu đến ngày nay.3.1. Di sản vật thể3.1.1. Di tíchMột nền giáo dục không thể gọi là có chất lượng nếu không có được một hệthống các trường học quy củ, chuyên nghiệp và chính quy. Hệ thống thiết chếgiáo dục này được củng cố và mở rộng ở thời Lê Sơ. Ngay sau khi lên ngôi, vuaLê Lợi đã cho tổ chức lại Quốc Tử Giám ở kinh đô và trường học ở các lộ, phủ.Đến năm 1483, vua Lê Thánh Tông tiếp tục mở rộng Quốc Tử Giám thành nhàThái học, xây dựng thành một trường rộng lớn bao gồm giảng đường lớn là MinhLuân đường, hai giảng đường Đông, Tây, bí thư khố (kho sách) và ba dãy nhà kýtúc xá, mỗi dãy có ba nhà, mỗi nhà có 25 gian để học sinh trú ngụ. Phía ngoàicùng có hai dãy nhà bia để ghi tên các nhà tân khoa tiến sĩ.3.1.2. Hệ thống văn biaDi sản kiến trúc Văn Miếu thời Lê Sơ, ngoài hệ thống tường xây bằng gạchvồ hiện nay còn lại là hệ thống các Văn bia tiến sĩ. Văn Miếu hiện còn 82 tấmbia Tiến sĩ dựng ở hai bên phải trái của giếng Thiên Quang. Trong 82 tấm biacòn lại tới ngày nay, tấm sớm nhất dựng vào năm 1484, khắc tên các vị tiến sĩ đỗkhoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 (1442) tấm cuối cùng dựng vàonăm 1780, khắc tên các Tiến sĩ đỗ khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ40 (1779). 82 bia tiến sĩ tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám có 12 bia khắc các khoatiến sĩ triều đại nhà Lê sơ. Năm 1484, với chủ trương đề cao Nho học và tôn vinhbậc tri thức Nho học đỗ đại khoa, vua Lê Thánh Tông đã cho dựng các tấm biatiến sĩ đầu tiên tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho các khoa thi Đình các nămtrước đó của nhà Hậu Lê, 7 bia đầu tiên được dựng năm này.3.2. Di sản phi vật thể3.2.1. Truyền thống học tập*Truyền thống tôn vinh học vấn và sự học“Tôn sư trọng đạo” được coi là một trong những giá trị văn hóa truyềnthống của dân tộc Việt Nam. Giá trị này không thể xác định là ra đời từ khi nào,nhưng chắc chắn đó là nó rất tiêu biểu cho văn hóa thời Lê Sơ. Giá trị văn hóanày thể hiện rất rõ sự tôn vinh người thầy, tôn vinh học vấn và sự học. Đến thời14Lê Thánh Tông, khoa cử đạt tới đỉnh cao. Trong 39 năm, đã tổ chức 12 khoa thiHội lấy 501 tiến sĩ (toàn thời Lê Sơ, có 29 khoa thi quốc gia, lấy 988 tiến sĩ- haicon số này đều lớn hơn tổng số của cả hai đời nhà Lý và nhà Trần cộng lại). Giáodục đã tạo lên một đội ngũ những người khoa bảng đủ khả năng đảm đương cáctrọng trách đất nước, những danh nhân văn hóa như Lương Thế Vinh, Độ Nhuận,Thân Nhân Trung, Thái Thuận, Ngô Sĩ Liên…*Truyền thống tôn trọng và hậu đãi người hiền tàiNgày từ lúc lập quốc, nhiều vị vua trong triều Lê Sơ đã tôn trọng, biết xâyđắp, sử dụng hiền tài vào công cuộc trị nước và đưa lại hiệu quả cao. Một trongnhững giá trị quan trọng của việc thể chế hóa nền giáo dục thời Lê sơ chính làchính sách khuyến khích nhân tài. Ngay khi mới lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã banchiếu yêu cầu mở khoa thi để chọn nhân tài ra giúp nước. Nếu các thời vua trướcvẫn còn chủ yếu sử dụng những công thần trong bộ máy cai trị thì đến thời LêThánh Tông đã ban hành chính sách bổ nhiệm sử dụng người có học vấn, đượcchọn lựa qua thi cử, ban thưởng cho các công thần. Theo đó, việc giáo dục, đàotạo, bồi dưỡng gắn bó chặt chẽ với