Trình bày ngắn gọn nội dung đoạn trích Chuyện người con gái Nam Xương

Đề bài: Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương

Mục Lục bài viết:
1. Bài tóm tắt số 1
2. Bài tóm tắt số 2
3. Bài tóm tắt số 3
4. Bài tóm tắt số 4
5. Bài tóm tắt số 5


5 bài văn mẫu Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương

1. Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương, mẫu số 1:

Vũ Thị Thiết gả cho Trương Sinh chưa được bao lâu thì phải tiễn chồng đi lính. Ở nhà, nàng một mình sinh con, lo ma chay cho mẹ chồng. Sau ba năm, Trương Sinh về, chàng hiểu lầm vợ ngoại tình liền đánh đuổi nàng đi, vì oan ức, nàng trẫm mình xuống bến Hoàng Giang. Sau khi nàng chết, Trương Sinh mới thấu nỗi oan của vợ nhưng đã muộn. Vũ Nương trẫm mình được Linh Phi cưu mang, làm tiên nữ dưới thủy cung, một ngày gặp được Phan Lang- người cùng quê liền đưa tín vật và nhờ gửi lời nhắn đến chồng. Trương Sinh nhận được lời nhắn, lập đàn trên bến Hoàng Giang, Vũ Nương hiện về một thoáng rồi biến mất mãi mãi.
 

2. Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương, mẫu số 2:

Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương là người con gái thùy mị nết na tư dung tốt đẹp nên Trương Sinh đem lòng yêu mến bảo mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng làm vợ. Biết chồng có tính đa nghi Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép ăn ở đúng mực. Đất nước có chiến tranh, Trương Sinh đi lính, Vũ Nương ở nhà sinh con và nuôi con chăm sóc mẹ già. Mẹ Trương Sinh nhớ thương con mà ốm Vũ Nương hết lòng chăm sóc tận tình. Khi mẹ chồng chết, Vũ Nương lo ma chay chu đáo như cha mẹ đẻ. Những tưởng hạnh phúc sẽ đến với nàng nhưng ngày nàng mong đợi là ngày nàng phải chịu một nỗi oan khó rửa sạch. Khi bế con ra mộ mẹ, Trương Sinh tình cờ biết con còn có một người khác mà đêm đêm vẫn đến, về đến nhà chàng mắng chửi thậm tệ và ruồng bỏ đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà mặc cho hàng xóm và nàng đã hết sức thanh minh. Vũ Nương uất ức tự tử ở bến Hoàng Giang được Linh Phi - vợ vua Nam Hải cứu sống và đưa về ở trong động rùa. Ở nhà, đêm tối bóng Trương Sinh in trên vách thấy con gọi cha Trương Sinh mới vỡ lẽ ra nỗi oan của vợ thì quá muộn. Ở dưới thủy cung, Vũ Nương luôn hướng về gia đinh nhờ sự giúp đỡ của Linh Phi và Phan Lang (người cùng làng) Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang. Sự trở về của nàng vô cùng lộng lẫy lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất.

3. Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương, mẫu số 3:

Vũ Nương nết na xinh đẹp. Trương Sinh cưới nàng về. Sau đó, Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ già con trẻ. Bà mẹ vì quá nhớ con buồn rầu mà chết. Nàng ma chay tế lễ chu đáo. Vũ Nương hàng đêm thường chỉ bóng mình trên vách bảo với con đấy là cha Đản. Khi giặc tan trương Sinh trở về đứa trẻ không nhận là cha mình. Nghe nó kể lại Trương Sinh nghi ngờ vợ mình thất tiết, đánh đuổi vợ ra khỏi nhà. Vũ Nương thanh minh không được đành phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Cùng làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi lúc hóa rùa đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung. Phan Lang trở về trần gian Vũ Nương gửi theo chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Biết vợ bị oan Trương Sinh đã lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang. Vũ Nương hiện ra giữa dòng ngồi trên chiếc kiệu hoa đạ tạ chàng rồi biến mất.

4. Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương, mẫu số 4:

Truyện kể về người con gái Nam Xương, có tên là Vũ Thị Thiết. Nàng là người có dung hạnh vẹn toàn, chồng là Trương Sinh tính tình hay ghen, Vũ Nương sắp đến kì sinh nở thì chồng bị gọi đi lính.

Ở nhà Vũ Nương sinh con và chăm nom mẹ chồng rất mực chu đáo, vì nhớ thương con mẹ chồng nàng ngày càng ốm nặng rồi mất, nàng lo tang ma chu đáo như với cha mẹ đẻ mình. Để đỡ nhớ chồng, nàng hay đùa với con bằng cách chỉ cái bóng của mình lên vách và nói với con đó là cha Đản.