sử dụng nhân tài, nhân tố quyết định đến sựtồn vong và hưng thịnh của giang sơn, xã tắc.3.2.2. Di sản văn hóa nghệ thuật và khoa họcChế độ giáo dục và thi cử thời Lê Sơ đã đào tạo ra hàng loạt người khôngnhững để bổ sung vào bộ máy phong kiến quan lại đang phát triển mạnh mẽ lúcbấy giờ, đồng thời chế độ giáo dục ấy cũng sản sinh ra nhiều nhà văn, nhà thơ,nhà sử học lỗi lạc, những nhà văn hóa lớn của dân tộc. Đội ngũ trí thức Nho họcnày chính là lực lượng nòng cốt đối với sự phát triển của khoa học kỹ thuật vàvăn học nghệ thuật nước nhà thời phong kiến. Họ chính là chủ nhân của dòngvăn hóa bác học, có đóng góp nhiều cho văn hóa dân tộc ở các lĩnh vực văn học,sử học, địa lý học, toán học, y học…Các công trình khoa học tự nhiên: Thời kỳ này có hai nhà toán học nổitiếng là Lương Thế Vinh và Vũ Hữu, Y học của triều đại cũng phát triển cao: Hainhà y học nổi tiếng nhất trong thời kỳ này là Phan Phù Tiên (đồng thời là nhà sửhọc) và trạng nguyên Nguyễn Trực.Các tác phẩm văn học nghệ thuật: vua Lê Thánh Tông và hội Tao Đàn còncó những tập thơ như: Anh Hoa hiếu trị, Châu cơ thắng thưởng, Minh lương cẩmtú, Văn minh cổ xúy, Xuân vân thi tập, Cổ kim cung từ thi tập, Cổ kim bách vịnhthi. Về văn Nôm, vua Lê Thánh Tông còn có bài Thập giới cô hồn phản ánh tháiđộ của nhà vua đối với các tầng lớp xã hội đương thời. Công việc biên soạn lịchsử thời Lê Sơ có bước phát triển mới gắn với tên tuổi của những sử gia như Phan15Phù Tiên, Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh... Ngoài ra thời Lê Sơ còn để lại một số trướctác về truyện, lịch sử, địa lý học lịch sử và tùng thư có giá trị. Đó là bộ Việt điện ulinh và Lĩnh Nam trích quái tu bổ lại, bộ Lam Sơn thực lục của Lê Lợi, Dư địachí của Nguyễn Trãi, đặc biệt là bộ Thiên Nam dư hạ tập.Nền nghệ thuật thời Lê Sơ cũng có những phương diện khá phát triển, phảnánh những chuyển biến quan trọng trong tiến triển lịch sử nghệ thuật dân tộc. Vềâm nhạc, năm 1437, Nguyễn Trãi được cử ra chế định nhã nhạc, vua Lê ThánhTông còn đặt ra bộ giáo phường phụ trách phần âm nhạc dân gian.Một trong những thành tựu quan trọng của nền chính trị thời Lê Sơ là hệthống hóa pháp luật và đỉnh cao là sự ra đời của Bộ luật Hồng Đức – một bộ luậtđược đánh giá là có hệ thống nhất trong tất cả các pháp luật của triều Lê và nó làbộ luật đầy đủ, cổ xưa nhất tồn tại ở Việt Nam.3.2.3. Những nhân cách điển hình, những trí thức giáo dục thời Lê SơĐội ngũ Nho sĩ thời Lê Sơ vừa là kết quả đào tạo của nền giáo dục cáctriều đại trước vừa là đội ngũ giảng dạy cho các triều đại sau. Đây cũng làmột trong những di sản lớn – di sản danh nhân mà nền giáo dục thời Lê Sơcống hiến cho lịch sử văn hóa dân tộc. Đây là một lớp chủ thể sáng tạo vănhóa bác học xuất sắc, những người đã tạo ra cuộc phục hưng văn hóa dântộc lần thứ hai, mang đến sự hồi sinh và phát triển mạnh mẽ cho văn hóadân tộc sau chính sách đồng hóa dã man và tàn bạo của Nhà Minh. Tiêubiểu là Lê Thánh Tông, Nguyễn Như Đổ, Thân Nhân Trung, Ngô Sĩ Liên,Lương Thế Vinh, Nguyễn Trãi….Tiểu kếtGiáo dục thời Lê Sơ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, góp phần tạodựng một đội ngũ quan lại phần lớn là có tâm, có năng lực, đóng góp trực tiếpcho sự hưng thịnh của Đại Việt trong một thời gian dài. Nền giáo dục ấy khôngchỉ là nhân tố tác động trực tiếp tới đời sống chính trị, kinh tế - xã hội của ĐạiViệt thời bấy giờ, mà nó còn để lại những di sản quý báu cho hậu thế. Những disản, những giá trị ấy có sức sống mãnh liệt, làm giàu thêm kho tàng văn hóa củadân tộc Việt. Một trong những di sản hàng đầu mà giáo dục thời Lê Sơ để lạichính là di sản văn hóa vật thể (gồm di tích và hệ thống văn bia) được thể hiệntập trung qua những văn bia và trường lớp mà tiêu biểu là Văn Miếu - Quốc TửGiám. Bên cạnh đó, giáo dục thời Lê Sơ cũng để lại những di sản phi vật thể nhưtruyền thống học tập, cụ thể là truyền thống tôn vinh học vấn và sự học, truyềnthống tôn trọng và hậu đãi người hiền tài, di sản văn hóa nghệ thuật và khoa họckhổng lồ. Các di sản giáo dục thời Lê Sơ không chỉ phản ánh trình độ phát triển16tương đối cao của Đại Việt tại thời điểm đó, mà nó còn tiếp tục hiện diện/có mặtở hiện tại, tác động một cách gián tiếp tới giáo dục cũng như đời sống xã hội ViệtNam hiện đại.Chương 4GIÁO DỤC THỜI LÊ SƠTRONG DÒNG CHẢY GIÁO DỤC DÂN TỘC4.1. Giáo dục thời Lê Sơ trong bối cảnh giáo dục Việt Nam thờiphong kiến4.1.1. Bước phát triển của giáo dục thời Lê Sơ so với thời Lý – TrầnGiáo dục thời Lê Sơ đã có bước phát triển đáng kể so với thời Lý –Trần trên nhiều phương diện. Nếu như ở thời Lý – Trần, Nho giáo chưađược coi trọng, Phật giáo có ảnh hưởng lớn và là quốc giáo, cùng tư tưởng“Tam giáo đồng nguyên”, thì ở thời Lê Sơ, Nho giáo trở thành hệ tư tưởngcủa giai cấp phong kiến thống trị, với địa vị độc tôn, là nội dung của giáodục. Nếu như ở thời Lý – Trần, quy trình, thể lệ thị cử còn chưa thật chặtchẽ, chưa được hoàn thiện một cách liên tục, nhà nước chỉ mở khoa thituyển chọn nhân tài khi có nhu cầu, thì ở thời Lê Sơ, quy định thi cử chặtchẽ, các kỳ thi được tổ chức đều đặn và qui củ. Nhà nước qui định cứ 3 nămmở một kì thi Hương, năm sau mở kì thi hội. Các qui định về “bảo kếthương thi” và “cung khai tam đại” khá khoa học. Nếu như ở thời Lý – Trần,hệ thống trường lớp chủ yếu do nhà nước lập, do nhà nước quản lý, quánxuyến, thì ở thời Lê Sơ, hệ thống giáo dục được mở rộng, ngoài các trườngdo nhà nước lập nên, ở các Lộ, Phủ, Huyện, các đạo Thừa tuyên đều có cáctrường, có cả hệ thống trường công và trường tư, quy mô phát triển mạnhmẽ. Nếu như ở thời Lý – Trần, đối tượng được tham gia giáo dục, tham giakhoa cử chỉ bó hẹp trong bộ phận con cháu quý tộc, quan lại, thì ở thời LêSơ, đối tượng được tham gia giáo dục đã được mở rộng đáng kể, bao gồmcon em mọi tầng lớp nhân dân (trừ con cháu nhà xướng ca, ngụ quan, chốngđối triều đình..) đều được dự thi. Nếu như ở thời Lý – Trần, chính sáchkhuyến khích giáo dục – khoa cử. chưa được coi trọng, thì ở thời Lê Sơ,chính sách khuyến khích giáo dục – khoa cử rất được chú ý, Nhà nước địnhlệ xướng danh, vinh quy, những người đỗ đạt cao được khắc tên vào biaTiến sĩ đặt tại Văn Miếu, trọng hiện tại, chú ý tuyển dụng những người đỗđạt vào bộ máy quan lại..174.1.2. Sự tiếp nối của giáo dục thời Lê Sơ đối với giai đoạn Lê TrungHưng – NguyễnTriều Lê Trung Hưng (1533 - 1789) là triều đại được thiết lập với vaitrò của các cựu thần nhà Lê Sơ, đặc biệt là vai trò của Nguyễn Kim. Quátrình thiết lập và