Từ chiến trường trở về, Trương Sinh đau buồn ra thăm mộ mẹ, bế Đản theo, ra đến đồng đứa trẻ quấy khóc vì đứa bé bảo Trương không phải là cha Đản, cha Đản đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. Không cần hỏi cho rõ ngọn ngành, Trương đã nổi cơn ghen tam bành đánh đuổi Vũ Nương đi, không ai có thể khuyên can được. Không thể thanh minh được, Vũ Nương đành nhảy xuống sông tự tận, lấy cái chết để minh oan cho mình. Nàng được Linh Phi vợ vua Nam Hải cứu.

Trương Sinh tuy giận nhưng vẫn thương xót. Một buổi tối Đản chỉ vào cái bóng trên tường và nói "Đấy cha Đản lại đến kia kìa". Trương Sinh ân hận vô cùng nhưng việc đã rồi.

Dưới động rùa, Vũ Nương đã gặp lại Phan Lang người cùng làng, nàng gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương lập đàn giải oan cho mình. Trương bèn lập đàn giải oan cho nàng, quả thấy Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa ở giữa dòng với cờ tán võng lọng rực rỡ cả bến sông thoắt ẩn thoắt hiện. Nàng từ biệt và không trở về dương gian được nữa.

5. Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương, mẫu số 5:

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, vừa đẹp người đẹp nết, gả cho Trương Sinh con nhà hào phú nhưng ít học. Chưa bao lâu, Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở nhà sinh con đầu lòng, chăm sóc chu đáo và lo ma chay cho mẹ chồng như mẹ ruột. Trương Sinh về, nghe con nhỏ nói không rõ ràng, lại có tính hay ghen từ trước, chàng hiểu lầm vợ phản bội, liền không nghe giải thích mà đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương oan không thể giải, liền trẫm mình xuống bến Hoàng Giang, may được Linh Phi cứu giúp làm tiên nữ dưới thủy cung. Sau khi Vũ Nương qua đời, Trương Sinh mới biết, người cha hàng đêm vẫn đến mà con nói là chiếc bóng trên tường nhưng đã quá muộn để nhận ra nỗi oan của vợ, nàng đã không còn nữa. Phan Lang- một người cùng làng, là ân nhân của Linh Phi, một hôm, chàng được Linh Phi tiếp đón ở thủy cung, Vũ Nương đã gặp nhờ chàng gửi cho chồng tín vật. Trương Sinh biết chuyện liền lập đàn trên bến Hoàng Giang cho vợ, Vũ Nương hiện về trong ngày lập đàn nhưng mãi mãi không thể quay trở về.

--------------------HẾT-----------------------

Để học tập tốt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương, sau khi đọc xong bài Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương trên đây, các em có thể tự củng cố, bổ sung kiến thức cho mình bằng cách tham khảo thêm một số bài học quan trọng khác như: Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương, Phân tích bài Chuyện người con gái Nam Xương, Tình huống truyện Chuyện người con gái Nam Xương, Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương.

Các em hãy cùng tham khảo bài Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương để nắm được cốt truyện, tình huống truyện, qua đó giúp cho việc học và Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương được dễ dàng và hiệu quả hơn.

Phân tích bài Chuyện người con gái Nam Xương Thân phận người phụ nữ qua Chuyện người con gái Nam Xương và các đoạn trích trong Truyện Kiều Phân tích vẻ đẹp và số phận bi kịch của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương Kết bài Chuyện người con gái Nam Xương Suy nghĩ của em về Chuyện người con gái Nam Xương

Đặc sắc nội dung, giá trị nghệ thuật Chuyện người con gái Nam Xương

Đọc bài Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ và nêu lên giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của Chuyện người con gái Nam Xương.Gợi ý để các em hiểu tác phẩm hơn.

1. Tác giả – Tác phẩm

Về tác giả Nguyễn Dữ, hiện chưa biết năm sinh năm mất, ông sống khoảng thế kỷ XVI, người huyện Trường Tân (thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay). Ông là học trò Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, với học thức cao rộng, làm quan dưới triều đình nhà Lê. Tuy nhiên chỉ làm quan một năm rồi ông về ở ẩn. Truyền kì mạn lục là tác phẩm nổi tiếng của ông được viết bằng tiếng Hán. Đây là tác phẩm ghi chép tản mạn lại những điều kì lạ vẫn được lưu truyền, thể hiện quan niệm sống và tấm lòng của ông trước cuộc đời.