cai trị của triều đại này đã tạo ra cục diện Nam Bắc triềutrên lãnh thổ Đại Việt suốt nửa thế kỷ XVI (1533 -1592) và các thế kỷ sau(XVII - XVIII). Trong khoảng thời gian ấy, ngoài công cuộc trung hưng,triều đại này đã đạt được những thành tựu nhất định trên nhiều lĩnh vực;trong đó có giáo dục. Nhà Lê Trung Hưng cho duy trì và củng cố hệ thốngtrường học các cấp từ trung ương đến địa phương. Quốc Tử Giám vẫn đượctriều đình chọn làm trung tâm điểm để truyền bá giáo dục, đào tạo Nho sĩ vàchấn hưng văn phong. Các chúa Trịnh đã biết chăm lo đến học hành, thi cử,tổ chức thành công nhiều cuộc thi, tạo ra một đội ngũ các trí thức nho họcđông đảo, giữ vị trí quan trọng trong xã hội.4.1.3. Giá trị và vai trò, ảnh hưởng của nền giáo dục thời Lê Sơ trong bốicảnh giáo dục Việt Nam thời phong kiến4.1.3.1. Về giá trị của nền giáo dục thời Lê Sơ* Xây dựng bộ tiêu chí giáo dục cho nền giáo dụcMột trong những giá trị quan trọng mà giáo dục thời Lê Sơ tạo dựng đượclà xây dựng được một bộ tiêu chí mà một nền giáo dục phong kiến hướng đến.Tiêu chí thứ nhất nền giáo dục này đặt ra là đào tạo ra một đội ngũ nhân lực cóvăn hoá, có tri thức cai trị theo tư tưởng Nho giáo, gắn học đi đôi với hành. Tiêuchí thứ hai nền giáo dục này đặt ra là đào tạo đội ngũ tri thức chu n mực về đạođức. Tiêu chí thứ ba nền giáo dục này đặt ra là đào tạo đội ngũ trí thức tận tuỵ vớicông việc được giao, tận trung với vua và triều đình. Tiêu chí thứ tư của nền giáodục Lê Sơ là đào tạo một đội ngũ nhân lực hiểu biết pháp luật và có ý thức chấphành pháp luật.* Hình thành hệ thống triết lý giáo dục nhân văn và thực tiễnQua nghiên cứu những văn bản hành chính như các chiếu, dụ của các Vua,những ghi chép, tài liệu liên quan đến giáo dục thời kỳ này, ta dễ dàng nhận thấythời Lê Sơ đã hình thành một hệ thống triết lý giáo dục chặt chẽ đậm chất nhânvăn và gắn với thực tế của cuộc sống. Giáo dục Lê Sơ là nền giáo dục để xâydựng nhân cách con người và để tạo ra đội ngũ quan lại phục vụ cho bộ máychính quyền. Giáo dục thời Lê Sơ đã nội sinh hóa các giá trị tốt đẹp của Nho giáotrên nền tảng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc để phục vụ cho việcxác lập nội dung và chương trình giáo dục. Triết lý của nền giáo dục này là học18phải đi đôi với hành, nghĩa là học phải vận dụng được kiến thức vào cuộc sốngthực tiễn và vào công việc của mình.* Đưa những giá trị đạo đức Nho giáo vào đời sống xã hộiVới triều đình Lê Sơ, mục đích giáo dục chủ yếu để chọn lựa nhân tài chobộ máy quản lý hành chính nhà nước phong kiến tập quyền. Tuy nhiên, bản chấtcủa giáo dục luôn luôn có chức năng khai sáng. Vì thế, bên cạnh việc học để làmquan, để đổi đời, thời kỳ này các bậc cha mẹ luôn mong muốn cho con học chữthánh hiền để nếu không thành đạt thì cũng trở nên người biết sống theo đạo lýcủa dân tộc, của cha ông. Đó là lối sống nhân nghĩa, biết nhớ ơn ông bà cha mẹ,biết kính trên nhường dưới, yêu làng xóm quê hương đất nước. Cũng chính nhờnền giáo dục Nho học thời Lê sơ mà mẫu người quân tử đã trở thành mẫu ngườitiêu biểu của thời đại này. Đó là con người luôn tuân thủ tam cương, ngũ thường.Bên cạnh những giá trị luân lý, đạo đức dành cho đàn ông, nền giáo dục Nho họcthời Lê Sơ cũng đưa những chu n mực đạo đức dành cho phụ nữ vào đời sốngthực tiễn của người bình dân. Đó chính là tam tòng (ba điều phải theo) và tứ đức(bốn đức tính phải có).4.1.3.2. Vai trò, ảnh hưởng của nền giáo dục thời Lê Sơ*Ảnh hưởng tích cựcĐối với chính trị, trước hết, giáo dục là công cụ đắc lực truyền bá hệ tưtưởng của giai cấp thống trị, bảo vệ quyền lợi của triều đình. Thứ hai, giáo dụcgóp phần cải cách, xây dựng một bộ máy chính quyền vững mạnh. Dưới sự lãnhđạo của Lê Thánh Tông, nền giáo dục đã có cả một mô hình chu n đầu ra cầnphải đào tạo và tương ứng với nó là một mô hình chu n với những yêu cầu cụ thểđối với nhân sự làm việc trong bộ máy của triều đình, đó là: quan lại phải lànhững thấm nhuần tư tưởng Nho giáo, biết vận dụng các luận thuyết Nho vàovào giải quyết các vấn đề thực tế cuộc sống, quan lại phải là những tấm gươngchu n mực về đạo đức, quan lại phải là những người tận tuỵ với công việc đượcgiao, tận trung với vua và triều đình, quan lại phải hiểu biết pháp luật và có ý thứcchấp hành pháp luật.Đối với xã hội, trước hết, giáo dục thời Lê Sơ giúp xã hội hình thànhmột lớp chủ thể sáng tạo văn hóa mới: Đó là các Nho sĩ. Thứ hai, nền giáodục thời Lê Sơ làm thay đổi cấu trúc xã hội và mở mang được dân trí. Vềcơ bản, cấu trúc xã hội Việt Nam cổ truyền cho tới đầu thế kỷ XX vẫn chủyếu gồm 4 giai tầng, đó là sĩ - nông – công – thương. Nền giáo dục Nho họcthời Lê Sơ đã làm biến đổi cấu trúc này ở hai khía cạnh. Một là, thay vì sĩ làcác tăng lữ, đạo sĩ thì nay là các nhà nho, hai là, trên nền tảng của bốn giai19tầng này xã hội chia thành hai đửng cấp rõ rệt: quan liêu và thứ dân. Đẳngcấp trên gồm hoàng tộc, công thần và các nho sỹ đã đỗ đạt, đẳng cấp thứ haigồm các nho sỹ chưa đỗ đạt và toàn bộ các giai tầng còn lại. Người dân chocon em mình đi học với mong muốn đỗ đạt cao và ra làm quan (chuyểnđẳng cấp từ thứ dân sang quan liêu).* Hạn chế của giáo dục thời Lê Sơ và một số ảnh hưởng tiêu cựcMột là, nền giáo dục này thể hiện quan điểm đẳng cấp cực đoan, thiếu tinhthần khoan dung trong việc lựa chọn người học, người thi.Hai là, nền giáo dục này cũng thể hiện sự cực đoan, phiến diện về nội dunggiáo dục.Ba là, nền giáo dục thời kỳ này có chứa đựng những tư tưởng giáo điềutheo chủ nghĩa kinh nghiệm và bệnh khuôn sáo làm kìm hãm sự phát triển xã hội.Bốn là, nền giáo dục thời Lê Sơ quá chú trọng đào tạo quan chức.4.2. Nhận diện những ảnh hưởng của nền giáo dục thời Lê Sơ trong bốicảnh giáo dục Việt Nam hiện nay4.2.1. Điểm tương đồng của nền giáo dục thời Lê Sơ với nền giáo dụcViệt Nam hiện nayVề xuất phát điểm: Xuất phát điểm của cả hai nền giáo dục Lê Sơ vàhiện đại đều bắt đầu từ một đất nước bị tàn phá trong chiến tranh, bị ảnhhưởng của chính sách đồng hoá văn hóa của ngoại xâm, thừa kế nền nền giáodục èo uột, với tuyệt đại đa số dân mù chữ, cơ sở giáo dục phân tán, nền khoahọc dân tộc lạc hậu, yếu kém.Về mục tiêu giáo dục: Mục tiêu giáo dục của thời Lê Sơ và ngày naycòn nhận thấy nhiều nét tương đồng. Mục tiêu thứ nhất, quan trọng hơn cảcủa giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực để làm việc, thời Lê Sơ là làm quanvà thời hiện đại một thời gian rất dài chúng ta cũng đào tạo chỉ để làm côngnhân, cán bộ trong bộ máy nhà nước quan liêu