Chuyện người con gái Nam Xương là tác phẩm nằm trong tập truyện “Truyền kì mạn lục” của ông. Truyện kể về người con gái Vũ Nương với số phận bi kịch, thảm thương trong xã hội đương thời. Qua đó cũng thấy được sự đau xót và tiếc thương của tác giả cho số phận người con gái trong xã hội phong kiến xưa.

2.Bố cục

Tác phẩm được chia thành ba phần:

Phần 1: từ đầu đến “như đối với cha mẹ đẻ mình” – Cuộc sống của Vũ Nương, phẩm hạnh người con gái khi chồng đi chiến đấu

Phần 2: tiếp đến “nhưng việc đã trót qua rồi” – Nỗi oan ức của nhân vật Vũ Nương

Phần 3: Còn lại – Sự thật phơi bày, nỗi oan được hóa giải.

Xem thêm >>> Giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

3. Đặc sắc nội dung

Nhân vật Vũ Nương trongChuyện người con gái Nam Xương là người con gái đẹp người đẹp nết nhưng lại có số phận bi thảm, oan khuất. Tác giả đã thể hiện sự thương cảmđối với số phận người phụ nữ trong xã hội xưanhưng cũng lên tiếng khen ngợi vẻ đẹp truyền thống của họ.

Câu chuyện còn có nhiều yếu tố kì ảo, hoang đường nhưng đã phản ánh chân thực được xã hội thời phong kiến khắc nghiệt, cổ hủ đối với thân phận người phụ nữ.

4. Giá trị nghệ thuật

“Chuyện người con gái Nam Xương” là tác phẩm hay với những giá trị nghệ thuật đặc sắc.

– Trước hết phải kể đến nghệ thuật xây dựng cốt truyện: tác giả đã dựa vào cốt truyện có sẵn từ dân gian, sau đó thêm vào nhiều tình tiết giúp truyện trở nên hấp dẫn, kịch tính. Mặc dù có nhiều yếu tố kì lạ những truyện vẫn tự nhiên, lôi cuốn người đọc.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: mỗi nhân vật trong truyện đều có những tính cách riêng thể hiện qua lời nói, đối thoại hoặc những đoạn độc thoại. Từ nhân vật người mẹ, đến cậu bé Đản đều mang đậm chất ngôn ngữ riêng thể hiện tính cách nhân vật, giúp câu chuyện thêm sinh động.

– Điều đặc biệt là tác giả đã sử dụng các yếu tố kỳ ảo: có một số yếu tố không đúng với sự thật nhưng yếu tố truyền kỳ này giúp truyện trở nên độc đáo, làm nổi bật chủ đề nhân đạo. Đoạn cuối có rất nhiều yếu tố kì ảo đan xen với yếu tố thực, điều này làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn. Song phần nào cũng hợp với nguyện vọng, khao khát, có chút gì đó đồng cảm cho thân phận người phụ nữ. Dù nàng không được sống một cuộc sống bình thường, hạnh phúc nơi trần gian thì chí ít nỗi oan khuất của nàng cũng đã được hóa giải.

– Dùng nhiều phương thức biểu đạt: truyện không chỉ là kể đơn thuần mà còn kết hợp cả yếu tố biểu cảm. Kể chuyện xen lẫn biểu cảm, đây là cách thức kể chuyện độc đáo giúp tác giả lôi cuốn người đọc vào các tình tiết mà không hề khô khan.

– Một nghệ thuật đặc sắc làm nên thành công cho tác phẩm phải kể đến là cách tác giả xây dựng tình tiết câu chuyện ly kì hấp dẫn. Hình ảnh “cái bóng” được cho là nút thắt giúp câu chuyện phát triển đến đỉnh điểm một cách hết sức tự nhiên.

-Giá trị hiện thực và nhân đạo được thể hiện sâu sắc qua câu chuyện:

Chuyện người con gái Nam Xương tác giả đã phê phán xã hội phong kiến cũ cổ hủ, hà khắc đã vùi dập thân phận người phụ nữ đồng thời đề cao những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương đại diện cho người phụ nữ xưa thủy chung, đẹp người đẹp nết.

  • Xem thêm: Đặc sắc nội dung và giá trị nghệ thuật Chuyện người con gái Nam Xương
Lớp 9 -
  • Bố cục, tóm tắt Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

  • Cảm nhận của em về nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh

  • Cảm nhận về 4 câu thơ đầu bài Cảnh ngày xuân Lớp 9

  • Bố cục, tóm tắt văn bản Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ

  • Tóm tắt truyện Bố của Xi-mông lớp 9

  • Suy nghĩ về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

  • Tóm tắt Bến quê ngắn chương trình Lớp 9