bao cấp. Ngay cả hiện nay,mục tiêu học để có một việc làm trong bộ máy hành chính nhà nước, cơquan nhà nước vẫn đang là ưu tiên số một của nhiều gia đình và thanh niên.Mục tiêu thứ hai của nền giáo dục là hoàn thiện nhân cách con người, ở thờiLê Sơ là hoàn thiện nhân cách của một nho sĩ, con người quân tử; còn thờihiện nay là hoàn thiện nhân cách của con người cộng sản. Mục tiêu thứ balà giáo dục để nâng cao dân trí, khai sáng. Cả hai nền giáo dục Lê Sơ vàhiện đại đều chưa thực sự quan tâm đúng mức đến mục tiêu thứ ba này.20Về chính sách giáo dục: Cả hai nền giáo dục đều hướng đến sự giáo dụcrộng rãi cho nhân dân, không phân biệt giữa quý tộc và thứ dân. Tuy nhiênở thời Lê Sơ còn có sự phân biệt về nghề nghiệp.Về phương thức học truyền thống: thầy đọc – trò ghi nhớ. Đây là mộtđiểm tương đồng dễ nhận ra trong cách học của giáo dục thời Lê Sơ vớicách học hiện nay, đó là việc một bộ phận học sinh đến trường vẫn chỉ họcthuộc lòng và mối tương tác giữa thầy và trò là thầy đọc – trò ghi nhớ.Về truyền thống tôn sư trọng đạo và tôn vinh sự học: thời Lê Sơ đãcủng cố sâu sắc truyền thống tôn sư trọng đạo và tôn vinh sự học, vì học làphương thức duy nhất để đổi đời. Có nhiều phương thức tôn vinh sự học vàngười đỗ dạt như các nghi lễ vinh quy bái tổ, xướng danh, vua ban mũ áo,tạc bia ghi công trạng. Truyền thống này vẫn được gìn giữ, kế thừa cho đếnngày nay.4.2.2. Ý nghĩa thực tiễnMột là, đối với yêu cầu đặt con người ở vị trí trung tâm của nền giáodục với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóaViệc tổ chức hoạt động giáo dục lấy con người là trung tâm chính làgắn kết việc xây dựng văn hóa với xây dựng, giáo dục con người. Vinhquang và ý nghĩa của con người là phát triển tối đa các năng lực sáng tạocủa mình để trở thành những chủ thể sáng tạo, hoà vào thời cuộc, thực hiệnđược mục đích cá nhân và những nhiệm vụ xã hội.Hai là, đối với quá trình chuyển đổi và tiếp nhận một mô hình giáodục mớiTrong quá trình xây dựng và hoàn thiện nền giáo dục, cần thiết phải cósự hiểu biết đúng về những giá trị của giáo dục thời Lê Sơ, về những giá trịtích cực của nó đối với nền văn hoá –giáo dục dân tộc, để tiếp nhận, chuyểnđổi mô hình giáo dục mới một cách hợp lý, hiệu quả.Ba là, đối với nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về giáo dụcDưới thời Lê Sơ, để phát triển giáo dục, triều đình đã dựa vào sứcmạnh của nhân dân, của cộng đồng, nhân dân cùng với nhà nước chungtay vun góp, thúc đ y giáo dục mở rộng về quy mô, đáp ứng yêu cầu họctập. Nhận thức và ý thức trách nhiệm của cộng động đối với giáo dục đãđược nâng lên đáng kể. Hiện nay, để phát triển giáo dục, Nhà nước ViệtNam đã chủ trương thực hiện xã hội hóa giáo dục. Công tác xã hội hóagiáo dục đã đem lại hiệu quả tích cực cho nền giáo dục Việt Nam, chứng21tỏ ý thức trách nhiệm của cộng đồng đối với giáo dục từng bước đượcnâng lên và cần luôn phát huy thế mạnh này trong phát triển giáo dục ởhiện tại và thời kỳ tiếp theo.4.3. Bài học kinh nghiệm4.3.1. Phát triển giáo dục phải đặt trong một ch nh thể văn hóa – xãhội thống nhấtGiáo dục là một thành tố của văn hóa, có mối liên hệ chặt chẽ, khôngtách rời với văn hóa. Văn hóa được nhìn nhận như một động lực, một sứcmạnh quyết định toàn bộ sự phát triển của xã hội; đồng thời là mục tiêu củasự phát triển. Không có văn hóa thì không có sự phát triển và một xã hộiphát triển tất yếu dẫn đến sự phát triển cao của văn hóa (trong đó có mộttrong những thành tố của nó là giáo dục).4.3.2. Bảo đảm tính ch nh thể trong phát triển giáo dụcLà một trong những phương thức truyền tải văn hóa, là phương thứcđặc trưng cơ bản để bảo tồn và phát triển văn hóa, giáo dục có tính chỉnhthể chặt chẽ, bao gồm một hệ thống các yếu tố; trong đó, mỗi yếu tố cóchức năng riêng, song có quan hệ gắn kết chặt chẽ với nhau, tạo nên diệnmạo, tính chất của nền giáo dục. Kết quả giáo dục là kết quả tổng hợp củatoàn bộ hoạt động của các yếu tố cấu thành được phối kết hợp một cáchnhịp nhàng, chặt chẽ. Như vậy, tính chỉnh thể của giáo dục là một trongnhững căn nguyên quan trọng trong sự phát triển hiệu quả của giáo dục.4.3.3. Phát triển giáo dục phải luôn chú ý đảm bảo các giá trị văn hóacủa nền giáo dục ấyGiá trị văn hoá là yếu tố cốt lõi của văn hóa, được sáng tạo và kết tinhtrong quá trình lịch sử của dân tộc và nhân loại. Giá trị văn hóa là một hệthống các giá trị có ý nghĩa khách quan, được quy định bởi thực tiễn lịch sử,bởi tính thông tin rộng rãi. Các giá trị văn hoá chứa đựng những điều tốtđẹp (chân, thiện, mỹ), định hướng cho việc phát huy cái đúng, cái tốt, cáiđẹp của con người. Thông qua mục đích, nội dung của nền giáo dục, tưtưởng giáo dục hoặc nhân cách của chủ thể giáo dục…, giáo dục biểu đạtcác giá trị văn hóa; đồng thời, lan tỏa các giá trị văn hóa ấy đến đối tượnggiáo dục, đến cộng đồng và xã hội. Bằng con đường ấy, giáo dục góp phầnxây đắp, phát triển văn hóa; tạo ra những động lực quan trọng cho sự pháttriển của văn hóa, xã hội. Một nền giáo dục thành công là nền giáo dục cókhả năng mang lại và mang lại tối đã những giá trị văn hóa, biến những giátrị văn hóa ấy thành nền tảng và động lực phát triển.224.3.4. Phát triển giáo dục trên cơ sở kế thừa các giá trị văn hóa truyềnthống một cách hợp lý, không bảo thủ, cực đoanỞ mọi quốc gia, trong mỗi nền giáo dục, các giá trị văn hóa truyềnthống luôn tồn tại như là một trong những cơ sở, những trụ đỡ của nền giáodục. Mỗi quốc gia khi xây dựng chiến lược phát triển giáo dục đều phảiđánh giá thực trạng nền giáo dục của quốc gia mình nhưng đồng thời đềuphải xem xét tất cả những yếu tố khác liên quan lâu dài đến quá khứ vàtương lai, trong đó có các giá trị văn hóa truyền thống. Tất cả các nướcthành công về giáo dục đều lấy truyền thống làm điểm xuất phát, làm cơ sở,tiền đề của cái hiện đại. Ngược lại, lựa chọn và phát huy một cách hợp lýnhững cái hay, cái tiến bộ trong truyền thống giáo dục; đồng thời, tiếp thunhững cái hay cái tiến bộ của nền giáo dục hiện đại sẽ làm cho truyền thốngđược duy trì và được phát huy.Tiểu kếtNền giáo dục thời Lê Sơ đã tạo dựng ra nhiều giá trị văn hóa đáng trântrọng như xây dựng được một hệ thống các triết lý giáo dục nhân văn vàthực tiễn, thể chế hóa nền giáo dục, đào tạo một đội ngũ nho sĩ có nhâncách tốt đẹp góp phần làm rạng rỡ nền văn hóa dân tộc, đưa các giá trị vănhóa Nho giáo thấm sâu vào đời sống xã hội; đề cao học vấn và sự học; tôntrọng và trọng dụng nhân tài không phân biệt nguồn gốc xuất thân. Đây lànhững giá trị tiêu biểu mà nền giáo dục Lê Sơ đóng góp cho nền giáo dụcViệt Nam nói riêng và văn hóa dân tộc nói chung. Phân tích những điểmtương đồng của nền giáo dục Lê Sơ đối với nền giáo dục hiện đại, phân tíchnhững bài học kinh nghiệm và ý nghĩa thực tiễn của nền giáo dục Lê Sơ đốivới văn hóa dân tộc nói chung và với nền giáo dục hiện đại nói riêng, gópphần nhìn nhận rõ hơn những đặc trưng giá trị của chính nó, cũng như mộtsố hạn chế, yếu điểm. Bên cạnh đó, có thể dễ dàng nhận thấy một số di sảncủa giáo dục Lê Sơ vẫn đang tiếp tục được kế thừa, có những ảnh hưởngnhất định đối với nền giáo dục đương đại. Từ những phân tích các giá trị,ảnh hưởng của giáo dục Lê Sơ, có thể rút ra được nhiều bài học kinhnghiệm về kế thừa và phát triển văn hóa dân tộc, những bài học kinhnghiệm cụ thể cho giáo dục hiện đại hiện nay…23KẾT LUẬNTriều Lê Sơ được thành lập là kết quả của công cuộc kháng chiến cứuquốc lâu dài, gian khổ suốt 10 năm (1417 – 1427). Sau khi giành được độclập, Triều đình đã tiến hành những cuộc cải cách quy mô lớn trên nhiều lĩnhvực, đưa đất nước phát triển đến đỉnh cao của chế độ phong kiến tập quyền.Trên nền tảng ổn định chính trị và kinh tế - xã hội phát triển, văn hóa – giáodục cũng vận động theo chiều hướng tích cực.Nhận thức đầy đủ vai trò của giáo dục sự ổn định, phát triển đất nước,các vị vua thời Lê Sơ đã có ý thức rõ ràng trong việc xây dựng và phát triểnmột nền giáo dục đáp ứng yêu cầu củng cố vương triều, xây dựng chế độquân chủ chuyên chế trung ương tập quyền hùng mạnh. Giáo dục thời LêSơ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng giáodục; tuy nhiên, Nho giáo thời kỳ này dần dần chuyển hóa phù hợp với bốicảnh xã hội. Giáo dục thời Lê Sơ có mục tiêu đào tạo người tài cho bộ máycủa nhà nước; đồng thời, đưa giáo lý Nho giáo thâm nhập sâu vào xã hội.Với mục tiêu này, giáo dục thời Lê Sơ có một thể chế giáo dục rõ ràng, mộthệ thống trường học mở rộng từ Trung ương đến các địa phương, nội dunggiáo dục - khoa cử thời kỳ này gắn liền với giáo huấn, với việc thể chế hóa,luật pháp hóa các chu n mực đạo đức Nho giáo.Với sự phát triển rực rỡ, nền giáo dục thời Lê Sơ đã để lại một một disản văn hóa vật thể và phi vật thể to lớn. Di sản vật thể bao gồm di sản kiếntrúc trường lớp và di sản văn bia. Có thể tìm thấy từ những di sản vật thểnày những tư liệu về lịch sử giáo dục, khoa cử Việt Nam. Ngoài di sản vậtthể, di sản phi vật thể mà nền giáo dục thời Lê Sơ để lại là hết sức phongphú - đó là di sản khoa học, di sản nghệ thuật, di sản pháp luật, nhữngtruyền thống trọng hiền tài, đề cao sự học… Những di sản này không chỉphản ánh trình độ phát triển tương đối cao của Đại Việt tại thời điểm đó, mànó còn tiếp tục tác động một cách gián tiếp tới giáo dục cũng như đời sốngxã hội Việt Nam hiện đại.Bên cạnh những ưu điểm và giá trị, giáo dục thời Lê Sơ cũng có nhữngmặt hạn chế nhất định như nền giáo dục này thể hiện quan điểm đẳng cấpcực đoan, quá chú trọng đào tạo quan chức, thiếu tinh thần khoan dungtrong việc lựa chọn người học, người thi, phiến diện về nội dung giáo dục,chứa đựng những tư tưởng giáo điều theo chủ nghĩa kinh nghiệm… Nhữngmặt hạn chế này có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển, vận hành xã hội…